Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU.

- Thực hiện được phép chia hai phân số.

- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

- HS khá , giỏi làm hết các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - Bảng phụ vẽ hình trong trong sách giáo khoa phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 39 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai , ngày 5 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU.
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
-Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời được các câu hỏi 2,3,4 trong SGK) 
- HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 1-SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài : Tiểu đội xe không kính .Trả lời các câu hỏi nội dung bài .
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a.Luyện đọc:
- Gọi HS đọc mẫu.
- Chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp ( 3 lượt ); GV kết hợp :
 + Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
 + Giải nghĩa từ. 
 +Đọc câu dài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:
*Đoạn 1: HS đọc thầm
? Tranh minh họa thể hiện nội dung gì?
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
? Tìm những hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
? Các từ ngữ ấy gợi cho em điều gì?
? Nêu ý chính đoạn 1?
- KL ý 1.
 * Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm
?Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển?
? Tác giả đã dung những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển?
? Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
? ý chính đoạn 2 là gì?
- KL ý 2.
* Đoạn 3: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Tìm những từ ngữ , hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
? Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?
- KL ý 3.
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và tìm nội dung của bài.
* KL ND chính.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn 
- Tổ chức cho học sinh đọc đoạn 2 của bài
- GV nhận xét ghi điểm
3. Củng cố , dặn dò: 
? Nội dung bài nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS1:Mặt trời lên cao..... nhỏ bé
- HS2:Một tiếng ào.......chống dữ
- HS3: Một tiếng reo........sống lại
- Đoạn 3 trong bài cảnh mọi người dùng thân mình làm hàng rào ngăn dòng nước lũ.
- Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự : Biển đe dọa con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, cứu sống con đê.
- Gió bắt đầu mạnh............ con cá chim nhỏ bé.
- Cơn bão biển rất mạnh, hung dữ , nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
- Như một đàn cá voi lớn......chống giữ.
1. Cơn bão biển đe doạ.
- Đọc thầm đoạn 2.
- Một đằng thì........... thú dữ nhốt chuồng.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: Như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé, như một đàn voi lớn. Biện pháp nhân hóa: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng.
- Thấy được cơn bão biển hung dữ, điên cuồng...
2. Cơn bão biển tấn công.
- Hơn hai chục thanh niên ......... sống lại.
3. Con người quyết chiến , quyết thắng cơn bão.
Đại ý: Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai . bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống bình yên.
- 3 HS đọc bài.
- HS đọc theo nhóm.
- Đại diện nhóm đọc – nhận xét. 
________________________________________________________
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- HS khá , giỏi làm hết các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Bảng phụ vẽ hình trong trong sách giáo khoa phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập của HS
B. dạy bài mới
 1 . Giới thiệu bài:
2. hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(SGK-136): Tính rồi rút gọn.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài .
? Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm , lớp làm bài vào vở, HS khác nhận xét 
- GV nhận xét ,đánh giá.
=>TK: Củng cố cách chia phân số, rút gọn phân số.
 Bài 2(SGK-136): Tìm x.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài 
- Yêu cầu HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
=>TK: Củng cố cách tìm tử số, số chia chưa biết.
Bài 3(SGK-136): Tính( HS khá giỏi chữa bài)
- Cho HS đọc đề của bài tập 
- HS lên bảng làm , lớp làm bài vào vở .
- HS nhận xét . 
=>TK:? Phân số được gọi là gì của phân số?
- Tương tự GV hỏi tiếp với phân số còn lại
? Vậy khi nhân một phân số với phân số đảo ngược của nó thì được kết quả là bao nhiêu? ( 1)
Bài 4(SGK-136).( HS khá , giỏi chữa bài)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
? Biết diện tích và chiều cao của hình bình hành, muốn tính độ dài đáy ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại nội dung tiết học. 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu....
- 6 HS lên bảng, lớp làm vở.
; ; 
; ;
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Kiểm tra chéo vở.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở.
- 1 HS đọc bài.
- Lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao.
- Lấy diện tích chia cho chiều cao.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Chiều dài đáy của hình bình hành:
Đáp số: 1 m2
_____________________________________________________
CHÍNH TẢ
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU.
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng bài văn trích ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a.
- BVMT: HS hiểu cần có lòng dũng cảm ,tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
VBT Tiếng việt tập 2.
Bảng phụ , phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
-GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
- GV nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe- viết
- GV đọc chính tả bài : Thắng biển.
- HS đọc thầm lại bài văn .
? Bài văn nói điều gì ?
- BVMT.
?Khi viết bài chinh tả này cần chú ý điều gì?
-GV gọi 2 HS lên bảng
* Viết chính tả
- GV nhắc HS cách ghi bài
- HS gấp SGK . GV đọc cho HS viết bài 
- GV đọc lại một lượt . HS soát lỗi .
- Gv chấm và chữa một số bài .
- GV nêu nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a.
 - HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài tập 
- Đại diện từng HS làm bài trên bảng .
GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi.
2 em viết bảng, lớp viết nháp. sợi dây, gió thổi, lênh khênh
-Lắng nghe.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Ca ngợi lòng dũng cảm ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai . bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống bình yên 
- Lớp viết nháp, 2 em viết bảng. mênh mông, lan rộng, dữ dội .
-Hai bạn một cặp đổi chéo vở chấm bài cho nhau
3 HS lên bảng làm
a/ nhìn lại- khổng lồ- ngọn lửa- búp nõn- ánh nến- lóng lánh- lung linh- trong nắng- lũ lụt
- HS khá ,giỏi chữa phần (b)
b/ Thầm kín- lung linh- lặng thinh- giữu gìn- bình tĩnh- gia đình- nhường nhịn- thông minh- rung rinh.
Thứ ba , ngày 6 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ :AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU.
Nhận biết được cấu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1) ; biết xãc định CN, VN trong mỗi câu kể Ai làm gì ? đã tìm được (BT2) ; viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Bảng lớp viết bài tập 1,2 
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng làm bài tập 4 
-HS nhận xét , GV đánh giá .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV nhận xét , bổ sung 
Bài 2
- HS đọc yêu cầu của bài , xác định bộ phận CN , VN trong mỗi câu văn vừa tìm HS phát biểu ý kiến 
- GV kết luận 
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS 
- HS giỏi làm mẫu 
- HS thực hành viết đoạn văn 
- HS báo cáo kết quả 
- GV nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Tiếp tục luyện viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu Ai là gì ?
-2 HS làm bài tập.
-Lắng nghe
- HS làm miệng 
Đoạn
Câu kể Ai là gì
Tác dụng
a
-Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên
-Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội
-Câu giới thiệu
-Câu nêu nhận định
b
Ông Năm là người ngụ cư ở làng này
Câu giới thiệu
c
Cần trục là cánh tay đắc lực của các chú công nhân.
Câu nêu nhận định
Nguyễn Tri phương/ là người Thừa Thiên
Cả hai ông/ đều không phải là người Hà Nội.
Ông Năm/ là người ngụ cư ở làng này
Cần trục/ là cánh tay đắc lực của các chú công nhân
- HS đọc yêu cầu của bài 
- 3 HS lên bảng viết 
- HS đọc bài của mình- nhận xét
________________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo .
- thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn , hoạn nạn ở lớp ở trường và cộng đồng .
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè , gia đình cùng tham gia .
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 -SGK Đạo đức 4.
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 -Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nhắc lại ghi nhớ của bài: “Giữ gìn các công trình công công”
 +Nêu các tấm gương, các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
 -GV nhận xét.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
b.Nội dung: 
ØHoạt động 1: Trao đổi thông tin
Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38)
 +Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên t ... ng trong bầu nhiệt kế ta biết được gì?
 -Bước 3:Trình bày kết quả 
- GV khuyến khích HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi có tính thực tế : Tại sao khi đun nước , không nên đổ đầy nước vào ấm?
? Tại sao khi bị sốt người ta thường dùng túi nươc đá để chườm vào trán? 
? Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội nhanh?
Hoạt động kết thúc
Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs
Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, chấm điểm.
* Hoạt động nhóm :
- HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm nêu
+ Nhiệt độ trong cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ trong chậu nước tăng lên.
+ Là do có sự truyền nhiệt từ côc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh
-Ví dụ: Rót nước sôi vào cốc khi ta cầm vào cốc ta thấy nóng
+ Vật thu nhiệt: cái cốc
+Vât tỏa nhiệt: nước nóng
*Hoạt động nhóm
-Đại diện các nhóm nêu
+ Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu. 
-HS đo và nêu: Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi 
- Khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi nhiệt độ cao , co lại khi nhiệt độ thấp
- Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.
-Vì nước ở nhiệt đọ cao thì sẽ nở ra nếu đổ thêm nước vào ấm thì sẽ bị chào ra ngoài.
-Nước đá truyền nhiệt sang cơ thể và làm giảm nhiệt độ ở cơ thể.
-Rót cốc nước nóng sau đó cho vào chậu nước nguội ngâm.
ĐỊA LÍ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU.
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của Đồng bằng duyên hải miền Trung.
 + Các đồng bằng nhỏ ,hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
 + Khí hậu : muad hạ tại đây thường khô , nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bãodễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam :khu vực phía bắc núi Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ)tự nhiên Việt Nam.
HS khá , giỏi: + Giải thích vì sao các đồng bằng duyện hải miền Trung thường nhỏ và hẹp : Do núi lan ra sát biển ,sông ngắn ,ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã , khu vực bắc , nam dãy Bạch Mã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 -BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN .
 -Aûnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC 
 Bài “Ôn tập” .
2.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 -GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền Trung.
 1.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển 
 Hoạt động cả lớp: 
 GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ VN, phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ , phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.
 -GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần :
 +Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng .
 +Nhận xét: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
 -GV nên bổ sung để HS biết rằng: Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng điện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ .
 -GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 -GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
 -GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
 2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam 
 Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp
 -GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; Yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
 -GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. Đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
 -GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
 -GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang . Gió đông, đông nam thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa . Sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa , những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột . những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. Thông tin về tình hình bão, lụt hằng năm ở miền Trung hoặc yêu cầu HS tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng về tình hình này và thông báo để các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ.
3.Củng cố Dặn dò
-GV yêu cầu HS: 
 +Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
 -Về học bài và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-HS quan sát tranh ảnh.
-HS quan sát lược đồ.
-HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
-HS tìm hiểu.
-HS cả lớp.
	LỊCH SỬ
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU.
 -Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong.
 + Từ TK XVI , các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong . Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
 + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá , ruộng đất được khai phá ,xóm làng được hình thành và phát triển.
 - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 -Bản đồ viet Nam thế kỉ XVI- XVII .
 -PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KTBC: 
? Do đâu mà vào đầu thế kỉ thứ XVI, nước ta lâm vào thời kỳ bị chia cắt?
?Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài :
- trực tiếp 
2. Dạy bài mới : 
Hoạt đông 1 :
 Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang 
-GV giới thiệu bản đồ Việt Nam từ thế kỷ XVI -XVII
-Gọi HS lên bảng xác định bộ phận sông Gianh trên bản đồ.
- HS làm việc theo nhóm 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm .Nội dung phiếu :
* Gạch chân ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây 
1. Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ?
- Nông dân 
- Quân lính 
- Tù nhân 
- Tất cả các lực lượng kể trên .
2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang ?
- Dựng nhà cho dân khẩn hoang 
- Cấp hạt giống cho dân gieo trồng 
- Cấp lượng thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang .
3. Đoàn người khẩn hoang đã đi đến đâu ?
- Họ đến vùng Phú Yên , Khánh Hoà .
- Họ đến nam Trung Bộ , đến Tây Nguyên .
- Họ đến cả đồng bằng sông Cửu Long ngày nay .
Tất cả những nơi trên đều có người đến khẩn hoang .
4. Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
- Lập làng , lập ấp mới .
- Vỡ đất để trồng trọt , chăn nuôi , buôn bán ..
- Tất cả những việc trên .
* Gọi 1-2 HS trình bày trước lớp 
- Gv tổng kết 
Hoạt động 2 :
Kết quả của việc khẩn hoang
GV yêu cầu HS đọc SGK để hoàn thành bảng so sánh 
? Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì ? 
HS nêu ý kiến của mình 
GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Cuộc khẩn hoang Đàng trong đã đem lại kết quả gì?
- 2 em trả lời. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
* Hoạt động nhóm.
- 2 HS nêu
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ
-Đại diện các nhóm trả lời
1. Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ?
- Nông dân 
- Quân lính 
- Tù nhân 
- Tất cả các lực lượng kể trên .
2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang ?
- Dựng nhà cho dân khẩn hoang 
- Cấp hạt giống cho dân gieo trồng 
- Cấp lượng thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang .
3. Đoàn người khẩn hoang đã đi đến đâu ?
- Họ đến vùng Phú Yên , Khánh Hoà .
- Họ đến nam Trung Bộ , đến Tây Nguyên .
- Họ đến cả đồng bằng sông Cửu Long ngày nay .
Tất cả những nơi trên đều có người đến khẩn hoang .
4. Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
- Lập làng , lập ấp mới .
- Vỡ đất để trồng trọt , chăn nuôi , buôn bán ..
- Tất cả những việc trên .
Tiêu chí so sánh
Tình hình đàng trong
Trước khi khẩn hoang
Sau khi khẩn hoang
-Diện tích đất
-Tình trạng đất
-Làng xóm dân cư
-Đến hết vùng Quảng Nam
-Hoang hóa nhiều
-Làng xóm đân cư thưa thớt
-Mở rộng đến hết vùng đồng bằng sông Cửu Long
-Đất hoang giảm, đất được sử dung tăng
-Có thêm , làng xóm ngày càng trù phú.
-Nền văn hóa các dân tộc được hòa vào nhau bổ xung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của cả dân tộc Việt Nam, 1 nền văn hóa thống nhất có nhiều bản sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_ban_2.doc