Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc

Tiết 21: LUYỆN TẬP .

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức & Kĩ năng:

 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận .

 - Chuyển đổi dược đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây .

 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào .

2 - Giáo dục:

- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.

HS - SGK, V3

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ : Giây - thế kỉ

 GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. GV nhận xét

c. Bài mới:

Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 5
**********************
Thứ - ngày
Môn
Tiết
Bài dạy
TL
Hai
17/09/2012
Toán
21
Luyện tập .
Tập đọc
9
Những hạt thóc giống .
Mỹ Thuật
5
Thường thức mĩ thuật : Xem tranh phong cảnh .
Lịch sử
5
Nước ta dưới ách đô hộ của các triệu đại PK .
SHĐT
5
Sinh hoạt dưới cờ.
Ba
18/09/2012
Toán
22
Tìm số trung bình cộng .
Chính tả
5
Những hạt thóc giống . ( Nghe viết )
LT&C
9
Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng .
Đạo đức
5
Biết bày tỏ ý kiến . ( Tiết 1 ) (GDBVMT )
Thể dục
9
Trò chơi : " Bịt mắt bắt dê "
Anh văn
5
GV chuyên
Tư
19/09/2012
Toán
23
Luyện tập .
Tập đọc
10
Gà Trống và Cáo .
Địa lý
5
Trung du Bắc Bộ .
Kỹ thuật
5
Khâu thường . ( Tiết 2 )
Thể dục
10
Quay sau,đi đều vòng phải,vòng trái đứng lại.TC:..
Anh văn
6
GV chuyên
Năm
20/09/2012
Toán
24
Biểu đồ .
LTừ&C
10
Danh từ .
Âm nhạc
5
Ôn tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe.Giới thiệu hình nốt ...
Khoa học
9
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn .
Tập làm văn
9
Viết thư . ( Kiểm tra viết )
Sáu
21/09/2012
Toán
25
Biểu đồ . ( Tiếp theo )
Tập làm văn
10
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
Kể chuyện
5
Kể chuyện đã nghe, đã đọc .
Khoa học
10
Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm(GDBVMT)
Sinh hoạt lớp
5
Khâu thường . ( Tiết 2 )
GDNGLL
4
Nguyên nhân gây tai nạn GT ,em cần làm gì để thực hiện ATGT
* GDBVMT: 
 + ĐĐ : Liên hệ Nhơn Mỹ, ngày tháng 09 năm 2012
 + KH : Liên hệ / Bộ phận Tổ trưởng
*KNS: 
 + ĐT,ĐĐ ; KH
* SDNLTK&HQ: 
 + ĐĐ : Liên hệ
 Trịnh Thị Thùy Trang
Tuần : 5 Thứ hai, ngày 17 tháng 09 năm 2012 .
TOÁN 
Tiết 21: 	 LUYỆN TẬP .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
	- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận .
	- Chuyển đổi dược đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây .
	- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào .
2 - Giáo dục: 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Giây - thế kỉ
	GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. GV nhận xét
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: 
2. Các hoạt động:
Hoạt động1: Ngày - tháng - năm
Bài tập 1:
GV giới thiệu cho HS: năm thường (tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày)
GV hướng dẫn HS tính số ngày trong tháng của 1 năm dựa vào bàn tay. 
Bài tập 2: 
 Tương tự bài 1. * Tiểu kết : Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm. Nắm được năm thường có 365 ngày và năm nhuận có 366 ngày.
Hoạt động 2: Thế kỷ
Bài tập 3:
b)Hướng dẫn HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi .
- Từ đó xác định tiếp thế kỉ .
* Tiểu kết : Biết cách tính mốc thế kỉ
* Làm việc cá nhân.
- HS đọc đề bài
* HS làm bài và sửa bài.
* HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm (thường, nhuận) rồi viết kết quả vào chỗ chấm
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
* Làm việc theo nhóm đôi
HS đọc đề bài , xác định năm sinh của Nguyễn Trãi . Từ đó xác định tiếp năm 1380 thuộc thế kỉ nào?
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
 4. Củng cố : (3’)
Tiết học này giúp em điều gì cho việc sinh hoạt, học tập hàng ngày?
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
Nhận xét lớp. 
Làm bài 2 , 4 trang 26
Chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng
Tập đọc 
Tiết 9: 	NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện .
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm, dám nói lên sự thật ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 )
* HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi 4 SGK .
2 - Giáo dục :
 - HS phát huy được tính trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
* Kĩ năng sống: - Xác định giá trị .
	 - Tự nhận thức về bản thân .
	 - Tư duy phê phán . 
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	Tranh minh hoạ nội dung bài học.
Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Tre Việt Nam
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1 . Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 4 đoạn.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài , sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ hơi , giọng đọc . Hướng dẫn đọc đúng câu hỏi , câu cảm.
- Đọc diễn cảm cả bài.
*Tiểu kết: Đọc trơn toàn bài. Đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .( KNS: - Xác định giá trị .)
* Đoạn 1 : Ba dòng đầu
* Đoạn 2 : Năm dòng tiếp
* Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo
* Đoạn 4 : Đoạn cuối bài 
*Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm dám nói lên sự thật.
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- GV đọc mẫu bài văn, tổ chức đọc diễn cảm.
*Tiểu kết: Đọc phân biệt lời các nhân vật ( chú bé mồ côi , nhà vua ) với lời người kể chuyện ; đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- HS quan sát tranh 
a) Đọc thành tiếng: 
* Chia đoạn. Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. -Đọc nối tiếp từng đoạn cả bài. 
 Đọc thầm phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
b) Đọc tìm hiểu bài
* HS đọc thầm tồn truyện và trả lời câu hỏi:
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
* HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 - Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
- Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không ?
* HS đọc to và trả lời câu hỏi:
-Theo lệnh vua, chú bé Chăm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì ? Chôm làm gì ?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
* HS đọc tiếp và trả lời câu hỏi:
Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?
* HS đọc tiếp và trả lời câu hỏi:
- Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?
c) Đọc diễn cảm (KNS: - Tự nhận thức về bản thân . - Tư duy phê phán . Thảo luận nhóm – xử lí tình huống )
- 4 HS nối tiếp nhau đọc. Tìm hiểu cách đọc.
- Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ý chính của câu truyện ?
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
 - Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng chính trực.
- Chuẩn bị : Gà trống và Cáo
Lịch sử 
Tiết 5:	 NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng:
- biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938 .
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán ):
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý .
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán .
* HS khá, giỏi : Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn độc lập .
2 - Giáo dục:
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược , giữ gìn nền văn hố dân tộc .
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Hình ảnh minh hoạ
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Phiếu học tập của HS 
- Bảng thống kê	 
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Nước Âu Lạc
Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
Người Lạc Việt & người Âu Việt có những điểm gì giống nhau?
GV nhận xét
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài mới: 
Nước ta dưới ách đô hộ phong kiến phương Bắc.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Tìm hiểu về nước ta dưới ách áp bức bốc lột của phong kiến phương Bắc 
- GV đưa mỗi nhóm một bảng thống kê (để trống, chưa điền nội dung), yêu cầu các nhóm so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ
- GV nhận xét 
- GV giải thích các khái niệm chủ quyền , văn hóa .
-Tiểu kết: Nước ta bị phong kiến phương Bắc cai trị hơn 1000 năm; mất chủ quyền, kinh tế và văn hố bị phụ thuộc. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân ta.
- GV đưa phiếu học tập (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột các cuộc khởi nghĩa để trống)
-Tiểu kết: Suốt hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta không ngừng khởi nghĩa. 
Làm việc theo nhóm
HS Quan sát lược đồ và đọc SGK.
HS có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống, sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả làm việc
Làm việc cá nhân
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa .- - HS báo cáo kết quả làm việc của mình .
4. Củng cố : (3’)
- Trò chơi “Ai?” “Khi nào?”.
Chia lớp thành 2 đội. Một đội đặt câu hỏi, một đội trả lời. 10 câu hỏi về các cuộc khởi nghĩa.
Đội nào trả lời đúng và nhiều thì thắng cuộc.
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về đọc lại bài và học ghi nhớ.
- Chuẩn bị : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Thứ ba, ngày 18 tháng 09 năm 2012 .
Toán 
Tiết 22:	TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng:
	- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số .
- Biết cách tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
2 - Giáo dục:
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh hoạ can dầu
 Bìa cứng minh hoạ tóm tắt bài tốn b trang 29
HS : - SGK, V3, bảng con.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Luyện tập
 - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. GV nhận xét
c. Bài mới:
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu:Số trung bình cộng.
 GV cho HS đọc đề , quan sát , tóm tắt nội dung bài toán.
Gạch dưới các yếu tố đề bài cho 
- Treo tranh minh hoạ và chỉ vào hình minh hoạ.
Nêu câu hỏi gợi ý 
GV theo dõi, ghi nhanh cách giải nhận xét và giới thiệu:
Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Ta gọi số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4
GV lưu ý: ..rồi chia tổng đó cho 2 ;2 ở đây là số các số hạng
*Tiểu kết: Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số
2. Các hoạt động ...  nối nhau đọc nội dung bài tập
- HS suy nghĩ và tưởng tượng để viết tiếp phần thân đoạn còn thiếu.
- HS đọc phần thân đoạn các em đã viết.
-Lớp nhận xét
4. Củng cố : (3’)
- Nhắc lại ghi nhớ.
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học. 
	- Chép lại đầy đủ đoạn văn thứ 2 với cả 3 phần: mở đầu, thân đoạn, kết thúc đã hoàn chỉnh vào vở.
	- Chuẩn bị Trả bài văn viết thư
Kể chuyện 
Tiết 5:	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC .
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
	- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực .
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện .
2 - Giáo dục:
-HS yêu thích các truyện có trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam
CHUẨN BỊ:
GV: 	- Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
 - Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC) , tiêu chuẩn đánh giá bài KC
HS : SGK.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : 
GV yêu cầu 1 HS kể lại tồn bộ câu chuyện “ Một nhà thơ chân chính”
GV nhận xét- khen thưởng
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , giảng giải, động não , thực hành .
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1. Giới thiệu truyện:
Kể tên các truyện đã học nói về tính trung thực.
Kể truyện về những con người có tính trung thực.
2. Các Hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
GV hướng dẫn HS gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại)hoặc được đọc về tính trung thực. 
Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề 
GV dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện.
Lưu ý: những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những truyện trong SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngồi SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn ham đọc truyện, nghe được nhiều nên tự tìm được câu chuyện.
*Tiểu kết: Chọn lựa truyện theo đề tài
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
*Tiểu kết: Nắm nội dung câu chuyện.
* Hoạt động 3: Thi kể.
Mỗi HS kể xong đều phải nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô, của các bạnvề nhân vật, chi tiết , ý nghĩa câu chuyện. Ví dụ:
-Vì sao bạn kính trọng nhân vật chính của câu chuyện? 
- Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? 
- Qua câu chuyện, bạn hiểu ra điều gì?...
* GV đưa bảng phụ viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
 *Tiểu kết: Kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Hiểu trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Một người chính trực, một nhà thơ chân chính, những hạt thóc giống
1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm toàn bộ đề bài, gợi ý trong SGK.
 HS tiếp nối đọc gợi ý 1 - 2 - 3 - 4:
- Nêu một số biểu hiện về tính trung thực?
- Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
- Kể chuyện 
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
 HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là chuyện về một người dám nói ra sự thực , dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối hay truyện về người không tham của người khác.
+ Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo nhóm đôi, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Lưu ý với những chuyện khá dài không có khả năng kể gọn lại, nên kể 1, 2 đoạn và nói lời hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
+ Thi kể chuyện trước lớp
Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo tiêu 
chuẩn đánh giá:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngồi SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
4. Củng cố : (3’)
- Cả lớp bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất 
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
- Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Khoa học 
Tiết 10:	ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được :
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an tồn ( giữ được chất dinh dưỡng ; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh ; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất ; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người ).
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an tồn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn ; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay ; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
2 - Giáo dục:
	- Có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
	* GDBVMT: cần sử dụng thức ăn hợp lý ; biết sử lý những thức ăn và thực phẩm phân tích sạch và không sạch ; biết cách bảo vệ . 
	* Kĩ năng sống : - Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín .
	 - Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn .
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Các hình vẽ trong SGK
- Chuẩn bị theo nhóm một số rau quả, một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : 
Tại sao phải ăn phối hợp béo động vật-thực vật?
Ích lợi của muối i-ốt là gì?
c. Bài mới:
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới: 
 - Biết Ăn nhiều rau và quả chín - sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tình hình vệ sinh ở nơi bán và chế biến thực phẩm
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế đến tình hình vệ sinh nơi các bạn sống.
- GV chốt ý khi các nhóm trình bày.
Tiểu kết:Nhận xét đánh giá về tình hình vệ sinh ở nơi bán và chế biến thực phẩm.
Hoạt động 2: Ăn rau quả chín và sử dung thực phẩm sạch.
- GV đặt vấn đề cho mỗi nhóm.
 *Nhóm 1:
 a/ Cách chọn thức ăn tươi, sạch.
 b/ Cách nhận ra thức ăn ôi, héo.
 c/ Cách chọn đồ hộp
 *Nhóm 2
 d/ Tại sao không nên dùng thực phẩm nhuộm màu?
 e/ Thảo luận sử dụng nước sạch vào việc gì?
 f/ Sự cần thiết phải nấu chín thức ăn.
 *Nhóm 3
 g/ Tại sao nên ăn thức ăn nóng?
 h/ Tại sao phải bảo quản thức ăn?
 i/ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?
-Phát phiếu. Yêu cầu xử lí thông tin.
- GV chốt ý.
Tiểu kết:Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện.
- Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày.
Quan sát và thảo luận ( KNS: - Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín .)
- HS quan sát các hình trang 22,23/SGK và nhận xét.
+Nơi bán rau, quả, thịt cá
+ Nơi bán các đồ hộp và thức ăn khô 
Nhà bếp.
- HS chia nhóm, trao đổi theo sự điều khiển.
- HS liên hệ thực tế đến tình hình vệ sinh nơi các bạn sống.
- HS các nhóm trình bày.
*Làm việc trên phiếu ( KNS: - Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn .)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
- HS bắt đầu làm phiếu và có sự giải thích khi trình bày
Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong phiếu học tập
-HS đọc để chốt ý.
4. Củng cố : (3’)
- Thế nào là thực phẩm sạch và an tồn?
- Vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín?
* GDBVMT: cần sử dụng thức ăn hợp lý ; biết sử lý những thức ăn và thực phẩm phân tích sạch và không sạch ; biết cách bảo vệ .
5. Nhận xét - Dặn dò: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Đọc lại nội dung bạn cần biết. 
- Chuẩn bị bài: Một số cách bảo quản thức ăn.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 5.
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- 3 loại biển báo hiệu giao thông đường bộ: báo cấm, báo hiệu lệnh, báo nguy hiểm.
- Báo cáo tuần 5.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hố tuần 4.Tập trung hướng dẫn bồi dưỡng học sinh còn chậm trong đọc, viết chính tả.
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật. Chú ý giữ vệ sinh môi trường.
 3. Hoạt động nối tiếp : (20’)
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hố tuần 5
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS yếu kém
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
HĐNGLL
Tiết 4 : Nguyên nhân gây tai nạn giao thông ,em cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông
I. Mục tiêu 
- HS biết được các nguyên nhân gây tai nạn giao thông .
- Thực hiện đúng luật giao thông .
- GD hs nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về trật tự ATGT ( Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy , chở đúng số người quy định không phóng nhanh vượt ẩu , lạng lách đánh võng , không đi dàn hàng đôi, hàng ba ...) 
- Qua bài học , hs biết tuyên truyền tới người thân , bạn bè , làng xóm về luật giao thông .
II .Chuẩn bị :
 	Trò chơi “ Đèn xanh , đèn đỏ “ 
III. Cách thức tổ chức 
 	Tổ chức trong lớp
1-Khởi động : Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Đèn xanh , đèn đỏ “
- GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi 
- Cả lớp chơi , GV nhận xét và giới thiệu bài .
 2-Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông
 	- HS xung phong nêu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông .
- GV chốt : Không chấp hành luật giao thông đường bộ , không đi đúng phần đường quy định , không tuân theo tín hiệu đèn giao thông , biển báo hiệu giao thông và hiệu lệnh của cảnh sát giao thông , say rượu , chạy quá tốc độ , vượt sai quy định ...
 	- HS liên hệ bản thân . GV kết luận 
 3- Em cần phải làm gì để thực hiện ATGT
 	- GV tổ chức cho hs thi kể về những việc cần làm của các em về phòng tránh tai nạn giao thông . 
 	- GV nhận xét đánh giá và tuyên dương những hs ý thức cao trong việc phòng tránh tai nạn giao thông. 
 	- Dặn hs về tuyên truyền đến người thân và làng xóm thực hiện tốt ATGT và cách phòng tránh .
 	- Phát động phong trào thi đua thực hiện tốt ATTGT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2012_2013_nguyen_phu_quoc.doc