Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 25 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I/Mục tiêu
-Ôn tập từ bài8 đến bài 11
-Học sinh nêu được các việc làm thể hiện lòng yêu lao động ,kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và bảo vệ đươc các công trình công cộng
II/Hoạt động dạy học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 25: NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 21/02/11 Đạo đức Toán Tập đọc Lịch sử SHĐT 25 121 49 25 25 Thực hành kĩ năng Luyện tập Khuất phục tên cướp biển Ôn tập Trịnh – Nguyễn phân tranh Thứ 3 22/02/11 Mĩ thuật Thể dục Chính tả Khoa học Toán LT & C 25 49 25 49 122 49 Nghe-vieát: Khuất phục tên cướp biển Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt Luyện tập Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Thứ 4 23/02/11 Thể dục Tập đọc Toán Kể chuyện Địa lý Kĩ thuật 50 50 123 25 25 25 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Luyện tập Những chú bé không chết Thành phố Cần Thơ Chăm sóc rau, hoa (tiết 2) Thứ 5 24/02/11 Toán Anh văn TLV LT&C Khoa học 124 50 49 50 50 Tìm phân số của một số Luyeän taäp Tóm tắt tin tức MRVT: Dũng cảm Nóng, lạnh và nhiệt độ Thứ 6 25/02/11 TLV Toán Âm nhạc Anh văn SHL 50 125 25 50 25 LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối Phép chia phân số Sinh hoạt cuối tuần TUẦN 25 Thứ hai, ngày 21 tháng 02 năm 2011. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 25 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I/Mục tiêu -Ôn tập từ bài8 đến bài 11 -Học sinh nêu được các việc làm thể hiện lòng yêu lao động ,kính trọng và biết ơn người lao động, lịch sự với mọi người và bảo vệ đươc các công trình công cộng II/Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hãy viết ,vẽ, hoạt kể về một công viểctong tương lai mà em thích +Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ? +Lí do em thích công việc hay nghề nghiệp đó +Để thực hiện được ước mơ của minh ngay từ bây giờ em cần thực hiện những công việc gì? - Giáo viên sẽ đưa ra 3 ô chữ nội dung có liên quan đến một số câu tục ngữ hoạt những câu thơ mỗi dãy sẽ tham gia đoán ô chữ 1.Đây là bài ca dao ca ngợi những nhười lao động này Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 2.Đây là bài thơ của Tố Hữu mà nội dung nói về công việc luôn gắn với chiếc chổi tre. 3.Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Đây là câu nới nổi tiếng của Hồ Chủ tịc về người lao động nào ? 4./Đây là người lao động luôn đối mặt với nguy hiểm, những kẻ tội phạm - Em hiểu nội dung ý nghĩa câu tục ngữ ca dao sau đây thế nào? +Lời nói chẵng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau +Học ăn ,học nói ,học gói ,học mở +Lời chào cao hơn mâm cỗ -Giáo vciên đưa ra 3 ô chữ và những lời gợi ý học sinh phải đoán xem đó là ô chữ gì 1./ Đây là việc làm nên tránh thường xảy ra ở các công trình công cộng như hang đá, công viên. 2./ Trách nhiệm bảo vệ công trình công cộng thuộc về đối tượng này 3./ Công trình công cộng còn gọi là gì của tất cả mọi người -Yêu cầu hs kể về các mẫu chuyện về việc giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng -Lần lượt từng học sinh nêu -Các dãy lần lượt tham gia đoán ô chữ N Ô N G D Â N ( 7chữ cái ) L A O C Ô N G ( 7chữ cái ) G I Á O V I Ê N (8 chữ cái ) C Ô N G A N (6 chữ cái ) -Học sinh thảo luận nhóm và giải thích nội dung ý nghĩa các cầu tục ngữ ca dao trên K H Ắ C T Ê N ( 7chữ cái ) M Ọ I N G Ư Ờ I (8 chữ cái ) T À I S Ả N C H U N G (11 chữ cái ) -Tấm gương của các chiến sĩ công an truy được kẻ trộm tháo ốc đường ray -Các bạn học sinh tham gia thu don rác cùng bác dân phố gần trường _________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân hai phân số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Bài mới: a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật - Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính) - Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng - Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm sao? b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số b.1. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ - Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình) - Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? - Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô? - Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? b.2. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số - Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết - 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? - 15 là gì của hình vuông? - Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi hs lên tính kết quả) - Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm sao? Kết luận: Ghi nhớ SGK/132 3) Thực hành: Bài 1: Yc hs thực hiện vào bảng con *Bài 2: Gọi hs nêu yc - HD mẫu câu a, các câu còn lại yc hs tự làm bài (gọi 2 hs lên bảng làm) Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - YC hs tự làm bài vào vở (1 hs lên bảng lớp thực hiện) - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân hai phân số ta làm sao? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập - Lắng nghe - Thực hiện B: 5 x 3 = 15 (m2) - Ta thực hiện phép nhân - Diện tích hình vuông là 1m2 - Mỗi ô có diện tích là: 2 - Được tô màu 8 ô - Bằng m2 2 - số ô của hình chữ nhật (4x2) - số ô của hình vuông (5x3) - Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. - Vài hs đọc lại - HS thực hiện vào bảng a) - rút gọn trước rồi tính a) b) c) - 1 hs đọc đề bài - Tự làm bài Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số: m2 - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời đươcï các câu hỏi trong SGK). KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Ra quyết định. - Ứng phó, thương lượng. - Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích. II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đoàn thuyền đánh cá Gọi hs đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì? - Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - YC hs quan sát tranh minh họa chủ điểm: Tranh vẽ những ai? (GV có thể gợi ý) - Đây là những người con ưu tú của đất Việt, những người con anh dũng dám hi sinh bản thân mình vì lí tưởng cao đẹp như Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng hay cứu hai em nhỏ như anh Nguyễn Bá Ngọc. Đó chính là nội dung chính của tuần 25,26,27. Bài đầu tiên của chủ điểm, các em sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược nhau (qua tranh). Vì sao có cảnh tượng này? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. 2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài + Lượt 1: Luyện phát âm: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài (phần chú giải) KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Bài đọc với giọng thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài: KNS*: - Ứng phó, thương lượng. - Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích. - YC hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Những TN nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? - Yc hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? - Thấy tên cướp biển như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? - YC hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? - Tên cướp biển cũng có thể sợ bác sĩ Ly đưa ra toà, nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải nể sợ. - Truyện đọc Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? c) HD đọc diễn cảm - Gọi 3 hs đọc theo cách phân vai. - Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng. - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai + Gv đọc mẫu + YC hs luyện đọc trong nhóm 3 + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay C/ Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài? KNS*: - Ra quyết định. - Kết luận nội dung đúng (mục I) - Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly - Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật - Bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2 hs lên đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. - Những người quả cảm - Tên chủ điểm gợi cho em nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ, dám hi sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lí tưởng cao đẹp - Tranh vẽ: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc,... - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài + Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ. + Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới + Đoạn 3: Phần còn lại - Luyện cá nhân - Lắng nghe, giải thích - Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. - HS luyện đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Những TN: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. - Các chi tiết: tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có âm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. - Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn kh ... lạnh, ta làm gì? - Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng nếu vật đó quá nóng mà chúng ta sờ vào thì sẽ bị hỏng tay. Vậy để biết chính xác nhiệt độ của vật, ta dùng nhiệt kế để đo. Tiết học hôm nay, cơ sẽ giới thiệu với các em một loại nhiệt kế, cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng, lạnh - Các em hãy kế tên một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày? - Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK/100 và đọc nội dung dưới mỗi hình. - Trong 3 cốc nước trong hình vẽ thì cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? - GV: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. Kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác, điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. - Trong hình 1, cốc nào có nhiệt độ cao nhất? Cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất? Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản - YC hs quan sát hình 2 và nêu công dụng của loại nhiệt kế tương ứng. - Giới thiệu: Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng nhiệt kế. Hình 2a là nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b là nhiệt kế để đo nhiệt độ kh. khí - Cầm nhiệt kế cho cả lớp quan sát: Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân (một chất lỏng óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại, sau thời gian ta lấy ra thì mức ngừng lại đó chính là nhiệt độ của vật. Khi đọc, các em nhớ là nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông gốc với n. kế. - YC hs quan sát hình 3 SGK/101, sau đó gọi hs đọc nhiệt độ ở hai nhiệt kế. - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? - Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? - Gọi 1 hs lên bảng, Gv vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống, sau đó đặt nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay lại . Khoảng 5 phút lấy nhiệt độ ra. - Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh khoảng 370C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức 37 độ C thì đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa trị. Thực hành đo nhiệt độ - YC hs thực hành trong nhóm 6 đo nhiệt độ của cơ thể bạn và 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội. - Gọi hs đọc nhiệt độ và đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/101 - Nên có nhiệt kế ở nhà để đo nhiệt độ của cơ thể khi cần thiết. - Bài sau: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt) hs trả lời 1)Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, khi đi ngoài nắng các em cần đội nón rộng vành, mang kính râm, tránh ánh sáng của đèn pin, laze chiếu vào mắt 2) Aùnh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. Aùnh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ti vi cũng làm hại mắt. - Ta có thể sờ vào. - Lắng nghe + Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi canh đang nóng, bàn ủi đang ủi đồ + vật lạnh: Nước đá, đồ trong tủ lạnh - Quan sát và đọc: a) cốc nước nguội, b) cốc nước nóng; c) cốc nước có nước đá. - Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b - Lắng nghe - Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước có nước đá có nhiệt độ thấp nhất. - hình 2a: nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí - Lắng nghe - Đọc: nhiệt độ là 30 độ C - 100 độ C - 0 độ C - 1 hs lên bảng thực hiện - 1 hs đọc to trước lớp 37 độ C - HS lắng nghe - Chia nhóm thực hành đo, ghi lại kết quả - Đọc kết quả đo - Vài hs đọc trước lớp Thứ sáu , ngày 25 tháng 02 năm 2011 Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 50: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ Mục tiêu: Nắm được hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát trong bộ ĐDDH - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập tóm tắt tin tức - Gọi hs đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động của chi đội, liên đội của trường mà em đang học hoặc tìm về hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Trong bài văn miêu tả có những cách MB nào? - Các em đã học về loại văn miêu tả đồ vật. Hãy nhớ lại và cho cơ biết: Thế nào là MB trực tiếp? Thế nào là MB gián tiếp? - Bài văn miêu tả cây cối cũng có những cách MB giống văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết MB cho bài văn miêu tả cây cối theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. 2) HD làm bài tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung - Các em hãy đọc thầm lại 2 cách MB và tìm cách khác nhau trong 2 cách MB trên. - Gọi hs phát biểu Bài 2: Gọi hs đọc yc - Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây trên. MB gián tiếp các em chỉ cần viết 2-3 câu. (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs làm bài trên phiếu lên bảng dán và trình bày - Cùng hs nhận xét - Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs. Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Các em hãy hoạt động nhóm 4. Ghi nhanh 4 câu hỏi lên bảng - Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Dựa vào các câu trả lời ở BT3, các em hãy viết 1 đoạn MB giới thiệu chung về cây định tả - Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. - Cùng hs nhận xét C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn MB giới thiệu chung một cái cây (BT4). Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tiết sau. - Nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện theo yêu cầu - MB trực tiếp, MB gián tiếp - MB trực tiếp là giới thiệu nhay đồ vật định tả. MB gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Tự làm bài - Điểm khác nhau của 2 cách MB + Cách 1: MB trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả + Cách 2: MB gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. - 1 hs đọc yêu cầu - Lắng nghe, tự làm bài - Dán phiếu và trình bày - Nhận xét - Đọc đoạn văn của mình a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. - 1 hs đọc yêu cầu - Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý. - Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Cây bàng này do các anh chị lớp trước trồng. Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em. - 1 hs đọc yêu cầu - Tự làm bài - Đọc trước lớp đoạn MB của mình. * MB trực tiếp: Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thườc kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!" * MB gián tiếp: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua cúc, hồng, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: " Ôi, cây hoa đẹp quá!" - Lắng nghe, thực hiện _____________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai dảo ngược. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tìm phân số của một số - Gọi hs lên bảng thực hiện: + Tìm của 12 quả cam + Tìm của 15 - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách thực hiện phép nhân phân số. Tiết toán hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết cách thực hiện phép chia phân số 2) HD thực hiện phép chia phân số - Nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng . Tính chiều dài của hình đó. - Muốn tính chiều dài của của hình chữ nhật ta làm sao? - Ghi bảng: = - Nêu cách chia: thực hiện phép chia này ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. (ghi thêm vào VP). Trong ví dụ này, phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số . Vậy chiều dài của hình chữ nhật là: - Muốn thử phép chia ta làm sao? - Muốn thực hiện phép chia phân số ta làm sao? - YC hs thực hiện tính 3) Thực hành Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - YC cả lớp thực hiện vào B Bài 2: YC hs thực hiện B Bài 3: Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - Muốn tính chiều dài hình chữ nhật ta làm sao? - YC hs tự làm bài C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân phân số ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện - 12 x 15 x - Lắng nghe - Nghe và nêu lại bài toán - Ta lấy diện tích chia cho chiều dài - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ - Ta lấy thương nhân với số chia - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp - 1 hs đọc to trước lớp - Thực hiện B: - Thực hiện B a) a) - Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp Chiều dài của hình chữ nhật là: Đáp số: - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược ______________________________________________ Môn: ÂM NHẠC ______________________________________________ Môn: ANH VĂN _____________________________________________ Tiết 25: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: