Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B

Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B

Phép nhân phân số

I. Mục tiêu : Giúp học sinh

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A. Kiểm tra bài cũ:

Hai HS lên bảng hiện phép tính: + và -

HS nói cách cộng và trừ hai phân số khác mẫu số

B. Bài mới

1.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật

GV cho HS nói cách tính diện tích hình chữ nhật. Đưa ví dụ

 

doc 43 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 25 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008
Toán 
Phép nhân phân số
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật
Biết thực hiện phép nhân hai phân số
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS lên bảng hiện phép tính: + và - 
HS nói cách cộng và trừ hai phân số khác mẫu số
B. Bài mới 
1.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
GV cho HS nói cách tính diện tích hình chữ nhật. Đưa ví dụ 
Hỏi muốn tính diện tích hình chữ nhật này ta làm thế nào ? Lấy 
2. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
GV cho HS tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ
Cho HS quan sát hình vẽ như SGK
Hỏi hình vuông có cạnh dài 1m thì có diện tích là bao nhiêu (1m2)
Hình vuông có 15 ô mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ? m2
Hình chữ nhật (phần tô mầu) chiếm 8 ô vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu: m2
Phát biểu quy tắc nhân hai phân số 
Từ phần trên GV gợi ý để hs nêu diện tích của hình chữ nhật là =(m2)
GV cho học sinh quan sát hình vẽ và phép tính trên nhận xét 
 8 (Số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x 2. 15 (Số ô của hình vuông) bằng 5 x 3 
Như vậy = = 
Từ ví dụ trên HS rút ra qui tắc : Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ?
Hs phát biểu – GV chốt lại. Cho nhiều học sinh nhắc lại 
3.Thực hành 
Bài 1: HS vận dụng qui tắc để tính 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài rút gọn rồi tính. GV làm mẫu hướng dẫm trước cho hs 1 phép tính 
Tương tự hs làm các phần còn lại (lưu ý hs rút gọn nếu có)
Bài 3: HS tự làm vào vở không cần vẽ hình 
Bài giải : Diện tích hình chữ nhật là (m2) Đáp số m2
4. Củng cố dặn dò 
Nhắc lại cách nhân 1 phân số với 1 phân số 
Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau .
Chính tả ( nghe viết )
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu: 
Nge viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển 
Luyện viết đúng những âm đầu và vần dễ lẫn 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A.Kiểm tra bài cũ 
B.Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẵn học sinh nghe viết 
GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK 
HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc hs chú ý các trình bày lời đối thoại những từ nghữ trong bài dễ viết sai (đứng, phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị 
GV cho hs luyện viết các từ này 
HS gấp sgk Gv đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho hs viết 
GV đọc cho hs soát lỗi 
Thu chấm và chữa một số lỗi phổ biến 
3. Hướng dẵn hs, làm bài tập chính tả 
Bài 2a: GV lưu ý hs tiếng điền vào phảI hợp với nghĩa của câu, phải viết đúng chính tả nên dựa vào nội dung của câu dựa vào các từ đứng trước hoặc sau ô trống 
HS đọc thầm và trao đổi nhóm 
Gvgọi hs đọc đoạn văn thơ đã điền nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a, Gian – giờ – dải –gió – ràng (rệt)- rừng 
b, mênh - lệnh - đênh – lên – lênh khênh – ngã kềnh ( là cái thang )
3. Củng cố bài 
GV nhận xét tiết học 
Nhắc hs ghi nhớ cách viết từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài 
Luyện từ và câu 
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I. Mục tiêu
 1.HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? tạo được câu kể Ai là gì từ những chủ ngữ đã cho
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. Kiểm tra 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét
Một học sinh đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm các câu văn, câu thơ làm bài vào vở bài tập, lần lượt thực hiện các yêu cầu của bài. GV gọi HS phát biểu ý kiến 
 ? Trong những câu trên câu nào có dạng Ai là gì ?
(Ruộng rẫy là chiến trường./ Cuốc cày là vũ khí. /Nhà nông là chiến sĩ. / Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của đội ta.)
GV ghi lên bảng những câu văn này, gọi HS gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu
? Chủ ngữ trong mỗi câu trên do những từ ngữ nào tạo thành 
 ( Ruộng rẫy – danh từ , cuốc cày – danh từ , nhà nông – danh từ , Kim đồng và các bạn anh do cụm danh từ tạo thành )
3.Phần ghi nhớ GV cho 3-4 HS đọc phần ghi nhớ
4. Luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài , lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK:
Tìm các câu kể Ai là gì? Xác định chử ngữ của câu 
HS làm gọi HS phát biểu – nhận xét chốt lại lời giải đúng
 Văn hoá nghệ thuật / cũng là một mặt trận. 
 Anh chị em / là chiến sĩ trên mặt trận ấy. 
 Vừa buồn mà lại vừa vui /mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.
 Hoa phượng/ là hoa học trò.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2 (đọc hết các từ ở cột A mới đọc đến các từ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì ? thích hợp về nội dung
HS suy nghĩ phát biểu – nhận xét chốt lại lời giải đúng 
 Trẻ em là tương lai của đất nước.
 Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.
 Bạn Lan là người Hà Nội.
 Người là vốn quí nhất. 
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý các từ ngữ cho sẵn là chủ ngữ của câu kể Ai là gì? Các em tìm các từ ngữ thích hợp làm vị ngữ trong câu . Cần đặt câu hỏi là gì , là ai để tìm vị ngữ của câu
GV gọi HS nối tiếp nhau đặt câu cho chủ ngữ bạn Bích Vân
Vd: Bạn Bích Vân là người Hà Nội. 
 Bạn Bích Vân là cây toán của lớp 4A.
Tiến hành tương tự với các chủ ngữ Hà Nội , dân tộc 
5. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học chuẩn bị bài sau 
Thể dục 
Phối hợp chạy, nhảy, mang, vác
Trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
I. Mục tiêu: 
Tập phối hợp chạy nhảy mang vác yc thực hiện đúng động tác ở múc tương đối đúng 
trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vào rổ 
 Yêu cầu biết cách chơi và tham gia voà trò chơi ttương đối chủ động 
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 6-10’
GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ y/c của giờ học 
Chạy chậm theo một hàng dọc 
Tập bài thể dục phát triển chung 
2. Phần cơ bản: 18-22’ 
a. Bài tập RLTTCB 
- Tập phối hợp chạy nhảy mang vác. GV hướng dẫn cách luyện tập bài tập sau đó cho hs thực hiện 1số lần và tiến hành thi đua giữa các tổ 
b. Trò chơi vận động 8-10’
Trò chơi “”Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ )
+GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách ném bóng vào rổ , hướng dẵn cách chơi, cho hs chơi thử, rồi chơi chính thức có tính số lần bóng vào rổ 
GV chia nhóm cho hs luyện tập 
Thi ném bóng vào rổ theo đơn vị tổ 
3. Phần kết thúc 4-6’
Đứng thành vòng tròn thả bóng, hít thở sâu 
GV cùng học sinh hệ thống bài 
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học 
GV giao bài tập về nhà : Nhảy dây kiểu chụm chân 
Thứ 4 ngày 5 tháng 3 năm 2008
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
- Biết cách nhân phân số với số tự nhiện và cách nhân số tự nhiên với số thập phân 
- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên là tổng của ba phân số bằng nhau củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài 1: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên 
GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính trong phần mẫu 
GV hướng dẫn hs chuyển về phép nhân 2 phân số (viết 5 thành rồi vận dụng quy tắc đã học = GV hd cách viết gọn = 
 Tương tự hs làm các phần b, c, d theo cách viết gọn. GV gọi hs chữa bài nhận xét 
Bài 2: Thực hiện phép nhân số tự nhiên với phân số GV hướng dẫn làm tương tự như bài 1 
HS nêu cách tính 
Bài 3: Tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên 
Cho hs nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài ( trước hết hs tính và sau đó so sánh 
Kết quả . Từ kết quả 	HS nêu ý nghĩa của phép nhân 
 chính là 
Bài 4: HS tính rồi rút gọn 
VD 
Hs có thể rút gọn trong quá trình tính: 
Bài 5: Hs tự làm rồi chữa bài 
 Bài giải : Chu vi hình vuông là m
Diện tích của hình vuông là m2 Đáp số CV: m, DT: 
 GV cho hs nêu lại qui tắc tính chu vi và diện tích hình vuông 
	3,Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau 
Kể chuyện 
Những chú bé không chết
I. Mục tiêu :
 Rèn luyện kỹ năng nói
- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ hs kể lại được câu chuyện đã nghe co thể phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt 
- Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện ( ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù sâm lược, bảo vệ tổ quốc, biết đặt tên khác cho chuyện 
- Rèn luyện kỹ năng nghe 
Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện nhớ chuyện, Nghe bạn kể,nhận xét đúng lời
II. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ: 
GV mời 1-2 hs kể lại việc đã làm để góp phần giữ xóm làng sạch đẹp 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. GV kể truyện 
Lần 1 kể hs nghe 
Lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh, đọc lời dưới mỗi tranh. GV kết hợp giải nghĩa từ khó 
GV kể lần 3 
3. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
1hs đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong sgk. Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu hỏi trong yêu cầu 3 
Kể chuyện trong nhóm: Mỗi em kể 1,2 đoạn hoặc toàn bộ chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 
Thi kể truyện trước lớp 
GV gọi từng nhóm học sinh (mỗi nhóm 4 em) thi kể từng đoạn truyện theo tranh 
Một vài hs thi kể toàn bộ câu chuyện
Trả lời các câu hỏi 
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở chú bé?
+ Tại sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”?
+ Thử đặt tên khác cho câu truyện ( Những thiếu niên dũng cảm. Những thiếu niên bất tử. Những chú bé không bao giờ chết. 
Cả lớp và Gv bình chọn bạn kể truyện hay nhất, trả lời câu hỏi đúng 
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò hs chuẩn bị bài sau .
 Khoa học 
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I. Mục tiêu: 
Sau bài học hs có thể 
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng  để bảo vệ đôi mắt .
- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt 
- Biết tránh và không đọc sách ở nơi ánh sáng yếu 
II. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng 
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu những trường hợp ánh sánh quá mạnh có hại cho mắt .
GV cho hs thảo luận nhóm dựa vào kinh nghiệm và hình cung cấp trong sgk để tìm hiểu về việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra 
Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp 
GV: Trong một số trường hợp ứng sử với ánh sáng để bảo vệ đôi mắt như: Đội mũ rộng vành , đeo kính râm 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết 
HS làm việc theo nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi trang 99 sgk yêu cầu nêu lý do lựa chọn của mình 
GV cho hs thảo luận chung cả lớp 
 ... các câu hỏi, câu cảm; Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài 
HS đọc theo cặp 
1-2 HS đọc cả bài 
GV đọc diễn cản các bài văn 
+ Giọng Ăng- giôn- ra bình tĩnh 
+ Giọng Ga-vrốt luôn bình thảm hồn nhiên tinh nghịch 
Nhấn giọng các từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân 
 b.Tìm hiểu bài
 HS đọc lướt phần đầu truyện, trả lời
? Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? (để nhặt đạn giúp nghĩa quân có đạn để chiến đấu) 
Hs đọc đoạn còn lại, trả lời: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ( Ga-vrốt không sợ nguy hiểm ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc phây rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn, Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết 
HS đọc đoạn cuối 
Hỏi : Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt (ga-vrốt ) là một câu bé anh hùng 
 c. HS đọc diễn cảm 
GV cho4 hs đọc theo cách phân vai 
GV hd học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm lời các nhân vật 
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn 
Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn một cách ghê rợn 
3. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc 
 Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh 
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia phân số 
- Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên 
II. Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ
Hs làm lại bài 4 tiết luyện tập chung
Dạy bài mới
Bài 1: Cho hs làm bài rồi chữa bài
Bài 2: Cho hs làm theo mẫu 
GV làm mẫu hướng dẫn hs tính và viết gọn 
 , 
Bài 3:
 GV hướng dẫn HS thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau 
 : - 
Bài 4: Các bước giải 
GV cho Hs đọc đầu bài 
Nêu các bước giải 
Tính chiều rộng . Tính chu vi . Tính diện tích 
GV gọi 1 hs lên bảng trình bày bài giải 
Nhận xét, GV sửa sai nếu có 
 Đáp số : Chu vi 192 m. Diện tích 2160 m2
Bài 5:
Hs đọc bài toán.Hs tóm tắt bài toán
Hs làm bài. Lớp và gv nhận xét
Bài giải
Số ki-lô-gam đường còn lại là
50 - 10 = 40(kg)
Số ki-lô-gam đường buổi chiều bán được là
40 x = 15(kg)
Số ki-lô-gam đường cả hai buổi bán được là
10 + 15 = 25(kg)
 Đáp số: 25 kg
3.Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học. 
Chuẩn bị bài sau 
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng kết bài
trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu : 
- HS nắm được hai kiểu kết bài ( Không mở rộng, mở rộng ) trong bài văn tả cây cối. 
- Luyện viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng 
II. Các họat động dạy học :
 A. Kiểm tra bài cũ 
2 hs làm miệng bài tập 4 tiết trước
Gv nhận xét
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập, trao đổi cùng bạn trả lời câu hỏi . HS phát biểu ý kiến GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài . Kết bài ở đoạn a nói được tình cảm của người tả đối với cây. kết bài ở đoạn b nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây 
Bài 2: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS dán tranh ảnh một số cây 
HS đọc bài suy nghĩ trả lời từng câu trong sgk để hình thàch các ý cho một kết bài mở rộng hs nối tiếp nhau phát biểu theo dàn ý ghi trên bảng GV nhận xét góp ý 
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài nhắc hs chú ý .
+ viết kết bài theo kiểu mở rộng dự trên dàn ý trả lời các câu hỏi của bài tập 2 ( sau khi tả cái cây bình luận thêm về cái cây ấy : Lợi ích của cây tình cảm của người tả đối với cây.
+ Viết kết bài tả một loài cây. HS viết đoạn văn, nối tiếp nhau đọc kết bài của mình trước lớp . Cả lớp và GV nhận xét khen những hs có kết bài hay GV chấm điểm một số bài 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học yêu cầu hs về nhà hoàn chỉnh đoạn kết bài theo yêu cầu của bài tập 4, 
- Dặn chuẩn bị bài sau 
Thể dục 
Di chuyển tung bắt bóng, nhảy dây
Trò chơi “ Trao tín gậy”
I. Mục tiêu 
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người : nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích 
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
 1. Phần mở đầu: 6-10’
GV nhận lớp phổ biến nội dung, yc giờ học 
Xoay các khớp đầu gối, hông , cổ chân 
Chay nhẹ nhàng thành một vòng tròn 
Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung 
 2. Phần cơ bản: 18-22’ 
a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người tiến hành như bài 51 
- Học di chuyển tung và bắt bóng: 4 – 5’ 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: 2 -3’
b. Trò chơi vận động: 9 -11’
Trò chơi trao tín gậy. GV nêu tên trò chơi, cùng hs nhắc lại cách chơi, cho hs chơi thử 1-2 lần sau đó chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc: 4 - 6’
GV cùng hs hệ thống bài 
Chơi trò chơi kết bạn . Tập một số động tác hồi tĩnh 
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học ra bài về nhà 
Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2008
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu 
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm . Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm 
- Biết dùng một số từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực 
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
2 hs làm bài tập 3 tiết trước
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý 
+ Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau, từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau 
+ HS cần dựa vào những từ mẫu để tìm từ 
 GV cho HS thảo luận nhóm. Các nhóm dùng từ điển để làm bài 
+ GV gọi các nhóm lên trình bày 
Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
- Từ cùng nghĩa với dũng cảm : can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng , anh dũng, quả cảm 
- Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạc hèn hạ , nhu nhược, khiếp nhược 
Bài 2: Gv nêu yêu cầu gợi ý cho hs đặt câu 
Mỗi hs đặt ít nhất 1 câu với 1 từ tìm được của bài tập 1 
HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt , GV nhận xét 
 Vd : Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng. 
 Phải bạo gan lắm nó mới đi qua ngôi nhà hoang ấy. 
Bài 3: HS chọn từ điền gọi hs chữa bài nhận xét 
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải 
+ Khí thế dũng mãnh 
+ Hi sinh anh dũng 
Bài 4: HS trao đổi nhóm 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm là 
 Vào sinh ra tử, Gan vàng dạ sắt 
GV có thể giải thích để hs nắm được nghĩa của các thành ngữ đó , hs tự đánh giá kết quả bài làm của mình 
Bài 5: Một học sinh nói lại yêu cầu của bài tập 
GV cho hs dựa vào nghĩa của từ thành ngữ xem mỗi thành ngữ được sử dụng trong hoàn cảnh nào nói về phẩm chất gì của ai 
HS đặt câu GV gọi hs tiếp nối nhau đọc câu mình vừa đặt 
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị. 
+ Bộ đội là những con người gan vàng dạ sắt. 
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học . Chuẩn bị bài sau.
Toán 
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu :
 Giúp HS rèn kĩ năng 
Thực hiện các phép tính với phân số 
Giải bài toán có lời văn 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 A. Kiểm tra bài cũ
Hs chữa bài 4
Lớp và gv nhận xét
 B. Bài mới
Bài 1: HS làm bài, chữa bài 
 GV khuyến khích HS chọn mẫu số chung nhỏ nhất 
 Ví dụ ( MSC = 12 )
Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài Lưu ý HS cách trình bày ( Nên viết gọn )
 15
Bài 4: Cho HS làm tương tự bài 3 
 a) 
 2:
Bài 5: 
GV cho HS đọc đầu bài nêu yêu cầu – tóm tắt bài toán. 
GV cho một HS lên bảng trình bày bài giải, dưới lớp làm vào vở – nhận xét sửa chữa 
 Đáp số : 25 kg đường 
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau 
Tập làm văn 
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu 
HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước. Lập dàn ý, viết từng đoạn ( mở bài, thân bài, kết bài )
Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài ( kiểu trực tiếp, gián tiếp ), đoạn thân bài, đoạn kết bài ( mở rộng, không mở rộng )
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
2 học sinh đọc lại đoạn kết bài
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập 
Một HS đọc yêu cầu của đề bài 
GVgạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết lên bảng : ( cây có bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích 
HS chọn tả một trong ba loại cây trên 
GV dán một số tranh ảnh lên bảng 
Bốn , năm HS phát biểu về cây em định tả 
Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý Cả lớp theo dõi SGK 
GV nhắc HS lập dàn ý trước khi viết bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ 
b. HS viết bài 
hs lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài
HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét khen ngợi những HS có bài viết hay và chấm điểm 
3. Củng cố dặn dò 
Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại
GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
Khoa học 
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I. M ục tiêu : 
Sau bài học học sinh có thể 
Biết được những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém 
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu 
Biết lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản 
II. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
Hs lấy ví dụ về các vật nóng lên, lạnh đi
 B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt vật nào dẫn nhiệt kém 
Bước 1. HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi trang 104 
Bước 2. HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung 
GV giúp HS nhận xét : Các kim loại đồng nhôm ..dẫn nhiệt tốt - Vật dẫn nhiệt 
 Gỗ, nhựa .. dẫn nhiệt kém - Vật cách nhiệt 
GV hỏi Tại sao những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt ta cảm thấy lạnh 
Chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm tay vào ghế sắt 
2. Hoạt động 2. Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
Bước 1. Hướng dẫn HS đọc phần đối thoại của hai HS ở hình 3 trang 105 
Bước 2. Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK trang 105 
Bước 3. Trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả 
3. Hoạt động 3. Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt 
 Chia lớp làm 4 nhóm sau đó các nhóm lần lượt kể tên (không được trùng lặp), đồng thời nêu chất liệu là vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt nêu công dụng; việc giữ gìn đồ vật (ví dụ không được nhảy lên chăn bông, bật lại chăn .
4. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau
.
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN25.doc