Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Thanh Hường

I. Mục tiêu

- Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9;

- Khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số.

- Một số đặc điểm của hình chữ nhật và hình bình hành.

II.Đồ dùng dạy học

- SGK, bảng phụ, phấn màu

II. Hoạt động dạy học

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010.
THể DụC
(Cô Dung dạy)
Tập đọc
 Hoa học trò.
I. Mục tiêu
1. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư, thể hiện những thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung: Nói lên vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và sự gắn bó của loài hoa với tuổi học trò.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn " Phượng không phải... đậu khít nhau."
- Tranh minh hoạ cây, hoa phượng.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc bài “ Chợ Tết ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ.
- Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
- G chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp ( 3 lượt ); G kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ ( Như chú giải SGK )
 + Hướng dẫn đọc câu dài
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- G đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Em hiểu thế nào về câu văn " Vừa buồn vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng"?
* Kết luận: Hoa phượng đỏ tươi nở rực một góc trời trên nền những tán lá xanh. Phượng không nở một bông mà nở rực rỡ cả chùm như những đám lửa
? Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2:
+ Mùa xuân, lá phượng tươi đẹp ntn?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
* Kết luận: Tuổi học trò gắn bó với cây phượng như những mốc son báo tin mùa thi – mùa hè – mùa chia tay.
? Nội dung của đoạn 2 là gì?
- HS đọc đoạn 3 và TLCH:
? Màu hoa phượng thay đổi ntn theo thời gian?
* Kết luận: Hoà theo dòng thời gian phượng thay đổi sắc màu; càng cuối mùa phượng càng cháy rực hơn
? Nội dung đoạn 3?
* Kết luận: Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò và đó cũng là nội dung chính của bài.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 3 em đọc nối tiếp.
? Theo em để giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào?
- GV yêu cầu: Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
- HS tìm và gạch chân các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng.
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, hướng dẫn HS 
 luyện đọc diễn cảm đoạn 
 " Phượng không phải... đậu khít nhau."
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Gọi hai nhóm thi trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
 + Em đã bao giờ quan sát cây hoa phượng 
 chưa? cảm nhận của em về loài cây này ntn?
- Nhận xét giờ học, dặn HS luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
Đoạn 1: Từ đầu đến ....khít nhau.
Đoạn 2: Tiếp theo đến ... bất ngờ vậy?
Đoạn 3: còn lại.
- Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
1. Vẻ đẹp của hoa phượng học trò:
+ Hoa đỏ rực, đẹp không phải ở 1 đoá...trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
+ Hoa nở ào ạt, chói lọi mạnh mẽ.
+ Buồn vì sắp phải xa bạn bè, vui vì sắp bước vào kì nghỉ hè thú vị.
2. Hoa phượng báo mùa hè đến.
+ Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Sự phát triển cũng mang đầy tâm trạng: ban đầu xếp lại còn e, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy...
+ Vì hoa gắn liền với tuổi học trò, bông phượng cũng có nỗi niềm" vừa buồn lại vừa vui", như tâm hồn những cô cậu học trò...
3. Hoa phượng đổi màu theo thời gian:
+ Thay đổi theo thời gian: Bình minh của hoa phượng là màu đỏ non...tươi dịu, ...đậm dần, ...mạnh mẽ kêu vang, hoà nhịp với mặt trời chói lọi...như nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng ở những từ ngữ có hình ảnh, sắc màu.
Toán
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh hai phân số có cùng tử số, tính chất cơ bản của phân số.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ, phấn màu.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS chữa bài, nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 (123)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Gọi 1 số em nêu lại cách làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
? Cách so sánh 2 phân số cùng MS, khác MS?
? Cách so sánh 2 phân số cùng TS?
? Muốn so sánh 1 phân số với 1có mấy cách? Ntn?
* Bài 2 (123)
- HS đọc đề bài. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi trong (2’)
- Đại diện 2 nhóm dán phiếu kết quả và nêu lí do
- HS khác và GV nhận xét.
? Làm thế nào viết được phân số lớn hơn 1? Phân số bé hơn 1?
* Bài 3 (123)
- GV treo bảng phụ, HS đọc đề bài.
- Dưới lớp làm bài. 2 HS đọc kết quả BT
- Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
? Để sắp xếp đúng thứ tự các số, em làm như thế nào?
? Phần b có mấy cách làm? Cách nào thuận tiện hơn? Tại sao?
* Kết luận: So sánh và xếp thứ tự các phân số theo qui tắc so sánh các phân số có cùng TS.
* Bài 4 (123)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn cách rút gọn phân số khi tử số và mẫu số có các thừa số giống nhau.
- Cho HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
? Tại sao b lại có giá trị là 1?
* Kết luận: Khi TS và MS của 1 phân số tồn tại ở dạng tích các thừa số; có thể rút gọn dần để tính cho thuận tiện hơn.
C. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.
- Nhận xét giờ học
- BTVN : 1, 2, 3, 4 (30).
* Bài 1(123) (>,<,=)
<; <; <1
= ; >; 1 < 
*Bài 2 (123) Với 2 số TN 3 và 5, hãy viết:
 a) Phân số bé hơn 1: (TS nhỏ hơn MS)
b) Phân số lớn hơn 1: ( MS < TS)
Bài 3 (123) Viết các phân số từ bé đến lớn 
a) ; ; 
b) Rút gọn: ;
c) Kết quả: 
Bài 4 (123) Tính:
a) 
b) 
THể DụC
(Cô Dung dạy)
 Thứ 3 ngày 2 tháng 2 năm 2010
Chính tả ( Nhớ - viết )
 Chợ Tết.
I. Mục tiêu
- HS nhớ - viết đúng, đẹp 11 dòng thơ đầu trong bài " Chợ Tết ".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết, đọc : lẫn lộn, lén lút, lúc nãy, bão lụt, nóng nực. 
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp.
- 2 em đọc các từ.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nhớ- viết.
- Gọi HS đọc đoạn thơ 11 dòng đầu.
+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh ntn?
+ Mỗi người đến chợ với dáng vẻ riêng ntn?
- Hướng dẫn HS viết từ khó : ôm ấp, viền, mép, lon xon, yếm thắm, ngộ nghĩnh.
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng.
- 2 em đọc toàn bộ từ khó
- Nhắc nhở HS cách trình bày thể thơ 8 chữ.
- Cho HS viết bài.
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 2 (44)
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm VBT theo cặp, 1 cặp làm bảng phụ.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét kết quả, gọi HS đọc kq đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài trongVBT.
+ Mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp mép đồi xanh, ...
+ cụ già chống gậy lom khom, cô yếm thắm che môi cười....
- Nhớ- Viết vở
- Soát bài, chữa lỗi bằng bút chì
- Đổi vở soát lỗi
*Bài 2 (44) 
Đáp án : 
- Hoạ sĩ, sung sướng, không hiểu sao
- nước Đức, bức tranh.
* Hoạ sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ bức tranh cả ngày đã là công phu, không hiểu rằng hoạ sĩ Men- xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.
Toán
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9;
- Khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số. 
- Một số đặc điểm của hình chữ nhật và hình bình hành.
II.Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ, phấn màu
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS chữa bài, nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.
- Chấm 1 số VBT
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 (123)
- Gọi Hs nêu yêu cầu, nhắc lại những dấu hiệu chia hết đã học.
- Cho HS làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
? Số như thế nào sẽ chia hết cho 2, 3, 5, 9?
? Số như thế nào sẽ chia hết cho 2 và 5?
* Bài 2 (123)
- HS đọc đề và tóm tắt bài toán
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- HS làm bài và phát biểu
? Phân số chỉ số phần HS trai trong lớp?
? Phân số chỉ số phần HS gái trong lớp?
? ý nghĩa của TS và MS của các phân số đó?
* Bài 3 (123)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
? Làm sao biết và đều bằng ?
* Kết luận: Rút gọn phân số sẽ tìm được phân số nào có giá trị bằng phân số đã cho
- HS đỏi chéo VBT để kiểm tra.
* Bài 4 (124)
- HS nêu yêu cầu BT và làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp và GV nhận xét
? Tại sao phải rút gọn các phân số?
? Để sắp xếp được các phân số, cần làm gì? Vì sao?
* Bài 5 (124)
- HS đọc yêu cầu ở bảng phụ, GV hướng dẫn:
? ABCD có dạng hình gì?
? Nhận xét về đặc điểm của hình? Chỉ ra cặp cạnh đối diện song song?
? Cách tính diện tích hình bình hành ABCD?
C. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại những kiến thức luyện tập.
- Nhận xét giờ học
- BTVN : 1, 2, 3, 4 (31)
*Bài 1 (123) Tìm số thích hợp điền vào ô trống
a. 752 (754, 756, 758)
b. 750 (Là số chia hết cho 3)
c. 756 (là số chia hết cho 2 và 3)
*Bài 2 (123)
 Số HS của lớp đó: 14 + 17 = 31 (HS)
a) ; b) 
*Bài 3 (123)
- Phân số bằng: là ; 
*Bài 4 (124)
 Viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:
 ( Vì rút gọn được )
*Bài 5 (124)
Hình bình hành ABCD có:
AB // DC; AB = DC
 AD // BC; AD = BC
S hình bình hành ABCD là:
4 x 2 = 8 (cm2)
Đáp số 8 cm2
Luyện từ và câu
Dấu gạch ngang.
I. Mục tiêu
- HS hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng đúng dấu gạch ngang khi viết.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A ... ù noồi treõn soõng (chụù hoùp ụỷ ủaõu? Ngửụứi daõn ủeỏn chụù baống phửụng tieọn gỡ? Haứng hoựa baựn ụỷ chụù goàm nhửừng gỡ? Loaùi haứng naứo coự nhieàu hụn ?)
 +Keồ teõn caực chụù noồi tieỏng ụỷ ẹB Nam Boọ. 
 GV toồ chửực cho HS thi keồ chuyeọn (moõ taỷ)veà chụù noồi ụỷ ẹB Nam Boọ.
 GV nhaọn xeựt phaàn thi keồ chuyeọn cuỷa HS caực nhoựm 
 4.Cuỷng coỏ - Daởn doứ: 
 -GV cho HS ủoùc baứi trong khung .
 -Neõu daón chửựng cho thaỏy ẹB NB coự coõng nghieọp phaựt trieồn nhaỏt nửụực ta .
 -Moõ taỷ chụù noồi treõn soõng ụỷ ẹBNB .
 -Nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
 -Chuaồn bũ baứi tieỏt sau: “Thaứnh phoỏ HCM”.
-Caỷ lụựp haựt .
-HS traỷ lụứi .
-HS khaực nhaọn xeựt, boồ sung.
-HS thaỷo luaọn theo nhoựm. ẹaùi dieọn nhoựm trỡnh baứy keỏt quaỷ cuỷa nhoựm mỡnh .
 +Nhụứ coự nguoàn nguyeõn lieọu vaứ lao ủoọng, laùi ủửụùc ủaàu tử xaõy dửùng nhieàu nhaứ maựy .
 +Haống naờm .. caỷ nửụực . 
 +Khai thaực daàu khớ, SX ủieọn, hoựa chaỏt, phaõn boựn, cao su, cheỏ bieỏn lửụng thửùc thửùc phaồm, deọt, may maởc .
-HS nhoựm khaực nhaọn xeựt, boồ sung .
-HS chuaồn bũ thi keồ chuyeọn.
-ẹaùi dieọn nhoựm moõ taỷ .
-Caực nhoựm khaực nhaọn xeựt, boồ sung.
-3 HS ủoùc baứi .
-HS traỷ lụứi caõu hoỷi .
