Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường PTCS Bãi Thơm

Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường PTCS Bãi Thơm

Tập đọc

THẮNG BIỂN.

I. Mục tiêu cần đạt :

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng với từ gợi tả.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình.

 - Trả lời được các câu hỏi 2,3,4 SGK

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc.

- - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 42 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường PTCS Bãi Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
 Mơn
Tên bài học
2
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Lịch Sử
Tốn
Đạo đức
Sinh hoạt đầu tuần
Thắng biển
Cuộc khai hoang ở đàng trong
Luyện tập	
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T1)
3
1
2
3
4
5
Chính tả
Luyện từ và câu
Khoa học
Tốn
Thể dục
Nghe viết: Thắng biển
Luyện tập về Câu kể ai là gì?
Nĩng lạnh và nhiệt độ tt
Luyện tập	
Tung bĩng bằng một tay, bắt bĩng bằng hai tay. Tung và bắt bĩng theo nhĩm hai người, ba người.- Trị chơi trao tín gậy 
4
1
2
3
4
5
Kể chuyện
Tập đọc
Âm nhạc
Tốn
Mĩ Thuật
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
Ga-vrơt ngồi chiến lũy
Học hát bài Chú Voi con ở Bản Đơn
Luyện tập chung
Thường thức mĩ thuật xem tranh của thiếu nhi
5
1
2
3
4
5
Tập làm văn
Luyện từ và câu
Địa lí
Tốn
Thể dục
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
Mở rộng vốn từ Dũng cảm
Ơn tập
Luyện tập chung
Tung bĩng bằng một tay, bắt bĩng bằng hai tay. Tung và bắt bĩng theo nhĩm hai người, ba người.- Trị chơi trao tín gậy
6
1
2
3
4
5
Tập làm văn
Khoa học
Kĩ Thuật
Tốn
Sinh hoạt lớp
Luyện tập miêu tả cây cối
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mơ hình kỉ thuật
Luyện tập chung
Sinh hoạt cuối tuần
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 26 (01/03/10 – 05/03/10)
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
NS: 28/02/10 ND: 01/03/10 
Chào cờ
Tập đọc
THẮNG BIỂN. 
I. Mục tiêu cần đạt :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng với từ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình.
 - Trả lời được các câu hỏi 2,3,4 SGK
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
GV kiểm tra 3 H đọc thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
	Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phảimà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai qua bài “ Thắng biển”.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
Hs đọc diễn cảm toàn bài.
Hs chia đoạn: 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV chốt lại từng đoạn.
 Lần 1:vhướng dẫn H luyện đọc kết hợp rút ra từ ngữ khĩ.
Lần 2: Hướng dẫn Hs đọc kết hợp giả thích các từ ngữ khĩ trong bài
GV giải nghĩa thêm 1 số từ mà H chưa hiểu ( nếu có ).
Hướng dẫn Hs đọc ngắt nghĩ câu văn dài gọi 3-4 Hs đọc.
Hs nhận xét,Gv nhận xét cách đọc của Hs.
Lần 3: Hs nối tiế nhau đọc cũng cố và nâng cao
Hs đọc theo nhĩm 3 Hs
Hs đọc tồn bài, Gv đọc tồn bài diễn cảm( Hs lắng nghe)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Đọc cả bài và TLCH.
+	Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bảo biển được miêu tả theo trình tự như thế nào.
Đọc thầm Biển đe dọa ( đoạn 1 )
 Biển tấn công ( đoạn 2 )
 Người thắng biển ( đoạn 3 )
đoạn 1 và TLCH.
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
® Ý đoạn 1: Sự đe dọa của cơn bão biển.
Đọc thầm đoạn 2 và TLCH.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn văn?
+	Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả khá rõ nét, sinh động. Sức mạnh của cơn bão biển rất to lớn, không gì ngăn cản được, cuộc chiến đấu diễn ra dữ dội ác liệt.
® Ý đoạn 2: Sự tấn công của cơn bão biển.
+	Trong đoạn 1, 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
 +	Biện pháp so sánh, biện pháp vật hóa, nhân hóa.
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
+Tạo ra sự sinh động, sự hấp dẫn, tác động mạnh mẽ tới người đọc.
Đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
 +	 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
+	Từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm: nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn.
+	Sức mạnh và chiến thắng của con người: Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống – những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão
® Ý đoạn 3: Cuộc chiến đấu và chiến thắng của con người trước cơn bão biển. 
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý: giọng đọc phù hợp với nội dung bài văn miêu tả.
Hs thảo luận nhĩm tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
Hs nêu giọng đọc của từng đoạn trước lớp; Hs nx, Gv nx chốt lại giọng đọc của từng đoạn
Hs nối tiếp nhau đọc
Gv đính đoạn văn lên bảng hướng dẫn Hs đọc: Gv đọc diễn cảm.
3 Hs nối tiếp nhau đọc bài, Hs nhận xét. Đọc bài trong nhĩm 3 Hs
Thi đọc diễn cảm trước lớp tìm ra bạn đọc hay nhất Gv nx tuyên dương.
4. Cũng cố:
- Qua bài em cãm nhận được điều gì? Nhiều Hs trả lời Gv chốt ý đính nội dung 1,2 Hs đọc
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc lại bài ở nhà.
Chuẩn bị: “ Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy”.
Nhận xét tiết học.
Hs nêu được cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bảo biển được miêu tả theo trình tự như thế nào.
Lịch sử
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG.
Mục tiêu cần đạt: 
- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
Chuẩn bị :
GV : SGK, Bản đồ Việt Nam TK XVI-XVII
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động: 
Bài cũ: Trịnh – Nguyễn phân tranh
Tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI như thế nào?
Cuộc chiến tranh gây ra những hậu quả gì ?
GV nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Đến cuối TK XVII, địa phận Đàng Trong được tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam. Vậy mà đến TK XVIII, vùng đất Đàng Trong đã mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay. Vì sao vùng đất Đàng Trong lại được mở rộng như vậy? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Vào bài
* Hoạt động 1: Xác định địa phận Đàng Trong trên bản đồ
- Treo bản đồ và xác định. 
- YC hs lên bảng chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến TK XVII và vùng đất Đàng Trong từ TK XVIII. Hs lên chỉ bản đồ
* Hoạt động 2: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang
- Cuối thế kỉ XVI các chúa nguyễn đã làm gì để khai khẩn đất đai?
- Vậy cuộc khẩn hoang đã đạt được những kết quả gì ?
Hs thảo luận nhĩm đơi sau đĩ trình bài trước lớp.
Tính đến TK XVI, từ sông Gianh đến Quảng Nam , đất hoang còn nhiều xóm làng và cư dân thưa thớt. Từ lâu những người nông dân nghèo khổ phía Bắc đã di cư vào Namkhai phá làm ăn.
Từ Quảng Nam trở vào là địa bàn sinh sống của người Chăm, các dân tộc Tây Nguyên, người Khơ-me. Đi d8ê1n đâu lập ấp, làng đến đó nên làng xóm ngày càng đông đúc.
Xây dựng được cuộc sống hòa hợp với nhau, cùng đoàn kết đấu tranh chống thiên tai bóc lột, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người.
Kết luận: Trước TK XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. từ cuối TK XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng. 
* Hoạt động 3: Kết quả của cuộc khẩn hoang
- Gọi hs đọc SGK đoạn cuối/56
- Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì? 
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? 
Kết luận: .
Trò chơi rung chuông vàng 
YC hs dựa vào SGK chọn ý đúng viết vào bảng .
1. Ai là lực lượng chủ yếu của cuộc khẩn hoang? 
 (Nông dân, quân lính, tù nhân, tất cả các lực lượng kể trên ) 
2) Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? 
 Dựng nhà cho dân khẩn hoang
 Cấp hạt giống cho dân gieo trồng.
 Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
3) Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu? 
 Họ đến vùng Phú Yên, Khánh Hoà
 Họ đến vùng Nam Trung Bộ, đến Tây Nguyên
 Họ đến cả đồng bằng SCL ngày nay.
 Tất cả các nơi trên đều có người đến khẩn hoang.
4) Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
 Lập làng. lập ấp mới
 Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán. 
 Tất cả các việc trên 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/56
- - Bài sau: Thành thị ở TK XVI-XVII
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
---------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu cần đạt:
Thực hiện được phép chia 2 phân số.
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia PS.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
H : SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :	 “Phép chia phân số”.
Nhắc lại cách thực hiện phép chia phân số?
Sửa bài tập về nhà.
Chấm vở, nhận xét.
3. Giới thiệu bài : Luyện tập.
	Luyện tập củng cố về phép chia phân số.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: “Củng cố kiến thức”.
GV cho lớp trưởng điều  ...  VẬT CÁCH NHIỆT. 
I. Mục tiêu cần đạt :
 Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
Các kim loại ( đồng, nhôm) là những vật dẫn nhiệt tốt
Không khí các vật xốp như bóng đèn, len,dẫn nhiệt kém.
II. Chuẩn bị :
GV : Chuẩn bị chung: Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay
HS : Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, 1 số giấy báo, dây chỉ, nhiệt kế.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Nóng và lạnh nhiệt độ ( tt ).
Nêu một số ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi?
Nêu các cách chống nóng, chống lạnh của con người khi trời nóng hoặc trời rét?
 GV nhận xét, tuyên dương
3. Giới thiệu bài :
 Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
Có thể cho H dự đoán trước khi làm thí nghiệm ( dựa vào kinh nghiệm ): Cho vào một cốc nước nóng một thìa kim loại và mộ thìa nhựa.
Cán thìa nào nóng hơn? 
Vậy vật nào dẫn nhiệt tốt hơn?
Chú ý: Với thìa kim loại thì nên dùng thìa nhôm hoặc đồng để thìa nóng nhanh và kết quả rõ hơn. Các nhóm trình bày kết quả quan sát và kết luận. H làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung.
Thìa kim loại.
Thìa kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thìa nhựa.
H giải thích được: Những hôm trời rét, khi chạm vào ghế sắt tay ta đã truyền nhiệt cho ghế ( vật lạnh hơn ) do đó tay ta có cảm giác lạnh, với ghế gỗ ( nhựa ) thì cũng tương tự như vậy nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. Vì vậy, tay không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt và ghề gỗ cùng đặt trong 1 phòng là như nhau.
GV nhận xét: các kim loại ( đồng, nhôm) dẫn nhiệt tốt, gỗ, nhựadẫn nhiệt kém.
GV có thể hỏi thêm:
Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí.
Hướng dẫn H đọc mẫu đối thoại của 2 bạn và hướng dẫn làm thí nghiệm theo SGK trang 105. 
H tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Có thể yêu cầu H dự đoán kết quả trước khi làm.
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả.
Cho H quan sát giỏ ấm nước ( thấy xốp, làm bằng bông, len). Dựa vào kiến thức đã biết về không khí.
GV đặt vấn đề: Trong thí nghiệm, vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc. Còn cần đảm bảo điều kiện giống nhau nào nữa?
GV lưu ý H: Khi quấn giấy báo: với cốc quấn lỏng: có thể vo tờ báo lại để làm cho giấy quăn và quấn lỏng sao cho có các ô chứa không khí giữa các lớp giấy báo, với cốc quấn chặt: để tờ báo phẳng sau 1 vài lớp quấn có thể buộc giây cho chặt, cần đảm bảo an toàn ( cho H quấn giấy trước khi rót nước.GV có thể giúp H rót nước ). Mỗi cốc có thể dùng khoảng 2 tay báo ( mỗi tay có 4 trang ) để quấn.
Cho H đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần: sau khoảng 5’ và 10’ ( trong thời gian đợi có thể cho H trình bày lại cách sử dụng nhiệt kế hoặc thực hiện trước hoạt động 3 ).
Hoạt động 3: Thi kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt.
Có thể chia lớp thành 4 nhóm. 
Yêu cầu các nhóm lần lượt kể tên và nói công dụng của các vật cách nhiệt? Sau đó các nhóm lần lượt kể tên 
 ( không được trùng lặp ) và nói về 
 chất liệu làm vật, công dụng , 
 việc giữ gìn ( ví dụ: không nhảy 
 trên chăn bông, bật lại chăn).
Thông tin về 3 cách truyền nhiệt:
1. Dẫn nhiệt: truyền nhiệt từ hạt này đến hạt khác ( trong 1 vật hoặc các vật kề nhau ). Ví dụ: đặt thìa sắt vào cốc nước nóng. Nước truyền nhiệt cho thìa. Sau đó nhiệt truyền dẫn lên phía giữa rồi dần về phía cuối của cán thìa. Có vật dẫn nhiệt tốt nhưng cũng có vật dẫn nhiệt kém ( cách nhiệt ).
2. Đối lưu: truyền nhiệt bởi các dòng khí hay các dòng chất lỏng. Ví dụ: khi đốt lò sưởi trong phòng, không khí nóng gần lò bốc lên, không khí lạnh đi xuống. Cứ như vậy sau 1 thời gian cả phòng sẽ ấm.
3. Bức xạ nhiệt: phát ra các tia nhiệt đi thẳng. Ví dụ: Khi ta đứng gần bếp lửa, phía người hướng về ngọn lửa thấy nóng. Đó là do nhiệt lượng từ nguồn nhiệt trực tiếp phát xạ theo đường thẳng và đi tới người ta ( ở đây không phải do dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém ).
GV nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Các nguồn nhiệt”.
GV nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I. Mục tiêu cần đạt :
	- Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật .
	- Sử dụng được cờ-lê , tua-vít để lắp , tháo vít .
 - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau .
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Hoạt động dạy học: 
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ : Trồng rau , hoa trong chậu .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới .Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: : Hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
- Giới thiệu lần lượt từng nhóm chi tiết chính theo mục I SGK .
- Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng , gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó . - Gọi tên , nhận dạng , đếm số lượng của từng chi tiết , dụng cụ trong bảng .
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
- Các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 SGK .
- Giơí thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê , tua-vít .
- Hướng dẫn thao tác lắp vít : Khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cần tua vít theo chiều kim đồng hồ . Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần lắp ghép với nhau .
- Hướng dẫn thao tác tháo vít : Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít , vặn cần tua-vít ngược chiều kim đồng hồ .
 - 2 , 3 em lên thao tác lắp vít .
- Cả lớp tập lắp vít .
- Trả lời câu hỏi hình 3 SGK .
- Cả lớp thực hành cách tháo vít .
- Tiếp tục thao tác một trong bốn mối ghép của hình 4 .
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
 4. Củng cố : 
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích lao động tự phục vụ .
 5. Dặn dò : - Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
-------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu cần đạt :
Thực hiện đươc các phép tính với phân số . 
Biết - Giải bài toán có lời văn .
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK.
HS : Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
Nêu cách cộng 2 phân số?
Quy tắc trừ 2 phân số?
Aùp dụng:
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập chung.	
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: Ôn tập quy tắc cộng 2 phân số, thực hiện dãy tính không có dấu ngoặc.
H “ truyền tin” đến bạn nào dứt bài hát, bạn đó nêu câu hỏi và trả lời.
Hoạt động 2: Luyện tập.
	Bài 1: Trong các phép tính sau phép tính nào làm đúng?
 Bài 1: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H gắn thẻ Đ – S.
Kết quả:
c) 
Bài 3: Tính. (a,c)
H tự làm vào vở.
H làm xong, sửa bài bảng hình thức “ thi đua giải nhanh” trong 2 phút ( mỗi dãy 2 em ).
a) =
c) =
® GV nhận xét + tuyên dương.
	Bài 4:
H tóm tắt bài toán.
Nêu cách giải bài toán.
H làm bài vào vở.
Sửa bảng phụ.
Giải:
Sau 2 lần chảy, số nước trong bể chiếm:
 	 ( bể )
Số phần của bể chưa có nước là:
	 ( bể )
	Đáp số: bể
H sửa bài.
GV có thể gợi ý cách giải khác cho H khá giỏi tìm hiểu thêm.
Hoạt động 3: Củng cố.
2 dãy thi đua nhanh.
® GV nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Bài 1
Bài 3a,c
Bài 4
-------------------------------------
Sinh hoạt lớp tuần 26
I/ Điểm lại tình hình học tập tuần 26
1/Chuyên cần:	
HS đi học đều, đúng giờ.
2/ Trật tự:
Trong lớp chăm chú nghe cơ giáo giảng bài.
Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
3/ Vệ sinh:
Sân trường lớp học luơn sạch sẽ.
Lượm rác đầu giờ và cuối giờ buổi thứ 5 sạch sẽ
4/ Trang phục:
Trang phục đúng quy định.
5/ Học tập:
Học tập cĩ nhiều tiến bộ:Tú Uyên, An, Triều Anh
Phê bình Hs lười khơng đọc bài: Minh Đang, Phong, Thục Đan.
Tuyên dương Hs chăm ngoan: Thơm, Oanh, Khang, Quyên, Dũng
II/ Kế hoạch tuần 27 từ ngày 8-12/3/10:
 -Thực hiện dạy và học tuần 27.
 - Thu các khoản tiền quy định ở học kỳ II
 - Lao động vệ sinh sân trường 1 buổi vào sáng ngày thứ 5.
 -Chăm sĩc bồn hoa cây cây cảnh trước sân trường và trong lớp học.
 - Nhắc nhở Hs: Đi học đúng giờ, Khơng la cà, vệ sinh thân thể sạch sẽ
	 - Ơn và chuẩn bị thi giữa kì II tuần 28: Đọc và trả lời câu hỏi từ tuần 19-27
 - Rèn chữ viết, rèn từ ngữ chính tả, rèn cách viết văn, sử dụng đúng từ ngữ khi viết một bài văn.
	- Thi đua học theo nhĩm ở nhà, hai bạn cùng tiến.
	- Thi bơng hoa điểm mười.
 ĐIỂM TRƯỞNG CHUYÊN MƠN 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26 lop 4.doc