Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản hay 2 cột)

Tiết 3: TOÁN

Bài 126: Luyện tập

A. Mục tiêu:

 - HS thực hiện được phép chia hai phân số.

 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

 - HS tính cẩn thận khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy - học:

 GV + HS: SGK.

C. Các hoạt động dạy học:

 I. Ổn định: Hát.

 II. Kiểm tra: - Nêu cách chia phân số cho phân số? Lấy ví dụ và thực hiện.

 - 2 Hs nêu và lấy ví dụ cả lớp thực hiện

 - Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 :
Ngày soạn: 6 / 3 / 2010
Ngày giảng: thứ hai ngày 8 / 3 / 2010
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cơ toàn trường.
 ________________________________
Tiết 2: Đạo đức
Bài 11: Tích cực tham gia các hoạt động 
nhân đạo (Tiết 1).
A. Mục tiêu:
	- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
	- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
	- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
	- GD học sinh có ý thức tự giác tham gia các hoạt động nhân đạo.
B. Đồ dùng dạy học:
	* Dự kiến: Cả lớp, cá nhân, nhóm.
	GV: - chuẩn bị 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
	HS: Vở bài tập, SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát
	II. Kiểm tra: - Vì sao phải giữ gìn các công rình công cộng? Em làm gì để giữ gìn các công trình công cộng?
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Thảo luận thông tin sgk/37.
* Cách tiến hành:
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1,2 sgk/37, 38.
- Trình bày:
* Kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi bài tập 1.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi thảo luận nhóm các tình huống.
- Trình bày:
- Gv nhận xét chung:
* Kết luận: Việc làm trong tình huống a,c là đúng.
 - Việc làm trong tình huống b là sai: vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến bài tập 3.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trả lời ý kiến bằng cách thể hiện bìa:
Đỏ - đúng; xanh – sai
- Gv đọc từng ý:
- Gv cùng học sinh nhận xét, chốt ý đúng.
* Kết luận: ý kiến a, d Đúng; ý kiến b,c Sai.
- Phần ghi nhớ:
* Mục tiêu: Hs biết cảm thông, chia sẻ với trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh.
- Thảo luận nhóm 2.
- Nhiều nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung.
* Mục tiêu: Hs nhận biết và giải thích được những việc làm thể hiện lòng nhân đạo.
- Nhóm thảp luận.
- Lần lượt các nhóm trình bày, trao đổi trước lớp.
- HS nghe.
* Mục tiêu: Hs biết bày tỏ ý kiến của mình về việc làm thể hiện và không thể hiện lòng nhân đạo.
- Hs thể hiện và trao đổi ở mỗi tình huống. 
- 3,4 Hs đọc.
IV. Củng cố:
	- Thế nào là hoạt động nhân đạo?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo.
	- Chuẩn bị bài giờ sau thực hành.
* Điều chỉnh: .........................................................................................................
...............................................................................................................................
	_____________________________________________
Tiết 3: Toán
Bài 126: Luyện tập
A. Mục tiêu:
	- HS thực hiện được phép chia hai phân số.
	- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
	- HS tính cẩn thận khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV + HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: - Nêu cách chia phân số cho phân số? Lấy ví dụ và thực hiện.
	- 2 Hs nêu và lấy ví dụ cả lớp thực hiện
	- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
	III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1.
- Hs đọc yêu bài.
- Phần a. Từng Hs lên bảng chữa bài.
a)
; 
( Có thể trình bày ngắn gọn lại được)
( Phần còn lại làm tương tự)
- Gv cùng hs nhận xét chữa bài.
* Bài 2.
- Gv cùng hs nhận xét chữa bài, trao đổi cách làm bài.
- Lớp làm bài vào nháp đổi chéo nháp kiểm tra. 2 Hs lên bảng chữa bài.
IV. Củng cố:
	- Muốn nhân, chia phân số ta làm như thế nào?
	- Nhận xét, tuyên dương một số học tốt.
V. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
* Điều chỉnh: .......................................................................................................
..............................................................................................................................
	__________________________________________
Tiết 4: Âm nhạc
GV chuyên dạy
	__________________________________________
Tiết 5: Tập đọc.
 Thắng biển.
A. Mục đích, yêu cầu.
	- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
	- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
	* Dự kiến: Cả lớp, cá nhân, nhóm đôi.
	GV: - Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
	HS: Đọc trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Nêu nội dung?
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- GV nêu cách đọc bài.
- 1 Hs khá đọc.
- HS nghe.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn
- Đọc nối tiếp: 2 lần.
- 3 Hs đọc /1 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Lần 3: Đọc câu dài.
- 3 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Gv đọc mẫu:
- Hs nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 1:
- Cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- ...miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ- biển tấn công - người thắng biển.
- Đọc thầm đoạn 1 trả lời:
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- ý đoạn 1: 
- ý 1: Cơn bão biển đe doạ.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
- Cuộc tấn công dữ dội cuả cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
- ...miêu tả rõ nét sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống dữ. 
- ý đoạn 2?
- ý 2: Cơn bão biển tấn công.
- Đoạn 1,2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
- Biện pháp so sánh: như con cá mấp đớp con cá chim, như một đàn voi lớn. Biện pháp nhân hoá: Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng.
- Tác giả sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì?
- Thấy được cơn bão biển thật hung dữ,...
- Đọc thầm đoạn 3 trao đổi theo nhóm đôi:
- Những từ ngữ hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng cuả con người trước cơn bão biển?
...Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn.
- ý đoạn 3?
- Nêu nội dung của bài?
- ý 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển.
* Nội dung: Lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp toàn bài:
- 3 Hs đọc.
- ? Nhắc lại cách đọc?
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
- HS đọc.
+ Gv đọc mẫu:
- Luyện đọc theo cặp:
- Thi đọc:
- Gv nhận xét chung, ghi điểm, khen học sinh đọc tốt.
- Hs nghe và nêu cách đọc.
- Từng cặp luyện đọc.
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét.
IV. Củng cố:
	? Nhắc lại nội dung bài?
	- Nhận xét, tuyên dương HS.
V. Dặn dò:
	-Về nhà đọc lại bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
* Điều chỉnh: .........................................................................................................
................................................................................................................................
________________________________________________________________
Ngày soạn: 7 / 3 / 2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 / 3 / 2010.
Tiết 1: Toán
Bài 127: Luyện tập
A. Mục tiêu:
	 Giúp học sinh:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số.
 - Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
	- HS tính cẩn thận.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: - Chữa bài 1b (136)
	 - 3 Hs lên bảng chữa bài, Lớp đổi chéo bài kiểm tra.
	(Bài còn lại làm tương tự)
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn Luyện tập.
* Bài 1.
- Trao đổi cách làm bài cả lớp.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Lớp làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng chữa bài.
a.
( Hs có thể tính ra kết quả rồi rút gọn)
(Bài còn lại làm tương tự)
- Gv cùng học xét nhận xét, chữa bài và trao đổi cả lớp.
* Bài 2. Gv đàm thoại cùng hs để làm mẫu:
( Cho hs trao đổi cách làm và hướng hs làm theo cách rút gọn như trên).
- 3 Tổ làm 3 phần vào nháp.
- Gv cùng hs nx, trao đổi và chữa bài.
2 : 
- 3 Hs lên bảng chữa bài; Trao đổi bài cả lớp:
a)3:
b) ; 
c) 
IV. Củng cố:
	- ? Nêu cách chia phân số?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài, làm bài tập trong vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau. Luyện tập chung.
* Điều chỉnh: .........................................................................................................
................................................................................................................................
	______________________________________________
Tiết 2: Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
A. Mục đích yêu cầu:
	- Kể lại được câu chuyện ( đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện).
	- HS yêu thích giờ học.
B. Đồ dùng dạy học:
	* Dự kiến: Cả lớp, cá nhân, nhóm đôi.
	GV: - Hs sưu tầm truyện về lòng dũng cảm của con người.
	HS: Câu chuyện kể nói về lòng dũng cảm.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: - Kể truyện Những chú bé không chết?
Vì sao truyện lại có tên như vậy?
	- 2,3 Hs nối tiếp nhau kể và trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
	- Gv nx chung, ghi điểm.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- Gv chép đề lên bảng.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi để gạch chân những t ... 05.
3) Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
- HS trình bày.
IV. Củng cố:
	- Nêu tên các vật cách nhiệt tốt, vật cách nhiệt kém?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau: diêm, nến, bàn là, kính lúp, tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt.
* Điều chỉnh: ........................................................................................................
................................................................................................................................
	_____________________________________________
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 26
A. Mục tiêu:
	- Nhận xét ưu - nhược điểm trong tuần qua.
	- Đề ra phương hướng tuần 27.
B. Chuẩn bị:
	- ý kiến nhận xét.
C. Nội dung hoạt động:
	I. ổn định: Hát
	II. Nội dung:
1) Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần qua.
2) GV nhận xét chung:
a. Nhận xét ưu - nhược điểm của tuần 26:
 *ư u điểm:
	 - Đoàn kết với bạn bè biết kính thầy cô và người lớn tuổi.
 - Các em có ý thức tự giác học tập, đến lớp chăm chú nghe giảng, tương đôi hắng hái xây dựng bài.
 - vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp, có ý thức nộp tre và lao động rào vườn trường: Nàng, Náng, Nhà, Trinh, ...
* Nhược điểm:
 - Một số em chưa thật nghiêm túc chấp hành tốt các quy định của lớp.
	- Dài, Phàn A Sài, Nhẫn, Đánh không tham gia lao động.
	- Thứ tư tổ của Dài trực nhật muộn.
b) Phương hướng tuần 27.
	- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, học tập đạt kết quả tốt. Về nhà phải tự giác ôn bài, đến lớp phải quàng khăn đỏ mặc đủ ấm, đầy đủ đồ dùng học tập. Phải có ý thức học tập và vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa.
	- Tuyên truyền với bố mẹ không đốt nương bừa bãi làm cháy rừng,....
	- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Thể dục:
$ 51:Một số bài tập RLTTCB
Trò chơi "Trao tín gậy"
I. Mục tiêu:
 1. KT: Ôn tung bắt bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi: Trao tín gậy.
 2. KN: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Ttrò chơi biết cách chơi, chơi nhiệt tình nhanh nhẹn khéo léo.
 3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 2 còi, 2 Hs /1 bóng, 2 Hs /1 dây, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHTT
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Xoay các khớp:
- Ôn bài TDPTC.
- Trò chơi diệt các con vật có hại.
 + + + +
G + + + + +
 + + + + 
2. Phần cơ bản:
- Gv chia lớp thành 2 nhóm:
18 - 22 p
- N1: ôn bài thể dục RLTTCB.
- N2: trò chơi.
- Sau đổi lại.
a. Bài tập RLTTCB.
- Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Ôn tung bắt bóng theo nhóm 3 người.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:
b. Trò chơi vận động: Trao tín gậy.
3. Phần kết thúc.
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, vn ôn bài RLTTCB.
4 - 6 p
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu, hs tập đồng loạt.
- ĐHTL: 
- 2 Hs /1 nhóm quay mặt vào nhau tung và bắt bóng.
 + + + + +
 + + + + +
- ĐHTL: 
- Tập nhóm 2 người.
- Các nhóm thi nhẩy dây, lớp cùng gv nx,
- Gv nêu tên trò chơi, chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu.
- Hs chơi thử và chơi chính thức.
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007
Tiết 5:
Âm nhạc:
Học bài hát: Chú Voi con ở bản Đôn
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
I. Mục tiêu: 
- Hs hát đúng nhạc và lời ca bài hát '' Chú voi con ở bản Đôn"
- Hát đúng chỗ luyến hai nốt nhạc với trường độ móc đơn, chấm dôi, móc kép.
- Tập trình bày bài hát theo hình thức hoà giọng và lĩnh xướng.
II. Chuẩn bị: 
	- Gv: Nhạc cụ, băng đĩa các bài hát trích đoạn nhạc.
	- Hs: nhạc cụ gõ đệm.
III. Hoạt động dạy học.
a. ổn định tổ chức.
b. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động gv
Hoạt động của hs
1. Phần mở đầu.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động:
*Hoạt động 1: Dạy hát: 
- Gv đàn hát mẫu 1 lần
- Nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
- Gv đọc lời ca một lần.
- 2,3 Hs đọc cá nhân.
- Dạy hát từng câu:
+Bài hát chia làm 2 lời, lời 1 chia làm 5 câu.
- Ghi nhớ
- Gv hát mẫu từng câu, bắt nhịp:
- Hs hát theo.
- Làm lần lượt từng câu:
- Hs thực hiện.
- Cả lớp hát cả lời 1:
- 2 lần thành thục.
- Hát theo tổ, dãy bàn:
- Các nhóm thực hiện.
- Gv sửa sai và cho hs nx, tuyên dương.
- Lời 2: Tương tự như lời 1.
- Tổ chức cho cả lớp ôn luyện 2 lời thành thục:
- Hs thực hiện.
* Hoạt động 2: Củng cố bài hát:
- Hát xướng và hát xô.
- Thực hiện lời 1 và lời 2 luôn 1 lần:
- Hát xướng, xô: 
+ 1Hs hát đoạn 1(xô) tập thể hát hoà giọng đoạn 2 (xướng).
- Hs thực hiện theo tổ, nhóm.
- Gv nx, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại lời 2 của bài hát.
- Nx giừ học. Vn chuẩn bị động tác phụ hoạ phù hợp nội dung bài hát.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: Thể dục
Bài 52: Di chuyển tung, bắt bóng, nhảy dây
Trò chơi "Trao tín gậy"
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tung bắt bóng theo nhóm 2,3 người. Học di chuyển tung và bắt bóng, nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi: Trao tín gậy.
2. KN: Thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Ttrò chơi biết cách chơi, chơi nhiệt tình nhanh nhẹn khéo léo.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
Phương tiện: 2 còi, 2 Hs /1 bóng, 2 Hs /1 dây, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 – 10 p
- ĐHTT
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Đi thường vòng tròn hít thở.
- Ôn bài TDPTC.
 + + + +
G + + + + +
 + + + + 
- ĐHTL: 
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Bài tập RLTTCB.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2, 3 người.
- Học di chuyển tung và bắt bóng.
 + Gv nêu tên động tác, làm mẫu và các tổ tự quản để hs chơi.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:
b. Trò chơi vận động: Trao tín gậy.
- Gv nêu tên trò chơi, chỉ dẫn sân chơi và yc hs nhắc lại cách chơi.Hs chơi thử và chơi chính thức.
9 - 11 p
1 – 2 p
4 – 5 p
2 – 3 p
9 – 11 p
- 2 HS /1 nhóm quay mặt vào nhau tung và bắt bóng.
 + + + + +
 + + + + +
- ĐHTL: 
- Các nhóm thi nhẩy dây, lớp cùng gv nx,
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Trò chơi: Kết bạn.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, vn ôn bài RLTTCB.
- ĐHTT:
Tiết 4: 
Địa lí
$ 26: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, hs biết:
	- Dựa vào bản đồ/lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miềnTrung.
	- Duyên hải miền trung có nhiều đồg bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
	- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung (sưu tầm được).
III.Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
	*Mục tiêu: - Dựa vào bản đồ/lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miềnTtrung.
	- Duyên hải miền trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
	- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
	* Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu ĐBDHMT trên bản đồ:
- Hs quan sát.
? Đọc tên các ĐBDHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
? Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
- Hs đọc trên bản đồ.
- Các ĐB này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp với dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông là biển Đông.
? Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng này?
? Quan sát trên lược đò em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
_ Gv treo lược đồ đầm phá:
Các ĐB ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nen các đầm, phá.
- ...tên gọi lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó.
- Các dãy núi chạy qua dải đồng bằng lan ra sát biển.
- Hs quan sát.
? ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Có hiện tượng di chuyển của các cồn cát.
? Để găn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì?
-...thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
? Nhận xét gì về ĐBDHMT về vị trí, diện tích, đặc điểm, cồn cát, đầm phá?
- Các ĐBDHMT thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
	* Kết luận: Gv chốt ý trên.
3. Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
	* Mục tiêu: - Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận theo cặp:
- Hs thảo luận:
Đọc và quan sát hình 1,4 trả lời câu hỏi sgk/136.
- Các nhóm thực hiện.
? Chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vânm TP Hếu, TP Đà Nẵng.
- Hs chỉ nhóm và chỉ trên bản đồ trước lớp.
? Mô tả đường đèo Hải Vân?
- nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu.
? Nêu vai trò của bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã?
- dãy BạchMã và đèo Hải Vân nối từ Bắc vào Nam và chặn đứng luồng gió thổi từ bắc xuống Nam tạo sự khác biệt khí hậu giữa Bắc và Nam ĐBDHMT.
? nêu sự khác biệt về nhiệt độ ở phía Bắc và phía Nam Bạch Mã?
- Nhiệt độ TB tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200C, Hếu xuống dươuí 20oC; nhiệt độ 2 thành phố này vào tháng 7 cao và khồn chênh lẹch khoảng 29oC.
+Gió tây nam mùa hạ gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió Đông bắc thổi vào cuối nămmang theo nhiều hơi nước của biển thường gây mưa, gây lũ lụt đột ngột.
( Nhắc nhở hs chia sẻ với vùng thiên tai...)
	* Kết luận: Hs đọc phần ghi nhớ bài.
4. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. Vn học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 27.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_ban_hay_2_cot.doc