-HS caỷ lụựp.
Thứ 6 ngày 5 tháng 2 năm 2010
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp, tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp và biết cách sử dụng chúng.
- Hiểu nghĩa một số câu tục ngữ liên quan đến Cái đẹp và sử dụng được những câu tục ngữ đó trong khi nói, viết.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết BT1, phiếu khổ lớn, bút dạ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi HS trả lời câu hỏi: Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- Gọi 1 số em đọc đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 (52)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm VBT, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả, bổ sung.
- Nhận xét chung.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những câu tục ngữ, thành ngữ đó.
* Bài 2 (52)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi về các trường hợp sử dụng câu tục ngữ trên.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs.
- Nhận xét, cho điểm những bài tốt.
* Bài 3 (52)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Gọi nhóm treo bảng phụ và trình bày.
- Nhận xét kết quả.
- Gọi HS đọc toàn bộ từ và ghi vào VBT.
* Bài 4 (52)
- gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nối tiếp đọc câu.
- GV sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt cho HS
- Yêu cầu HS viết các câu hoàn thành vào vở.
 C. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức luyện tập.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn Hs hoàn thiện bài tập, học thuộc các thành ngữ và chuẩn bị bài sau.
*Bài 1 (52) Chọn từ ngữ thích hợp với câu tục ngữ
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thường thống nhất với nội dung
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- Trông mặt mà bắt hình dong.
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
*Bài 2 (52) Nêu trường hợp sử dụngmột trong những câu tục ngữ ở BT 1
VD: Mẹ luôn dạy em lễ phép với người lớn; ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và lao động. Mẹ nói: “ Cái nết đánh chết cái đẹp con ạ!”
*Bài 3 (52) Tìm từ tả các mức độ đẹp
VD: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt kế, tuyệt trần, mê hồn, mê li, không tả xiết, như tiên, nghiêng nước nghiêng thành....
*Bài 4 (52) Đặt câu với từ ở BT3
VD: Cô ấy đẹp tuyệt vời.
Quang cảnh nơi đây đẹp vô cùng.
..
Tiếng anh
Cô hoa dạy
Tập làm văn
 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo cơ bản cảu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối rõ ràng, chân thực, có hình ảnh. 
II.Đồ dùng dạy học
- tranh ảnh cây gạo, cây nhãn, cây phượng vĩ....
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc 1 thứ quả mà em thích.
? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong bài : “Hoa mai vàng”, “ Trái vải tiến vua”
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung bài văn Cây gạo Xác định các đoạn trong bài văn trên?
+ Tìm nội dung chính của từng đoạn?
 - Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và trả lời câu
hỏi.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày, mỗi em nói về 1
 đoạn.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Trong đoạn văn miêu tả cây cối có thể nêu ý gì?
+ Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?
- Kết luận chung.
3. Ghi nhớ
? Dấu hiệu nhận ra đoạn văn?
? Nội dung của mỗi đoạn văn tả cây cối?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
4. Luyện tập
* Bài 1 (128)
- Gọi Hs đọc yêu cầu, nội dung.
 - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và làm bài.
 - Gọi HS nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 2 (128)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Đoạn văn nói về ích lợi của cây thường nằm ở dâu trong toàn bài?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 1 em làm vào bảng phụ, GV giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Mỗi đoạn văn miêu tả cây cối có ý nghĩa gì?
+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về viết lại bài văn tả cây cối và chuẩn bị bài sau
Đoạn 1: Tả thời kì ra hoa của cây gạo: Cây gạo già ....nom thật đẹp..
Đoạn 2: tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Tả cây gạo thời kì ra quả.
+ ...Có thể giới thiệu cây cối, tả hình dáng, các bộ phận, các thời kì phát triển, ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của tác giả...
+ Nhờ các dấu chấm xuống dòng.
Ghi nhớ: ( SGK )
*Bài 1(128)
a. Bài văn gồm có 4 đoạn:
Đ1: ở đầu bản tôi...chừng một gang. Tả bao quát cây, cành, tán, lá của cây trám đen.
