Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu: Giúp HS :

 - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì ? tìm được câu kể : Ai là gì ? trong đoạn văn , nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn đó.

 - Viết được đoạn văn có dùng câu kể: Ai là gì ?

II.Chuẩn bị:

 GV : 1 tờ phiếu viết sẳn lời giải BT1

 4 băng giấy, mỗi băng viết một câu kể Ai là gì ?

III.Các hoạt động dạy-học trên lớp :

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ Hai ngày 1tháng 3 năm 2010
Luyện Tập đọc
 Thắng biển
I .Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp , căng thẳng, cảm hứng, ngợi ca.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ SGK phóng to.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
.GTB: Nêu mục đích, y/c tiết học
HĐ3: Hướng đẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
- Y/c HS đọc và nêu cách đọc từng đoạn.
+ Y/c HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. 
+ Gv theo dõi,nx
C/Củng cố, dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học. 
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn:
 Đ1: Giọng chậm rãi, 
 Đ2: Giọng gấp gáp, 
 Đ3: Giọng hối hả, gấp gáp.
 - HS luyện đọc theo cặpvà thi đọc diễn cảm. 
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học . 
 * VN : ÔN bài 
 Chuẩn bị bài sau .
 Luyện toán
 Luyện tập
I/ Mục Tiêu: Giúp HS :
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số .
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: Thực hành .
 Bài1: Y/C HS thực hiện phép chia phân số , rồi rút gọn kết quả .
 (Đưa về tối giản)
Bài2: GV lưu ý HS : Các quy tắc “tìm x” tương tự như đối với số tự nhiên .
 - Tìm thừa số X.
 - Tìm số chia X.
Bài3: Y/C HS nhắc lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành .
+ Y/c HS chữa bài
- Gv chấm một số bài của HS nhận xét .
Bài 4: Y/c HS nối và đọc kết quả- nhận xét
HĐ2. Củng cố dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện bảng lớp :
 ; ;
+ HS khác so sánh kết quả .
HS nêu được cách tìm các thành phần chưa biết của x .
+ Lấy tích chia cho thừa số đã biết .
 + Lấy số bị chia chia cho thương
Kq : 
 X= X=
 X= X=
 - Lấy diện tích chia cho chiều cao 
 -1HS lên bảng làm bài :
 Bài giải
 Độ dài đáy của hìn bình hành : 
 Đáp số : m .
VD: 	 
* VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.
Thứ Ba ngày 2 tháng3 năm 2010
Khoa học
 Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp)
I.Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
- Nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi về sự truyền nhiệt .
- HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự nóng, lạnh của chất lỏng .
II. Chuẩn bị: 
 GV: Phích nước sôi, hai chậu, 1 cốc, 1 lọ có cắm ống thuỷ tinh .
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:( 4’) 
- Nêu một số VD về các vật có nhiệt độ nóng, lạnh.
B.Bài mới: (35’)
 - GTB: Nêu mục tiêu tiết học. (1’)
HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt .
 + Nêu VD về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp .
 - Y/C HS làm thí nghiệm (T102-SGK)
 + Vật nào nhận nhiệt ? Vật nào thu nhiệt ?
 + KL: Mục bạn cần biết SGK: ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên .
HĐ2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên .
 - Nêu một số VD về các vật nóng lên hoặc lạnh đi . 
 + Đặt lọ nước vào nước nóng .
 + Đặt lọ nước vào nước lạnh .
 - Y/C HS giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau ?
 + Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ? 
C/Củng cố – dặn dò:(1’)
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
 - 2HS trả lời .
 + HS khác nhận xét .
 - HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS nối tiếp trình bày :
 VD : Cốc nước nóng để trong chậu nước lạnh . 
 + HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm .
 + HS làm thí nghiệm để kiểm tra kết quả dự đoán : Cốc nước và chậu nước có thay đổi .
 + Cốc nước - truyền nhiệt .
 Chậu nước - thu nhiệt .
 - HS nối tiếp nêu vài VD .
 + HS thực hành : Tìm hiểu nước trong lọ nở ra khi nóng lên hay co lại khi lạnh đi .
 + HS thực hành và theo dõi .
 + Nêu được : Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên hay co lại khi lạnh đi .
 + HS tự liên hệ .
- 2HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau . 
Luyện luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể ai là gì ?
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì ? tìm được câu kể : Ai là gì ? trong đoạn văn , nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn đó.
 - Viết được đoạn văn có dùng câu kể: Ai là gì ?
II.Chuẩn bị: 
 GV : 1 tờ phiếu viết sẳn lời giải BT1
 4 băng giấy, mỗi băng viết một câu kể Ai là gì ?
III.Các hoạt động dạy-học trên lớp :
* GTB : Nêu mục tiêu tiêt học
HĐ1: HD HS làm bài tập 
Bài 1 : Tìm các câu kể Ai là gì ? có trong mỗi đoạn văn, nêu tác dụng của nó.
+ GV dán lời giải lên bảng.
Bài2 : Xác định bộ phận chủ ngữ , vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
+ Dán bảng 4 băng giấy viết 4 câu văn.
Bài 3 : GV nêu yêu cầu bài học.
+ Gợi ý : Tưởng tượng trường hợp mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu...
+ GV nhận xét, cho điểm
HĐ2.Củng cố – dặn dò : 
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- HS phát biểu ý kiến: 
VD: NTP là người Thừa Thiên Huế (Tác dụng: Giới thiệu).
 Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội . (Tác dụng: Nêu nhận định)
+ Theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn . 
- HS lên bảng xác định chủ ngữ, vị ngữ 
+ HS khác làm bài vào vở, nhận xét bài bạn trình bày .
+ HS so sánh với kết quả bài làm của mình .
- HS nắm yêu cầu đề bài, viết ra nháp .
+ Nối tiếp nhau giới thiệu thật tự nhiên và chỉ rõ câu kể Ai là gì ?
+ HS khác nhận xét . 
- 2HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau .
Thứ Tư ngày 4 tháng 3 năm 2010
Luyện toán
Luyện tập chung
I .Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số .
- Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên . 
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
GTB : Nêu mục tiêu tiết học 
HĐ1: Bài tập luyện tập .
Bài1: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia phân số .
+ Y/C HS chữa bài .
+ Y/c HS nhận xét về SBC, SC và kết quả của bài a, rồi đến bài b.
Bài2: Giúp HS thành thục tính chia phân số cho một số tự nhiên .
+ GV thực hiện mẫu .
+ GV nhận xét – cho điểm .
Bài3: Y/C HS nêu cách thực hiện biểu thức có nhiều phép tính .
+ Y/C HS tính giá trị biểu thức .
Bài4: Y/C HS tóm tắt đề toán : Tính xem mỗi túi có bao nhiêu gam?
+ Y/C làm bài và chữa bài .
+ Chấm 1 số bài , nhận xét chung .
HĐ2. Củng cố - dặn dò: 
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học . 
 - HS làm vào vở rồi chữa bài .
 a); ;
 b) ; 
 + HS khác nhận xét . 
 - HS theo dõi mẫu và vận dụng làm .
 ; 
 + HS khác so sánh kết quả và nhận xét 
 - HS nêu cách thực hiện : Nhân chia trước, cộng trừ sau . a) 
 b) 
1HS đọc đề bài và tóm tắt và giải.
 Bài giải
 Mỗi túi kẹo có số gam là:
 : 3 =(kg)= 100 (g)
 ĐS: 100g
 - HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau . 
 Đạo đức
 Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
I. Mục tiêu: Giỳp HS :
- Có khả năng hiểu:
 + Thế nào là hoạt động nhân đạo .
 + Vì sao cần tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo . 
- Biết thông cảm với người gặp khó khăn , hoạn nạn .
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng .
II. Cỏc hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. KTBC: (3’)
- Em đã làm được những việc gì để giữ gìn các công trình công cộng ?
2. Dạy bài mới: (35’)
- GTB: Nờu mục tiờu bài dạy. (1’)
HĐ1: Khái niệm về hoạt động nhân đạo 
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn , thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ?
 + Em có thể làm gì để giúp đỡ họ ?
- KL: Đó là những hoạt động nhân đạo.
HĐ2: Những việc làm thể hiện lòng nhân đạo (BT1- SGK).
- Y/c HS xác định những việc làm thể hiện lòng nhân đạo ? Vì sao ?
- Y/c HS trình bày kết quả TL .
 - GV chốt ý.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT3- SGK)
- GV đưa ra các ý kiến về hoạt động nhân đạo.
+ Y/c HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến của mình.
- GV kết luận.
* Y/c HS đọc mục ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò: (2’) 
- Chốt lại nội dung và nhận xột giờ học.
- 2 HS nêu miệng.
+ HS khác nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày KQ :
+ Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi . 
+ Chúng ta cần cảm thông, chia xẻ với họ, quyên góp tiền để giúp đỡ họ..
- Hoạt động nhóm: thảo luận những việc làm trong các trường hợp a, b, c .
KQ: Việc làm đúng: a, c .
 Việc làm sai : b – Vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông , 
+ HS khác nghe, nhận xét .
- HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến của mình về các việc làm ở bài tập 3 :
 KQ : a. ý kiến đúng: a.d
 ý kiến sai : b,c . 
+ Vài HS giải thích sự lựa chọn của mình .
- 2HS nhắc lại nội dung bài học . 
* VN: ễn bài,
 Chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 5 tháng 3 năm 2010
Luyện Toán
Luyện tập chung
I .Mục tiêu: Giúp HS : 
- Rèn kĩ năng: Thực hiện các phép tính với phân số .
- Giải bài toán có lời văn . 
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
GTB: Nêu mục tiêu y/c tiết học 
HĐ1: Bài tập luyện tập. 
Bài1: Củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng trừ phân số cùng mẫu số và khác mẫu số. 
- Y/c HS nêu cách thực hiện từng phép tính
Bài2: Luyện kĩ năng về phép nhân , chia phân số. 
- Y/ cầu HS nêu cách thực hiện của từng phép tính và cách viết gọn một số phếp tính 
+ Y/C HS chữa bài và nhận xét . 
Bài3: Y/C HS đọc đề bài và nêu các bước giải bài toán .
- Chấm một số bài và nhận xét
ài4: Y/C HS đọc đề bài và nêu các bước giải bài toán .
HĐ2.Củng cố - dặn dò (1’) 
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - HS nêu cách thực hiện từng phép tính:
 - HS làm bài vào vở rồi chữa bài:
 VD :, 
 + HS khác nhận xét bài bạn làm .
 - HS làm bài theo cách viết gọn :
 a) 
 b) 
 c)
 d) 
HS nêu các bước giải và trình bày bài giải
 Bài giải
Phần thứ nhất và phần thứ hai của tấm vải gộp lại là:
 (tấm vải)
 Phần thứ ba của tấm vải là:
 1 - ( tấm vải)
HS tự nêu các bước giải và trình bày bài giải
 - Nhận xét so sánh kết quả.
 - HS nhắc lại ND bài học .
 * VN : Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
Luyện luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu : Ai là gì ? các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này.
 - Xác định được vị ngữ của câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể : ai là gì ? từ những vị ngữ đã cho.
II.Chuẩn bị: 
 GV : 3 mảnh bìa gắn nam châm.
 Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 1, 4.
III.Các hoạt động dạy-học trên lớp :
* GTB : Nêu mục tiêu tiêt học :
HĐ1: HD HS làm bài tập .
Bài1: Như thế nào gọi là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ?
- Y/c HS dựa vào từ mẫu để tìm từ .
+ GV chốt từ đúng 
Bài2: Đặt ít nhất 1 câu với mỗi từ vừa tìm được .
- Lưu ý : Muốn đặt câu, phải nắm được nghĩa của từ .
Bài3: Cho các từ : Dũng cảm, danh mãnh, anh dũng, ...điền vào chỗ chấm để tạo ra tập hợp từ có nội dung thích hợp .
Bài4 : Y/C HS giải nghĩa các thành ngữ thuộc chủ đề .
+ GV chốt ý bằng việc giới thiệu các câu thành ngữ .
Bài5: Đặt câu với một trong các thành ngữ tìm được ở BT4.
+ GV nhận xét bài HS .
 HĐ2: Củng cố – dặn dò : 
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- HS nêu được:
+ TCN: Lầ những từ có nghĩa gần giống nhau .
+ TTN: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau .
+ HS dùng từ điển để tra từ và viết KQ vào phiếu .
+ Dán bảng KQ :
VD : TCN: can đảm, gan dạ, 
 TTN: hèn nhát, nhu nhược, 
- HS làm bài vào vở, nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
VD : Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng .
+ HS nghe, nhận xét .
- HS thử điền để tìm được từ thích hợp điền vào chỗ chấm .
+ Dũng cảm bênh vực 
+ Hi sinh anh dũng.
+ .
- HS đọc các câu thành ngữ .
+ Trao đổi cùng bạn về nghĩa của từng câu .
VD : Vào sinh ra tử , Gan vàng dạ sắt - nói về lòng dũng cảm .
+ HS nghe và tự đánh giá lại KQ bài làm của mình .
- HS đặt các thành ngữ vào từng hoàn cảnh cụ thể để đặt câu .
+ Nối tiếp nhau đọc nhanh các câu vừa đặt . 
+ HS nhận xét nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau .
Khoa học
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được những vật dẫn nhiệt tốt: Kim loại đồng, nhôm, và những vật dẫn nhiệt kém: gỗ, len, 
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lý những trường hợp đơn giản . 
II.Chuẩn bị:
 GV : Phích nước nóng, giỏ ấm, cái lót tay.
 2chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:(4’)
+ Vì sao nước lại co, giản khi nóng lên hoặc lạnh đi ?
B.Bài mới: (35’)
* GTB : Nêu mục tiêu tiết hoc. ( 1’)
HĐ1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
- Y/C HS làm thí nghiệm : Cho vào cốc nước một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa . 
+ KL :Vật bằng kim loại dẫn nhiệt tốt hơn
Tại sao những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh ? Còn chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh ?
HĐ2: Tính cách nhiệt của không khí 
- Y/C HS đọc lời đối thoại của hai HS ở H3.
+ Y/C HS tiếp tục tiến hành các thí nghiệm khác .
 a.Đổ vào 2 cốc lượng nước nóng như nhau :
+ Sau một thời gian đo xem t0 cốc nào nóng hơn ?
HĐ3: Công dụng của các vật cách nhiệt.
- Giúp HS giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lý trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. 
 + GV nhận xét chung . 
C/Củng cố - dặn dò:(1’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - HS trả lời.
 + Lớp nhận xét, bổ sung.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - HS thực hành .
 + Chờ một lúc sẽ thấy thìa kim loại nóng hơn thìa nhựa ...
 - HS giải thích hiện tượng:
 + Khi rét, ghế sắt dẫn nhiệt tốt hơn nên lạnh hơn .
 + HS khác theo dõi, nhận xét .
 - HS thực hành: Đặt ấm tích vào giỏ ấm 
 + Lấy một tờ báo quấn quanh chặt vào cốc nước thứ nhất .
 +Lấy tờ báo còn lại, làm nhăn và quấn lỏng vào cốc thứ hai .
 - HS đo và nêu nhiệt độ ở 2 cốc nước .
 - Chia lớp thành 4 nhóm :
 + Các nhóm lần lượt kể tên, đồng thời nêu chất liệu và vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt .
 + Nêu công dụng và việc giữ gìn đồ vật. 
 - 2HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 5 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập chung (tiếp)
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Rèn kĩ năng về :
 + Thực hiện được các phép tính với phân số .
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ1: Bài tập ôn luyện. (34’)
Bài1: Củng cố về bốn phép tính của phân 
số : Cộng, trừ, nhân, chia.
Bài2: Y/c HS thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép nhân, chia .
 + Nhận xét cho điểm.
Bài3: Y/c HS nêu cách thực hiện từng biểu thức .
 + Khuyến khích HS chọn MSC bé nhất .
 Bài4: Bài toán cho biết gì ?
 + Y/C tìm gì ?
Bài5( HS khá, giỏi): Y/c HS nêu các bước giải bài toán .
 + Y/c HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả .
 + GV nhận xét, cho điểm.
HĐ2:Củng cố - dặn dò :(1’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - - HS chỉ ra các phép tính làm đúng .
 + KQ : Phần c : đúng.
 Phần khác : sai .
 +So sánh kết quả, nhận xét
 - HS nên làm theo cách thuận tiện.
 - HS làm vào vở, vài HS chữa bài trên bảng lớp .
 + HS khác so sánh , nhận xét .
 - HS tự nêu: Tìm phân số chỉ số phần bể đã có nước :
 (bể) 
 - HS nêu được:
 + Tìm số cà phê lấy ra lần sau.
 + Tìm số cà phê lấy cả hai lần .
 + Tìm số cà phê còn lại trong kho .
 * VN : Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
Luyện Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
1. Luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước sau: Lập dàn ý, viết từng đoạn.
2. Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, kiểu gián tiếp) đoạn thân bài, đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng) .
3. Thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài
II. Chuẩn bị:
 Gv : Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý (gợi ý1) .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy 
HĐ1. HD HS làm bài tập . 
a) HD HS hiểu y/c bài tập .
- GV gạch chân dưới các từ : Cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, yêu thích. 
 + Dán một số tranh, ảnh lên bảng lớp . 
 + Y/C HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài .
b) Học sinh viết bài .
 - HS viết bài vào vở .
 + Viết xong, y/c HS trao đổi cùng bạn .
 + Y/C HS viết ra nháp toàn bộ bản tin.
 - GV nhận xét , ghi điểm.
HĐ2: Củng cố dặn - dò: 
 - GV chốt lại ND và nhận xét tiết học.
.
- 1HS đọc y/c đề bài .
 + HS chọn tả chỉ một trong ba loại cây trên .
 + 3HS phát biểu về cây mình định tả
 + 4HS nối tiếp đọc gợi ý . 
 - HS làm bài .
 + Lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài .
 + Cùng bạn trao đổi, góp ý cho nhau về kết quả bài làm .
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết . 
 + HS khác nhận xét . 
 * VN : Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
 ***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc