Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật).

 - Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

B. Chuẩn bị:

 - Vẽ hình và tô màu như sgk trên giấy khổ rộng.

C. Các hoạt động dạy- học.

I. Bài cũ:

Tính:

- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm.

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật

- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m; chiều rộng 2m? - 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở, đổi chéo nháp chấm bài bạn.

 Diện tích hình chữ nhật là:

 5 x 2 = 10 (m2)

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Thứ hai ngày 8 tháng 03 năm 2010
 Toán:
Tiết 2-4b, tiết 3-4a
Phép nhân phân số.
A. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật).
	- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
B. Chuẩn bị:
	- Vẽ hình và tô màu như sgk trên giấy khổ rộng.
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ:
Tính: 
- GV cùng HS nhận xét chung, ghi điểm.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m; chiều rộng 2m?
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở, đổi chéo nháp chấm bài bạn.
 Diện tích hình chữ nhật là: 
 5 x 2 = 10 (m2)
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng .
- HS đọc yêu cầu bài toán. Quan sát trên hình vẽ.
- GV gắn hình vẽ lên bảng:
- Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì?
- Thực hiện phép nhân: 
3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
- HS quan sát trên hình vẽ trả lời:
- Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu?
-...1m2.
- Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần ô vuông?
- Hình vuông gồm 15 ô vuôg và mỗi ô có diện tích bằng m2.
- Hình chữ nhật phần tô màu chiếm bao nhiêu ô?
-...8 ô.
- Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần m2.
- Diện tích hình chữ nhật bằng m2.
 (m2)
- Nhận xét 8 và 15 là tích của những số nào?
 8 = 4 2; 
15 = 5 3.
- Thực hiện phép nhân:
- Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?
- Qui tắc: Muốn nhân hai phân số ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.
- Lấy ví dụ và thực hiện?
- 2,3 HS lấy và yêu cầu cả lớp thực hiện ví dụ bạn vừa nêu, lớp nhận xét chữa.
4. Thực hành:
- Nêu yêu cầu của bài.
Bài 1(133).
- Yêu cầu HS tự làm bài- nêu miệng kết quả.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài và trao đổi cách làm bài.
a.
b. = 
c. = 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 2.(133)
a.
- GV cùng HS nhận xét bài- chữa bài.
b. 
c. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài, tóm tắt, phân tích bài toán.
Bài 3.(133)
- Hs đọc yêu cầu bài, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài chấm- nhận xét
 Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp số: m
 Địa lí.
Tiết 4-4b, tiết 5-4a
Ôn tập 
A. Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
 - Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
	- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
 - Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố HCM, Cần Thơ, nêu một số đặc điểm của thành phố này.
- HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Lược đồ trống VN.Tranh ảnh về các thành phố lớn.
C.Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ:
- Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Hoạt động 1: Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn. 
- Gọi HS đọc câu hỏi SGK
- Đọc câu hỏi 1.sgk/134.
-Tổ chức HS làm việc theo cặp:
- 2 em chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn tạo thành các đồng bằng: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
- Chỉ trên bản đồ lớn:
- Một số học sinh lên chỉ, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung .
- Theo dõi.
- Sông Tiền và sông Hậu là 2 nhánh lớn của sông Cửu Long, phù sa của dòng sông này tạo nên vùng đồng bằng Nam bộ .
* Kết luận: Tóm lại ý trên.
 Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam bộ .
- Tiếp nối nhau lên chỉ 9 cửa đổ ra biển của sông Cửu Long.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
- Phát phiếu học tập:
- Các nhóm nhận phiếu và trao đổi cử thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Các nhóm nêu- lớp nhận xét, bổ sung.
Đồng bằng Bắc Bộ 
Đồng bằng Nam bộ 
- Địa hình
Tương đối cao
Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước.
- Sông ngòi
Có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ sông
Không có hệ thống ven sông ngăn lũ
- Đất đai
 Đất không được bồi đắp thêm phù sa nên kém màu mỡ dần.
Đất được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ sau mỗi mùa lũ, có đất phèn mặn và chua.
Khí hậu
Có 4 mùa trong năm, có mùa đông lạnh và mùa hè nhiệt độ cũng lên cao.
Chỉ có 2 mùa mưa và khô, thời tiết thường nóng ẩm, nhiệt độ cao.
Hoạt động 3: Con người và hoạt động sản xuất ở các đồng bằng.
- Cho HS làm bài vào phiếu
- Đọc yêu cầu câu hỏi.
- Lần lượt yêu cầu HS lên đọc từng câu và trao đổi cả lớp :
- Cả lớp nêu ý kiến của mình và trao đổi.
- Nhận xét, chốt ý đúng:
- Câu đúng: b,d.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Qua bài củng cố đặc điểm của hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
 - Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Tiết 4-4b
 Ôn tập và thực hành kĩ năng 
giữa kì II.
A. Mục tiêu:
	Củng cố cho học sinh:
- Vai trò quan trọng của người lao động.
	- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi ngời.
	- Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng.
- Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động.
	- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
	- Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng.
-Thực hiện các điều học vào cuộc sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị.
	- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy- học.
1. Giới thiệu bài ôn tập.
 Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức bài 9,10,11. 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp nội dung phần ghi nhớ của bài 9,10,11?
- Từng cặp trao đổi, thảo luận, học thuộc ghi nhớ của 3 bài.
- Gọi HS trình bày:
- Nhận xét
- Lần lượt nhiều em nối tiếp nhau nêu nội dung từng bài.
- Lớp nhận xét trao đổi.
Hoạt động 2:Thực hành kĩ năng của 3 bài 9,10,11.
- Phát phiếu học tập cho HS
- Cả lớp làm phiếu.
- Thu phiếu đánh giá, nhận xét chung:
Phiếu học tập.
Bài 1: Đánh dấu x vào trước những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
a. Chào hỏi lễ phép đối với những người lao động.
b. Nói trống không với người lao động.
c. Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d. Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động.
đ. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng.
e. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.
Bài 2. hãy tỏ thái độ của mình bằng cách đánh dấu + vào ý kiến tương ứng.
a. Lịch sự là thể hiện tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
Tán thành Phân vân không tán thành
b. Chỉ cần lịch sự với khách lạ.
Tán thành Phân vân không tán thành
c. Người lớn cũng cần phải cư xử lịch sự với trẻ em.
Tán thành Phân vân không tán thành
Bài 3. Điền các từ ngữ: trách nhiệm, tài sản, lợi ích, vào chỗ trống trong các câu sau:
Công trình công cộng là......tài sản......................chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho...........lợi ích.....................của mọi người. Mọi người đều phải có.......trách nhiệm.....................bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
3. Củng cố dặn dò:
- Biết nhận xét các sự việc và các việc có ích. 
- Nhận xét giờ học.
 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
 Toán
Tiết 1-4b, tiết 2-4a
Luyện tập.
A. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Củng cố phép nhân các phân số
	- Biết nhân phân số với số tự nhiên và ngược lại
	- Giải bài toán có liên quan đến chu và diện tích hình vuông
B. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ.
- Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
- 2 HS trả lời và lấy ví dụ. Lớp cùng làm ví dụ và nhận xét.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
- GV đàm thoại để HS giải được mẫu sau:
Bài 1(133).Tính (Theo mẫu).
;
- Có thể viết rút gọn lại:
- Muốn nhân 1 phân số với số tự nhiên ta làm như thế nào?
-...Ta chỉ việc nhân tử số của phân số với số tự nhiên đó và giữ nguyên mẫu số.
- Tổ chức HS làm bảng con:
- Mỗi phần 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài cả lớp:
a.
b. c. d. 
- Dựa vào bài một để thực hiện tính bài2
- Cho HS làm bài chữa bài theo nhóm, choa các nhóm giải thích.
Bài 2. (133) Tính.
-...Ta nhân số tự nhiên với tử số của phân số và giữ nguyên mẫu số.
- GV nhận xét, kết luận.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
a. 	
b. c. d. 
- GV cùng HS nhận xét chữa bài và trao đổi cách làm.
- Khi nhân 1 với phân số nào thì cũng bằng phân số đó.
- Khi nhân 0 với phân số nào thì cũng bằng 0.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài 3. (133) Tính rồi so sánh kết quả.-.
- Lớp thi đua làm bài vào nháp.
- Yêu cầu HS tự tính và kết quả là:
- Em có nhận xét gì trong phép nhân trên?
- Một số HS trình bày miệng và lên bảng chữa bài. Lớp trao đổi, nhạn xét.
bằng tổng của 3 phân số bằng nhau, mỗi phân số bằng 
- Cho HS làm bài.
- 3 em chữa bài, giải thích cách làm.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 4. (133) Tính rồi rút gọn.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp chấm bài cho bạn.
a. b. 
c. 
- Gọi HS đọc đề toán, phân tích, tóm tắt 
Bài 5. (133)
- Tổ chức cho HS trao đổi cách giải bài toán:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV thu chấm một số bài:
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình vuông là:
 (m).
Diện tích hình vuông là:
 (m2)
 Đáp số:Chu vi: m.
 Diện tích: m2.
3. Củng cố dặn dò:
Biết nhân phân số với số tự nhiên và ngược lại.
Nhận xét giờ học.
 Khoa học
Tiết 5-4a, tiết 6-4b
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
	- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt.
	- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
	- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
B. Chuẩn bị.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
 - Kính lúp, đèn pin.
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ:
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?
- 2 HS nêu.
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?
- 2 HS nêu.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- Nhận xét, ghi điểm.
 II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
- Tổ chức thảo luận theo ... ọc thuộc bài, chuẩn bị bài 51: 2 chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh.
 Toán
Tiết 6-4b, tiết 7-4a
Ôn tập. Ki- lô - mét vuông
A. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về đơn vị đo độ dài ki- lô- mét vuông.
 - Rèn kĩ năng đổi số đo độ dài ki- lô- mét vuông và giải toán.
B Các hoạt động dạy- học:
I. Bài cũ:( không)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài- nhận xét.
Bài146(SBT)
Bài giải
Chiều rộng khu dân cư là:
3 : 3 = 1(km)
Vậy chiều rộng bằng chiều dài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- Gọi HS đọc kết quả.
- Chấm- chữa bài.
Bài 147(SBT)
a. Diện tích của Nghệ An lớn hơn diện tích Thanh Hoá. Diện tích của Thanh Hoá bé hơn diện tích Đắc Lắc.
b. Nghệ An có diện tích lớn nhất.
c. Diện tích của Nghệ An lớn hơn diện tích Đắc Lắc là:
16487 - 13084 = 3403 (km2)
3. Củng cố- dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
 Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010
 Toán:
Tiết 1-4b, tiết 2-4a
Tìm phân số của một số.
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
 Thực hiện tìm phân số của một số.
B. Chuân bị:
	Băng giấy có hình sgk.
C. Các hoạt động dạy- học.
 I. Bài cũ:
- Nêu tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng phân số? VD minh hoạ?
- HS nêu và lấy ví dụ từng tính chất và lớp cùng làm ví dụ. 
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
II.Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Cách tìm phân số của một số.
 của 12 quả cam là mấy quả?
-...là : 12:3 = 4(quả).
- GV nêu bài toán: sgk/135.
- HS quan sát trên hình vẽ:
- Tìm 1/3 số cam trong rổ?
 Số cam trong rổ là : 12:3 = 4 (quả).
 Tìm 2/3 số cam trong rổ?
 Số cam trong rổ là: 4x2=8 (quả).
Vậy 2/3 của 12 quả cam là mấy quả cam?
-....8 quả cam.
- Nêu cách giải bài toán:
Bài giải
 Số cam trong rổ là:
 = 8(quả)
 Đáp số: 8 quả cam.
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
- HS nêu: Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó nhân với phân số đó.
3. Thực hành:
- Gọi HS đọc bài toán tự tóm tắt bài toán.
Bài 1(135)
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm phiếu.
- Cả lớp làm bài vào nháp, 1 HS chữa bài, Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài cho bạn,
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài:
Bài giải.
Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là: 35 x = 21( Học sinh)
 Đáp số: 21 học sinh khá.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS chữa bài theo nhóm, nhận xét các nhóm.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 2.(135)
- HS đọc bài tóm tắt bài, lớp thảo luận làm vào phiếu theo nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
Bài giải
Chiều rộng của sân trường là:
 120 : 6 5 = 100 (m).
 Đáp số: 100m.
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài 3. (135)
xác định số và phân số. Số phải tìm.
- HS làm bài vào vở. 1HS chữa bài trên bảng
- GV thu chấm một số bài:
- Cho 1 HS chữa bài, nhận xét.
Bài giải
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
 Số học sinh nữ của lớp 4A là:
 16 =18 (học sinh)
 Đáp số: 18 học sinh nữ.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Biết thực hiện tìm phân của một số.
	- Nhận xét giờ học. 
Chính tả ( Nghe viết )
 Tiết 3-4b
 Khuất phục tên cướp biển.
A. Mục tiêu:	
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn truyện Khuất phục tên cướp biển.
	- Viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: r/d/gi.
B. Chuẩn bị.
	- Phiếu to viết nội dung bài tập 2a.
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lên đọc một số từ có âm đầu là ch/tr, cả lớp viết nháp.
- 2,3 em lên bảng viết:
Ví dụ: kể chuyện. Câu chuyện, đọc truyện, trong truyện,..
- GV tổ chức cho HS đổi chéo nháp, kiểm tra và nhận xét bài bạn.
- Nhận xét chung, ghi điểm 1 số HS.
- Lớp thực hiện yêu cầu của GV.
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
- Đọc đoạn : Cơn tức giận...thú dữ nhốt chuồng.
- 1 HS đọc to.
- Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ?
- Đứng phắt dây, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng.
- Hình ảnh nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau?
- Hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Tên cướp nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
- Đọc thầm đoạn viết và tìm từ khó viết?
- Lớp đọc thầm và HS đọc từ khó viết .
- Lớp viết bảng và nháp.
- Nhận xét chốt từ viết đúng:
- VD: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị,...
- Nhắc nhở HS trước khi viết bài:...
- Đọc lần lượt từng câu:
- Nghe viết bài.
- Soát lỗi bài của mình.
- Thu chấm một số bài:
- Đổi chéo vở soát lỗi bài của bạn.
- Cùng HS nhận xét bài viết chính tả.
3. Bài tập: 
- Đọc yêu cầu bài.
- GV phát phiếu cho HS .
Bài 2: Lựa chọn phần a.
- Đọc thầm toàn bài, suy nghĩ làm bài vào vở. 1,2 em làm vào phiếu.
- Tổ chức cho HS trình bày:
- Chốt ý đúng:
- Nêu miệng, dán phiếu.
- Lớp nhận xét trao đổi.
Thứ tự điền đúng: không gian, bao giờ, bãi dâu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
3.Củng cố, dặn dò.
	- Nhấn mạnh nội dung bài, nhận xét tiết học.
 - Nhớ các từ để viết đúng chính tả. Chuẩn bị bài giờ sau.
 Toán
Tiết 6-4a, tiết 7-4b
Ôn tập: Hình bình hành.
A. Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về hình bình hành. Đặc điểm của hình bình hành. Cách vẽ.
B. Chuẩn bị:
 - Một số hình như SBT
C. Các hoạt động dạy- học:
I Bài cũ:
 - Nêu đặc điểm của hình bình hành.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu miệng.
- Nhận xét.
Bài 148(SBT). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
- Khoanh vào ý A. AD và BC
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Chữa bài- nhận xét.
Bài 149(SBT) Đúng ghi Đ, sai ghi S
a. Đ b. S c. Đ d. S
- Nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS vẽ hình vào vở
Bài 150(SBT) Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được hình chữ nhật hoặc hình bình hành
3. Củng cố, dặn dò:
Qua bài củng cố kiến thức gì?
Về tiếp tục làm bài tập vào vở bài tập.
 Thứ bảy ngày 13 tháng 3 năm 2010
 Toán
Tiết 1-4b, tiết 2-4a
 Phép chia phân số.
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược)
 Củng cố phép nhân hai phân số.
B. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ vẽ hình như SGK, phiếu bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ .
- Nêu cách tìm phân số của một số? Nêu ví dụ minh hoạ?
- 1 HS nêu và lấy ví dụ
Tìm của 75 75 x 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Ví dụ: GV nêu ví dụ và vẽ hình lên bảng sgk/135.
- Để tính chiều dài của hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- Để thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào?
- Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Thực hiện phép chia hai phân số trên:
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- Gv cùng HS nhận xét, trao đổi và nhắc lại kết luận:
- Gọi HS lấy ví dụ minh hoạ:
- 2 HS lấy ví dụ cùng lớp thực hiện.
3. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS nêu miệng.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 1.(136)
 là ; là ; là ; là 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- GV cùng HS chữa bài, trao đổi cách làm bài.
- nêu yêu cầu của bài
Bài 2. (136). Tính
a. 
b/ : = x = 
c/ : = x = 
Bài 3. (136)
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài vào phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS chữa bài- nhận xét
- Gọi HS đọc đề toán, tóm tắt, phân tích.
 x = ; : = ; : = 
 Bài 4.(136) 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài giải
- GV thu vở chấm- nhận xét.
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 (m)
 Đáp số: m.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. 
 - Về xem lại bài.
Sinh hoạt lớp
 A. Mục tiêu:
 - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 
 - Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại.
 B. Các hoạt động
1. Nhận xét chung;
 - Lớp trưởng lên nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
 - Các tổ trưởng bổ sung ý kiến.
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cao đạt 100%.
 - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 - Có ý thức cao trong các giờ truy bài: Phan Hoàng, Đăng, Tuyên,
 - Chữ viết của một số em có tiến bộ. Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ: Khải, Hiếu,
 - Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt: Hồ Hoàng, Diệp,
 - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Tích cực chăm sóc công trình măng non.
Tồn tại:
Một số em chữ viết còn hay sai lỗi chính tả; Tuân,
2. Phương hướng tuần 26
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 25
 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .
 - Ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra giữa kì II
Toán(c)
4a-4b
Luyện tập
A. Mục tiêu:
 - Tính chất bằng nhau của phân số, cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
 - Cách trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số , mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ hai phân số.
 - Vận dụng phép cộng, trừ hai phân số để tính giá trị của biểu thức.
B. Các hoạt động dạy- học:
I. Bài cũ:
 - Muốn cộng(trừ) hai phân số cùng( khác) mẫu số ta làm thế nào?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu miệng.
- Nhận xét.
Bài 1( 79) Tính
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài- nhận xét.
Bài2(80)Tính hiệu rồi rút gọn( nếu có thể)
 ; 
Toán(c)
 4b
Luyện tập
A. Mục tiêu:
	Giúp HS :
	- Rèn kĩ năng cộng phân số.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng phân số để giải toán.
B.Chuẩn bị :
 Phiếu bài tập.BT2
C. Các hoạt động dạy - học .
I. Bài cũ:
 -Tính tổng:
 - GV nhận xét chung, ghi điểm.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập.
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp a., b. 
Bài 1(128):Tính
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Cho HS chữa bài, nhận xét giải thích cách làm.
- GV nhận xét đánh giá.
HS tự làm bài vào vở.
3 HS chữa bài, nhận xét, giải thích.
a.3+ b.
 c.
- Cho HS thảo luận điền vào chỗ trống.
- Cho nhận xét và kết luận về phép tính.
- Cho HS rút ra kết luận
- GV gắn bảng phụ, cho HS đọc lại
Bài 2(128): Tính chất kết hợp của phép cộng.
-HS làm vào phiếu theo nhóm, dán phiếu nhận xét.
( 
 (
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS chữa bài.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3.(128):
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán.
Tóm tắt: + Dài: m
 + Rộng:m
 Tính nửa chu vi.m ?
 Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
 (m)
 Đáp số: m
3. Củng cố, dặn dò:
Bài củng cố kiến thức gì?
Tiếp tục ôn luyện cộng hai phân số.

Tài liệu đính kèm:

  • doctua 25.doc