Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

(Theo báo Đại đoàn kết)

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF. Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) giọng rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

3. Nắm được nội dung chính của bản tin: Cụôc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: 3H đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: T: Hướng dẫn đọc từ UNICEF, 50 000.

- T chia đoạn bài đọc: 5 đoạn.

- T: Hướng dẫn cách đọc bài, coi 6 dòng đầu là một đoạn tóm tắt những nội dung chính của bản tin.

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 04 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
(Theo báo Đại đoàn kết)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài: đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF. Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) giọng rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
3. Nắm được nội dung chính của bản tin: Cụôc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 3H đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: T: Hướng dẫn đọc từ UNICEF, 50 000.
- T chia đoạn bài đọc: 5 đoạn.
- T: Hướng dẫn cách đọc bài, coi 6 dòng đầu là một đoạn tóm tắt những nội dung chính của bản tin.
- 2 HS đọc lại đoạn 1.
- HS nối tiếp đọc đoạn.
- HS: 5 em nối tiếp đọc 5 đoạn của bài: 2 lượt.
- HS: Đọc chú giải các từ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ngôn ngữ hội hoạ.
- HS tìm cách đọc phù hợp câu: UNCEF Việt Nam và báo Thiếu niên tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, tìm giọng đọc toàn bài.
 	- 2HS đọc toàn bài.
- T hướng dẫn đọc toàn bài. T đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- L đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
+ Điều gì cho thấy các em nhỏ có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
+ Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì ? (Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc). Tóm tắt thật gọn gàng bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
c. Luyện đọc lại:
- HS: 5em nối tiếp đọc 5 đoạn của bài. T nhắc lại giọng đọc toàn bài: vui, nhanh gọn, rõ ràng.
- T hướng dẫn H đọc và thi đọc đoạn: Được phát động ....Kiên Giang.
- HS luyện đọc theo nhóm 3, thi đọc giữa các nhóm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Bài đọc cho em biết gì? (Cụôc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ).
- T nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài 
2 Luyện tập
*Bài tập 1: - T ghi 3 + = ? .
- H thực hiện phép tính như thế nào ? (viết 3 = )
Vậy: + = 
- H làm nhẩm câu a, b, c vào vở và nêu kết quả.
*Bài tập 2: - H tính: (+)+ = +(+) = 
- H nêu kết quả, nhận xét kết quả, T phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số.
(+)+ = +(+)
- H đọc tính chất kết hợp của phép cộng phân số ở sgk.
*Bài tập 3: - H đọc bài toán, T tóm tắt.
- T: Tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào ? Vậy tính nửa chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào ?
- H giải bài toán vào vở, 1HS làm bảng lớp:
Bài giải.
Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là:
 (m)
Đáp số: m
III. Củng cố, dặn dò:
- T nhận xét giờ học
------------------------------a&b------------------------------
Kĩ thuật
(GV chuyên dạy)
------------------------------a&b------------------------------
Thể dục
BÀI 47
I. Mục đích, yêu cầu :
- Ôn phối hợp chạy, nhảy và học chạy, mang vác. Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng.
- Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chới tương đối chủ động.
II. Địa điểm: Sân trường dọn sạch.
Phương tiện: Còi, các dụng cụ tập luyện phối hợp chạy, mang vác.
III. Các hoạt động dạy học 
Phần mở đầu: - T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- H thực hiện các động tác khởi động, chơi trò chơi: Kết bạn.
 2. Phần cơ bản
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn bật xa: H tập theo tổ dưới sự phân chia của T.
- Tập phối hợp chạy nhảy.
+ T nhắc lại cách luyện tập phối hợp, sau đó cho H thực hiện bài tập.
+ H luyện tập theo đội hình hàng dọc, T điều khiển H tập theo quy tắc.
b. Trò chơi vận động
- Trò chơi: Kiệu người. T nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác, T chia lớp thành các nhóm 3, tập động tác kiệu tại chỗ sau đó mới cho di chuyển.
+ H chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
- H đi thường theo nhịp, làm các động tác thả lỏng.
- T hệ thống bài nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Thứ sáu ngày 05 tháng 3 năm 2010
Toán
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học: H chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: T viết bảng 
- Gọi H nói cách làm, tính và nêu kết quả.
- Cả lớp cùng làm, nhận xét kết quả vừa làm của bạn.
B. Dạy bài mới 
1. Thực hành trên băng giấy
- T cho H lấy băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phàn. H trả lời còn bao nhiêu phần băng giấy? ( băng giấy).
- H cắt lấy từ băng giấy, đặt phần còn lại trên băng giấy nguyên.
- Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ?
 	- H thực hiện, so sáng và trả lời: Còn băng giấy
- T: Có băng giấy, cắt đi băng giấy còn băng giấy.
2. Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- T ghi bảng: Tính 
- T gợi ý với cách làm với băng giấy, hãy thực hiện phép trừ để được kết quả 
- H nêu: Cò 5 – 3 = 2, lấy 2 là tử số, 6 là mẫu số, được phân số .
. H nêu cách thử lại phép cộng trên.
- H nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
3. Thực hành
Bài tập 1: H tự làm bài vào vở, gọi H lên bảng làm bài.
H nhận xét kết quả làm trên bảng.
Bài tập 2: a, T ghi phép trừ: . Đây là hai phân số khác mẫu số, H tiến hành rút gọn phân số trước khi trừ.
=
H tự làm các phấnd b, c, d vào vở.
Bài tập 3: T: Trong các lần thi đấu thể thao, thường có các loại huy chương gì để trao giải cho các vân động viên ?
T cho H đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán, nêu tóm tắt và làm bài vào vở.
H nêu cách làm và kết quả. H khác nhận xét kết quả của bạn
T ghi lời giải lên bảng.
C. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Chính tả
Nghe viết: HOẠ SỸ TÔ NGỌC VÂN
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả : Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 1HS đọc những từ ngữ cần điền vào ô trống ở tiết LTVC trước.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H nghe - viết
- T: Đọc bài chính tả Tô Ngọc Vân và các từ được chú giải.
- HS: Đọc lại bài chính tả, T lưu ý những từ cần viết hoa.
- T: Đoạn văn nói lên điều gì? (Ca ngợi hoạ sỹ Tô Ngọc Vân là một hoạ sỹ tài ba).
- H viết bài. T đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho H viết. H đổi vở cho nhau soát lỗi, T đọc dò bài.
- T: Chấm 7 – 10 bài để nhận xét về bài viết của H.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2: - T nêu yêu cầu bài tập 2.
- H làm vở, nêu kết quả.
- T nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 3: - H làm miệng
a. nho - nhỏ - nhọ
b. chi - chì - chỉ - chị
C. Củng cố, dặn dò: 
- T nhận xét giờ học. 
- HS: Ghi nhớ những từ cần luyện viết.
------------------------------a&b------------------------------
Mĩ thuật
(GV chuyên dạy)
------------------------------a&b------------------------------
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. Mục đích, yêu cầu : 
1. H hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ?
2. Biết tìm câu kể Ai là gì ?
II. Đồ dùng dạy học
- Hai tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn ở phần Nhận xét.
- Ba tờ phiếu - mỗi tờ ghi nội dung một đoạn văn, thơ ở BT1 phần Phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ: 
- 1H đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ trong BT1 (tiết LTVC trước). Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ.
- 1H làm lại BT3.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần Nhận xét:
- 4H nối tiếp đọc yêu cầu của các bài tập 1, 2, 3, 4
- 1H đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm 3 câu in nghiêng – tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi. H phát biểu, T chốt lại bằng sách dán tờ phiếu ghi lời giải lên bảng.
Câu 1, 2 giới thiệu 	- Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta
về bạn Diệu Chi.	Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học 
	Thành Công.
	Câu 3 nêu nhận định - Bạn ấy là họa sỹ nhỏ đấy.
về bạn ấy
- T hướng dẫn H tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? và Là gì ?
- H gạch một gạch dưới bộ phận tra lời câu hỏi Ai? Và gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? Trong mỗi câu văn. H phát biểu, T chốt lại ý đúng.
Ai ? Là gì?
 Đây là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.	
 Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
 Bạn ấy là họa sỹ nhỏ đấy.
- H suy nghĩ, so sánh, xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì ? và hai kiểu câu đã học Ai làm gì?, Ai thế nào?.
- Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận nào trong câu? (bộ phận VN)
- Bộ phận VN khác nhau thế nào?
3. Phần Ghi nhớ: 3, 4 H đọc nội dung cần ghi nhớ trong sgk.
4. Phần Luyện tập.
Bài tập 1: - H đọc yêu càu của bài.
- H suy nghĩ, trao đổi cùng bạn. H phát biểu. Lớp và T nhận xét.
- T dán phiếu, mời 3 H có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn, thơ. Sau đó, mỗi em nói tác dụng của từng câu kể.
Bài tập 2: - H đọc yêu cầu của bài. H chú ý:
- Chọn tình huống giới thiệu: giới thiệu về các bạn trong lớp; hoặc giới thiệu từng người thân của mình trong tấm ảnh chụp gia đình.
- Nhớ dùng các câu kể Ai là gì? Trong bài giới thiệu.
- H suy nghĩ, viết nhanh vào giấy nháp lời giới thiệu, kiểm tra các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn.
- Từng cặp H thực hành giới thiệu. H thi giới thiệu trước lớp.
Lớp và T nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- T nhận xét giờ học.
- Hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào vở.
-------------------------------a&b------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HO ... sáng đối với đời sống của động vật.
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. Nêu VD chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng trong chăn nuôi.
* Cách tiến hành: 
B1: T yêu cầu H hoạt động theo nhóm.
B2: H thảo luận:
- Kể tên một số động vật mà em biết, những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
- Kể tên một số động vật kiếm ăn ban đêm, một số động vật kiếm ăn ban ngày ?
- Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật khác ?
- Trong chăn nuôi, người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều. chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
B3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
Kết luận: H đọc mục Bạn cần biết (trang 97 sgk)
IV. Củng cố, dặn dò : T liên hệ, nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, H có khả năng: Hiểu:
	- Các công trình công cộng là tài sản của xã hội.
	- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
	- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng
 II. Đồ dùng dạy học 
	H: Mỗi em 3 tấm bìa 3 màu
	III. Các hoạt động dạy học 
	1. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4, sgk)
	- Đại diện các nhóm H báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
	- Cả lớp thảp luận về các bản báo cáo, như:
	+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
	+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
	- T kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
	2. Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến (Bài tập 3)
	- Cách tiến hành như hoạt động 3, tiết 1, bài 3.
	- T kết luận: Ý kiến (a) là đúng. Ý kiến (b), (c) là sai.
	Kết luận chung: 2H đọc to phần ghi nhớ ở trong sgk.
	Hoạt động tiếp nối: H thực hiện các nội dung ở mục thực hành trong sgk.
	C. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
BUỔI CHIỀU:
Tiếng Việt: 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu 
- Củng cố cho H về câu kể Ai là gì ?
- Biết tìm câu kể Ai là gì trong đoạn văn
- Biết đặt câu kể Ai là gì trong đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì trong các câu dưới đây, xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được:
- Tô Ngọc Vân là một nghệ sỹ tài ba
- Kim Tự Tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại.
- Con người là sinh vật kỳ diệu nhất trên trái đất. Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng gọi là “hoa của đất”
- Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu từng thành viên trong gia đình em.
- H làm bài, T hướng dẫn.
- H đọc bài, H khác nhận xét.
- T chấm, chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học, chuẩn bị cho tiết sau.
********************************
Toán: 	BỒI DƯỠNG TOÁN
I. Mục đích, yêu cầu 
- Giúp H luyện tập, củng cố về phép cộng, trừ phân số.
- Luyện về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập.
Bài tập 1: Rút gọn rồi tính
a. 	b. 	c. 	d. 
- H làm bài vào vở và nêu kết quả
- Lớp cùng T chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: Tìm x
a. 	b. 	 c. 	d.
H nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
T cùng H làm câu a: 
H làm các câu còn lại vào vở.
Bài tập 3: Một cửa hàng có tấn gạo, đã bán được tấn gạo. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu tạ gạo ?
H đọc bài toán, suy nghĩ, làm bài vào vở, 1H làm bảng lớp
T lưu ý bài toán hỏi số tạ gạo chưa bán.
Bài giải:
Số gạo cửa hàng còn lại là:
 (tấn)
1 tấn = 10 tạ; tấn = (10 x 1) : 10 = 1 (tạ)
Đáp số: 1 tạ gạo
C. Củng cố, dặn dò : T chấm chữa bài, nhận xét giờ học
******************************
Sinh hoạt : 	SINH HOẠT TẬP THỂ
 (Tổng phụ trách Đội điều khiển)
------------------------------a&b------------------------------
 Ký duyệt
Buổi chiều Tiếng Việt 
LUYỆN ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu 
- H luyện đọc các bài tập đọc học tuần 23 và tuần 24.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc hay, thi đọc diễn cảm một số đoạn.
II. Các hoạt động dạy học 
1. H tự luyện trong nhóm 3.
Theo nhóm 3 các em lần lượt luyện các bài: Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Vẽ về cuộc sống an toàn; Đoàn thuyền đánh cá.
Mỗi em đọc một lượt, hết bài này, H chuyển sang bài khác.
2. Đọc trước lớp.
Mỗi bài cho H nối tiếp đọc mỗi đoạn, lặp lại nhiều vòng để H được đọc nhiều.
T nêu một số câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của H.
3. Thi đọc diễn cảm.
T chọn mỗi bài một đoạn tổ chức cho H thi đọc, cho các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm.
T nhận xét, bổ sung cách đọc phù hợp cho H.
Riêng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Đoàn thuyền đánh cá – H đọc thuộc lòng.
Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
III. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
 Bồi dưỡng Tiếng Việt: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I. Mục đích, yêu cầu 
- Giúp H luyện tập, thực hành, xác định các câu kể Ai là gì ?
- Viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
II. Các hoạt động dạy học 
Bài tập 1: Xác định câu kể Ai là gì ? trong đoạn thơ sau:
Này em mở cửa ra
Một trời xanh vẫn đợi
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt biển và dòng sông
Nắng vườn trưa mêng mông
Bướm bay như lời hát.
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa.
 (Xuân Quỳnh).
- Trong đoạn thơ trên có sử dụng những hình ảnh nhân hoá và so sánh nào?
H xác định vào vở, nêu kết quả, T nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa em và bạn em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, đánh dấu phần chú thích.
H viết đoạn văn, đọc đoạn văn và nói rõ dấu gạch ngang trong bài được dùng với tác dụng gì, thể hiện ở đâu?
VD: Hoa hỏi Nam:
- Bạn đã làm bài tập toán chưa ?
Nam trả lời: - Tớ đã làm rồi ! .
- Vậy chúng mình đến thăm bạn Thắng bị ốm đi. – Hoa nói với Nam.
T chấm bài.
III. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H luyện tập về phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài tập 1: Tính rồi rút gọn.
a. ; 	b, ;	 c,; 	d. 	e. 
H làm bài vào vở, nối tiếp nêu kết quả.
Bài tập 2: Rút gọn rồi tính:
a. ; b. ; c. 
H làm bài vào vở.
3H làm bảng lớp. Lớp cùng T nhận xét, chữa bài.
VD: = 
QĐMS ta có: =
Bài tập 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a. b. 
T hướng dẫn H lựa chọn các phân số thích hợp để cộng với nhau.
H làm và nêu kết quả.
III. Củng cố, dặn dò: T chấm bài, chữa, nhận xét giờ học.
------------------------------a&b------------------------------
Kỹ thuật: 	CHĂM SÓC RAU, HOA
I. Mục đích, yêu cầu
- H biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa; tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học 
- Vườn đã trồng rau, hoa ở bài học trước.
- Dầm xới hoặc cuốc.
- Bình tưới nước.
- Rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động: T hướng dẫn H tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kỹ thuật chăm sóc cây.
1. Tưới nước cho cây.
a. Mục đích: T gợi ý cho H nhớ lại kiên thức đã học để trả lời câu hỏi trong sgk. Từ đó nêu mục đích của việc tưới nước. Vì vậy sau khi gieo trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây.
b. Cách tiến hành
- T đặt câu hỏi để H nêu cách tưới nước cho rau, hoa.
- T nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi). Có thể tưới nước cho cây bằng nhiều cách khác như dùng gáo múc nước, tưới bằng bình có vòi hoa sen, tưới bằng vòi phun hay tưới bằng bình xịt.
- T làm mẫu cách tưới nước và lưu ý H phải tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống.
- T chỉ định 1 – 2 H àm mẫu thao tác tưới nước.
2. Tỉa cây.
a. Mục đích: T nêu câu hỏi: Thế nào là tỉa cây? ; Tỉa cây nhằm mục đích gì ?
Hướng dẫn H quan sát hình 2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt.
b. Cách tiến hành: T hướng dẫn H cách tỉa cây và lưu ý H chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu và bị sâu bệnh.
3. Làm cỏ.
a. Mục đích:
- H quan sát và nêu tên những cây thường mọc trên những luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây và nêu được tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa.
- T nhận xét và kết luận.
b. Cách tiến hành:
- T đặt câu hỏi liên hệ thực tế để H nêu cách làm cỏ.
- T nhận xét và hưóng dẫn cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới.
4. Vun xới đất cho rau, hoa.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn H quan sát và nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu cây.
- Gợi ý để H nêu tác dụng của vun gốc.
- T nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun, xới đất.
b. Cách tiến hành.
- T hướng dẫn H quan sát hình 3 và đặt câu hỏi để H nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất.
- Làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc.
IV. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học. Dặn H chuẩn bị giờ sau.
Địa lý: 	THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
I. Mục đích, yêu cầu : H biết:
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ.
- Vị trí địa lý của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học: T:- Bản đồ địa chính, giao thông Việt Nam
- Tranh ảnh về Cần Thơ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
- H làm việc theo cặp: Dựa vào bản đồ, trả lời các câu hỏi ở sgk.
- H chỉ vị trí của Cần Thơ trên bản đồ .
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng Sông Cửu Long.
- Làm việc theo nhóm: Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế (Kể tên các ngành công nghiệp ở Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Trung tâm du lịch.
+ Giải thích tại sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Sông Cửu Long?
- Đại diện nhóm trình bày, T giúp H hoàn thiện câu trả lời.
- T phân tích thêm về ý nghĩa, vị trí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
IV. Củng cố, dặn dò : H đọc bài học. T liên hệ, nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4Tuan 24 2 buoi(1).doc