Đ2: Trám đen... mà không chạm hạt.Tả hai loại trám đen: trám tẻ và trám nếp.
Đ3: Cùi trám đen.. xôi hay cốm. Nêu ích lợi của quả trám đen..
Đ4: Chiều chiều... ở đầu bản. Nêu tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
*Bài 2(128) Viết 1 đoạn văn tả ích lợi một cây em biết.
- Cây ăn quả: mít, na.
- Cây bóng mát: phượng, bàng.
- Cây gia vị: ớt, tỏi
- Cây thuốc: ngải, linh chi.
Khoa học
 Bóng tối.
I. Mục tiêu
- Hs làm thí nghiệm để thấy được ; bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
- Hiểu: Bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II.Đồ dùng dạy học
- Đèn bàn, đèn pin, tờ giấy to, kéo, thanh tre. 
III. Hoạt động dạy học
A. KTBC
+ ánh sáng truyền qua các vật ntn? Khi nào ta nhìn thấy vật?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu hs quan sát H1 SGK/ 92.
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía nào, vì sao em biết?
+ Hãy tìm vật tự chiếu sáng, vật được chiếu sáng?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- Bóng tối
2. Nội dung bài mới
* Hoạt động 1: nhóm.
- Nêu yêu cầu hoạt động: làm thí nghiệm theo nhóm lớn, đặt tờ bìa to phía sau quyển sách, cách 5cm, đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách và bật đèn...
- Quan sát, nêu nhận xét.
Hãy cho biết bóng tối xuất hiện ở đâu? Bóng tối có hình dạng ntn?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm.
- Gọi các nhóm trình bày, bổ sung.
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào bóng tối xuất hiện?
* Kết luận: Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng, khi vật đó được chiếu sáng. Do vật cản sáng không cho ánh sáng truyền quan nên sau vật có một vùng không được nhận ánh sáng, đó là vùng bị tối.
* Hoạt động 2: cả lớp
- Dùng đèn pin làm thí nghiệm: Chiếu vào chiếc bút bi ở những góc độ khác nhau.
+ Bóng của vật thay đổi ntn?
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
- Kết luận chung.
* Hoạt động 3: 
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có một lá cờ, nhóm nào phất cờ trước được trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Cử thư kí ghi điểm.
- GV tiến hành lần lượt chiếu bóng các vật lên tờ giấy trắng to, các đội phất cờ đoán vật.
- Quan sát và nêu nhận xét:
- Tổng kết trò chơi. 
1. Tìm hiểu về bóng tối
+ Chiếu sáng từ phía bên phải vì bóng người đổ về bên trái.
+ Vật được chiếu sáng: Người.
+ Vật tự chiếu sáng: mặt trời.
+ Bóng tối xuất hiện phía sau quyển sách, có hình dạng giống quyển sách.
2. Tìm hiểu về sự thay đổi hình dạng, kích thước của bóng tối.
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản sáng.
+ Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng, khi vật cản sáng được chiếu sáng.
3. Trò chơi: xem bóng đoán vật.
+ Khi đèn chiếu sáng ở trên thì bóng ngắn, khi ở bên phải thì bóng dài ra, ngả về bên trái...
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với nó thay đổi.
+Để bóng của vật to hơn ta đặt vật gần với vật chiếu sáng.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tuần 23
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm cá nhân, tập thể trong tuần vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
- HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
 +Nề nếp đồng phục có phần lơ là: Do một số bạn bị mất đồng phục mùa đông 
 + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng : ..
 + Vệ sinh lớp tốt.
 + Hay mất trật tự trong giờ học:..
 + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác như: 
3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chư đầy đủ
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
- Như ý kiến lớp trưởng.
- Một số em cần rèn đọc như:.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường, một số bạn mất đồng phục đề nghị GĐ mua áo khoác có màu gần giống với của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_vu_thi_thanh_huong.doc