Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số. Bài tập cần làm : bài1, bài 2a,b

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : HS chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 2cm. chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1(5 phút) : Củng cố cách quy đồng hai phân số:

Gọi HS nói cách làm, tính và nêu k/quả .

Hoạt động 2(8): Giới thiệu cách trừ phân số

- GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần. GV cho HS trả lời có bao nhiêu phần của băng giấy (có băng giấy ).

- GV cho HS cắt lấy từ băng giấy đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên.

- Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ?

- HS thực hiện, so sánh và trả lời : Còn băng giấy. Có băng giấy cắt đi băng giấy còn băng giấy.

 

doc 23 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012
TậP ĐọC
Vẽ Về CUộC SốNG AN TOàN
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh , phù hợp với nội dung báo tin vui.
- Hiểu nội dung của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời các câu hỏi SGK)
- GDKNS : Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân, tư duy sáng tạo và đảm nhận trách nhiệm.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1(5’). Kiểm tra kĩ năng đọc bài : 2 - 3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
*Giới thiệu bài : Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, ND tóm tắt. cách đọc một bản tin. 
Hoạt động 2(10’). Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV ghi bảng : UNICEF,50 000, HDHS đọc.
- Một, hai HS đọc 6 dòng mở đầu bài đọc. Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) ; đọc 2 - 3 lượt. 
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ (minh hoạ bản tin trong SGK) ; giúp HS hiểu các từ mới và khó trong bài ; lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn khá dài . 
- HS luyện đọc theo cặp. 1,2 HS đọc cả bài. GV đọc mẫu bản tin với giọng thông báo tin vui, rõ ràng. rành mạch, tốc độ khá nhanh. 
Hoạt động 3 (12’). Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Chỉ đề của cuộc thi vẽ là gì ? (Em muốn sống an toàn)
+Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ? (Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức) 
+ Điều gì cho thâý các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ? (Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được...) 
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? (phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có thể phòng tránh tai nạn mà còn biêt thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.) 
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ? HS phát biểu. GV chốt lại : Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng : + Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. 
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (10’).
Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin. GV hướng dẫn các em có giọng đọc đúng với một bản thông báo tin vui : nhanh, gọn, rõ ràng. 
- GV đọc mẫu đoạn tin 1. Sau đó, hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin.
Hoạt động nối tiếp (3’) : Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin trên.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ........................................................................................................................................................................
TOáN
TIếT 116. LUYệN TậP
I. MụC TIÊU : Giúp HS : 
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. 
- Bài tập cần làm : bài1, 3 
II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1 (5’). Củng cố kiến thức về so sánh hai phân số : 
- 1 HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số. Thực hiện : 
- HS làm nháp. HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 2. Luyện tập( 33phút)
- Giáo viên lưu ý các tính chất của phép cộng phân số chỉ giới thiệu qua các phép tính cụ thể để HS biết thực hành. 
Bài 1 : GV viết lên bảng phép tính 3 + 
- GV hỏi HS thực hiện phép cộng này như thế nào ? 
- Phải viết số 3 dưới dạng phân số 3 = 
 Vậy : 3 +
 Viết gọn : 3 + 
- GV cho HS tính : và : 
- GV cho HS làm tương tự các phần a). b). c). 
- Gọi HS nói kết quả, nêu nhận xét. Sau đó GV phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số. 
Bài 3 : GV gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ nhật. 
- Cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- Tìm nửa chu vi hình chữ nhật là làm như thế nào ? (Lấy chiều dài cộng với chiều rộng)
Giải : Nửa chu vi của hình chữ nhật là : (m)
- Cho cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu cách làm và kết quả. 
- GV chữa bài. 
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp ( 2phút): Gv nhận xét tiết học và dặn dò.
- Cho HS nhắc lại nội dung củng cố trong tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 24 : GIữ GìN CáC CÔNG TRìNH CÔNG CộNG
I. MụC TIÊU : Học xong bài này, HS :
- Biết được vì sao phải để bảo vệ công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- GDKNS : Kĩ năng xác định các giá trị tinh thần ở những nơi công cộng. 
+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. TàI LIệU Và PHƯƠNG TIệN
- Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 4).
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh, đỏ, trắng.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
Hoạt động 1 : Kiểm tra kĩ năng ý thức bảo vệ các công trình công cộng
- Thế nào là lịch sự với mọi người.Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ?
Hoạt động2 : Báo cáo về kết quả điều tra (bài tập 4, SGK)
1. Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
2. Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo, như :
- Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
- Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
3. GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (bài tập 3, SGK)
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống.
- Các nhóm HS thảo luận theo từng nội dung, 
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận về từng tình huống .
2. GV kết luận :
- ý kiến (a) là đúng.
- Các ý kiến (b), (c) là sai.
Kết luận chung : GV mời 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối : HS thực hiện các nội dung ở mục Thực hành trong SGK.
- Chuẩn bị bài 12 :Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 28 tháng 2 năm 2012
TOáN 
TIếT 117 : PHéP TRừ PHÂN Số
I. MụC TIÊU : Giúp HS 
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số. Bài tập cần làm : bài1, bài 2a,b
II. Đồ DùNG DạY HọC : HS chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 2cm. chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo. 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1(5 phút) : Củng cố cách quy đồng hai phân số: 
Gọi HS nói cách làm, tính và nêu k/quả .
Hoạt động 2(8’): Giới thiệu cách trừ phân số 
- GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần. GV cho HS trả lời có bao nhiêu phần của băng giấy (có băng giấy ). 
- GV cho HS cắt lấy từ băng giấy đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. 
- Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ? 
- HS thực hiện, so sánh và trả lời : Còn băng giấy. Có băng giấy cắt đi băng giấy còn băng giấy. 
Hoạt động 3(9’). Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số 
- GV ghi lên bảng : Tính : 
- GV gợi ý từ cách làm với băng giấy, hãythực hiện phép trừ để được kết quả 
- Có 5 - 3 = 2, lấy 2 là tử số, 6 là mẫu số được phân số HS làm : =
- Muốn kiểm tra phép trừ ta ta làm thế nào ? HS trả lời : lại bằng phép cộng +=
- HS nhắc lại cách trừ hai phân số gọi HS nhắc lại qui tắc trừ hai phân số cùng mẵu số. 
Hoạt động 4(16’). Thực hành 
Bài 1 : GV gọi HS phát biểu cách trừ phân số cùng mẫu số. 
- Cho HS tự làm vào vở, HS lên bảng. Cho HS nhận xét kết quả bài làm trên. 
Bài 2 : a) GV ghi phép trừ , rồi hỏi học sinh : Có cách nào đưa hai phân số trên về hai phân số có cùng mẫu số được không, bằng cách nào? 
- GV nói có thể rút gọn trước khi trừ : =
GV cho HS tư làm các phần b). c ) d) vào vở. 
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp ( 2phút): GV nhận xét tiết học và dặn dò. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................
CHíNH Tả
TUần 24 
NGHE VIếT : HOạ Sĩ TÔ NGọC VÂN
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU
- Nghe - viết đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân; trình bầy đúng bài chính tả văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a ( phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn : tr /ch );bài 3
II. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1. Củng cố kỹ năng viết bài (5’)
 GV mời HS đọc cho 2 - 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức 
*Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh nghe - viết (20’):
- GV đọc bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và các từ được chú giải. HS theo dõi trong SGK, xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những chữ viết hoa (Tô Ngọc Vân, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương,..),những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày. 
- Đo ...  cách phân loại ý kiến của HS :
- Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế, giới hình ảnh, màu sắc; Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ con người. 
+ ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.=>+ Kết luận (mục Bạn cần biết trang 96SGK). Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò đối với đời sống của động vật. 
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và Kể ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nu”i
Bước 1: y/cHS làm việc theo nhóm và phát phiếu ghi các câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
Bước 2 : HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
+ Câu hỏi thảo luận nhóm. Thư kí ghi lại các kiến của nhóm.
Bước 3 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Câu 2 : Động vật kiếm ăn ban đêm : sư tử, chó sói. mèo, chuột, cú,...
+ Động vật kiếm ăn ban ngày : gà, vịt trâu, bò, hươu, nai,...
Câu 3 : Mắt của các động vật kiến ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
+ Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng. tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối.
+ Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
HĐ nối tiếp : Nhận xét chung giờ học; Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
lịch sử 
Tiết 24 : ÔN TậP
I - MụC TIÊU 
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV)(tên sự kiện , thời gian sảy ra sự kiện )
+ VD: năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân , 981cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất ....
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đền thời kỳ Hậu Lê (thế kỷ XV)
II - Đồ DùNG DạY HọC 
- Băng thời gian (trong SGK) phóng to.
- Một số tranh, ảnh lấy từ bài 7 đến bài 9. 
II - CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU .
* Hoạt động1 : Thảo luận nhóm
Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỷ XV.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh và yêu cầu các em hoàn thành nội dung phiếu.
- Học sinh nhận phiếu sau đó.
Nội dung phiếu học tập như sau:
Phiếu học tập
Họ và tên:
1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây:
Năm
938
1009
1226
1400
Thế kỷ XV
Các Giai đoạn lịch sử
Hoạt động 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học 
 - GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai nội dung (mục 2 và mục 3 trong SGK).
 - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp GV kết luận. 
- Giáo viên giới thiệu chủ đề cuộc thi, sau đó cho học sinh xung phong thi kể 
+ Kể về sự kiện lịch sử: sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? ý nghĩa?
+ Kể về nhân vật lịch sử: tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà.
- Học sinh dùng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ trong bài kể.
- Giáo viên tổng kết cuộc thi, tuyên dương, động viên.
* Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét đánh giá chung tiết học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau bài : Trịnh - Nguyễn phân tranh
thể dục
PHốI HợP CHạY , NHảY Và CHạY MANG VáC
TRò CHƠI : “KIệU NGƯờI ”
I. Mục tiêu 
 -Ôn phối hợp chạy nhảy và học chạy mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
 -Trò chơi: “Kiệu người” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tuơng đối chủ động. 
II. Địa điểm – phương tiện 
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1 . Phần mở đầu 
-Tập hợp lớp, ổn định; GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động: HS khởi động xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông vai. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
2 . Phần cơ bản
a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
 * Ôn bật xa 
 -GV chia tổ, tổ chức cho HS tập luyện tại những nơi quy định. Yêu cầu hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích 
*Tập phối hợp chạy nhảy 
- GV nêu tên bài tập; GV nhắc lại cách tập luyện phối hợp, làm mẫu. 
 TTCB: Khi đến lượt các em tiến vào vị trí xuất phát, chân sau kiểng gót, mũi chân cách gót chân trước một bàn chân, thân hơi ngả ra trước, hai tay buông tự nhiên hay hơi gập ở khuỷ. 
 Động tác: Khi có lệnh, mỗi em chạy nhanh đến vạch giới hạn giậm nhảy bằng một chân bật người lên cao về phía trước. Khi hai chân tiếp đất, chùn chân để giảm chấn động, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. 
- GV điều khiển các em tập theo lệnh còi.
b. Trò chơi: “Kiệu người”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi; Nêu tên trò chơi. 
- GV giải thích cách chơi và làm mẫu động tác :
 Cách chơi : Khi có lệnh bắt đầu, hai người làm kiệu hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm để người được kiệu ngồi lên phần bốn tay nắm với nhau của hai người làm kiệu. Người được kiệu quàng hai tay qua cổ và bám vào vai bạn. Sau đó hai người làm kiệu nhanh chóng kiệu bạn đến vạch đích. Khi đến đích đổi người ngồi kiệu và làm kiệu, cứ như vậy khi nào cả ba người đều được ngồi kiệu và kiệu về đến đích thì trò chơi tạm dừng. 
- GV tổ chức cho HS thực hiện thử một vài lần; sau đó chơi chính thức .
3 .Phần kết thúc : 
- Đi thường theo nhịp vừa đi vừa hát. 
- Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng : như gập thân. 
- GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
thể dục
BậT XA - TRò CHƠI : “KIệU NGƯờI ”
I. Mục tiêu 
- Ôn tập bật xa. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác và nâng cao thành tích. 
- Trò chơi: “Kiệu người ” Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Địa điểm – phương tiện 
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, thước dây, đệm. Kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1 . Phần mở đầu 
-Tập hợp lớp, ổn định; GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động: HS khởi động xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông vai. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
2 . Phần cơ bản
 a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
 * Ôn tập bật xa :
- Lần lượt từng em thực hiện bật xa rơi xuống đệm, đo thành tích của lần nhảy xa hơn. 
- GV bao quát chung và yêu cầu HS giữ gìn trật tự kỉ luật. 
* Tập phối hợp chạy, mang,vác: 
- GV nêu tên bài tập; cách tập luyện phối hợp, chạy, mang, vác và làm mẫu. 
+ Khi có lệnh số 1 chạy nhanh đến vòng tròn, đặt một chân vào vòng tròn, rồi chạy về vạch xuất phát trao bóng cho số hai. Sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng, số 2 thực hiện như số 1, cứ lần lượt như vậy cho đến hết . 
- GV điều khiển các em tập theo lệnh còi.
- GV chia tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. 
b. Trò chơi: “Kiệu người”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi; -Nêu tên trò chơi. GV nhắc lại cách chơi. 
 Cách chơi : Khi có lệnh bắt đầu, hai người làm kiệu hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm để người được kiệu ngồi lên phần bốn tay nắm với nhau của hai người làm kiệu. Người được kiệu quàng hai tay qua cổ và bám vào vai bạn. Sau đó hai người làm kiệu nhanh chóng kiệu bạn đến vạch đích. Khi đến đích đổi người ngồi kiệu và làm kiệu, cứ như vậy khi nào cả ba người đều được ngồi kiệu và kiệu về đến đích thì trò chơi tạm dừng. 
 -GV tổ chức cho HS thực hiện thử một lần. 
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Thi giữa các tổ với nhau, nhắc các em khi chơi cần đảm bảo an toàn. GV khuyến khích thi đua giữa các nhóm, tổ với nhau. 
3 .Phần kết thúc 
 -Đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu. 
 -GV nhận xét. 
 -GV giao bài tập về nhà “n bật xa, tập phối hợp chạy, mang , vác và nhảy dây kiểu chụm chân .
ĐịA Lí
TIếT 23 : THàNH PHố Hổ CHí MINH
I - MụC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TPHCM: 
+ Vị trí TP.HCM nằm ở Đ BNBộ ven sông Sài Gòn .
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn : các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng, hoạt động thương mại rất phát triến.
- Chỉ được thành phố HCM trên bản đồ, lược đồ . 
II - Đồ ĐùNG DạY HọC : Các bản đồ : hành chính, Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
III - CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU
A- KT BC : Ng/nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ? 
B –BàI MớI : 
1. Thành phố lớn nhất cả nước
* Hoạt động : Làm việc cả lớp
GV hoặc HS chỉ vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
 * Hoạt động 2 : Làm việc theo nóm 
 Bước 1 : Các nhóm thảo luận theo gợi ý :
- Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, SGK, hãy nói về Thành phố Hồ Chí Minh : 
- Thành phố nằm bên sông nào ? - Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ?
- Thành phố được mang tên Bác từ năm nào ?
- Trả lời câu hỏi của mục trong SGK.
Bước 2 : Các nhóm trao đổi kết quả, thảo luận trước lớp.
- HS chỉ vị trí và mô tả về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS quan sát bảng số liệu trong SGK nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với Hà Nội xem diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội ?
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Bước 1 : HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, vốn hiểu biết :
- Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. 
- Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn. 
- Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. 
Bước 2 : HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng. 
- GV nhấn mạnh : Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất ; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất ; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất ; là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất,... 
- Nếu có bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, GV cho HS tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh, gắn tranh, ảnh sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ. 
HĐ nối tiếp : Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài : Thành phố Cần Thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_nam_hoc_2011_2012_nguyen_dang_duc.doc