Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường Tiểu Học “A Phú Hữu”

Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường Tiểu Học “A Phú Hữu”

Thứ Hai Ngày : Môn : Đạo đức

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

I - Yêu cầu

- Nêu được VD về HĐ nhân đạo .

-Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó , hoạn nạn ở lớp, ở trường, và cộng đồng .

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. Và vân động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

II - Đồ dùng học tập

GV : - SGK

HS : - SGK

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .

III – Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường Tiểu Học “A Phú Hữu”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai Ngày : Môn : Đạo đức 
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I - Yêu cầu
- Nêu được VD về HĐ nhân đạo .
-Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó , hoạn nạn ở lớp, ở trường, và cộng đồng .
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. Và vân động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
HS : - SGK
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
III – Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1- Khởi động :
2 – Kiểm tra bài cũ : Giữ gìn các công trình công cộng 
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng ? 
- Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ? 
- Kể những việc các em đã làm để giữ gìn các công trình công cộng ?
3 - Dạy bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 37 , SGK )
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 ,2 .
- GV kết luận : Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn , thiệt thòi . Chúng ta cần phải thông cảm , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo.
c - Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm đôi ( Bài tập 1 SGK )
- Giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập - GV kết luận : 
+ Việc làm trong các tình huống (a) , (c) là đúng. 
+ Việc làm trong tình huống (b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muống chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
d - Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3 SGK ) 
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
-> GV kết luận : 
- Ý kiến a) Đúng
- Ý kiến b) Sai 
- Ý kiến c) Sai
- Ý kiến d) Đúng
4 - Củng cố – dặn dò
- Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo. 
- Sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, . . . về các hoạt động nhân đạo.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK
- Các nhóm HS thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- Các nhóm HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp . 
- Đọc ghi nhớ trong SGK 
Nêu được ý nghĩa về HĐ nhân đạo 
---------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
Thực hiện phép chia 2 phân số.
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia PS.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
H : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :	 “Phép chia phân số”.
Nhắc lại cách thực hiện phép chia phân số?
Sửa bài tập về nhà.
Chấm vở, nhận xét.
3. Giới thiệu bài : Luyện tập.
	Luyện tập củng cố về phép chia phân số.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: “Củng cố kiến thức”.
GV cho lớp trưởng điều khiển trò chơi “ gió thổi”.
GV chốt, kết luận.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Tính rồi rút gọn
 GV lưu ý nhắc H rút gọn đến phân số tối giản.
Bài 2: Tìm x.
GV cho H tham gia trò chơi “ hái hoa”, mỗi bông hoa là 1 câu hỏi về tìm thừa số chưa biết, tìm số chưa biết.
GV cho H đọc đề, làm bài.
Bài 3:
Tính : 
Bài 4: Nối phép chia và phép nhân.
GV chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV cho H làm vở nháp:
	 ; 
GV có thể nhắc các em H yếu 3 chính là:
ps: ; 5 chính là ps 
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài 3,4.
Chuẩn bị: “ Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát tập thể.
 3 H nêu.
2 H sửa bài.
Hoạt động nhóm.
Lớp trưởng điều khiển gió thổi bàn nào H bàn đó nêu cách thực hiện phép chia phân số, đồng thời cho ví dụ minh họa.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
 Bài 1: H sửa bảng lớp.
H đọc đề, tự làm bài. 
 a/-
 Bài 2: Thi đua.
H tham gia trò chơi.
H đúng được thưởng 1 bông hoa.
H làm bài, sửa bài thi đua giữa 2 dãy.
a) ; b) 
 Bài 4: 
H đọc đề, làm vở.
	H làm.
Bài 3:
Bài 4
---------------------------------------
Tập đọc
THẮNG BIỂN. 
I. Mục tiêu :
 - Đọc rành mạch , trôi chảy ,biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bưópc đầu biết nhấn giọng với từ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
GV kiểm tra 3 H đọc thuộc lòng bài thơ.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
	Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phảimà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai qua bài “ Thắng biển”.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT: Giúp đọc lưu loát toàn bài, hiểu nghĩa từ ngữ trong bài.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV giải nghĩa thêm 1 số từ mà H chưa hiểu ( nếu có ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
PP: Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
Đọc cả bài và TLCH.
+	Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bảo biển được miêu tả theo trình tự như thế nào.
Đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
® Ý đoạn 1: Sự đe dọa của cơn bão biển.
Đọc thầm đoạn 2 và TLCH.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn văn?
® Ý đoạn 2: Sự tấn công của cơn bão biển.
+	Trong đoạn 1, 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?
Đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
 +	 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
® Ý đoạn 3: Cuộc chiến đấu và chiến thắng của con người trước cơn bão biển. 
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT: Đọc lưu loát, diễn cảm.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc phù hợp với nội dung bài văn miêu tả.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua đọc diễn cảm ( 2 dãy ).
GV nhận xét _ đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc lại.
Chuẩn bị: “ Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H đọc và TLCH.
+ Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
H nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H đọc nối tiếp từng đoạn.
1 H đọc cả bài. 
H đọc thầm những từ ngữ đước chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
H đọc.
+	Biển đe dọa ( đoạn 1 )
 Biển tấn công ( đoạn 2 )
 Người thắng biển ( đoạn 3 )
+	Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
+	Sự tấn công của cơn bão biển được miêu tả khá rõ nét, sinh động. Sức mạnh của cơn bão biển rất to lớn, không gì ngăn cản được, cuộc chiến đấu diễn ra dữ dội ác liệt.
 +	Biện pháp so sánh, biện pháp vật hóa, nhân hóa.
 +Tạo ra sự sinh động, sự hấp dẫn, tác động mạnh mẽ tới người đọc.
Học sinh đọc.
 +	Từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm: nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn.
 +	Sức mạnh và chiến thắng của con người: Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống – những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão
Hoạt động cá nhân, lớp.
H luyện đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
3 H / 1 dãy ( đọc nối tiếp ).
---------------------------------
Thứ Ba Ngày : Toán
 LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
 Thực hiện phép chia 2 phân số: chia số tự nhiên.cho PS .
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 H : SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “Luyện tập”.
Nhắc lại cách thực hiện phép chia phân số.
H làm bảng con.
Sửa bài tập nhà.
GV nhận xét.
3. Bài mới : “ Luyện tập”.
	Tiếp tục củng cố thực hiện phép chia phân số.
Ghi bảng tựa bài.
 4. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
	Bài 1: Tính rồi rút gọn.
GV hướng dẫn H tiến hành ở giấy nháp theo trình tự:
a/ b/ c / 
 d/ 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 2: Tính.
H đọc đề.
GV giải thích trước khi thực hiện theo mẫu.
GV giới thiệu đây là trường hợp số tự nhiên chia cho phân số.
+ Viết số tự nhiên dưới dạng PS có MS là 1: 
Bài 3: 
H đọc đề, HD HS áp dụng tính chất.
GV cho H nhắc lại cách tính
GV chấm vở, nhận xét.
Bài 4 : HS đọc đề bài 
-HS làm vào vở BT
 gấp mấy lần phân số 
Hoạt động 3: Củng cố .
GV cho H làm vở nháp.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài 3,4
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung”.
 Nhận xét tiết ho ... t .
	- Sử dụng được cờ-lê , tua-vít để lắp , tháo vít .
 - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bộ lặp ghép mô hình kĩ thuật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ : Trồng rau , hoa trong chậu .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới .Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: : Hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
MT : Giúp HS biết gọi tên , nhận dạng các chi tiết , dụng cụ .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu lần lượt từng nhóm chi tiết chính theo mục I SGK .
- Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng , gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó .
- Giơí thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê , tua-vít .
MT : Giúp HS sử dụng được cờ-lê , tua-vít ; lắp ghép được một số chi tiết .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Hướng dẫn thao tác lắp vít : Khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cần tua vít theo chiều kim đồng hồ . Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần lắp ghép với nhau .
- Hướng dẫn thao tác tháo vít : Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít , vặn cần tua-vít ngược chiều kim đồng hồ .
- Tiếp tục thao tác một trong bốn mối ghép của hình 4 .
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
 4. Củng cố : 
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích lao động tự phục vụ .
 5. Dặn dò : - Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
 Hát 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Gọi tên , nhận dạng , đếm số lượng của từng chi tiết , dụng cụ trong bảng .
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
- Các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 SGK .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 2 , 3 em lên thao tác lắp vít .
- Cả lớp tập lắp vít .
- Trả lời câu hỏi hình 3 SGK .
- Cả lớp thực hành cách tháo vít .
-------------------------------------------------
Thứ Sáu Ngày : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu :
Thực hiện đươc các phép tính với phân số 
Biết - Giải bài toán có lời văn .
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK.
HS : Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
Nêu cách cộng 2 phân số?
Quy tắc trừ 2 phân số?
Aùp dụng:
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập chung.	
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: Ôn tập quy tắc cộng 2 phân số, thực hiện dãy tính không có dấu ngoặc.
H “ truyền tin” đến bạn nào dứt bài hát, bạn đó nêu câu hỏi và trả lời.
Hoạt động 2: Luyện tập.
	Bài 1: Điền dấu V vào bên trái cách tính đúng.
Dùng thẻ Đúng – Sai sửa bài.	
Bài 2: Tính ở nhà
H làm bài vào vở.
- GV HD cách nhân
Bài 3: Tính. (a,c)
H tự làm vào vở.
H làm xong, sửa bài bảng hình thức “ thi đua giải nhanh” trong 2 phút ( mỗi dãy 2 em ).
® GV nhận xét + tuyên dương.
	Bài 4:
H tóm tắt bài toán.
Nêu cách giải bài toán.
H làm bài vào vở.
Sửa bảng phụ.
GV có thể gợi ý cách giải khác cho H khá giỏi tìm hiểu thêm.
Bài 5:
H tóm tắt bài toán.
Nêu cách giải bài toán.
H làm bài vào vở.
Sửa bảng phụ
Hoạt động 3: Củng cố.
2 dãy thi đua nhanh.
® GV nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
 Hát 
H nêu.
H làm bảng lớp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 H truyền tin + trả lời.
Hoạt động cá nhân.
	Bài 1: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H gắn thẻ Đ – S.
Kết quả:
c) 
	Bài 2: H đọc đề.
	Bài 3: H đọc đề.
H làm vào vở.
a) =
b) =
c) =
H 2 dãy nhận xét lẫn nhau.
Sửa bài.
	Bài 4: H đọc đề.
H tóm tắt.
H nêu cách giả.
H làm vào vở.
	Giải:
Sau 2 lần chảy, số nước trong bể chiếm:
 	 ( bể )
Số phần của bể chưa có nước là:
	 ( bể )
	Đáp số: bể
H sửa bài.
- HS đọc đề bài.
Giải
 Số kg cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số ki-lơ-gam cà phê cả 2 lần lấy ra là :
2710 + 5420 = 8130 (kg)
 Số kg cà phê cịn lại trong kho là
23450 – 8130 = 15320 (kg)
Đáp số: 15320 kg
Hoạt động dãy.
Mỗi dãy 2 em.
Thi đua giải nhanh.
Bài 2
Bài 3b
Bài 5
-------------------------------------
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI. 
I. Mục tiêu :
Lập dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài . 
Dựa vào dàn ý đã lập bước đầu viết được đoạn thân bài , mở bài, kết bài văn tả cây cối đã xác định .
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ.
HS : Tranh ảnh 1 số loài cây: Cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Dựng đoạn kết bài trong bài văn tả cây cối.
3. Giới thiệu bài: 
	Trong các tiết tập làm văn trước, các em đã được học khá nhiều về văn tả cây cối: Cấu tạo 1 bài văn tả cây cối. Tập quan sát cây cối. Luyện tập tả các bộ phận của cây cối. Xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cây cối. Dựng đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cây cối. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh 1 bài văn tả cây cối theo các bước: lập dàn ý, sau đó viết từng đoạn, mở bài, thân bài, kết bài. 
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
¥ MT: Biết hoàn chỉnh 1 bài văn tả cây cối.
¥ PP: Thực hành.
Gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Gợi ý:
( GV có thể tổ chức giờ học theo cách: cho H đọc kĩ toàn bộ phần Gợi ý trong SGK, sau đó viết bài văn hoàn chỉnh. Cũng có thể làm theo cách: cho các em đọc từng Gợi ý 1 – 2 – 3 – 4, rồi tuần tự viết bài theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn – mở bài, thân bài, kết bài ).
Nhận xét cho điểm.
GV nói với các em: Muốn xây dựng được dàn ý, trước hết, em cần xác định cây mình định tả là cây gì. Sau đó, dựa vào gợi ý trong SGK, em tìm các ý cần thiết, bằng cách nhớ lại các đặc điểm của cây. Cuối cùng, em sắp xếp các ý tìm được thành dàn ý
 ( khung xương ) của bài văn.
GV nhận xét cho điểm.
GV nhắc H: Đoạn văn mẫu trong Gợi ý 3 là 1 đoạn của thân bài, tả bao quát cây dừa. Bài cần có thêm đoạn tả từng bộ phận của cây dừa.
Nhận xét cho điểm.
Nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Củng cố.
¥ MT: Hệ thống, khắc sâu kiến thức.
¥ PP: Tổng hợp.
Thi đua dãy: Làm văn hay.
Nhận xét, cho điểm.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét chung. 
Hoàn thiện bài văn viết vào vở.
Chuẩn bị: “Ôn tập”
 Hát 
2, 3 H đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
Đề bài: Tả 1 cây có bóng mát 
 ( hoặc: cây ăn quả, cây hoa ) mà 
 em yêu thích.
 1. Xây dựng dàn ý.
1 H đọc nội dung gợi ý.
Lớp đọc thầm.
H viết dàn ý ra nháp.
2, 3 H đọc.
Lớp nhận xét.
 2. Chọn cách mở bài.
1 H đọc gợi ý 2.
Lớp đọc thầm.
H làm việc cá nhân.
2, 3 H đọc mở bài.
Lớp nhận xét.
3. Viết từng đoạn thân bài.
1 H đọc gợi ý 3.
Lớp đọc thầm.
H viết thân bài: 1, 2 đoạn.
2, 3 H đọc phần TB.
Lớp nhận xét.
4. Chọn cách kết bài.
1 H đọc yêu cầu.
H viết phần KB.
2, 3 H đọc phần KB.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
2 H đọc bài văn hoàn chỉnh.
Lớp nhận xét.
-----------------------------------
ÂM NHẠC
BÀI: HÁT BÀI CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
I. MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và lời một ( Biết tác giả là Phạm Tuyên ).
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát ( Theo phách, theo nhịp)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
Nhạc cụ quen dùng
Tranh ảnh minh họa về cảnh núi rừng Tây Nguyên , những con voi thuần dưỡng chung sống với người .
Học sinh :
SGK ; Vở chép nhạc ; Nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ghi chú
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Học bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung: Học hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. 
Hoạt động 1: Dạy hát. GV tiến hành dạy theo cách thông thường. Đây là những đặc điểm riêng cần lưu ý: 
Bài hát chia làm hai đoạn:
Đoạn 1: Chú voi conham chơi. 
Đoạn 2: Còn lại.
GV hướng dẫn HS hát đúng những tiếng có luyến hai nốt nhạc. Thể hiện rõ nốt móc đơn chấm đôi và móc kép đi liền nhau. Có thể vừa dùng nhạc cụ vừa dùng giọng hát để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng. 
Hoạt động 2: Củng cố bài hát.
Hát lời 1: Tập trình bày theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. GV cử một HS hát đoạn 1. Tất cả cùng hát đoạn 2 (hoà giọng)
Chia lớp học thành các tổ, mỗi tổ trình bày cách hát trên một lần. GV nhận xét, đánh giá. 
Hát lời 2: GV cho HS hát.
3. Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại 2 lời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
GV nhắc HS về nhà tự suy nghĩ, tìm động tác thích hợp để phụ hoạ cho nội dung bài.
HS hát.
HS hát từng câu theo giáo viên. 
HS hát.
HS hát.
Cả lớp cùng hát. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An lop 4 tuan 26 CKTKN(1).doc