I . MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
Thứ hai ngày 04 tháng 03 năm 2006 ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II TẬP ĐỌC : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I . MỤC TIÊU : - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động :Hát vui 2. Kiểm tra : GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm, tranh minh hoạ chủ điểm. HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh: có thể là anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc. GV cho HS quan sát tranh minh hoạ sẽ thấy 2 hình ảnh trái ngược nhau: tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua. Ông bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết, đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tưởng này, đọc truyện các em sẽ hiểu rõ. GV ghi tựa bài lên bảng. a. Luyện đọc: HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn , đọc 2 lượt. + Đoạn 1:3 dòng đầu. + Đoạn 2: Tiêùp theo đến ttoi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới. + Đoạn 3: còn lại GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải Hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi. HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc lại cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi: + Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua hnững chi tiết nào?( Tên chúa tàu đập tay xuốngbàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly “ cô câm mồm không?”; rút soạt dao ra, lâm lâm chực đâm bác sĩ Ly) + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? ( ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm) + Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? ( một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hãn như con thú dữ nhốt chuồng) + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? ( Vì bác sĩ bình tĩnh và kiên quyết bảo vệ lẽ phải) + Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? ( Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục.) c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: Gọi 3 HS đọc truyện theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật. GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn: “Chú tàu trừng mắt. Phiên toà sắp tới.” Nhận xét cho điểm. 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS vềnhà đọc diễn cảm câu chuyện và có thể kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau. HS đọc thi tiếp sức. Cả lớp nhận xét. HS lắng nghe. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. HS nhắc lại. 3 HS đọc nối tiếp. HS đọc chú giải. HS đọc nhóm đôi. 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe. HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét và bổ sung. HS nêu nội dung truyện 3 HS đọc theo vai. 2nhóm thi đọc. Nhận xét – khen ngợi. CHÍNH TẢ : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I . MỤC TIÊU : - Nghe viết đúng chính tả, trình đúng đoạn văn trong truyện Khuất phục tên cướp biển. - Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( r/ d/ gi/; ên/ ênh). II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 3, 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2 hay 2b. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/ Khởi động: Hát vui 2/ Kiểm tra: GV gọi 1 HS đọc nội dung BT 2a cho 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở nháp. 3/ Bài mới : * Giới thiệu bài: GV đọc mẫu đoạn viết bài Khuất phục tên cướp biển. HS đọc thầm doạn văn và tìm từ ngữ khó viết trong viết vào bảng con: đúng phắt, rút soạt,quả quyết, nghiêm nghị. GV nhắc HS cách trình bày lời đối thoại. HS gấp sách lại .GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV đọc lại HS soát lỗi . HS trao đổi chéo vở nhau KT lỗi. GV chấm điểm một số vở. Nhận xét chung. LUYỆN TẬP. GV yêu cầu HS đọc BT 2a. GV nêu yêu cầu: Tiếng điền vào phải hợp với nghĩa của câu, phải viết đúng chính tả. Muốn tìm tiếng thích hợp, em dựa vào nội dung của câu, dựa vào nghĩa của các từ đứng trước hoặc sau ô trống. HS đọc thầm đoạn văn và trao đổi nhóm. GV dán 2 tờ phiếu viết nội dungBT, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn sau khi đã điền xong. Cả lớp chọn nhóm thắng cuộc. Lời giải đúng: không gian, bao giờ, dãi dầu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng. 4/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài. 2 HS lên bảng viết. HS lắng nghe. HS đọc thầm. Viết vào bảng con HS viết vào vở. Chấm chữa lỗi. 1 HS đọc to. HS lắng nghe. 2 nhóm lên bảng thực hiện, mỗi nhóm 5 HS. HS nhận xét. TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Giúp HS rèn kĩ năng cộng và trừ phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 . Khởi động : Hát vui. 2 . Kiểm tra bài cũ : GV cho 2HS lên sửa bài. ? = ? 3 . Dạy bài mới : Bài 1 : GV cho HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số. GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả. Bài 2 : Cách l,àm tương tự. GV : Muốn thực hiện các phép tính 1 + và 3 ta phải làm như thế nào ? Sau đó cả lớp nhận xét. Bài 3 : Đây là dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính. -Số hạng chưa biết của một tổng. - Số bị trừ trong phép trừ. - Số trừ trong phép trừ. GV gọi HS nhận xét các kết quả. GV kết luận. Bài 4 : GV cho HS làm vào vở. Sau đó chữa bài. Chũa bài : Bài 5 : GV cho HS tự làm bài.. GV hướng dẫn ,cho HS ghi bài giải vào vở. 4.Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét ưu, khuyết điểm. - Chuẩn bị tiết sau “ Luyện tập”. HS thực hiện vào vở. 2HS lên bảng làm. HS làm vào vở , gọi hai HS lên bảng tính. 3HS phát biểu cách tìm HS làm và vở, 3HS lên bảng tìm các phần a) b) c). 3HS lên bảng làm. HS làm vào vở. Một HS lên bảng thực hiện. KHOA HỌC : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I.MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh có thể: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt. Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/ Khởi động: Hát vui 2/ Kiểm tra: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật. Nêu ví dụ? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Mục tiêu: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt, Cách tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. HS hoạt động theo nhóm, dựa vào và hình trang 98, 99 SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp. GV kết luận: Aùnh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu về một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết. + Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu. + Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? ( Che dù, đội nón hoặc đeo kính râm không nên cho ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt như: đèn, ánh nắng mặt trời) Quan sát hình 5, 6, 7,8 trang 99 SGK cho biết trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt? ( Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh, nhìn lâu vào màn hình ti vi) + Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo. GV hỏi thêm: Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên đặt đèn chiếu sáng ở tay phải? ( Vì ánh sáng sẽ bị che nên áng sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải.) GV có thể cho HS thực hành về vị trí chiếu sáng( ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn để chiếu sáng) HS nhận xét. GV gọi ... thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU : 1/ Khởi động: Hát vui. 2/ Kiểm tra: GV phát cho mỗi HS bộ mô hình lắp ghép. 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ . - Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác, được phân thành 7 nhóm chính, GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết theo mục 1 SGK. - GV cho HS tự gọi tên một vài nhóm chi tiết( nhóm trục; ốc và vít; cờ- lê; tua vít) - GV tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng theo nhóm đôi. - GV chọn số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp - Cho các nhóm kiểm tra tên gọi nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ. HOẠT ĐỘNG2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ- lê, tua vít a/ Lắp vít: - GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước: + Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua vít theo chiều kim đồng hồ. + Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau. - Gọi 2, 3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đócho cả lớp tập lắp vít. b/ Tháo vít: - Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ. - HS quan sát hướng dẫn của GV. - HS thực hành cách tháo vít. - Trong quá trình HS thực hiện GV đi từng bàn giúp đỡ HS làm chưa được. Sau khi thực hiện xong HS sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau thực hành. Đại diện tổ lên phát cho các bạn. HS quan sát và lắng nghe. HS đọc tên các chi tiết. Đọc theo nhóm đôi ( 1 HS hỏi và 1 HS đọc tên các chi tiết) Đại diện các nhóm thực hiện. HS quan sát. 2, 3 HS lên thuqcj hiện Cả lớp nhân xét. Cảlớp sắp xép vào hộp. Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2006 LỊCH SỬ : TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH I. MỤC TIÊU : Học sinh học xong bài này biết được: Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đấtnước từ đây bị chia cắt thành Nam triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhận dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên. Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Khởi động : Hát vui 2/ Kiểm tra: - Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê? - Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hoá tiêu biểu cho giai đoạn này? 3/ Bài mới: - Giới thiệu bài: GV ghi tạ bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG 1: Làm việc cả lớp - GV cho HS dựa vào SGK hướng dẫn HS mô tả sư ïsuy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI. HOẠT ĐỘNG 2: Làm việc cả lớp GV giới thiệu cho HS về nhân vật lịch sử Mạc ĐăngDung và sự phân chia Nam Triều và Bắc Triều. HOẠT ĐỘNG 3: Làm việc cá nhân - GV cho HS làm vào phiếu BT. + Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì? + Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào? + Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn ra sao? - Gọi 1 vài HS lên bảng trình bày cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. - GV treo lược đồ địa phận Bắc Triều – Nam Triều và Đàng Trong Đàng Ngoài HS lên bảng chỉ giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. HOẠT ĐỘNG 4: Làm việc nhóm đôi GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau: + Chiến tranh Nam Triều và bắc Triều, cũng như chiến tranh Trịnh Nguyễn diễn ra vì mục đích gì? + Cuộc chiến tranh đã gây hậu quả gì? - GV cho HS trao đổi và trình bày kết quả . - GV kết luận:- Vì quyền lời, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. - Nhận dân lao động cực khổ, đất nước chia cắt. - HS đọc lại bài học. 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Học bài và chuẩn bi bài sau. 2 HS lànn lượt trả lời HS lắng nghe. HS phát biểu HS khác bổ sung HS lắng nghe. HS làm vào phiếu bài tập. 1 HS lên bảng thực hiện.Cả lớp nhận xét và sửa. HS lên bảng chỉ vị trí. Thảo luận nhóm. Đaị diện vài nhóm trình bày. HS đọc bài học. TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn niêu tả cây cối. Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây coiá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh một vài cây, hoa để hS quan sát, làm BT3 Bảng phụ viết dàn ý quan sát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Khởi động: Hát vui 2/ Kiểm tra: GV kiểm tra 2 HS làm lại BT3 ( Luyện tập tóm tắt tin tức) 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với 2 cách mở bài( trực tiếp và gián tiếp) trong một bài văn. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. LUYỆN TẬP: - Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn miêu tả cây hồng nhung. - HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: + Cách 1: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập, nhắc HS: + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. + Đoạn mở bài gián tiếp có thể 2 hoặc 3 câu, không phải nhất thiết phải viết thâät dài. - HS viết đoạn văn vào VBT. - HS đọc tiếp nối đọc đoạn viết của mình. - Cả lớp nhận xét, GV chấm điểm cho những đọan mở bài hay. Bài tập3:HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán tranh, ảnh một số cây. - HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh. HS nối tiếp nhau phát biểu. GV nhận xét góp ý. Bài tập 4: GV nêu yêu cầu của bài, gợi ý cho HS viết một đoạn mở baì theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên trả lời dàn ý của BT3. - HS viết đoạn văn. Sau đó, từng cặp đổi bài góp ý cho nhau. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp. Trước khi đọc , nói rõ đó là mở bài trực tiếp hay gián tiếp. - GV nhận xét khen ngợi vàchấm điểm cho HS viết tốt. 4/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cây. Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó, chuẩn bị tiết học sau. 2 HS lần lượt đọc BT3 đã làm tiết trước. HS lắng nghe. 1 HS to. Phát biểu ý kiến.HS khác bổ sung. HS lắng nghe. HS làm bài vapò VBT. Vài HS đọc đoạn viết của mình. Cả lớp nhận xét. HS quan sát . Suy nghĩ và viết vào nháp và lần lượt trình bày. HS làm bài vào vở. Trao đổi vở kiểm tra. HS đọc nối tiếp đoạn đã viết. HS và GV nhận xét. TOÁN : TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ MỤC TIÊU : Giúp HS biết cách giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vẽ sẵn hình sau lên giấy khổ to : Nếu không có điều kiện thì dùng hình vẽ trong SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Khởi động : Hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ : - Củng cố : Nêu tính chất kết hợp của phép cộng và tính chất giao hoán của phép cộng. 3. Dạy bài mới : a) Giới thiệu cách tìm phân số của một số * GV có thể nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số. Chẳng hạn : GV nêu câu hỏi : của 12 phần quả cam là mấy phần quả cam ? Cả lớp tính nhẩm. GV gọi HS nói cách tính: của 12 quả cam là : 12 : 3 = 4 (quả) b) – GV nêu bài toán : Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả cam ? - Cho HS quan sát hình vẽ GV đã chuẩn bị trước. Gợi ý để HS nhận thấy số cam nhân với 2 thì được số cam. Từ đó có thể tìm số cam trong tổ theo các bước sau : + Tìm số cam trong rổ. + Tìm số cam trong rổ. GV ghi : số cam trong rổ là : 12 : 3 = 4 (quả) số cam trong rổ là : 4 x 2 = 8 (quả) Vậy của 12 quả cam là 8 quả cam. - GV nêu : Ta có thể làm số cam trong rổ như sau : 12 x = 8 ( quả ) - Hướng dẫn HS nêu bài giải của bài toán. Bài giải số cam trong rổ là : 12 x = 8 (quả) Đáp số : 8 quả cam. - Từ đó, GV hỏi để HS phát biểu được : “ Muốn tìm của số 12 ta lấy 12 nhân với ” Chẳng hạn : Tìm của 15, tìm của 18. b) Thực hành HS dựa vào bài mẫu ( trong phần lí thuyết ) tự làm lần lượt các bài 1, 2, 3 trong SGK. Bài 1 : Bài giải Số HS xếp loại khá của lớp đó là : 35 x = 21 (học sinh) Đáp số : 21 học sinh khá. Bài 2 : GV gọi HS thực hiện. Bài giải Chiều rộng của sân trường là : 120 x = 100 (m) Đáp số : 100m. Bài 3 : GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. Bài giải Số học sinh nữ của lớp 4A là : 16 x = 18 (học sinh) Đáp số : 18 học sinh nữ. 4.Củng cố – dặn dò : - Nhận xét ưu, khuyết điểm. - Chuẩn bị tiết sau : “ Phép chia phân số”. HS thực hiện, nhắc lại quy tắc. HS làm vào vở. 2HS lên bảng làm. HS nêu quy tắc “ Muốn tìm phân số của một số”. HS thực hiện. HS làm vào vở. HS lên bảng giải. HS làm vào vở, HS làm vào tờ phiếu to. HS làm vào vở , HS Lên bảng giải . HÁT NHẠC : ÔN TẬP BA BÀI HÁT VÀ NGHE NHẠC
Tài liệu đính kèm: