Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

1. Khởi động

2. Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời các câu hỏi SGK.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài và ghi đề bài

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, đọc 3-2 lượt

+ Đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ

+ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công.

+ Đoạn 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển.

- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ mô tả rất sống động cuộc chiến đấu với biển của những thanh niên xung kích, giúp HS hiểu các từ khó trong bài.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Cho 2 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngời ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời các câu hỏi SGK.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, đọc 3-2 lượt
+ Đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ
+ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công.
+ Đoạn 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển.
- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ mô tả rất sống động cuộc chiến đấu với biển của những thanh niên xung kích, giúp HS hiểu các từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiều bài
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? (Biển đe doạ, biển tấn công, người thắng biển)
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? (miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không có gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: một bên là biển, là gió trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người  vơi tinh thần quyết tâm chống giữ.)
- Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? (Hơn 20 thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn – Họ ngụp xuống, trổi lên, ngụp xuống, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão – đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.)
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn theo gợi ý ở mục luyện đọc.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cho HS nêu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt.
- Xem trước bài “Ga – vrốt ngoài chiến luỹ”
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc đề bài
- HS đọc, cả lớp theo dõi
- Lớp quan sát tranh và đọc phần giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân đọc, lớp theo dõi nhận xét
- HS thi đọc theo tổ
- HS nêu , lớp nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
+ Giúp HS rèn luyện kĩ năng tực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
+ Củng cố về diện tích hình bình hành.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
H: Bài tập yêu cầu gì?
+ GV nhắc HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đến tối giản.
+ Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
+ Chữa bài, huy động kết quả
Bài 2: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
H: Hãy nêu cách tìm x trong phần b?
+ Yêu cầu HS làm bài.	
+ Chữa bài, huy động kết quả
Bài 3: 
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
H: Phân số được gọi là gì của phân số ?
H: Khi lấy nhân với thì kết quả là bao nhiêu?
+ Chữa bài, huy động kết quả
Bài 4: 
+ Gọi HS đọc đề bài.
H: Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Chữa bài, huy động kết quả
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại quy tắc thực hiện phép chia phân số.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt
- Xem trước bài “Luyện tập”.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Tính rồi rút gọn.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
+ 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
+ 1 HS nêu
+ HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong trong phép nhân và phép chia.
+ HS làm bài tập vào vở, 2 HS lên làm ở bảng.
+ 2 phân số đó là phân số đảo ngược với nhau.
+ Có krt61 quả bằng 1.
+ HS làm bài vào vở.
+ 1 HS đọc to trước lớp.
+ Ta lấy diện tích chia cho chiều cao.
+ 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở rồi nhận xét trên bảng.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU:
1. Học xong bài này, HS có khả năng:
- Thế nào là hoạt động nhân đạo.
- Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhận đạo.
2. Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGK đạo đức 4.
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu điều tra theo mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:	TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Tao sao phải bảo về các công trình công cộng?
- Em phải làm gì với các công trình công cộng?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: thảo luận nhóm (thông tin tranh 37, SGK)
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và tiến hành thảo luận câu hỏi 1, 2.
- Cho đại diện các nhóm trình bày, cho nhóm khác nhận xét tranh luận.
- GV kết luận: trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi
- Cho từng nhóm thảo luận bài tập. Sau đó cho đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a và c là đúng.
+ Tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ đẻ lấy thành tích cho bản thân.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Cho HS nêu ý kiến, GV nhận xét kết luận
+ Ý kiến a, d đúng
+ Ý kiến b, c sai
- Cho HS đọc ghi nhớ bài
* Hoạt động nối tiếp
- Cho HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- GD HS tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt
- Tiết sau học thực hành tt.
- HS trả lời, lớp nhận xét
- HS đọc đề bài
- Các nhóm thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả, lớp nhận xét.
+ Cả lớp lắng nghe
- HS tự bày tỏ ý kiến, nêu trước lớp, nhận xét.
- Cá nhân đọc ghi nhớ bài
- HS nêu, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011
KHOA HỌC
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể biết:
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt đọ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
- Chuẩn bị theo nhóm: Nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tác dụng của ánh sáng cách bảo vệ đội mắt.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vạt lạnh thường gặp hằng ngày.
- Cho HS quan sát hình1 và trả lời câu hỏi SGK
- GV giảng: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật
- Cho HS tìm các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, hơn nhau và vật có nhiệt độ cao nhất
* Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
- GV giới thiệu 2 loại nhiệt kế và nêu cấu tạo của 2 loại nhiệt kế này.
- Cho cả lớp thực hành đo nhiệt độ của cốc nước, của cơ thể. Sau đó nêu nhận xét. GV nhận xét chung.
- Cho HS thực hành bằng cách nhúng tay vào trong 4 chậu nước, sau đó nêu nhận xét.
+ Chậu a: chậu có đổ thêm nước sôi
+ Chậu b và c nước bình thường
+ Chậu d: chậu có nước đá
- GV giúp HS nhận ra: Cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có trường hợp giúp ta bị nhầm lẫn. Để xác đinh được chính xác nhiệt đo ... ị ốm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm 4. Sau đó nêu kết quả. GV nhận xét sửa bài lên bảng:
+ Từ cùng nghĩa: can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm
+ Từ trái nghĩa: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược.
* Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu và mỗi em tiến hành đặt một câu. GV nhận xét sửa ý cho các em.
* Bài tập 3
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ sau đó cho HS làm vào vở bài tập. Lần lượt cho 3 HS lên bảng điền vào chỗ chống. GV nhận xét sửa bài:
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
+ Khí thế dũng mãnh
+ hi sinh anh dũng
* Bài tập 4
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập và các thành ngữ, từng cặp trao đổi, sau dó trình bày kết quả theo những hình thức hoạt động đã hướng dẫn trong bài trước.
Lời giải đúng: vào sinh ra tử, gan vàng dạn sắt.
* Bài tập 5
- Cho HS đặt câu, GV nhận xét sửa ý, từ 
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- GV cho HS đặt câu.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt
- Xem trước bài “Câu khiến”.
- HS đóng vai, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài
- Cả lớp theo dõi SGK
- Tập trung nhóm 4 thảo luận, nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi, đặt câu, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp theo dõi, làm vào vở bài tập nêu kết quả, lớp nhận xét
- HS suy nghĩ và nêu kết quả, lớp nhận xét
- Cá nhân đặt câu, lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe
KHOA HỌC
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS nhận biết:
- Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt, và những vật dẫn nhiệt kém
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
- Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: phích nước nóng; xoong, nồi, giỏ ấn, cái lót tay.
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ, len hoặc sợi, nhiệt kế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu ví dụ về các vật nóng hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
- Giải thích được hiện tượng co giản về nóng, lạnh.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi SGK.
- GV giúp HS có nhận xét: các kim loại dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
- GV hỏi:
+Tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
- GV rút ra kết luận về hai câu hỏi trên.
* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí
- GV hướng dẫn học sinh đọc 2 phần đối thoại của hình 3 SGK.
- Cho cả lớp tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK.
- Cho HS đo nhiệt độ ở 2 cốc đến hai lần. Sau 5 – 10 phút và trình bày kết quả.
- Cho HS trình bày kết quả trước lớp, GV nhận xét sửa sai.
- GV hỏi thêm:
+ Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc?
+ Vì sao phải đo nhiệt độ 2 có cùng một lúc?
* Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng cuả các vật cách nhiệt.
- Chia lớp thành bốn nhóm để tìm kết quả và thi trước lớp.
- GV nhận xét khen nhóm thực hiện tốt.
- Rút ra bài học như SGK. Vài học đọc lại bài
4.Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt
- Xem trước bài “Các nguồn nhiệt”.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- HS đọc lại đề bài
- HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung.
- Cá nhân nhận xét, lớp lắng nghe.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- Cả lớp tập đối thoại, các bạn khác nhận xét.
- Cả lớp làm thí nghiệm.
- HS thực hành đo, nêu nhận xét
- Cả lớp lắng nghe và nêu nhận xét.
- HS suy nghĩ trả lời, lớp nhận xét
- Tập trung nhóm thảo luận nêu kết quả
- Cả lớp bình chọn nhóm tốt
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
Thứ sáu ngày 04 tháng 03 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
1. HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý; viết từng đoạn.
2. Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài; đoạn thân bài; đoạn kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý.
- Tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho 2 HS đọc đoạn kết bài mở rộng của tiết trước.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập
- Cho một số HS đọc yêu cầu đề bài
- GV gạch dưới những từ quan trọng
- GV dán một số tranh, ảnh lên bảng
- Cho 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý.
- GV nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết
* HS tiến hành viết bài
- HS lập dàn ý, tao lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài. Viết xong, cùng bạn đổi bài, góp ý cho nhau.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc bài viết. GV nhận xét biểu dương, chấm điểm.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- GV nhắc HS lập dàn ý; viết từng đoạn.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt.
- Dặn chuẩn bị bài mới.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc đề bài
- Cả lớp lắng nghe
- HS đọc lại
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp lắng nghe
- HS thực hành cá nhân, sau đó đổi vở cho nhau nhận xét.
- Cá nhân đọc, nêu kết quả, lớp nhận xét.
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng:
- Thực hiện các phép tính với phân số.
- Giải bài toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
: : 
Bài mới:
Bài 1: Cho HS chỉ phép tính làm đúng.
Có thể khuyến khích HS chỉ ra chỗ sai trong phép tính làm sai.
* Phần c) là phép tính làm đúng.
* Các phần khác đều sai.
Bài 2: Nên khuyến khích tính theo cách thuận tiện. Chẳng hạn :
 a)    b)
 c) 
Bài 3: Nên khuyến khích chọn MSC hợp lí (MSC bé nhất). Chẳng hạn :
 a) 
b ) và c): Làm tương tự như phần a).
Bài 4: Các bước giải:
- Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể.
- Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước.
 Bài giải 
 Số phần bể có nước là : 
 bể)
 Số phần bể còn lại :
 1 - (bể)
 Đáp số : (bể)
Bài 5: Các bước giải :
- Tìm số cà phê lấy ra lần sau.
- Tìm số cà phê lấy ra cả hai lần.
- Tìm số cà phê còn lại trong kho.
 Bài giải 
 Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là :
 2710 x 2 = 5420 (kg)
 Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả hai lần là :
 2710 + 5420 = 8130 (kg)
 Số ki-lô-gam còn lại trong kho là :
 23450 – 8130 = 15320 ( kg)
 Đáp số : 15320 kg cà phê.
4.Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại tựa bài.
Nhận xét ưu, khuyết điểm.
Chuẩn bị tiết sau “KTĐK GHKII”
HS nhận xét.
2 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào bảng con.
HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở.
(tương tự như câu a)
2HS lên bảng làm bài b), c).
HS còn lại làm vào vở.
HS lên giải. HS còn lại làm vào vở.
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Tiền, sông Đồng Nai trên bản đồ, lượt đồ Việt Nam.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa hai đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặt điểm tiêu biểu của các thành phố này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản độ địa lí tự nhiên, hành chánh Việt Nam.
- Lượt đồ trống Việt Nam treo tường và của cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những thuận lợi về phát triển kinh tế của TP Cần Thơ.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh và điền các địa danh có ở câu hỏi 1 SGK.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Cho HS tập trung theo nhóm 4 thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng kiến thức vào bảng.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho HS trả lời câu hỏi 3 SGK. GV nhận xét giúp các em hoàn thiện câu trả lời.
4. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương học sinh học tốt.
- Xem trước bài “Dải đồng bằng Duyên Hải Miền Trung”.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- Tập trung theo nhóm 4 thảo luận và nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên điền
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT26.doc