KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: Đọc phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thư ký ghi lại các ý kiến.
Tuần 24: Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2008 Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u – ni - xép). Biết đọc đúng một bản tin thông báo tin vui, giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Nắm được nội dung chính của bản tin: (SGV). II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV ghi bảng: UNICEF Đọc: u – ni – xép. Giải thích: Tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc. HS: Đọc: Năm mươi nghìn 50 000. - GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ SGK, giúp HS hiểu các từ khó trong bài và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. - 1 – 2 em đọc 6 dòng đầu bài. - 4 em nối nhau đọc 4 đoạn (2 – 3 lần). HS: Luyện đọc theo cặp, 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi. ? Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì - Em muốn sống an toàn. ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc chơi như thế nào - Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban Tổ chức. ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về cuộc thi - Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường. ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em - Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. ? Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì - Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc. - Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. c. Luyện đọc lại: HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn bản thông báo vui: Nhanh gọn, rõ ràng. - GV đọc mẫu. - Cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Trình bày lời giải bài toán. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra: GV gọi HS lên bảng chữa bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: a. Củng cố kỹ năng cộng phân số: - GV ghi lên bảng: Tính: + ; + HS: 2 em lên nói cách làm, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. b. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, tự suy nghĩ và làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng: a. + = = . c. + + = = = 1. - 3 em lên bảng làm. b. + = = = 3. + Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài: a. b. c. + Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài: a. b. c. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán và tự giải. Tóm tắt: =? Phần số đội viên của chi đội số đội viên tập hát tham gia bóng đá Giải: Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là: + = (số HS của lớp) - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Khoa học ánh sáng cần cho sự sống I. Mục tiêu: - HS biết kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật. - Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: HS: Đọc phần ghi nhớ bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Thư ký ghi lại các ý kiến. - GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ. => Kết luận (SGK mục “Bạn cần biết”). 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. - GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Nhưng có phải mọi loài cây đều cần 1 thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không? - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. HS: Thảo luận cả lớp. ? Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, trong hang động ? Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng - Vì mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau. - Cây lúa, cây ngô, cây đỗ, cây lạc, cây hoa hướng dương. ? Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt - Khi trồng những loại cây đó người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh sáng của cây kia. - Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng. => Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Kỹ thuật Chăm sóc rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết được mục đích tác dụng cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được 1 số công việc chăm sóc rau, hoa: Tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học: Bình tưới nước, cuốc, rổ đựng cỏ, vườn III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kỹ thuật chăm sóc cây. a. Tưới nước cho cây: HS: Đọc SGK và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: ? ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào - Tưới vào buổi chiều hoặc buổi sáng. ? Tưới bằng dụng cụ gì - Tưới bằng bình có vòi hoa sen. ? Trong hình 1 SGK người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào - Bằng vòi phun. b. Tỉa cây: - GV hướng dẫn HS cách tỉa cây. - Chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu bệnh, những cây mau quá cũng nên nhổ bớt để khoảng cách thưa đều. HS: Thực hành tỉa cây. c. Làm cỏ: ? ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa vào lúc nào, bằng cách nào HS: vào những hôm trời nắng, bằng cách nhổ cỏ. ? Tại sao phải diệt cỏ dại vào những ngày nắng - Để cỏ mau khô. ? Làm cỏ bằng dụng cụ gì - Cuốc hoặc dầm xới. d. Vun xới đất cho rau, hoa: - GV hướng dẫn HS cách vun xới đất cho rau, hoa. HS: Thực hành làm. - Lưu ý: + Không làm gẫy cây + Kết hợp xới đất với vun gốc. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Đọc trước bài sau. Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 chính tả ( n – v) họa sĩ tô ngọc vân I. Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”. 2. Làm đúng bài tập nhận biết tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ch/tr, dấu hỏi / ngã. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu bài tập, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: GV mời 1 HS đọc những từ ngữ cần điền vào ô trống ở bài tập 2 tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc bài chính tả cần viết và các từ được chú giải. HS: Theo dõi trong SGK, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân. - Đọc thầm lại bài chính tả. - GV nhắc các em chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày bài. ? Đoạn văn nói điều gì - Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sỹ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến. - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. HS: Nghe viết bài vào vở. - Soát lỗi bài chính tả. - Chấm 10 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV dán phiếu ghi sẵn nội dung bài tập. HS: Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở bài tập. - 3 – 4 HS lên làm bài trên phiếu. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. * Đoạn a: Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện. * Đoạn b: Mở hộp thịt mỡ. Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Nho, nhỏ, nhọ. b. Chi, chì, chỉ, chị. - GV cho điểm những HS làm đúng. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em lên bảng chữa bài. GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: - GV viết lên bảng phép tính: 3 + - Phải thực hiện phép cộng này thế nào? HS: Viết số 3 dưới dạng 3 = Vậy 3 + = + = + = Viết gọn 3 + = + = - Còn các phần a, b, c làm tương tự. a. 3 + = + = b. c. + Bài 2: GV ghi bảng. HS: 2 em lên bảng làm. So sánh kết quả của 2 biểu thức trên ta thấy thế nào? HS: 2 biểu thức trên bằng nhau: => Kết luận (SGK). HS: 2 em đọc lại kết luận: Khi cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ ba ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. + Bài 3: HS: Đọc đầu bài suy nghĩ tóm tắt và làm vào vở. Tóm tắt: Hình chữ nhật có chiều dài: m. Chiều rộng: m. Tính nửa chu vi của hình chữ nhật đó. Giải: Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là: + = (m). Đáp số: m. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Luyện từ và câu Câu kể: “ai là gì?” I. Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể “Ai là gì?”. - Biết tìm câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn. Biết đặt câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: Một em học thuộc lòng 4 câu tục ngữ, một em làm bài tập 3. B. Bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài: 2. Phần nhận xét: HS: 4 HS nối nhau đọc 4 yêu cầu. - 1 HS đọc 3 câu in nghiêng có trong đoạn văn. - Cả lớp đọc th ... g bằng sông Cửu Long. - Trường đại học và các Trường cao đẳng các trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật, nhiều lao động có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. - Đến Cần Thơ ta còn được tham quan du lịch trong các khu bằng Lăng. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nghe và nhận xét phần trình bày của các nhóm. => Bài học: Ghi bảng. HS: Đọc bài học. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài 11 đ bài 22 để tiết sau ôn tập. Thể dục Bật xa. TRò chơi: kiệu người I. Mục tiêu: - Kiểm tra bật xa. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác và nâng cao thành tích. - Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi ở mức tương đối chủ động. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường, còi, thước dây III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hình tự nhiên. - Tập bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 2. Phần cơ bản: a. Bài tập RLTTCB: * Kiểm tra bật xa. - Lần lượt từng em thực hiện bật xa mỗi em thực hiện 2 lần, đo thành tích của lần nhảy xa hơn. - Tổ kiểm tra sau phục vụ tổ kiểm tra trước. - GV bao quát chung và yêu cầu HS giữ trật tự kỷ luật. - Đánh giá dựa trên 3 mức: + Hoàn thành tốt. + Hoàn thành. + Chưa hoàn thành. * Tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác. HS: Tập luyện theo tổ ở từng khu vực đã quy định. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi. HS: Chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức. - Các tổ thi nhau chơi. 3. Phần kết thúc: - Đi theo vòng tròn, thả lỏng hít thở sâu. - GV nhận xét phần kiểm tra, đánh giá giờ học. - GV giao bài tập về nhà. đạo đức giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. II. Đồ dùng: Các tấm thẻ xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài 4 SGK). HS: Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. - GV gọi cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: + Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. + Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. + GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - Cách tiến hành như sau: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. - GV kết luận về tình huống: + ý kiến a là đúng. + ý kiến b, c là sai. => Kết luận chung. HS: 1 – 2 em đọc to phần ghi nhớ. 4. Củng cố – dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008 Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?” I. Mục tiêu: - HS nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu “Ai là gì?” các từ làm vị ngữ trong kiểu câu này. - Xác định được vị ngữ của câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể kiểu “Ai là gì?” từ những vị ngữ đã cho. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Hai HS lên bảng chữa bài giờ trước. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: - GV: Để tìm vị ngữ trong câu phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi “Ai là gì?” HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập trong SGK. HS: Đọc thầm từng câu văn trao đổi với bạn lần lượt thực hiện từng yêu cầu. ? Đoạn văn này có mấy câu - 4 câu. ? Câu nào có dạng “Ai là gì?” - Em là cháu bác Tự. ? Trong câu này bộ phận trả lời câu hỏi “Ai là gì?” - Là cháu bác Tự. ? Bộ phận đó gọi là gì - Gọi là vị ngữ. ? Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?” - Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 HS đọc ghi nhớ. 4. Luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập. - 1 em lên chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Người/ là cha, là Bác, là Anh. Quê hương/ là chùm khế ngọt. Quê hương/ là đường đi học. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và làm vào vở. - GV cùng cả lớp chữa bài. - 1 HS lên chữa bài. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ. - Nối tiếp nhau đặt câu. - GV cùng cả lớp nhận xét: a. Hải Phòng, Cần Thơ, là một thành phố lớn. b. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. c. Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa là nhà thơ. d. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. - GV cho điểm những em đặt câu đúng và hay. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm nốt bài tập cho hoàn chỉnh. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số. - Biết cách trừ hai, ba phân số. II. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: a. Củng cố về phép trừ 2 phân số: - GV ghi bảng: Tính: - =? - =? HS: 2 em lên bảng nhắc lại cách trừ 2 phân số khác mẫu số và thực hiện phép trừ. Cả lớp làm vào vở. b. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả. - GV gọi HS nêu kết quả, lên bảng trình bày. + Bài 2: HS: Làm bài rồi chữa bài. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bài 3: GV ghi phép tính lên bảng: 2 - =? HS: Viết 2 dưới dạng phân số 2 - = - = - = HS: Tự làm các phần còn lại vào vở. + Bài 4: GV đọc yêu cầu, nhấn mạnh cách rút gọn trước khi tính. HS: Tự làm vào vở. - 2 em lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài làm và kết quả. + Bài 5: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. Giải: Thời gian ngủ của Lan trong ngày là: - = (ngày) Đáp số: ngày. - GV có thể hỏi =? Giờ 1 ngày = 24 giờ ngày = x 24 = 9 (giờ) - Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Tập làm văn Tóm tắt tin tức I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. - Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Hai HS đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: - GV và HS nhận xét, chốt lại: 4 đoạn. - GV ghi phương án trả lời đúng lên bảng (SGV). HS: Đọc yêu cầu bài 1. a. HS đọc thầm bản tin, xác định đoạn của bản tin và phát biểu. b. Cả lớp trao đổi, làm vào vở bài tập. - HS đọc kết quả trao đổi trước lớp. c. HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp tóm tắt toàn bộ bản tin. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS phát biểu. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu bài 2 và tự trả lời như phần ghi nhớ. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 em đọc phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. 1 số HS làm vào phiếu lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phương án đúng. Tóm tắt bằng 4 câu: Ngày 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29 – 11 - 2000, UNESCO lại được công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11 – 12 - 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên. + Bài 2: HS: Đọc lại yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. - 1 số em làm vào giấy to lên trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bài tóm tắt hay nhất. VD: + 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận thế giới. + 29 – 11 – 2000, được tái tạo công nhận là di sản thiên nhiên thế giới trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo. + Việt Nam rất quan tâm đất nước mình. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức. - Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại vào vở. Hoạt động tập thể an toàn giao thông giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thuỷ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết mặt nước cũng là 1 loại đường giao thông. - Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thủy. - Biết biển báo giao thông trên thuỷ. 2. Kỹ năng: - HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ và tên gọi. - Nhận biết 6 biển báo giao thông đường thuỷ. 3. Thái độ: - Thêm yêu quý Tổ quốc. - Có ý thức khi đi trên đường thuỷ. II. Nội dung: Giao thông đường thuỷ gồm: Đường thủy nội địa và đường biển. III. Chuẩn bị: Biển báo giao thông, bản đồ tự nhiên, tranh ảnh. IV. Các hoạt động: * HĐ 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới. * HĐ2: Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy. ? Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được - GV giảng (SGV). - ở trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch ở miền Nam có nhiều kênh tự nhiên và có kênh do người đào có thể đi lại được, trên mặt biển. => KL: Giao thông đường thuỷ ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. Giao thông đường thuỷ là 1 mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta. * HĐ3: Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa: ? Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được trở thành đường giao thông không - Không, chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành giao thông đường thuỷ được. ? Kể tên các loại giao thông đường thuỷ mà em biết - Các loại giao thông đường thuỷ nội địa: + Thuyền: thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm. + Bè, mảng. + Phà. + Thuyền (ghe) gắn máy. + Ca nô. + Tàu thuỷ. + Tàu cao tốc. + Sà lan. + Phà máy. * HĐ4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa. - GV treo 6 biển báo và giới thiệu: 1- Biển báo cấm đậu. 2- Biển báo cấm các loại phương tiện thô sơ đi qua. 3- Biển báo cấm rẽ phải. 4- Biển báo được phép đỗ. 5- Biển báo phía trước có bến đò, bến phà. HS: Quan sát và nhận xét về hình dáng, màu sắc. => KL: Đường thủy cũng là 1 loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy để tránh tai nạn. V. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, cả lớp hát bài “Con kênh xanh xanh.
Tài liệu đính kèm: