Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Hoạt động 1: Nhận xét hoạt động tuần trước

- Quy định nội dung đánh giá như sau:

+ Tổng hợp điểm 10 .

+ Điểm yếu.

 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.

-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.

- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.

- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.

HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.

 -Gọi HS góp vui các tiết mục văn nghệ.

 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.

 -Giáo dục HS tích cực học tập .

HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.

- Tích cực trong học tập .

- Chuyên cần, đi học đầy đủ.

- Duy trì nề nếp học tập.

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
( Từ 09 / 03 / 2009 đến 13 / 03 / 2009 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Luyện tập
4
TĐ
Thắng biển
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
3
LS
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
BA
SÁNG
1
CT
Thắng biển ( liên hệ)
2
T
Luyện tập
3
KC
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
SÁNG
1
TĐ
Ga- vrốt ngoài chiến lũy
2
MT
3
LT.C
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
4
T
Luyện tập chung
CHIỀU
1
KH
Nóng lạnh và nhiệt độ ( tt)
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
SÁNG
1
TLV
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
2
T
Luyện tập chung
3
AV
4
KH
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
CHIỀU
1
TH
2
KT
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép 
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
SÁNG
1
LT.C
MRVT : Dũng cảm
2
TLV
Luyện tập miêu tả cây cối ( LH )
3
T
Luyện tập chung
4
ĐL
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung ( BP )
CHIỀU
1
GDNGLL
Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 07/ 03
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 9 tháng 3 năm 2009
Sinh hoạt lớp ( Tiết 26 )
 I . MỤC TIÊU
Giúp HS nhận xét , phê bình , xây dựng , đóng góp ý kiến cho kế hoạch tuần.
Rèn tính tự tin , mạnh dạn phát biểu ý kiến trước đám đông.
Tự giác nhận lỗi và sửa lỗi.
 II . CHUẨN BỊ
Nhận xét thông tin , kết qủa.
Kế hoạch hoạt động tuần sau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét hoạt động tuần trước
- Quy định nội dung đánh giá như sau:
+ Tổng hợp điểm 10 .
+ Điểm yếu.
 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.
-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.
- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.
- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.
HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.
 -Gọi HS góp vui các tiết mục văn nghệ.
 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.
 -Giáo dục HS tích cực học tập .
HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Tích cực trong học tập .
- Chuyên cần, đi học đầy đủ.
- Duy trì nề nếp học tập.
- Lao động vệ sinh trường lớp.
 - Đạo đức : Không chửi thề , đánh nhau . 
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC:
-Lắng nghe
-Lớp trưởng nhắc lại:
+ Kiểm tra vở báo bài.
+ Vở rèn chữ viết.
+ Truy bài đầu giờ.
-Từng tổ lên báo cáo trước lớp.
 -Dựa vào các tiêu chí sau để nhận xét:
+ Chuyên cần , hăng hái xây dựng bài. +Lười học bài, nói chuyện nhiều trong giờ học.
+ Nghỉ học thường xuyên, đi học trễ.
+ Nhận xét tình hình trực nhật.
+ Chuyên đề VSRM
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - HS khác cổ vũ cho các bạn.
 - Bình chọn nhóm trình bày hay. 
- Lắng nghe
- Vài HS nhắc lại
-Cả lớp hát tập thể
TOÁN
TIẾT 126 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số . 
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2. Bài cũ: Phép chia phân số
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
* Hoạt động1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS thực hiện phép chia rồi rút gọn kết quả (đến tối giản)
Các kết quả đã rút gọn: 
Bài tập 2:
- GV lưu ý: Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên.
- Chốt lại kết quả đúng 
Bài 4: HS đọc đề toán - tóm tắt rồi giải 
- Nhận xét – cho điểm 
*Hoạt động 3 :Củng cố - Dặn dò:
 -Chấm điểm - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Làm bài trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài trên bảng nhóm 
- Treo bảng nhóm sửa bài
a. b. 
 x= x= 
 x= x=
- HS làm bài vào vở 
- 1 HS sửa bài
Giải
Chiều dài hình chữ nhật là
( m )
Đáp số : 1 m
Tập đọc 
Tiết 51 : THẮNG BIỂN
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống yên bình.
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển.
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và lòng tự hào dân tộc về ý chí và lòng dũng cảm của con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động 
2. Bài cũ : bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc- Tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc:
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
b.Tìm hiểu bài :
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
- Tìm từ ngữ , hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển ?
- Sự tấn công của bão biển được miêu tả như thế nào trong đoạn văn ?
- Trong đoạn 1 và đoạn 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ?
- Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
- Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển 
c.Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 . Giọng đọc phù hợp với nội dung bài văn miêu tả.
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Đọc theo cặp .
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
+ Biển đe doạ. ( đoạn 1 )
+ Biển tấn công ( đoạn 2 ) 
+ Người thắng biển ( đoạn 3 ) 
- gió bắt đầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con ( cá ) mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả khá rõ nét, sinh động . Sức mạnh của cơn bão biển rất to lớn, không gì ngăn cản được “ Nếu như . . . rào rào “ ; Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội , ác liệt : “ Một cuộc vật lộn . . . quyết tâm chống giữ “
- Biện pháp so sánh : như con cá mập đớp con cá chim – như một đàn cá voi lớn. . . 
- Biện pháp vật hoá, nhân hoá : biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh – là biển, là gió trong một cuộc giận dữ điên cuồng. . . 
- tạo ra sự sinh động , sự hấp dẫn ; tác động mạnh mẽ tới người đọc.
+ Thể hiện lòng dũng cảm : nhảy xuống sdòng nước đang cuốn dữ – lấy thân mình ngăn dòng nước mặn.
+ Thể hiện sức mạnh và chiến thắng của con người : Họ ngụp xuống, trồi lên , ngụp xuống – những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cột tre đóng chắt, dẻo như chão – đám người không sợ chết đã cứu quãng đê sống lại.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
CHIỀU : Đạo đức ( TIẾT 26 )
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu : Thế nào là hoạt động nhân đạo . Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng .
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Phiếu điều tra theo mẫu .
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Giữ gìn các công trình công cộng (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
*Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin trang 37 SGK .
MT : Giúp HS có ý kiến qua những thông tin SGK .
- Kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có ciến tranh đã phải chịu nhiều khókhăn , thiệt thòi . Chúng ta cần cảm thông , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo .
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 , 2 
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
+ Làm rõ , bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân .
+ Bàn cách bảo vệ , giữ gìn chúng sao cho thích hợp .
* Hoạt động 2 : Thảo luận BT1 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 
- Kết luận :
+ Việc làm trong các tình huống a , c là đúng .
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông ,mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
* Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 
- Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận : Ý kiến a , d là đúng . Ý kiến b , c là sai .
 4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK 
	- Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm các thô ... 
 Ghi tựa bài ở bảng .
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành 
- Bài 1 : 
+ Cho HS chỉ ra phép tính làm đúng . Có thể khuyến khích HS chỉ ra chỗ sai trong những phép tính làm sai .
- Bài 2 : 
+ Nên khuyến khích tính theo cách thuận tiện 
 Bài 3 : 
+ Nên khuyến khích chọn MSC hợp lí ( bé nhất ) .
- Phần c là phép tính làm đúng .
- Các phần khác đều sai .
- Làm vào vở rồi chữa bài .
- Làm vào vở rồi chữa bài .
- Bài 4 :- Cho HS đọc đề tóm tắt rồi giải 
Bài 5 : Cho HS đọc đề tóm tắt rồi giải 
* Hoạt động 3:Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hi + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 130 sách BT .
- Làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Số phần bể đã có nước :
 (bể) 
 Số phần bể chưa có nước :
 (bể)
 Đáp số : bể
- Làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
 Số kg cà phê lấy lần sau :
 2710 x 2 = 5420 (kg) 
 Số kg cà phê lấy cả 2 lần :
 2710 + 5420 = 8130 (kg)
 Số kg cà phê còn lại :
 23 450 – 8130 = 15 320 (kg)
 Đáp số : 15 320 kg
Địa lí
 Tiết 26 :DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm được : Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ , hẹp , nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển .
	- Biết dựa và lược đồ , bản đồ để chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung . Nhận xét lược đồ , ảnh , bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên .
	- Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
* GDBVMT : HS biết : - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí tự nhiên VN .
	- Aûnh thiên nhiên duyên hải miền Trung .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập .
	- Nêu lại một số kiến thức đã ôn trong tiết trước .
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài: (27’) Dải đồng bằng duyên hải miền Trung .
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 : Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
- Chỉ trên bản đồ tuyến đường sắt , đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM ; xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung và các vùng tiếp giáp .
- Bổ sung : 
+ Các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó .
+ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các đồng bằng nhỏ , hẹp song tổng diện tích cũng khá lớn , gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ .
Giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển trước khi đọc tên các đồng bằng để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ hẹp .
- Các nhóm đọc câu hỏi , quan sát lược đồ , ảnh SGK , trao đổi với nhau về tên , vị trí , độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung so với đồng bằng Bắc Bộ , Nam Bộ .
- Nhận xét : Các đồng bằng nhỏ , hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển 
- Một số em lên bảng chỉ và điền các địa danh vào lược đồ .
- Một số nhóm nhắc lại vắn tắt đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Cả lớp quan sát một số ảnh về đầm , phá , cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây , về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng .
Hoạt động 2 : Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam .
MT : Giúp HS thấy được sự khác biệt về khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã . Có thể nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm được xây dựng , vừa rút ngắn , vừa để đi , hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn .
- Nói thêm về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ . Từ đó , HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã .
- Nêu tiếp : Gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô , nóng ( gió Lào ) . Gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa  để HS quan tâm , chia sẻ với đồng bào miền Trung .
* GDBVMT : Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung trồng phi lao để ngăn gió.
4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra
- Quan sát lược đồ hình 1 , chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã , đèo Hải Vân , Huế , Đà Nẵng .
- Dựa vào hình 4 , mô tả đường đèo Hải Vân .
- Trao đổi kết quả trước lớp .
 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
GDNGLL
BÀI 2 : VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
 -HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
2. Kĩ năng:
 Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng qui định. 
Thái độ:
 Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II/ Chuẩn bị:
 -GV: Các biển báo hiệu đã học ở bài trước.
 Một số hình ảnh về vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
 -HS : Quan sát những nơi có vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Oân bài cũ và giới thiệu bài mới.
-GV treo một số biển báo , yêu cầu HS nhớ lại và nêu đúng tên, nội dung của các biển báo đã học.
-GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
-GV hỏi:
+ Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
+ Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy.
+ Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
-GV nhận xét, kết luận: Vạch kẻ đường để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
-GV chia nhóm cho HS thảo luận.
+ Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
+ Hàng rào chắn có tác dụng gì ? Có mấy loại hàng rào chắn?
-GV nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Đi xe đạp an toàn.
-Một số HS nêu.
-HS khác nhận xét.
-HS nêu.
-HS khác nhận xét.
-Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường (đường cong dốc, có vực sâu)
-Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại.
 Có hai loại rào chắn: rào chắn cố định và rào chắn di động.
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TLV- LT.C
I. MỤC TIÊU
- Xác định được bộ phận C – V và viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai là gì?
 - Biết sử dụng các từ thuộc chủ điểm Dũng cảm để đặt câu.Biết được những thành ngữ gắn với chủ điểm.
-Học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2:Luyện tập – Thực hành
Bài 1 : Cho HS làm nhóm 
- Cho các nhóm trình bày kết quả
a) Giải nghĩa thành ngữ sau : vào sinh ra tử.
b) Đặt câu với thành ngữ trên.
- Nhận xét - cho điểm
Bài 2 : a) Tìm câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn, thơ dưới đây và nêu tác dụng của từng câu ( dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật)
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? Em vừa tìm được.
- Nhận xét – chọn đội thắng cuộc 
Bài 3: Trong bài thơ Lượm, nhà thơ Tố Hữu viết về chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp như sau:
Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vàng
Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích
Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng
 + Em hãy cho biết: Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh nào để miêu tả chú Lượm? Những từ láy và hình ảnh so sánh đó đã giúp em thấy những điểm gì đáng yêu ở chú bé liên lạc?
- Nhận xét – cho điểm 
Bài 4 : Em đã từng biết một vườn rau, vườn hoa hay vừa cây ăn quả trông thật đẹp mắt. Hãy tả một vài cây mà em yêu thích trong khu vườn đó.
- Nhận xét – thu vở chấm điểm
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò:- Nhận xét 
- Thảo luận nhóm – làm trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày 
a) xông pha nơi nguy hiểm, nơi chiến trường.
b)Bác ấy đã từng vào sinh ra tử ở mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa.
- Hai đội thi đua làm vào bảng nhóm.
a) Quách Mạt Nhược/ là người uyên bác, sớm nổi tiếng trong các lĩnh vực văn học, lịch sử, khảo cố, nghệ thuật .( Nhận định
Trăng/ là quả chín. ( nhận định )
- Nhận xét bình chọn đội chiến thắng.
- Thảo luận nhóm đôi – trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét – bổ sung
+ Từ láy : loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
+ Hình ảnh so sánh: như con chim chích nhảy trên đường vàng.
+ Lượm là một chú bé có thân hình rất bé nhỏ, mang cái xắc cũng rất nhỏ nhưng đôi chân lại rất nhanh nhẹn.Hình ảnh so sánh càng làm cho ta thấy rõ sự nhanh nhẹn, vẻ ngây thơ và đáng yêu của chú bé liên lạc.
- Làm vào vở
- Nối tiếp nhau đọc bài văn của mình
- Dựa vào dàn ý chung bài văn miêu tả cây cối – Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc