Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

i/. MỤC TIÊU

- Thực hiện được phép chia hai phân số.

- Biết tìm thành phần ch¬a biết trong phép nhân, phép chia phân số.

- Bài tập 1, 2. - Học sinh khá .giỏi làm them bài 3,4

Ii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A/. Kiểm tra bài cũ.

- Để thực hiện phép chia phân số ta làm như thế nào?

- Gọi HS lên bảng làm bài tập

 47 : 35 ; 1021 :23

- Nhận xét chung ghi điểm.

B/. Bài mới.

1/. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài

mới.

2/. Nội dung dạy

Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 1: - Nêu YC bài tập.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Nhắc HS rút gọn phân số đến tối giản.

- HS lần lượt từng em lên bảng tự làm bài ( mỗi học sinh làm một phép tính) - học sinh lớp làm vở cá nhân

- Nhận xét chữa bài.

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 05 tháng 03 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 51
THẮNG BIỂN
i/. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 SGK).
* HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK
KNS: - Các kĩ năng được giáo dục - Giao tiếp thể hiện sự cảm thông.
- Ra quyết định, ứng phó - Đảm nhận trách nhiệm.
iiI/. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ.
iV/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ về Tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài mới
2/. Nội dung dạy:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài 
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, cho từng em.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
+ Tranh minh hoạ thể hiện nội dung nào trong bài?
- Thể hiện nội dung đoạn 3 trong bài, cảnh mọi người dùng thân mình làm hàng rào
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão? Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
+ Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì? - Cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ,
 - Gọi HS đọc đoạn 2
+ Trong đoạn 1,2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? - Biện pháp: So sánh, nhân hoá.
+Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?- Để thấy được cơn bão biển hung dữ
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
- Những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người là: hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ
- Gọi HS phát biểu. GV ghi lên bảng Nội dung của bài
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 
- Nhận xét, cho điểm HS
+ Đọc đoạn văn trên, hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?
3/. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy.
Thể dục
Giáo viên TPT dạy
Toán
Tiết 126:
LUYỆN TẬP
i/. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần cha biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- Bài tập 1, 2. - Học sinh khá .giỏi làm them bài 3,4
Ii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ.
- Để thực hiện phép chia phân số ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 
 : ; 
- Nhận xét chung ghi điểm.
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài 
mới.
2/. Nội dung dạy
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: - Nêu YC bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhắc HS rút gọn phân số đến tối giản.
- HS lần lượt từng em lên bảng tự làm bài ( mỗi học sinh làm một phép tính) - học sinh lớp làm vở cá nhân
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trong phần a, x được gọi là gì của phép nhân?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Từng cặp HS lên bảng làm ( thi đua)
- HS làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chấm bài.
Bài 3,4: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm . ( làm ở lớp nếu có thời gian) - Học sinh khá, giỏi
3/. Củng cố dặn dò.
- Để thực hiện phép chia phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập.
Chính tả
Tiết 26: 
(Nghe - viết) THẮNG BIỂN
i/. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trích. Học sinh không viết sai quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.
- GDKNS:
Lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
Ii/.ĐỒ DÙNG
- Một tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2.
Iii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng kiểm tra HS đọc và viết các từ can chú ý phân biệt chính tả ở tiết học trước.
- Nhận xét chữ viết của học sinh.
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài mới.
2/. Hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài viết.
* Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 trong bài Thắng biển.
+ Qua đoạn văn em thấy hình ảnh cơn bão biển hiện ra như thế nào? - Qua đoạn văn ta thấy hình ảnh cơn bão biển hiện ra rất hung dữ, nó tán công dữ dội vào khúc đê mỏng manh.
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS đọc và viết các từ ngữ: mênh mông, lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
* Soát lỗi và chấm bài.
- GV đọc cho HS soát lại bài. - HS đổi vở soát lỗi chính tả
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2 b) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Dán phiếu bài tập lên bảng.
- Tổ chức cho từng nhóm HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức.
- Hướng dẫn:Đọc kĩ đoạn văn, ở từng chỗ trống, dựa vào nghĩa của tiếng có vần
- Theo dõi HS thi làm bài.
- Yêu cầu đại diện một nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh của nhóm mình gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3/. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài 
Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2012
Đạo đức
Tiết 26
TÍCH CỰC THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
i. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thộng cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo
GDKNS
- Các kĩ năng được giáo dục:
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
Ii/. ĐỒ DÙNG
-Phiếu điều tra theo mẫu.
iiI . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá chung.
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài mới.
2/. Nội dung dạy
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin.
-Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà.
- Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được.
+ Hãy thử tưởng tượng em là người dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt đó, em sẽ rơi vào hoàn cảnh thế nào?
KL: Không chỉ những người dân ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt mà còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến nhận xét về các việc làm dưới đây.
1. Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn HS các tỉnh đang bị thiên tai.
2. Trong buổi lễ quyên góp giúp các bạn nhỏ miền trung bị lũ lụt Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để góp , lấy thành tích
- Nhận xét câu trả lời của HS.
+Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì? Tích cự tham gia ủng hộ các hoạt động vì người nghèo có hoàn cảnh khó khăn
KL: Mọi người cần tích cực tham gia vaò các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý tình huống và ghi vào phiếu
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành.
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân ái của nhân dân ta.
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà hoàn thiện bài tập 5 trong SGK.
3/. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà thực hiện những hành vi đạo đức đã học.
Luyện từ và câu
Tiết 51: 
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
i/. MỤC TIÊU
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định được CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (BT2); viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì?(BT3)
* HS khá giỏi: Viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo YC của bài tập 3 
II/. ĐỒ DÙNG
- Phiếu viết lời giải bài tập 1.
- Giấy khổ to.
Iii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng yêu câu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì? - GV nhận xét và cho điểm từng HS.
B/. Bài mới.
1/.Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu và ghi tựa
2/. Nội dung dạy
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm ở sgk
- Gợi ý: Yêu cầu HS đọc kĩ từng đoạn văn, dùng bút chì đóng ngoặc đơn các câu kể Ai là gì?
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tay tới không phải là câu kể Ai là gì? - Vì câu này không có ý nghĩa là nêu nhận xét, hay giới thiệu về cần trục.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sử dụng các kí hiệu đã quy đinh.- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng,
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý: Các em tưởng tượng ra mình và các bạn đến nhà bạn Hà lần đầu
- Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng. GV chú ý sửa chữa thật kĩ lỗi dùng từ, đặt câu cho HS
- Cho điểm những HS viết tốt.
- Gọi một số HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS 
- Tổ chức cho 1 nhóm HS đóng vai tình huống ở BT3
- Nhận xét , tuyên dương
3/. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài yêu cầu HS nào viết đoạn văn chưa đạt cần viết lại 
- Chẩn bị bài sau
Toán
Tiết 127: 
LUYỆN TẬP.
i/.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- Bài tập 1, 2. - Học sinh khá .giỏi làm them bài 3,4
II/. ĐỒ DÙNG: 
phiếu học tập bài tập 2
iii/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
 : ; : 
- Nhận xét chung ghi điểm.
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài. - Luyện tập
2/. Nội dung dạy
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk
Bài 1:- Bài tập yêu cầu gì? - Tính rồi rút gọn: 
- Yêu cầu HS làm bài. Lần lượt mỗi HS làm 1 phần. - Lớp làm bài vào vở
- Gợi ý HS có thể rút gọn ngay trong khi tính.
- Nh ... heo phách, theo nhịp.
II/. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng 
- Chuẩn bị hướng dẫn HS vận động theo nhạc bài Chú voi con ở Bản Đôn
III/. Hoạt động dạy học:
A/. Kiểm tra bài cũ 
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài: 
2/. Nội dung dạy
Hoạt động 1: Dạy bài hát : Chú voi con ở Bản Đôn
- Giới thiệu bài hát, nội dung bài hát 
- Cho HS nghe băng
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
Dạy hát từng câu
Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét .
Hoạt động 2: 
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS vừa đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng 
Hoạt động 3: Bài đọc thêm THỜI NIÊN THIẾU CỦA SÔ PANH
- GV đọc cho HS từng phần câu chuyện.
- GV giới thiệu cho HS một sáng tác của nhạc sĩ Sô-panh.
3/. Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét , dặn dò 
Luyện từ và câu
Tiết 52
MRVT: DŨNG CẢM
I/. MỤC TIÊU
- Mở rộng được một số vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, 3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4,5).
Ii/. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1,4
- 5-6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng (Từ cùng nghĩa, trái nghĩa) để HS các nhóm làm BT1.
Iii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì? Xác định CN, VN của câu đó.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B/. Bài mới.
1/. .Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài
2/. Nội dung dạy: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Chia nhóm - Yêu cầu các nhóm tự làm bài vào phiếu - Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ Dũng cảm vào phiếu.
- Gọi HS dán phiếu bài tập lên bảng, yêu cầu các nhóm bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có bảng từ đầy đủ.
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đặt câu hỏi với các từ ở bài tập 1.
- Gợi ý: Để đặt câu đúng, các em phải hiểu được nghĩa của từ, xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng
- Học sinh tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp.
- Nhận xét , bổ sung 
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào? - Ghép lần lượt từng từ vào từng chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa.
- Yêu cầu HS tự làm bài -1 HS làn bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gợi ý:Các em đọc kĩ từng câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu sau đó đánh dâú X vào bên cạnh thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án: Vào sinh ra từ Gan vàng dạ sắt
- Gọi HS giải thích từng câu thành ngữ.
- GV giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu.
- Khuyến khích HS nhẩm thuộc lòng các câu thành ngữ.
Bài 5: - Gọi HS đọc yêu câu bài tập.
- Gợi ý: Các em hãy đặt câu với thành ngữ Vào sinh ra từ, gan vàng dạ sắt, ..
- Gọi HS đặt câu. GV chú ý sửa chữ cho từng HS về lối ngữ nghĩa của mình.
 VD: Anh ấy đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
3/. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 09 tháng 03 năm 2012
Kĩ thuật
Chương 3: LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
Tiết 26 CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I/. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, hình dáng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
-Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/. Các hoạt động dạy học:
A/. Bài cũ:
B/. Bài mới:
1/. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài
2/. Nội dung dạy: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ
- GV giới thiệu bộ lắp ghép gồm có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính.
- GV tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết nhằm phát huy tính thực tiễn của các em.
- GV chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.
- GV giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp.
- GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như hình 1/Sgk.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít.
a/ Lắp vít:
- GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước
- GV gọi 2 HS lên bảng lắp vít. Sau đó cho cả lớp tập lắp vít.
b/ Tháo vít:
- GV hướng dẫn HS cách tháo vít kết hợp với quan sát hình 3/Sgk để trả lời câu hỏi Sgk.
c/ Lắp ghép một số chi tiết:
- GV thao tác mẫu một trong 4 mối ghép trong hình 4/Sgk.
- Trong khi thao tác mẫu, GV đặt câu hỏi yêu cầu HS gọi tên và số lượng của mối ghép.
- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
Hoạt động 3: HS thực hành
- GV yêu cầu các nhóm HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a,4b,4c,4d,4e, yêu cầu mỗi nhóm HS lắp 2-4 mối ghép.
- Trong khi HS thực hành GV nhắc nhở:
+ Phải sử dụng cờ-lê và tua-vít để tháo, lắp các chi tiết.
+ Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít.
+ Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
+ Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình. 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình.
+ Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS.
 3/. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái dộ học tập của học sinh. 
- Chuẩn bị bài sau: Lắp cái đu.
Tập làm văn
Tiết 52
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/.MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
GDKNS:
-HS thể hiện hiểu biết, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài
Ii/. ĐỒ DÙNG:
- Tranh, ảnh một số loài cây: Cây cho bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
Iii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
A/. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS đọc đoạn văn kết bài theo cách mở rộng về một cái cây mà em thích.
- Nhận xét, cho điểm từng.
B/. Bài mới.
1/. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài
2/. Nội dung dạy
- Gọi HS đọc đề bài tập làm văn.
- GV phân tích đề bài: dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích
- Gợi ý: Các em chọn 1 trong 3 loại cây: Cây ăn quả, cây bóng mát..
- Yêu cầu HS giới thiệu về cây mình định tả.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- HS viết bài.
- Yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó hoàn chỉnh bài văn.
- Gọi HS trình bày bài văn. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Cho điểm những bài viết tốt.
3/. Củng cố dặn do.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 130: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/. MỤC TIÊU
- Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Biết giải bài toán có lời văn. 
- Bài tập 1, 3(a,c), 4
Ii/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3c, 4c tiết trước
- Nhận xét chung ghi điểm.
B/. Bài mới.
1/. .Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2/. Nội dung dạy
Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk /138,139
Bài 1: - Nêu yêu cầu làm bài.
- YC HS tự làm bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích.
- GV nhận xét và cho điểm+ Tuyên dương
Bài 2: - HS nêu YC bài tập.
- GV HD mẫu - Yêu cầu học sinh về nhà làm 
Bài 3a,b: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV HD mẫu .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm - ( từng cặp học sinh thi đua)
- Chữa bài và cho điểm.
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa bài
Bài giải
Cả hai lần vòi nước chảy được:
 (bể)
Bể còn lại phần chưa chứa nước là
1 - (bể)
§¸p số bể.
- Nhận xét bài làm trên bảng, lớp sửa bài của mình.
3/. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm các bài tập còn lại thầy cho về nhà
Địa lí
Tiết 26
ÔN TẬP
I/. Mục tiêu : 
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống 1 số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. ( Giảm tải )
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB về khí hậu, đất đai.
II/.Đồ dùng: - Bảng phụ
 -Lược đồ trống VN treo tường.
III/.Hoạt động dạy và học :
A/.KTBC:
 -Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL?
 GV nhận xét, ghi điểm.
B/.Bài mới:
1/. Giới thiệu bài
2/. Nội dung dạy
Hoạt động1: Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thi Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
Hoạt động2: thảo luận nhóm: 
 -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ 
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau
-Địa hình 
-Sông ngòi 
-Đất đai
-Khí hậu 
ĐB Bắc Bộ
ĐB Nam Bộ
Các nhóm thảo luận và điền kết quả vàbảng phụ.
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận .
Hoạt động3: Làm việc cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta ? Sai.
 b/.ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước? Đúng.
 c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhấtvà số dân đông nhất nước? Sai.
 d/.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? Đúng .
- GV nhận xét, kết luận .
3/.Củng cố - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Dải ĐB duyên hải miền Trung”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2010_2011_nguyen_van_tuan_chua.doc