Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - GV: Trần Thị Xuân Thơm

Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - GV: Trần Thị Xuân Thơm

TẬP ĐỌC

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc rõ ràng, trôi chảy toàn bài. Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.

- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các CH trong SGK).

- GDKNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

- PPDH: quan sát, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân,

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - GV: Trần Thị Xuân Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2011
Tập Đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
I. Yêu cầu cần đạt 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy toàn bài. Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các CH trong SGK).
- GDKNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
ii. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
- PPDH: quan sát, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân,
iii. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc khổ thơ mà em thích trong bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em bài thơ thể hiện điều gì?
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh.
2.2. Luyện đọc: 
- GV ghi bảng từ khó, hướng dẫn HS đọc đúng: UNICEF (U-ni-xép).
- Hướng dẫn HS đọc phần mở đầu của bài đọc tên viết tắt của tổ chức, tên các địa danh, tên người, 
- Đọc từng đoạn nối tiếp và tìm hiểu nghĩa của từ ở phần Chú giải.
- 1HS khá đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài. HS theo dõi
2.3. Tìm hiểu bài:
Yêu cầu HS đọc thầm - trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi vẽ như thế nào?
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
+ Những nxét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
+ Nội dung chính của bản thân là gì ? (HS thảo luận N2, trả lời- GV ghi bảng).
2.4. Luyện đọc diễn cảm:
 	- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn
 	- GV đọc mẫu đoạn “Được phát động từ tháng 4 Kiên Giang” 
 	- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin. 
Chính tả
Nghe - viết: Họa sĩ Tô ngọc vân
I. Yêu cầu cần đạt 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
HS khá, giỏi làm được BT3 (đoán chữ).
ii. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra:
- GV đọc một số từ ngữ, yêu cầu HS viết bảng: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2.2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả, cho HS xem ảnh họa sĩ Tô Ngọc Vân
- HS đọc thầm bài chính tả, GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ viết hoa: Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Điện Biên Phủ; các từ đặt trong dấu ngoặc kép: ánh mặt trời, Thiều nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen,
- Hỏi: Đoạn văn nói điều gì?
 	- GV đọc - HS viết
- Chấm - chữa bài
2.3. Luyện tập: Hướng dẫn HS làm BT2, 3 theo trình tự:
	- HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một số HS làm
	- GV cùng HS cả lớp chữa bài trên bảng phụ
	- HS đối chiếu với bài trên bảng để chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS học thuộc lòng câu đố.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt 
Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3.
iii. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra:  Gọi HS nêu cách thực hiện phép cộng các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. 
2. Luyện tập:
- Hướng dẫn HS tự làm bài tập vào vở ô ly- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn
Bài 1: Hướng dẫn HS viết lại phép tính dạng: 3 + ( chuyển 3 thành phân số)
Bài 2 (khuyến khích HS cả lớp cùng làm): Cho HS tính giá trị của hai biểu thức, so sánh hai giá trị đó rồi phát biểu tính chất kết hợp của phép tính.
Bài 3: GV gọi HS nhắc lại cách tính chu vi HCN, tính nửa chu vi HCN. Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- Chấm một số bài
- Chữa bài HS làm sai nhiều
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS ghi nhớ cách thực hiện phép cộng phân số và làm bài tập luyện thêm về phân số.
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống 
I. Yêu cầu cần đạt 
Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
ii. Đồ dùng dạy học 
- HS mang đến lớp cây đã trồng từ trước theo sự phân công của GV
- Hình minh hoạ trong SGK trang 94, 95
iii. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra:  
- Gọi 2HS trả lời nội dung “Bạn cần biết” của bài : Bóng tối
	- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Dạy bài mới
2.1. Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
- HS theo nhóm quan sát các hình, TLCH trang 94, 95 SGK. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
- GV hướng dẫn HS quan sát sự hướng sáng của cây mà các nhóm đã chuẩn bị.
- Kết luận: ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, ... không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn luỵ vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
2.2. Nhu cầu về ánh sáng của thực vật
- Cho HS quan sát - thảo luận câu hỏi:
+ Tại sao có một loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng  được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động ?
+ Kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng?
+ Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt?
- Kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật đem lại thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. Nhưng mỗi loài thực vật lại có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, ít, nhiều khác nhau.
- Liên hệ thực tế: Cho HS trình bày theo sự hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2011
 Lịch sử
Ôn tập
I. Yêu cầu cần đạt 
	- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ : Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
	- Kể lại một trong các sự kiện lịch sử tiêu biểằct buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV). 
II. Đồ dùng dạy học 
	- Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19, Băng thời gian 
	- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy và học 
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
2. Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thể kỉ XV. 
- GV phát phiếu cho HS, yêu cầu HS hoàn thành nội dung bài tập trong phiếu (Ghi tên các giai đoạn lịch sử, các triều đại, các sự kiện tiêu biểu của mỗi triều đại)
- Cho HS nêu kết quả
- GV gọi 3 HS trình bày kết quả làm việc trên phiếu (mỗi HS trình bày một phần)
- GV kết luận, chốt lại lời giải đúng trên phiếu khổ lớn.
3. Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học: 
	- GV giới thiệu chủ đề cuộc thi, sau đó cho HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn.
	- HS xung phong kể trước lớp
	- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng và kể cho người thân nghe.
4. Củng cố, dặn dò: 
	Yêu cầu HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu của 4 giai đoạn lịch sử vừa học, tìm hiểu trước bài 21
Toán
phép trừ phân số
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số. 
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (a, b).
II. Đồ dùng dạy học: 
	HS chuẩn bị hai băng giấy HCN có chiều dài 12cm, chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi 2- 3 HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
2. Dạy bài mới:
2.1. Thực hành trên băng giấy:
Từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần. Giáo viên hướng dẫn thực hiện trên giấy màu
- HS nêu kết quả: băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại băng giấy
- Vậy - = ? ( - = )
2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số:
- Vậy để biết băng giấy còn lại mấy phần ta làm phép tính gì?
- Chúng ta làm phép tính trừ: 
- Theo kết quả hoạt động trên băng giấy thì = ? ( - = )
- Theo em làm thế nào để có - = 
- HS thảo luận và nêu: 5 - 3 = 2 được tử số của thương, mẫu số giữ nguyên
- Dựa vào phép tính cho HS nêu cách trừ hai phân số
- Cho một số HS nhắc lại: Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
2.3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Tính:
- HS tự làm bài vào vở (2HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Rút gọn rồi tính:
	- HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
	- Chữa bài trên bảng.
Bài 3: (khuyến khích HS cả lớp cùng làm): HS đọc đề bài.
	- Một số HS nêu cách làm.
	- HS làm bài theo nhóm 2. (một nhóm làm trên bảng phụ).
	- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò : HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ phân số
Luyện từ và câu
Câu kể ai là gì?
I. Yêu cầu cần đạt 
	- HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì?
	- Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn hoặc người thân trong gia đình.
HS khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Hai tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn ở phần Nhận xét.
- Ba tờ phiếu, mỗi tờ phiếu ghi 1 đoạn văn, thơ ở BT1 phần Luyện tập.
- ảnh gia đình của mỗi HS
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết LTVC trước. 
- 1HS làm lại BT3. GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Phần Nhận xét
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của các BT 1, 2, 3, 4
- 1 HS đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn
- Cả lớp đọc thầm 3 câu in nghiêng , tìm câu dùng để giới thiệu, nêu nhận định về bạn Chi. - - HS phát biểu, GV dán bảng tờ phiếu ghi lời giải. 
- Hướng dẫn HS tìm các bộ phận TLCH Ai? Là gì?
- HS trình bày kết quả. GV dán các tờ phiếu đã chuẩn bị, yêu cầu 2 HS lên gạch. GV nhận xét, kết luận:
+ Đây // là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
+ Bạn ấy // là một hoạ sĩ.
- Hỏi: Kiểu câu Ai là gì? khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? ở điểm nào?
(Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận vị ngữ)
+ Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời câu hỏi như thế nào?
+ Kiểu câu Ai là gì? VN trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì?)
2.3. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS rút ra ghi nhớ
- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
2.4. Phần luyện tậ ...  GV nhắc Tìm các câu kể Ai là gì? sau đó xác định VN của các câu vừa tìm được.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT
	 - GV lưu ý HS nối để được câu có mẫu Ai là gì?
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT.
	- GV gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận VN trong câu kể Ai là gì? Các em tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò CN trong câu.
	- HS nối tiếp nhau đặt câu theo yêu cầu.
+ GV giúp HS yếu, chấm một số bài
+ Chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 2- 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
Địa lý
Thành phố cần thơ
I. Yêu cầu cần đạt 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam (lược đồ).
HS khá, giỏi: Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lý thuận lợi ; là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Các bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ giao thông Việt Nam
	- Bản đồ Cần Thơ
	- Tranh, ảnh về Cần Thơ. 
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: HS nhắc lại phần Ghi nhớ của bài hôm trước.
	GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phát triển bài:
1. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long
Cho HS hoạt động theo nhóm2:
- HS dựa vào bản đồ, TLCH của mục 1 trong SGK
- HS xác định được trên bản đồ địa lí Việt Nam vị trí địa lý của Cần Thơ, mô tả vị trí và ý nghĩa vị trí của Cần Thơ.
- GV bổ sung, kết luận.
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long
- HS làm việc theo nhóm4, dựa vào kênh hình, kênh chữ thảo luận: Trình bày những dấu hiệu thể hiện Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đồng bằng sông Cửu Long 
	- Yêu cầu HS giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
	- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV phân tích thêm về vị trí địa lí của Cần Thơ- điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. GV giới thiệu thêm về bến Ninh Kiều.
3. Củng cố, dặn dò 
	- HS hoàn thành các BT ở VBT
	- GV nhắc HS ôn tập các bài từ bài 11- 22 để tiết sau ôn tập. 
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt 
	- HS nêu được vai trò của ánh sáng :
+ Đối với sự sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ.
	+ Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy học 
	Khăn dài sạch, các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra:
- Gọi HS nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật 
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét
- GV nhận xét - ghi điểm 
2. Dạy bài mới
2.1. Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò “bịt mắt bắt dê”- Qua đó thấy được nếu bị bịt mắt lại thì sẽ rất khó chịu và hoạt động sẽ khó khăn.
2.2. Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi
 	- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời
Kết luận: (Như mục “Bạn cần biết” trang 96 SGK)
2.3. Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật
- HS theo N4 thảo luận nội dung mục “Liên hệ và trả lời” SGK trang 97
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Yêu cầu HS liên hệ kiến thức đó trong lĩnh vực chăn nuôi
Kết luận: Loài vật rất cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật...
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, động vật
- Về nhà ôn lại bài và xem trước bài sau.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
I. Yêu cầu cần đạt 
	- HS hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức	
- Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt 1 bản tin.
- GDKNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Bảng phụ viết lời bài giải BT1, Giấy khổ to, bút dạ để HS làm BT2
- PPDH: Quan sát, đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân,
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Gọi lần lượt 2HS lên bảng đọc lại 4 đoạn văn mà HS đã hoàn chỉnh ở tuần 24
	- GV nhận xét - ghi điểm
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phần Nhận xét: 
 - Yêu cầu HS đọc BT1, 2 Phần nhận xét
 - HS làm bài tập vào VBT, 2HS làm BT2 vào phiếu 
 - GV giúp đỡ HS yếu 
 - Gọi một số HS trình bày kết quả BT1:
	+ Bản tin gồm mấy đoạn ?
	+ Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu.
	+ Tóm tắt toàn bộ bản tin.
 - HS trình bày kết quả BT2:
	+ Thế nào là tóm tắt tin tức ?
	+ Cách tóm tắt tin tức ?
2.3. Phần Ghi nhớ: 3- 4 HS đọc nội dung ghi nhớ
2.4. Phần Luyện tập: 
	- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2
- GV giúp đỡ HS yếu - chấm một số bài
- Chữa bài - HS chữa bài tập theo lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu lại các tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt tin.
- Về nhà nghiên cứu trước bài tập làm văn tiết sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Thực hiện được cộng và trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ phân số.
Bài tập cần làm: Bài 1 (b, c); Bài 2 (b, c); Bài 3.
II. Hoạt động dạy và học 
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập trang 131:
Bài 1: - Yêu cầu HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số
- HS tự làm.vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả 
Bài 2: - GV hỏi: Muốn thực hiện các phép tính: 1 + ; - 3 ta phải làm như thế nào?
- HS tự làm. Gọi 2 HS lên bảng làm.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 3: - HS phát biểu cách tìm:
+ Số hạng chưa biết của một tổng
+ Số bị trừ trong phép trừ
+ Số trừ trong phép trừ
 - HS tự tính. 3 HS làm trên bảng phụ 3 phần a, b, c.
 - HS nhận xét các kết quả. GV kết luận. 
Bài 4 (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) : - Cho HS tự làm vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài
	- GV chữa bài.
Bài 5 (khuyến khích HS cả lớp cùng làm): HS đọc bài toán và tự làm bài giải. GV theo dõi, giúp đỡ. Kiểm tra và chấm một số bài, nêu nhận xét chung.
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
đạo đức
giữ gìn các công trình công cộng (Tiết2) 
I. Yêu cầu cần đạt 
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. 
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
 HS khá, giỏi: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
GDKNS: KN thu tập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Gọi HS nêu một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn vệ sinh công cộng; 2 HS trả lời.
2. Bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (BT4, SGK)
	1. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương
	2. Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: 
	- Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
	- Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
	- GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
2.2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT3) 
 - GV nêu các ý kiến. HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ theo quy ước. 
 - Một số HS giải thích lí do
- GV nhận xét, kết luận về từng tình huống (ý kiến a là đúng, các ý kiến b, c là sai).
2.3. Hoạt động 3: Kể chuyện các tấm gương 
- Cho HS kể về các tấm gương, các mẫu chuyện về việc giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng
KL chung: GV mời 1 – 2 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK 
	- Về nhà sưu tầm tin trên đài, ti vi về các thiên tai xẩy ra và chép lại.
3. HĐ nối tiếp: HS thực hiện các nội dung ở mục Thực hành trong SGK
Hoạt Động Tập Thể
Sinh hoạt lớp 
I. Yêu cầu cần đạt
	Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của bản thân, của lớp. Từ đó, có hướng phát huy mặt tốt, khắc phục nhược điểm.
II. Các hoạt động 
1. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
	- Từng học sinh tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại của bản thân trong dịp Tết, trong tuần vừa qua.
	- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ.
	- Lớp trưởng nhận xét cả lớp.
2. GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần, nhắc từng em cần phải cố gắng ở mặt nào. 
 	- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS
 	- GV phổ biến kế hoạch tuần tới: Duy trì nền nếp học tập. Tham gia tốt các hoạt động của trường, lớp và Đội đề ra.
Kĩ Thuật
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình cũng như nội dung các bước lắp xe nôi.
	- HS thực hành. GV đI đến từng bàn quan sát, giúp đỡ, nhắc HS lắp đúng vị trí trong ngoài của các thanh.
c) Lắp ráp xe nôi:
	- GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. Lắp ráp xong cần phải kiểm tra sự chuyển động của xe
	- HS thực hành. GV đi đến từng bàn quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
	- GV nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành
	- HS dựa vào các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả học.
	- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn gàng vào hộp.
* Nhận xét, dặn dò:
	- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ và kĩ năng lắp ghép xe nôi.
	- Dặn HS đọc trước bài “Lắp ghép xe đẩy hàng”
học Kĩ thuật
Lắp xe nôi (tiết 2)
I. Mục tiêu 
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật cho mỗi HS.
ii. Hoạt động dạy - học
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung và yêu cầu của tiết học
2. Hoạt động3: HS thực hành lắp xe nôi
a) HS chọn chi tiết
	- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để rêng từng loại vào nắp hộp.
	- GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
b) Lắp từng bộ phận:
	- Một HS nhắc lại 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 24 K4.doc