Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Toán

Phép nhân phân số

I. Mục tiêu : Giúp học sinh

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A. Kiểm tra bài cũ:

Hai HS lên bảng hiện phép tính: + và -

HS nói cách cộng và trừ hai phân số khác mẫu số

B. Bài mới

1.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật

GV cho HS nói cách tính diện tích hình chữ nhật. Đưa ví dụ

Hỏi muốn tính diện tích hình chữ nhật này ta làm thế nào ? Lấy

2. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số

GV cho HS tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ

Cho HS quan sát hình vẽ như SGK

 

doc 17 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 25 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25 
 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm2010
Toán 
Phép nhân phân số
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật
Biết thực hiện phép nhân hai phân số
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS lên bảng hiện phép tính: + và - 
HS nói cách cộng và trừ hai phân số khác mẫu số
B. Bài mới 
1.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
GV cho HS nói cách tính diện tích hình chữ nhật. Đưa ví dụ 
Hỏi muốn tính diện tích hình chữ nhật này ta làm thế nào ? Lấy 
2. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
GV cho HS tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ
Cho HS quan sát hình vẽ như SGK
Hỏi hình vuông có cạnh dài 1m thì có diện tích là bao nhiêu (1m2)
Hình vuông có 15 ô mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ? m2
Hình chữ nhật (phần tô mầu) chiếm 8 ô vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu: m2
Phát biểu quy tắc nhân hai phân số 
Từ phần trên GV gợi ý để hs nêu diện tích của hình chữ nhật là =(m2)
GV cho học sinh quan sát hình vẽ và phép tính trên nhận xét 
 8 (Số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x 2. 15 (Số ô của hình vuông) bằng 5 x 3 
Như vậy = = 
Từ ví dụ trên HS rút ra qui tắc : Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ?
Hs phát biểu – GV chốt lại. Cho nhiều học sinh nhắc lại 
3.Thực hành 
Bài 1: HS vận dụng qui tắc để tính 
Bài 2(t/c): HS nêu yêu cầu của bài rút gọn rồi tính. GV làm mẫu hướng dẫm trước cho hs 1 phép tính 
Tương tự hs làm các phần còn lại (lưu ý hs rút gọn nếu có)
Bài 3: HS tự làm vào vở không cần vẽ hình 
Bài giải : Diện tích hình chữ nhật là (m2) Đáp số m2
4. Củng cố dặn dò 
Nhắc lại cách nhân 1 phân số với 1 phân số 
Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau .
Tập đọc 
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu :
Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài . biết đọc diễn cảm bài văn – giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời tên cướp cục cằn hung dữ. Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh kiên quyết, đầy sức mạnh) 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chinh nghĩa chiến thắng sự hung bạo 
II. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ : 
2Hs đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời các câu hỏi về nội dung 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu chủ điểm , và bài học 
2. Hướng dẵn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài đọc 3 lượt 
GV kết hợp giup các em hiểu nghĩa những từ khó được chú giải sau bài giải nghĩa thêm từ hung hãn ( sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng những hành động tàn ác thô bạo ) hướng dẵn HS đọc đúng các câu hỏi 
HS luyện đọc theo cặp . Một -2 em đọc cả bài 
GV đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ ràng dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ hung hãn của tên cướp vẻ oai nghiêm của bác sĩ 
b.Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm lướt bài để trả lời các câu hỏi 
? Tính hung hãm của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào (đập tay xuống bàn quát mọi người im, thô bạo quát bác sĩ Ly “ Có câm mồm không ? rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly )
? Lời nói cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là là người như thế nào? (là người nhân hậu, điền đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu chống cací sấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm )
? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp ? (Một đằng đức độ, hiền từ và nghiêm nghị, một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng) 
? Vì sao bác sĩ LY khuất phục được tên cướp biển hung hãn? hs trả lời 3 ý đã cho (Vì sao bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải GV? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? Phải đấu tranh một các không khoan nhượng với cái sấu cái ác 
c. Hướng dẵn hs đọc diễn cảm 
- Một tốp 3 hs đọc truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, tên cướp, bác sĩ Ly )
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật )
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học 
Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân.
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu : 
Ôn tập củng cố cho hs các kiến thức đạo đức từ tuần 19 - đến tuần 24 ( các bài kính trọng và biết ơn người lao động đến bài giữ gìn các công trình công cộng 
- Rèn luyện cho hs kỹ năng thực hành sử lý các tình huống 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. Kiểm tra bài cũ
Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng? 
Em đã làm gì điểm giữ gìn các công trình công cộng?
B. Dạy bài mới 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
GV phát biểu ghi các câu hỏi gợi ý hs ôn tập theo các câu hỏi 
a. Hãy nêu những câu ca dao tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện  nói về người lao động
b. Em cùng các bạn thảo luận sử lý tình huống sau 
Hôm nay đến lượt tổ Lan trực nhật. Lan rủ Hùng ra ngoài chơi. Theo em Hùng nên làm gì trong tình huống đó ví sao ?
c. Lan nghe thấy các bạn trong lớp nhại lại tiếng 1 người bán hàng rong Lan sẽ 
d. Trên đường đi học về Bình rủ Đông vẽ lên bảng tin ở đầu xóm. Nếu là Đông em sẽ làm gì?
e. Em ước mơ lớn lên sẽ làm nghề gì? vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình ngay từ bây giờ em phải làm gì ?
2. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học 
Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau 
_______________________________________________________
 Khoa học 
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I. Mục tiêu: 
Sau bài học hs có thể 
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng  để bảo vệ đôi mắt .
- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt 
- Biết tránh và không đọc sách ở nơi ánh sáng yếu 
II. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng 
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu những trường hợp ánh sánh quá mạnh có hại cho mắt .
GV cho hs thảo luận nhóm dựa vào kinh nghiệm và hình cung cấp trong sgk để tìm hiểu về việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra 
Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp 
GV: Trong một số trường hợp ứng sử với ánh sáng để bảo vệ đôi mắt như: Đội mũ rộng vành , đeo kính râm 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết 
HS làm việc theo nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi trang 99 sgk yêu cầu nêu lý do lựa chọn của mình 
GV cho hs thảo luận chung cả lớp 
GV hỏi thêm 
+ Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu ở phía bên tay phải
Cho HS làm việc cá nhân theo phiếu 
1- Em có đọc viết dưới ánh sáng yếu bao giờ không? 
 a,Thỉnh thoảng b,Thường xuyên 
 c, Không bao giờ 
2 - Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1. Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi 
3 - Nếu chọn trường hợp a hoặc b ở câu 1 Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc viết dưới ánh sáng quá yếu 
GV giải thích khi đọc viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa sách và mắt ở cự ly 30cm. Không được đọc viết ở nơi ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào . 
3.Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học 
Dặn dò học sinh tuân thủ các qui định khi đọc viết ở nhà, ở lớp .
 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Tập đọc 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giong đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm lạc quan của các chiến sĩ lái xe
Hiểu ý nghĩa bài thơ : Qua hình ảnh đọc dáo của những chiếc xe khong kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước 
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 
 a.Luyện đọc 
HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ đọc 3 lượt . GV sửa lỗi đọc cho hs. Lưu ý học sinh ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ:
 Không có kính không/ phải xe không có kính 
 Nhìn thấy gió / vào xoa mắt đắng 
 Thấy con đường/ chạy thẳng vào tim 
HS luyện đọc theo cặp . Một đến hai hs đọc cả bài 
GV đọc diễn cảm toàn bài khổ 1-2 dòng đầu - giọng kể bình thản, 2 dòng sau – ung dung 
Khổ 2 Nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh đẹp,gây ấn tượng mạnh mẽ 
Khổ 3 giọng vui coi thường khó khăn gian khổ 
Khổ 4 Giọng nhẹ nhàng tình cảm 
Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm 3 khổ đầu 
Hỏi: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thầnh dũng cảm và lòng hăng hái của các 
 CS lái xe (Bom giật, bom dung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng: Không có kính ừ thì ướt áo 
HS đọc thầm khổ thơ 4
? Tình đồng đội đồng chí của các chiến sĩ được thể hiện qua các câu thơ nào ? (Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay qua của kính vỡ rồi  đã thể hiện tình đồng chí đồng đội thắm thiết giữa các chiến sĩ lái xe.
HS đọc thầm cảc bài thơ 
? Hình ảnh những chiếc xe không kính băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? (Các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm bất chấp bom đạn của kẻ thù )
GV đó cũng là khí thế quyết thắng xẻ dọc trường sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ 
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
Bốn hs nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện tình cảm 
GV hd các em luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1và 3 
d. HS nhẩm thuộc lòng bài thơ hs thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ cả bài thơ 
3.Củng cố bài 
GV hỏi hs về ý nghĩa bài thơ 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn dò chuẩn bị cho bài sau 
_____________________________________________________ 
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
- Biết cách nhân phân số với số tự nhiện và cách nhân số tự nhiên với số thập phân 
- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên là tổng của ba phân số bằng nhau củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài 1: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên 
GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính trong phần mẫu 
GV hướng dẫn hs chuyển về phép nhân 2 phân số (viết 5 thành rồi vận dụng quy tắc đã học = GV hd cách viết gọn = 
 Tương tự hs làm các phần b, c, d theo cách viết gọn. GV gọi hs chữa bài nhận xét 
Bài 2: Thực hiện phép nhân số tự nhiê ... ủa bài toán 
GV ? muốn tìm của 12 ta làm như thế nào ? 
Muốn tìm của số 12 ta lấy số 12 nhân với 
GV cho hs nhắc lại ( chưa nêu thành qui tắc khái quát )
GV cho hs làm một số thí dụ để củng cố 
VD tìm của 15 , Tìm của 18 
2. Thực hành 
HS dựa vào bài mẫu ( Trong phần lý thuyết, tự làm lần lượt các bài 1,2,3 trong sgk 
Bài 1: 
Bài giải
Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là
35 = 21 (học sinh )
Đáp số 21 học sinh
HS có thể trình bày 35 : 5 3 = 21 HS 
Bài 2,(3t/c): 
Tiến hành tương tự như bài 1 
GV gọi hs lên chữa bài nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học, hs nhắc lại muốn tìm của 12 ta làm như thế nào ? 
Dặn dò chuẩn bị giờ sau .
 Tập làm văn 
Luyện tập tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu : 
1.Tiếp tục rèn cho hs kỹ năng tóm tắt tin tức 
2.Bước đầu làm quen với việc tự viết tin tóm tắt tin về các hoạt động học tạp sinh hoạt diễn ra xung quanh .
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra một hs nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV đọc bài tập 2
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài 1,2: - Hai học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung BT 2,1
GV : muốn tóm tắt tin tức các em phải nắm thật chắc nội dung bản tin
 Yêu cầu cả lớp đọc lại các tin
 HS đọc thầm 2 đoạn tin, tóm tắt nội dung mỗi tin bằng một hai câu viết lại vào vở bài tập
 HS nối tiếp nhau đọc hai tin đã tóm tắt. GV nhận xét
Bài 3.- HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV lưu ý học sinh 
 + Bước một tự viết tin
 + Bước hai tóm tắt lại tin đó
Kiểm tra hs đã chuẩn bị cho nội dung bản tin như thế nào; đã tìm hiểu tình hình hoạt động của chi đội , liên đội của trường; nhắc các em cần nêu các sự việc, kèm các số liệu liên quan trong bản tin ( nếu có )
Một vài HS nói tin các em sẽ viết
HS viết tin và tóm tắt tin vào vở hoặc vở bài tập, đổi vở để sửa bài cho nhau
HS nối tiếp nhau đọc bản tin trước lớp. Cả lớp nhận xét bình chọn bạn viết tin hay , tóm tắt tin ngắn gọn đủ ý nhất
3. Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học,
Dặn HS hoàn thiện bài tập, chuẩn bị bài sau
______________________________________________________________________________
Chính tả ( nghe viết )
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu: 
Nge viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển 
Luyện viết đúng những âm đầu và vần dễ lẫn 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A.Kiểm tra bài cũ 
B.Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẵn học sinh nghe viết 
GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK 
HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc hs chú ý các trình bày lời đối thoại những từ nghữ trong bài dễ viết sai (đứng, phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị 
GV cho hs luyện viết các từ này 
HS gấp sgk Gv đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho hs viết 
GV đọc cho hs soát lỗi 
Thu chấm và chữa một số lỗi phổ biến 
3. Hướng dẵn hs, làm bài tập chính tả 
Bài 2a: GV lưu ý hs tiếng điền vào phảI hợp với nghĩa của câu, phải viết đúng chính tả nên dựa vào nội dung của câu dựa vào các từ đứng trước hoặc sau ô trống 
HS đọc thầm và trao đổi nhóm 
Gvgọi hs đọc đoạn văn thơ đã điền nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a, Gian – giờ – dải –gió – ràng (rệt)- rừng 
b, mênh - lệnh - đênh – lên – lênh khênh – ngã kềnh ( là cái thang )
3. Củng cố bài 
GV nhận xét tiết học 
Nhắc hs ghi nhớ cách viết từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài 
Lịch sử 
Trịnh nguyễn phân tranh
I. Mục tiêu : 
Học song bài này hs biết 
- Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và bắc triều, tiếp dó là Đàng trong và Đàng ngoài 
- Nhân dân bị đẩy vào các cuộc chiến tranh phi nghĩa cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên 
- Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ
Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của từng giai đoạn nước Đại Việt thời Trần.
Lớp và gv nhận xét 
B. Bài mới 
1. Hoạt động 1 Làm việc cả lớp
GV dựa vào sgk và tư liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của chiều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI 
2. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
GV giải thích cho hs về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chi Nam triều và Bắc triều 
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
GV cho học sinh trả lời các câu hỏi 
+Năm 1592, ở nước ta có sự biến đổi gì ?
+Sau năm 1952, tình hình nước ta như thế nào ?
+Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ra sao 
GV gọi 2-3 hs lên bảng trình bày cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn 
4. Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp 
GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi 
C1.Chiến tranh Nam triều, Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ? GV tổ chúc cho hs trao đổi để di đến kết luận 
C1 Vì quyền lợi, các họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau 
C2 Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt 
5. Củng cố dặn dò 
Đọc phần bài học 
Nhận xét giờ học.
Chuần bị bài sau 
___________________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Toán 
Phép chia phân số
I. Mục tiêu
Giúp học sinh thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược ) 
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs làm lại bài tập 2
 B. Bài mới 
1. Hoạt động 1. Giới thiệu phép chia phân số 
GV nêu ví dụ hs đọc lại 
 ? Muốn tìm chiều dài HCN khi biết diện tích và chiều rộng ta làm như thế nào? 
Học sinh trả lời: GV ghi bảng : 
Gv nêu cách chia 2 phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược) 
Gv cho hs hiểu phân số đảo ngược Vd: đảo ngược là trong ví dụ này phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số 
Kết luận ta có : = = . Chiều dài hình chữ nhật là m
GV cho học sinh thử lại bằng phép nhân = = 
Gv cho hs nhắc lại cách chia phân số Cho hs vận dụng tính : 
2. Thực hành 
Bài 1(3 số đầu): cho hs làm bài rồi chữa 
HS nêu miệng các phân số đảo ngược vd phân số đảo ngược là 
Bài 2: Cho hs áp dụng qui tắc vừa học để tính 
a. : = = 
GV gọi 3 hs lên bảng mỗi em làm một phần dưới lớp làm vào vở 
Bài 3a: Tiến hành như bài 1 
GV cho hs làm từng cột 3 phép tính 
 = , : = , : = = 
Bài 4(t/c): HS đọc đầu bài nêu yêu cầu 
? Muốn tìm chiều dài HCN khi biết diện tích và chiều rộng ta làm như thế nào 
HS trả lời GV cho hs giải bài toán một hs lên bảng trình bày 
Chiều dài của hình chữ nhật là 
 = m , Đáp số m 
3. Củng cố dặn dò 
Nhắc lại cách chia phân số 
 Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau 
___________________________________________________________________
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành các cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn
II. Các hoạt động dạy học
 A. Kiểm tra bài cũ
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ làm bài 
HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài GV gợi ý HS thử ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp 
HS cả lớp suy nghĩ làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả - nhận xét chốt lại lời giải đúng
 Tinh thần dũng cảm Em bé liên lạc dũng cảm 
 Hành động dũng cảm Dũng cảm nhận khuyết điểm 
 Dũng cảm xông lên Dũng cảm cứu bạn 
 Người chiến sĩ dũng cảm Dũng cảm chống lại cường quyền
 Nữ du kích dũng cảm Dũng cảm trước kẻ thù 
 Dũng cảm nói lên sự thật 
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc hết các từ ở cột A mới đến các từ giảI nghĩa ở cột B)
GV cho HS thử ghép lần lượt từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ. Để kiểm tra có thể dùng từ điển
HS suy nghĩ phát biểu ý kiến – Nhận xét chốt lại lời giải đúng
 (gan góc - chống chọi,kiên cường, không lùi bước) 
 (gan lì - gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì- Gan dạ không sợ nguy hiểm)
Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài tập gợi ý cho hs chọn những từ ngữ có sẵn điền vào các chỗ trống để tạo ra câu có nội dung thích hợp 
GV cho HS trao đổi nhóm đôi. Gọi hai HS lên bảng điền – nhận xét
Anh Kim Đồng là một người liên lạc dũng cảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc anh cũng gặp những giây phút hết sức nguy hiểm. Anh đã hy sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mã mãi
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học
Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ được cung cấp chuẩn bị bài sau
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng mở bài
trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu : 
- HS nắm được hai cách mở bài trục tiếp , gián tiếp trong bài văn mô tả cây cối 
- Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối 
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài 1: hs đọc yêu cầu của bài học, tìm sự khác nhau trong hai cách mở bài của hai đoạn văn tả cây hồng nhung , phát biểu ý kiến . GV kết luận: Điểm khác nhau của hai cách mở bài .
Cách 1 : Mở bài trực tiếp – Giới thiệu ngay cây hoa cần tả 
Cách 2: Mở bài gián tiếp – Nói về mùa xuân các loài hoa trong vườn , rồi mới giới thiệu cây hoa cầm tả 
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài nhắc cho học sinh, nhắc cho hs 
+ Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý (cây phượng ở giữa sân trường, cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà hoặc cây dừa đầu xóm)
HS viết đoạn văn. Hs nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm cho những mở bài hay 
Bài 3: HS đọc yêu câu của bài 
 GV dán tranh ảnh một số cây 
Hs suy nghĩ, trả lời lầm lượt từng câu hỏi trong sgk hình thành các ý cho một đoạn mở bài 
Hoàn chỉnh. HS nối tiếp nhau phát biểu GV nhận xét góp ý
 Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài gợi ý cho hs viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của bài tập 3
HS viết đoạn văn sau đó từng cặp đổi bài góp ý
HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp , nhận xét khen ngợi những hs viết tốt 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu hs về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây 
- Chuẩn bị bài sau 
Ngày 10/3/2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 251.doc