A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập 1 số ND cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng phân số, phân số bằng nhau.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- GD HS say mê học toán
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, Giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 27 NS: 20 - 3 - 2009. NG: Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009. Tiết 1: CHÀO CỜ: ............................&&&&&............................ Tiết 2: TẬP ĐỌC: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY ! A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí. - Giáo dục cho học sinh có ý thức trong học tập. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, bảng phụ. - HS: SGK, vở - bút. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Dù sao trái đất vẫn quay ! 2. Nội dung: a. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. ? Trong bài có từ nào khó đọc ? - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2. - Cho HS đọc chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - GVHD và đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của hai nhà khoa học. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1: ? Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc đó ? ? Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết ? ? Ý của đoạn ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? ? Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông ? ? Ý của đoạn ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3: ? Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ? ? Ý của đoạn ? ? Nội dung của bài nói lên điều gì ? c. Đọc diễn cảm: - Cho HS đọc nối tiếp bài. - Treo bảng đoạn “Chưa đầy một ... trái đát vẫn quay” và đọc mẫu. ? Tìm từ ngữ thể hiện giọng đọc ? - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Đánh giá, ghi điểm. IV. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nhắc lại ND bài. - Về học bài. - Chuẩn bị bài sau: Con sẻ. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 em đọc bài. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - HS đánh dấu đoạn. - 3 em đọc nối tiếp đoạn, lớp đọc thầm. - Cá nhân nêu và luyện đọc: Cô-péc-ních, vũ trụ, thiên văn, xuất bản. - 3 em đọc, lớp đọc thầm. - 1 em đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - HS theo dõi sgk. - HS đọc thầm đoạn 1. + Lúc bấy giờ người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao quay xung quanh trái đất. Cô-péc-ních lại chứng minh rằng trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. + Vì ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời. * Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới. - HS đọc thầm đoạn 2. + Nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-ních. + Vì cho rằng ông cũng như Cô-péc-ních nói ngược với lời phán bảo của chúa trời. * Kể chuyện Ga-li-lê bị xét xử. - 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm. + Hai nhà khoa học đã nói lên khoa học chân chính, nói ngược với lời phán bảo của chúa trời. Ga-li-lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí. * Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê. * ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - 3 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - Cá nhân nêu GV gạch chân từ: cổ vũ, cấm, xét xử, tội phạm, buộc phải thề, nói to, vẫn quay. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm đoạn. - 2 em nhắc lại ND. ............................&&&&&............................ Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập 1 số ND cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số, quy đồng phân số, phân số bằng nhau. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn - GD HS say mê học toán B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, Giáo án - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét ghi điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Nội dung: * Bài 1 (139) ? Bài tập có mấy y/c ? Đó là những y/c nào ? - Cho HS làm bảng con. - Lớp và GV chữa bài. * Bài 2(139) - Gọi HS đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì ? BT hỏi gì ? - GVHDHS giải. ? Mỗi tổ có ? học sinh ? ? 3 tổ chiếm mấy phần HS ? Vì sao ? ? 3 tổ có bao nhiêu HS ? Em làm TN để tìm được ? * Bài 3 (139): ? Bài toán cho biết gì ? ? Bài toán y/c chúng ta tìm gì ? ? Làm thế nào để tính được quãng đường anh Hải còn phải đi ? - Gọi HS lên bảng giải bài toán. - Lớp và GV chữa bài trên bảng. * Bài 4 (139): - Gọi HS đọc đề bài toán và làm bài tập ? Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ? - Cho HS giải BT vào vở và nêu bài giải. - Các nhóm nhận xét bài IV. Củng cố - dặn dò: ? Thế nào là hai PS bằng nhau ? - Về làm các bài tập ở phần luyện thêm - CBBS: KT giữa kìII - Nhận xét giờ học - HS hát. - 2 em lên bảng làm, lớp làm vào nháp. - 2 em nêu y/c. + Rút gọn và so sánh. - Lớp làm bảng con. * Rút gọn phân số rồi so sánh các PS bắng nhau - 2 em đọc - HS dựa vào đầu bài trả lời. - HS nêu miệng bài giải. Bài giải + Mỗi tổ có 8 HS vì: 32 : 8 = 4 a) 3 Tổ chiếm của lớp là vì HS của cả lớp chia đều thành 4 tổ có nghĩa là thành 4 phần bằng nhau, 3 tổ chiếm 3 phần như thế b) 3 tổ có 24 HS vì: 32 (học sinh ) - 2 em đọc đề toán, lớp đọc thầm. - HS dựa vào đầu bài nêu tóm tắt. + B1: Tính quáng đường đã đi. B2: Tính quãng đường còn phải đi. - 1 em lên bảng làm bài - cả lớp làm vào vở Bài giải Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là: 15 (km) Quàng đường anh Hải còn phải đi là: 15 - 10 = 5 (km) Đáp số: 5 km - Nhận xét bài của bạn - 2 em đọc bài toán, lớp đọc thầm. - 1 em dựa vào đầu bài nêu miệng tóm tắt. - HS làm bài vào vở, cá nhân nêu miệng. Bài giải Lần thứ hai lấy ra số lít xăng là: 32850 : 3 = 10950 (l) Số xăng có trong kho lúc đầu là: 32 850 + 10 950 + 56 200 = 100 000 (l) Đáp số: 100 000 lít - 1 - 2 em nêu. ............................&&&&&............................ Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2 ) A. Mục tiêu: - Thực hành kĩ năng về tham gia các hoạt động nhân đạo. - Học sinh biết đồng tình với các hành vi, việc làm đúng. Phê phán không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo. - Tuyên truyền mọi người cùng tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, vở - bút, thẻ. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: ? Thế nào là việc làm nhân đạo ? - Đánh giá, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2). 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Bài 2 (39). - Cho HS đọc yêu cầu trong SGK. - Cho HS thảo luận nhóm bốn. - Lớp và GV nhận xét. * Kết luận: Trong mỗi tình huống của hoạt động nhân đạo ta cần phải khéo léo ứng xử sao cho phù hợp. b. Hoạt động 2: Bài 4 (39). - Cho HS đọc yêu cầu trong SGK. - Cho HS làm bài nhóm đôi. . GV nêu các tình huống như trong SGK và HS báo cáo bằng giơ thẻ (tán thành, không tán thành, lưỡng lự). ? Giải thích cách lựa chọn ? - Lớp và GV nhận xét. * Kết luận: Những việc làm nhân đạo rất đáng khen ngợi và cần phải học tập. c. Hoạt động 3: Bài 5 (39). - Cho HS yêu cầu trong SGK. - Cho HS làm bài theo nhóm. - Lớp và GV nhận xét. * Kết luận: Cần phải thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. IV. Củng cố - dặn dò: - Về học bài, vận dụng vào thực tế. - Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2). - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 em nêu nội dung ghi nhớ tiết trước. - 2 em nối tiếp đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm. - Thảo luận nhóm bốn và báo cáo. a) Có thể đẩy xe giúp bạn (có xe lăn) quyên góp tiền mua xe lăn cho bạn (nếu bạn chưa có xe lăn hoặc có nhu cầu). b) Thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như: lấy nước, quét nhà, nấu cơm, thu dọn nhà cửa, ... - 2 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Làm bài theo nhóm đôi và báo cáo bằng thẻ. * Việc làm nhân đạo là: b, c, e. * Việc làm không phải là hoạt động nhân đạo là: a, d. - Các nhóm giải thích lựa chọn của nhóm mình. - 2 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - 4 nhóm làm bài, 2 nhóm báo cáo phiếu. ............................&&&&&............................ Tiết 5: KHOA HỌC: CÁC NGUỒN NHIỆT A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Kể tên và nêu được vai trò của các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. - Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. - Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, đồ làm thí nghiệm. - HS: SGK, vở - bút, đồ làm thí nghiệm. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: ? Sự truyền nhiệt xảy ra khi có những vật nào ? - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các nguồn nhiệt. 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Nguồn nhiệt và vai trò của chúng. Cho HS quan sát tranh trong SGK ? Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ? ? Nêu vai trò của các nguồn nhiệt ? ? Khi đun ga hay củi, than bị cháy hết thì có còn nguồn nhiệt nữa không ? * Kết luận: Các nguồn nhiệt là: Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy, bếp điện, mặt trời, b. Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. ? Nhà em thường sử dụng những nguồn nhiệt nào ? ? Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ? - Cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thiện bảng trong phiếu bài tập. Các rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt - Bị cảm nắng - Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt: Bàn là, bếp than, bếp củi. - Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt. - Cháy các đồ vật do để ở gần bếp than, bếp củi... - Lớp và GV nhận xét. * Kết luận: Các nguồn nhiệt cũng rất dễ gây ra rủi ro, nguy hiểm nên ta cần phải cẩn thận trong quá trình sử dụng các nguồn nhiệt. c. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động và sản xuất ở gia đình. ? Các nguồn nhiệt có phải là vô tận không ? ? Ta phải làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày ? * Kết ... hiều thành thị ở Châu á Lớn bằng thành thị ở 1 số nước Châu á Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được. Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa, vóc, nhiễu, ... Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. - Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. - Lớp và GV nhận xét. b. Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVII: - Cho HS đọc thầm nội dung trong SGK. ? Có nhận xét gì về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong thành thị ở nước ta vào thế kỷ XVI-XVII ? ? Theo em hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta lúc đó như thế nào ? * Bài học: SGK (58) IV. Củng cố - dặn dò: - Về học bài. - Chuẩn bị bài sau: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Nhận xét tiết học. - Cá nhân đọc bài. + Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn sầm uất. + Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp. - 4 - 5 em đọc, lớp đọc thầm. ............................&&&&&............................ Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia. A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Học sinh chọn được một câu chuyện về lòng dũng mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. - Giáo dục cho HS dũng cảm trước mọi công việc. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, vở - bút, chuẩn bị chuyện. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: - Gọi HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 2. Nội dung: a. Tìm hiểu đề: - Cho HS đọc đề bài. ? Đề bài yêu cầu gì ? - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Cho HS quan sát tranh minh họa. ? Giới thiệu câu chuyện của mình ? b. Thực hành kể chuyện: ? Một câu chuyện phải có mấy phần ? - Cho HS luyện kể trong nhóm. - Quan sát và giúp đỡ cho HS. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Tổ chức cho HS bình chọn. - Đánh giá, ghi điểm. IV. Củng cố - dặn dò: - Về kể lại chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập GK II. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 1 em kể chuyện. - 4 - 5 em đọc, lớp đọc thầm. - Cá nhân nêu trọng tâm yêu cầu của đề: Kể về lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia. - 4 em nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK. - Quan sát tranh minh họa. - Cá nhân nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình trước lớp. + Có 3 phần: mở đầu câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện. - Cá nhân thực hành kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cá nhân thi kể trước lớp. Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lớp bình chọn bạn kể hay, đúng, giọng kể hấp dẫn. ............................&&&&&............................ Tiết 5: ĐỊA LÝ: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTỞ ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: - Giải thích được: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải Miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt , sản xuất. - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở duyên hải Miền Trung. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, vở. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: ? Tiết trước học bài gì ? ? Nêu bài học ? - Đánh giá ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng Duyên hải miền Trung. 2. Nội dung: a. Dân cư ở đồng bằng duyên hải. - Cho HS đọc mục 1 trong SGK. ? Dân cư sinh sống ở ven biển Miền Trung so với vùng núi Trường Sơn ? ? So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển Miền Trung so với đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ? ? Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở Duyên hải Miền Trung ? b. Hoạt động sản xuất của người dân. - Cho HS đọc mục 2 trong SGK. - Cho HS quan sát các hình trong SGK từ H3 đến H8. ? Xếp các hình theo nhóm ngành sản xuất ? - Cho HS đọc bảng thông tin. ? Vì sao người dân ở đồng bằng Duyên hải Miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối ? * Bài học: SGK (140) IV. Củng cố - dặn dò: - Về học bài. - Chuẩn bị cho tiết sau: Người dân và hoạt ... duyên hải Miền Trung (tiếp). - Nhận xét tiết học. - HS hát. + Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung. - 2 em nêu bài học. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. + Số người ở vùng ven biển Miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn. + Số người ở vùng ven biển Miền Trung ít hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. + Dân tộc Kinh và dân tộc Chăm. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Cá nhân quan sát các hình trong SGK. - Làm việc theo nhóm 4 và báo cáo. . Trồng trọt: H4, H5. . Chăn nuôi: H6. . Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: H3 và H8 . Ngành khác : H7 - 2 em đọc bảng thông tin (bảng phụ và giải thích như trong SGK). + Do gần biển, có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng, nước biển mặn. - 5 - 6 em đọc, lớp đọc thầm. ...........................................&&&&&......................................... NS: 24 - 3 - 2009. NG: Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009. Tiết 1: MĨ THUẬT: GV chuyên. ............................&&&&&............................ Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI A. Mục tiêu: - Học sinh nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chính tả, trong bài văn miêu tả cây cối của mình và bạn khi đã được GV chỉ rõ. - Biết tham gia cùng bạn sửa chữa được lỗi chung và trong bài văn của mình. - Giáo dục cho HS có ý thức học tập những bài văn hay. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, lỗi của HS, một số bài văn hay. - HS: SGK, vở - bút. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: ? Nêu dàn bài chung của văn miêu tả cây cối ? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trả bài văn miêu tả cây cối. 2. Nội dung: - Cho HS đọc nội dung đề bài trên bảng và xác định trọng tâm của đề. - GV nhận xét chung bài làm của HS (ưu điểm, nhược điểm). * Ưu điểm: - Các em có ý thức làm bài. - Một số em đa biết trình bày theo bố cục. - Đại đa số các em xác định đúng đề bài, bố cục rõ ba phần (MB, TB, KB). Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động như bài của: Mai, Uyên, Bích. * Nhược điểm: Nhược: Phần thân bài tả sơ sài, bài viết còn lộn xộn, tả chưa theo thứ tự nhất định: Lò Mạnh, Quý, Dương, Hà, Một số chưa biết sử dụng dấu chấm câu, bài viết mắc nhiều lỗi chính tả. Cách dùng từ đặt câu thiếu chính xác, chưa liên kết từ câu nọ sang câu kia. - Cho HS đọc các lỗi còn hay mắc trên bảng phụ. - GV trả bài văn cho HS. HS xem lại bài viết của mình và sửa lỗi. - Giải đáp thắc mắc của HS. - Đọc cho HS nghe một số bài văn nên học tập. IV. Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện viết lại cho bài hay hơn. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 em nêu. - 4 em đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định trọng tâm của đề. - Nghe GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình. - Cá nhân đọc ND trên bảng phụ. - Cá nhân xem lại bài và sửa lỗi. - Cá nhân nghe bài văn hay nên học tập. ............................&&&&&............................ Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Giúp HS: - Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan. - GD HS say mê học toán B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Giáo án. - HS: Mỗi HS chuẩn bị - 4 miếng bìa hình tam giác vuông. 1 tờ giấy hình thoi. C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng tính diện tích hình thoi. ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào ? - GV nhận xét và cho điểm HS. III. Bài mới: 1. Giới thiệu: Các em đã biết cách tính diện tích của hình thoi, trong giờ học này chúng ta sẽ vận dụng công thức để giải các bài toán. 2. Nội dung: * Bài 1(143): - Gọi HS nêu yêu cầu ? ? Lam thế nào để tính được SHT ở mỗi hình ? - Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. * Bài 2 (143); - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS nêu miệng bài giải. * Bài 3 (143): - Gọi HS đọc y/c và ND bài tập. - GV tổ chức cho HS thi xếp hình, sau đó tính diện tích hình thoi. ? Độ dài 2 đường chéo là bao nhiêu ? - Gọi HS lên bảng giải ý b. - Lớp và GV nhận xét. * Bài 4 (144): - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV gấp hình thoi, y/c HS làm theo. - Gọi HS lên bảng thực hành gấp hình thoi. IV. Củng cố – dặn dò: ? Cho biết đặc điểm của hình thoi ? ? Nêu qui tắc và công thức tính DT hình thoi ? - Về nhà các em làm bài trong VBT. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 1 em lên bảng tính SHT biết: AC = 2 cm; BD = 9 cm - 2 em nêu. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 em đọc y/c, lớp đọc thầm. - Cá nhân nêu. - 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở. a) Diện tích hình thoi là: 19 12 : 2 = 114 (cm2) b) Đổi 7dm = 70 cm Diện tích hình thoi là: 30 70 : 2 = 1050 (cm2) - 1 HS đọc y/c, lớp đọc thầm. - Cá nhân độc lập làm bài. - 1 - 2 HS nêu bài giải, lớp bổ sung. Bài giải Diện tích miếng kính là: 14 10 : 2 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 - 2 em đọc, lớp đọc thầm. - Các tổ thi xếp hình, sau 2 phút tổ nào có nhiều bạn xếp đúng hơn là tổ thắng cuộc. - Dựa vào hình đã xếp HS nêu. - 1 em lên bảng giải, lớp làm nháp. Bài giải Đường chéo AC dài là: 2 + 2 = 4 (cm) Đường chéo BD dài là: 3 + 3 = 6 (cm) Diện tích hình thoi là : 4 6 : 2 = 12 (cm2) Đáp số: 12 cm2 - 2 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm. - HS thực hành gấp hình thoi trên giấy. - 2 em lên bảng gấp, lớp quan sát. - 2 em nêu. ............................&&&&&............................ Tiết 4: SINH HOẠT: TUẦN 27 ............................&&&&&............................
Tài liệu đính kèm: