Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)

I.MỤC TIÊU:

 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

II. CHUẨN BỊ:

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 -Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Đạo đức TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO t1
I.MỤC TIÊU: 
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II. CHUẨN BỊ: 
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 -Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1(5p)
 -Nhắc lại ghi nhớ của bài: “Giữ gìn các công trình công công”
 -Nêu các tấm gương, các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
 - GV nhận xét.
HĐ2 “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”(27p)
 Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38)
 -Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
 -Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
 -GV kết luận
*Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38)
 -GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
 -GV kết luận:
* Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/39)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
Ý kiến a :đúng
Ý kiến b :sai
Ý kiến c :sai
Ý kiến d :đúng
HĐ3:Củng cố - Dặn dò (3p)
 -HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, tranh luận.
-HS nêu các biện pháp giúp đỡ.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề xác định y/c
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS đọc xác định y/c BT3
-HS biểu lộ thái độ theo quy ước 
-HS giải thích lựa chọn của mình.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
 Luyện:Tập đọc: THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên
-KNS : Thể hiện sự cảm thông., Ra quyết định, ứng phó., Đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: ( 5p)
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
-GV nhận xét, cho điểm.
HĐ2: HD luyện đọc (22p)
HSY: Đọc 1-2 đoạn 
sửa lỗi phát âm
- Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1.
HSTB: Đọc 2-3 đoạn
Nhận xét ghi điểm.
-Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?
HSKG: Đọc cả bài
-Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả qua những hình ảnh nào ?Dùng biện pháp gì?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm : 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc 
GV cho HS thảo luận cách đọc diễn cảm 
GV sửa lỗi cho các em
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
HĐ3: Bài tập (10p)
Bài 1,2(Tr 102,103 Sách ôn luyện TV)
Chấm chữa bài.
Nêu lại nội dung bài ?
HĐ4:Củng cố, dặn dò: ( 3p)
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà đọc trước bài 
-2 HS: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính, trả lời câu hỏi. 
-HS lắng nghe.
5 em đọc
Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ  nhỏ bé”.
6-7 em đọc.
Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi  rào rào”.
Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”.
Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.
KQ : B1 : a
 B2 : c
Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
-Vài em nhắc lại nội dung bài.
 LuyệnToán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cách thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. 
- HS tính toán cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: 
- GV : Bảng phụ
- HS : Vở BT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : ( 5p)
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập ( 30p)
Bài 1 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đến khi được phân số tối giản.
 -GV yêu cầu cả lớp làm bài.
 -GV nhận xét bài làm của HS
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Trong phần x là gì của phép nhân ?
 - Khi biết tích và một thừa số, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế 
nào ?
 -Củng cố cách tìm thừa số và số chia.
*Bài 3: 
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nêu cách giải?
Bài4: hs khá giỏi làm
- Chấm và chữa bài.
HĐ3Củng cố-dặn dò: ( 5p)
 - HD cách học ở nhà.
 - Nhận xét tiết học
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Hs đọc xác định yêu cầu
-Tính rồi rút gọn.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
* HS cũng có thể rút gọn ngay từ khi tính.
-Tìm x.
-x là thừa số chưa biết.
-Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 Bài giải
 Độ dài đáy của hình bình hành là:
 ( m)
 Đáp số: m
HS thi làm vào bảng phụ dán lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lớp nhận xét chỉnh sửa
 Mĩ thuật : Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI 
I/ MỤC TIÊU: 
- HS hiểu được nội dung tranh qua hình ảnh,màu sắc và cách sắp xếp. 
- HS biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt. 
- HS cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Sưu tầm tranh ảnh phiên bản của thiếu nhi. 
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Xem tranh. ( 30p) 
* Thăm ông bà ( tranh sáp màu của Thu vân)
- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát thảo luận theo nội dung:
- Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
- Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
- Màu sắc trong tranh?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận: Bức tranh thăm ông bà của bạn Vân đã thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. ..
* Chúng em vui chơi( tranh sáp màu của Thu Hà)
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK thảo luận theo nội dung:
- Bức tranh vẽ về đề tài gì?
- Đâu là hình ảnh chính, phụ?
- Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận: Chúng em vui ..
* Vệ sinh môi trường chào đón seagame( Tranh sáp màu của bạn Phương thảo)
- GV: yêu cầu HS xem tranh và trao đổi theo nội dung:
- Bức tranh do bạn nào vẽ?
- Trong tranh có những hình ảnh gì?
- Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào?
- Các hoạt động trong tranh được diễn ra ở đâu vì sao em biết?
- Màu sắc của tranh?
- Em có nhận xét gì về bức tranh này?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV : Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận: Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22...
* Ba bức tranh giới thiệu trong bài là ba bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi. Các bạn vẽ về những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc với lứa tuổi nhỏ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh,các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú trong cuộc sống để vẽ thành những bức tranh đẹp.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.( 5p)
- GV: Nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Tại gia đình ông bà.
- Ông bà, các bạn
- Ông bà và các bạn.
- Tươi sáng, hài hòa
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đề tài vui chơi.
- Hình ảnh các bạn đang vui chơi
- Ngộ nghĩnh, đáng yêu
- Tươi sáng, có đậm nhạt rõ ràng.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS trao đổi cặp.
- Bạn Phương thảo.
- Hình ảnh các bạn thiếu nhi đang làm vệ sinh môi trường.
- Hình ảnh các bạn đang làm vệ sinh, hình ảnh phụ là cây cối, nhà cửa.
- Đề tài sinh hoạt.
- màu sắc trong tranh tươi sáng thể hiện được không khí sôi nổi, hăng say.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe cô nhận xét.
-
 HS nêu.
- HS lắng nghe cô dặn dò.
 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
 Toán : LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện phép chia phâân số: trường hợp chia số tự nhiên cho phân số. Bài tập cần làm: Bài: 1,2; Bài 3,4 dành cho HS khá giỏi.
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- HS tính toán cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: 
- GV : SGK,vở bài tập
- HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HĐ1 ( 5p)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
HĐ2 ( 5p): Thực hành (30p)
Bài tập 1:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2:
-GV viết bài mẫu lên bảng và yêu cầu HS:hãy viết thành 2 phân số,sau đó thực hiện phép tính.
Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (2 = )
Thực hiện phép chia hai phân số 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm hỏi:để tính giá trị của các biểu thức nàybằng hai cách chúng ta phải áp dụngcác tính chất nào.
-GV yêu cầu HS làm bài 
-GV nhận xét
-GV yêu cầu HS thực hiện câu b tương tự như câu a
Bài tập 4
-GV yêu câu HS đọc đề bài
GV hỏi:Muốn biết phân số gấp mấy lần phân số chúng ta làm như thế nào?
-vậy phân số gấp mấy phần phân số ?
-GV gọi HS lên bảng làm bài
-GV nhận xét
HĐ3Củng cố - dặn dò: ( 5p)
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- 2HS lên bảng làm bài
-HS nhận xét
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính` rồi rút gọn.
-HS lên bảng làm bài.
a. b.
HS thực hiện câu c,d trình tự như câu a,b
-HS lên bảng làm bài
a.; b..
-HS đọc đề bài và phát biểu trước lớp.
-HS lên bảng làm bài.
Cách 1:
a.
cách 2:
-HS nhận xét
-HS đọc đề bài trước lớp.
-Chúng ta thựchiện phép chia.
-phân số gấp 6 lần phân số 
- ... P) hoàn thành bài tập
- Chấm và chữa bài
- Nhận xét.
HĐ1 ( 5P) củng cố dặn dò:
 Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Gọi HS trình bày 
Vật cách điện: Gỗ, nhựa, len, bông,  
Vật dẫn điện:Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,  
- Vì tay của ta tỏa nhiệt.
Vì ghế gỗ có khá năng cách điện tốt hơn, còn ghế sắt dẫn điện mạnh hơn.
-Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  
-Không khí dẫn nhiệt kém.
-HS tự nêu KQ
 Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả.
- Nắm được hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- HS có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh, ảnh một vài cây xanh, cây hoa . Bảng phụ viết dàn ý quan sát 
- vở ,bút,nháp 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 ( 5P)
- Nêu cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối?. 
HĐ2 ( 30P) Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1: Em hãy đọc các đoạn mở bài giới thiệu về cây trồng dưới đây và cho nhận xét về cách viết mở bài trong đoạn.
1, Tôi lớn lên đã thấy nhà ngoại có vườn cau. Men theo nối vào nhà cũng là hàng cau thẳng tắp, cao chat vót như vươn mình hứng lấy trời xanh. Ngoại bảo vườn cau này do ông ngoại trồng hồi còn chiến tranh. Bom đạn đã trút mưa xuống nơi này mà cau vẫn sống, vẫn mượt mà như tóc thề của cô gái miệt vườn. Tôi thích thú mỗi khi gió mạnh là cau nghiêng mình như những cánh tay của ông thần trong chuyện huyền thoại.
( Trân Duy Khang)
2, Tôi chưa được đi nhiều, nên chưa biíet hết. Thường chỉ đọc, chỉ nghe trên báo, trên đài, cũng đôi khi chỉ xem trên màn ảnh nhỏ, thấy hình như thành phố nào trên Trái đất cũng có một thứ cây riêng tiêu biểu, tượng trung cho thành phố của mình. Khiến, chỉ nhắc đến loài cây ấy là người ta đã nghĩ ngay đến thành phố ấy.
( Nguyễn Hà)
3, Chẳng có nơI nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
(Nguyễn Thái Vận)
4, Đầu hè năm ngoái, chị Dung và tôi, hai chị em trồng hai cây mướp. Một cây ở bờ ao. Một cây bên gốc mít.
(Vũ Tú Nam)
- GVHD: Về cách viết mở bài có hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Nhưng trong kiểu mở bài có nhiều cách khác nhau
HĐ1 ( 5P) Củng cố, dặn dò
- HS nêu cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối. 
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Tìm sự khác nhau trong cách mở bài của 4 đoạn văn
- Nêu ý kiến
HS: 
* Đoạn 1: Viết về vườn cau. Câu đầu tiên nói ngay vào đề tài. Kiểu mở bài trực tiếp.. Còn nói rõ về đặc điểm đáng tự hào của vườn cau.
* Đoạn 2: Mở bài viết về cây trên đường phố Kiểu mở bài gián tiếp.
* Đoạn 3: Viết về rừng cọ quê hương. Câu đầu tiên nói thẳng ngay vào rừng cọ. Kiểu mở bài trực tiếp.
* Đoạn 4: Giới thiệu trực tiếp hai gốc mướp một cách ngắn gọn.
HS đọc đoạn văn, nêu ý kiến.
- Có mấy kiểu mở bài trong bài văn miêu- Dặn học sinh ôn kĩ bài, chuẩn bị tiết sau.
LuyệnToán LUYỆN TẬP CHUNG
.MỤC TIÊU: HS
- Củng cố cách thực hiện các phép tính với phân số. Bài tập cần làm:1,3(a,c); bài 
-Thực hiện được các phép tính với phân số. Biết giải bài toán có lời văn.
- HS cẩn thận khi làm toán.
II. CHUẨN BỊ: 
1- GV: Nội dung bài, bảng nhóm.
2- HS: bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HĐ1 ( 5P)
 - Gọi hs chữa bài 2,
- GV nhận xét, ghi điểm.
.HĐ1 ( 30P) luyện tập
Bài 1:
 - Cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó tự làm vào vở 
- Tổ chức HS báo cáo kết quả
- Nhận xét bài làm của hs.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu HS tự làm bài, nhắc hs cố gắng để chọn MSC nhỏ nhất có thể.
- GV chữa bài và ghi điểm cho hs:
* Củng cố cho HS biết thực hiện các phép tính - - x :
Bài 3: Tương tự 
- Cho HS làm bài rồi nêu KQ
- Chấm bài nhận xét
Bài 4:
- ?:Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Để tính được phần bể chưa có nước chúng ta phải làm như thế nào?
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài và ghi điểm cho hs:
 HĐ3 ( 5P)Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN hs làm bài 2, bài 5 sgk. 
- 2 HS
- HS kiểm tra từng phép tính trong bài
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài
a.sai ; b.sai ; c;đúng; d.sai
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn trên bảng, theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi vở chéo để kiểm tra lẫn nhau.
HS đọc đề bài
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài,.cả lớp làm vào vở. 
 Bài giải 
 Số phần bể có nước là:
 (bể)
 Số phần bể còn lại có chứa nước là:
 (bể)
 Đáp số: bể
Thể dục DI CHUYỂN TUNG , BẮT BÓNG , NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU 
 -Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai người, ba người; nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
 -Học di chuyển tung và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác cơ bản đúng. 
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tồn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị 2 còi ( cho GV và cán sự ), 2 HS một quả bóng nhỏ, 2 HS một sợi dây. Kẻ sân, chuẩn bị 2 – 4 tín gậy và bóng cho HS chơi trò chơi. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
Phương pháp tổ chức
HĐ1 ( 5P) Phần mở đầu 
-GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
 Gọi 5 HS thực hiện nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
HĐ2 ( 25P) Phần cơ bản
GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung bài tập kèn luyện tư thế cơ bản , một tổ học trò chơi “Trao tín gậy”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng.
-Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai hoặc ba người 
 -GV nêu tên động tác. 
 -GV làm mẫu và giải thích động tác. 
 -GV cho một số HS thực hiện động tác tốt làm mẫu cho các bạn tập. 
 -Tổ chức thi đua theo tổ xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác. 
 -Học mới di chuyển tung và bắt bóng 
 -GV nêu tên động tác. 
 -GV hướng dẫn và cùng một nhóm HS làm mẫu : 
 Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau 1m ở giữa sân, cách hai vạch giới hạn sang hai bên (phía ngồi) 2 – 2,5m kẻ hai vạch chuẩn bị A và B, 2 – 4 quả bóng. 
 Động tác: Khi có lệnh số 1 ở nhóm 2 của đội cầm bóng chạy đến vạch giới hạn, chuyền bóng bằng hai tay cho số 1 của nhóm 1, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Số 1 của nhóm 1 bắt bóng bằng hai tay rồi chạy đến vạch giới hạn, chuyền tung bóng bằng hai tay cho nhóm hai. Cứ tập lần lượt như vậy cho đến hết, nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên để tiếp tục tập. 
 - Ôn nhảy dây theo kiểu chụm chân 
 -Trò Chơi Vận Động 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi: “ kết ban ”. 
 -GV nhắc lại cách chơi. 
 -GV tổ chức cho HS chơi thử, xen kẽ GV giải thích thêm để tất cả HS đều nắm vững cách chơi cách chơi. 
 -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 
HĐ1 ( 5P) Phần kết thúc 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 
-GV hô giải tán.
-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo
Khởi động: Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên của sân trường 120 – 150m. . 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
Tổ chức cho HS tập luyện đồng loạt theo lệnh thống nhất của cán sự, GV quan sát đến chỗ HS thực hiện sai để sửa (Nếu nhiều HS sai, GV phải làm mẫu và giải thích thêm rồi mới cho các em tiếp tục tập.) 
-HS tập hợp thành 2 – 4 đội, mỗi đội chia làm hai nhóm, đứng theo hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Nhóm 1 đứng sau vạch chuẩn bị A, nhóm 2 sang đứng sau vạch chuẩn bị B. Em số 1 nhóm 2 của mỗi đội cầm bóng
TTCB: Đứng chân trước chân sau, hai tay buông tự nhiên, mặt hướng theo hướng chạy. Riêng HS có bóng, cầm bóng bằng tay thuận
-Cho các tổ tự quản tập luyện. 
-
Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh :Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra). 
HS hô “khỏe”.
Ngoaì giờ lên lớp: GIAO LƯU TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian.
- Rèn luyện sự khéo léo , nhanh nhenjcho người chơi .
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi .
II- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức theo quy mô lớp
III- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Tuyển tập các trò chơi dân gian
Sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách báo hoặc người lớn
Một số tranh ảnh, đĩa hình về cách thức tổ chức trò chơi dân gian
- Một số dụng cụ phương tiện có liên quan đến khi tổ chức các trò chơi
IV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1: Chuẩn bị :
* Đối với giáo viên
- GV phổ biến cho HS nắm được :
- Nội dung : Thi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
- Hình thức thi: Mỗi tổ cử ra một đội chơi 5 người , các đội chơi sẽ thi đấu với nhau , số HS còn lại đóng vai trò cổ đông viên.
Thành lập Ban tổ chức cuộc thi : Gồm GV bộ môn, lớp trưởng các tổ trưởng
Ban tổ chức lựa chon trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi
Yêu cầu : Trò chơi cần đơn giản, dễ chơi hấp dẫn, không phải chuẩn bị nhiều cơ sở vật chất.
Mời cô bộ môn Thể dục làm thành viên Ban giám khảo .
Các giải thưởng dành cho tập thể cá nhân .
Tiêu chí chấm điểm : Ban giám khảo chấm điểm theo hình thức tính điểm từng phần thi . GV lựa chon 4 phần thi . Sau khi thi đội nào cao điểm nhất đội đó sẽ dành chiến thắng .
- Đối với học sinh :
Phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, phần thưởng dành cho đội chơi và cổ động viên
Chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu.
Bước 2 : Tiến hành cuộc thi :
- Người dẫn chương trình :
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khách mời
- Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi
- Giới thiệu Ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm
Bước 3 : Tổng kết- đánh giá- Trao phần thưởng: 
Ban giám khảo đánh giá nhận xét cuộc thi – thái độ của các đội
Trong thơi gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ tổ chức một số tiết mục văn nghệ 
Công bố kết quả cuộc thi và các giải thưởng
MC mời lên nhận giải 
- Mời đại biểu trao phần thưởng
- MC cảm ơn đại biểu và các HS nhiệt tình tham gia
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc