Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Trần Thị Anh Thi

Tiếng Việt Tự học (Tuần 28): LUYỆN VIẾT BÀI : CON SẺ

I. Mục tiêu:

 - Rèn kĩ năng nghe-viết chính xác, đẹp một đoạn văn bài Con sẻ.

 - Ôn tập về dấu hỏi, dấu ngã; tiếng có âm s hoặc x.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.(1ph)

2. Luyện viết:

* Hoạt động 1: Viết chính tả. (25ph)

a) Giới thiệu đoạn viết chính tả.

Từ Sẻ già lao đến . lòng đầy thán phục.

- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn viết chính tả .

 - Hỏi : Hình ảnh sẻ già lao đến cứu con nói lên điều gì?

b) Hướng dẫn viết từ khó:

 - Y/c học sinh tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả

- GV ghi nhanh lên bảng: phủ kín, hung dữ, khản đặc, hi sinh , sức mạnh, cuốn ( nó), thán phục .

- Y/c học sinh đọc và luyện viết các từ vừa tìm được vào bảng con .

 

doc 27 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt lớp : TỔNG KẾT CUỐI TUẦN 27
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 27, phương hướng sinh hoạt tuần 28
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Chi đội phó học tập nhận xét 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Uỷ viên phụ trách sao nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân 
- Giáo viên nhận xét lớp trong tuần qua:
+ Vệ sinh lớp học chưa tốt, một số em tích cực tham gia phong trào Hồi trống vì môi trường như: Nguyễn Gia Huy, Thảo vy, vần còn một số em không tham gia như: Thiên Kim, Minh Hùng, Phúc Trí
+ Các em có đủ đồ dùng học tập.
+ Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
* Tồn tại: Vệ sinh lớp học chưa tốt
2/ Phương hướng tuần 28: 
- Phát động học sinh thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Tiếp tục phong trào bảo vệ môi trường – xanh hoá trường học 
- Đi học đều và đúng giờ, chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp
- Ra vào lớp ngay ngắn, tác phong đến lớp nghiêm túc
- Ôn tập tốt dể đạt kết quả cao trong kì kiểm tra giữa kì II
- Làm bài kiểm tra nghiêm túc.
- Trò chơi: Tập thể
Tiếng Việt Tự học (Tuần 28): LUYỆN VIẾT BÀI : CON SẺ 
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nghe-viết chính xác, đẹp một đoạn văn bài Con sẻ.
 - Ôn tập về dấu hỏi, dấu ngã; tiếng có âm s hoặc x.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.(1ph)
2. Luyện viết:
* Hoạt động 1: Viết chính tả. (25ph)
a) Giới thiệu đoạn viết chính tả.
Từ Sẻ già lao đến .. lòng đầy thán phục.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn viết chính tả .
 - Hỏi : Hình ảnh sẻ già lao đến cứu con nói lên điều gì? 
b) Hướng dẫn viết từ khó:
 - Y/c học sinh tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả 
- GV ghi nhanh lên bảng: phủ kín, hung dữ, khản đặc, hi sinh , sức mạnh, cuốn ( nó), thán phục .
- Y/c học sinh đọc và luyện viết các từ vừa tìm được vào bảng con .
c) HS viết chính tả .
d) Soát lỗi và chấm bài .
* Hoạt động 2: HS làm bài tập. (Bảng phụ ghi sẵn bài tập)
 Bài 1: Giải câu đố sau:
 Da cóc mà bọc bột lọc
 Bột lọc mà bọc hòn than.
 Là những quả gì?
Bài 2: Trò chơi “Tiếp sức” Tiếng nào viết sai:
- GV gắn bảng phụ ghi nội dung bài tập. 
- Phổ biến cách chơi: mỗi em chỉ khoanh 1 từ viết sai rồi viết lại thành từ đúng bên cạnh. Sau đó chạy về chỗ đưa cho bạn tiếp theo lên làm tiếp . Cứ như thế cho đến khi hết thời gian đội nào khoanh và viết alị được nhiều từ đúng thì đội đó thắng.
a. trắng soá b. say rượu c. xặc mùi
d. sơi cơm e. súi giục g. xánh vai
h. mua xắm i. xua đuổi k. sức mạnh
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò : (2ph)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn:Sửa các từ sai trong bài chính tả vừa viết. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm sách giáo khoa
- Nói lên tình yêu con, sẻ mẹ không sợ nguy hiểm bảo vệ con mình.
- HS tìm và nêu các từ khó:phủ kín, hung dữ, khản đặc, hi sinh , sức mạnh, cuốn ( nó), thán phục .
- HS viết bảng con.
- HS viết chính tả . 
- HS đổi vở và chấm chữa.
- HS giải câu đố ( trả lời miệng )
- Nghe phố biến cách chơi 
- 4 Đội tham gia chơi . 
- vài HS đọc lại .
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 28): LUYỆN TẬP LÀM VĂN 
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng quan sát, diễn đạt, sử dụng từ ngữ để miêu tả.
 - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối, biết hoàn chỉnh một đoạn văn tả.
 - Viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh cây mận. 
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.(1ph)
* Hoạt động 1: Ôn tập
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh (10ph)
 - GV treo tranh cây mận, yêu cầu HS quan sát kĩ về thân cây, lá cây, hoa, quả màu sắc, hình dáng, hương vị của cây dừa.
HS ghi lại các từ ngữ ghi lại phần nhận xét vào vở nháp.
- HS trình bày phần quan sát của mình.
* Hoạt động 2: (17ph)
Luyện tập viết đoạn văn miêu tả. (Bảng phụ ghi sẵn bài tập)
GV ghi sẵn bảng phụ, yêu cầu HS viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn tả cây mận
Đoạn 1: Nhìn từ xa, cây mận giống như một cái dù lớn xanh ngắt, rất sum sê, toả bóng mát rậm.
Đoạn 2: Lá cây màu xanh. Khi còn non, .. 
Đoạn 3: Trái non màu xanh xanh,
 Giao việc cho từng nhóm: 
 Nhóm 1,2,3 hoàn chỉnh đoạn 1
 Nhóm 4,5,6 hoàn chỉnh đoạn 2
 Nhóm 7,8,9 hoàn chỉnh đoạn 3
Tổ chức cho HS trình bày, góp ý - sửa chữa.
* Hoạt động 3: Trò chơi Chọn từ miêu tả đúng 
HS tham gia chơi tìm từ miêu tả trên thẻ từ để gắn đúng vào bảng để nói về hoa hồng và hoa cúc.
 GV chấm, nhận xét- Chốt ý.
 * Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: (2ph)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Tìm đọc thêm các đoạn văn miêu tả cây cối. Ôn tập kiểm tra giữa kì 2
.
- HS lắng nghe.
- Cấu tạo của bài văn miêu tả
+ GV giới thiệu cây định tả 
+ Tả bao quát 
+ Tả từng bộ phận: Gốc, thân, cành, hoa (lá, quả), nắng, gió, chim  có liên quan đến cây 
+ Kết bài: nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em
- Quan sát và ghi lại những từ ngữ gợi tả tìm được
- Trinhg bày phần quan sát
-HS làm bài vào vở.
- HS lắng nghe và bổ sung
- HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe và thực hiện.
Địa lý (Tiết 28) : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I/ Mục tiêu:
 - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: (28') - Nêu mục tiêu
HĐ1: Dân cư tập trung khá đông đúng 
* Làm việc cả lớp hoặc từng cặp HS 
- Y/c HS quan sát hình 1 và 2 trả lời câu hỏi : Em có nhận xét gì về trang phục của phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh? 
- Y/c HS trả lời 
- GV nhấn mạnh: Trang phục của người Chăm và người Kinh gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuân tiện trong lao động sản xuất 
HĐ2: Hoạt động sản xuất của người dân 
* Làm việc cả lớp 
- Y/c HS đọc và ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8
- GV ghi lên bảng 4 cột và y/c 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát 
+ Trồng trọt 
+ Chăn nuôi 
+ Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản 
+ Ngành khác 
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Gọi học sinh nhận xét 
- Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên Hải miền Trung mà HS đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông ngư nghiệp. Hỏi:
+ Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này?
- Y/c HS nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lý đo vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này?
- Y/c 4 HS lên bảng ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của người dân trong vùng 
+ Trồng lúa 
+ Trồng mía, lạc 
+ Làm muối
+ Nuôi, đánh bắt thuỷ sản 
- Y/c một số em đọc kết quả và nhận xét 
*Tích hợp GDBVMT: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhân dân trong vùng và các vùng khác 
3. Củng cố dặn dò:(2') 
- Y/c HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về ĐB DHMT
- GV kết thúc bài học
- 1 – 2 HS trả lời 
- Lắng nghe
- Các HS lần lượt nói về đặc điểm trang phục của người Chăm và người Kinh 
+ Người Chăm: mặc áo dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu 
+ Người kinh: mặc áo dài cao cổ 
- Đại diện 2 HS lên bảng chỉ vào hình và nói đặc điểm trang phục của mỗi dân tộc
- HS đọc
- 4 HS lên bảng điền vào các cột, em nào điền nhanh đúng sẽ được GV và các bạn khen ngợi 
2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét
+ Do ở gần biển, do đất phù sa 
- 4 HS lên bảng ghi 
- 4 HS lên bảng điền điều kiện từng hoạt động sản xuất 
Tiếng Việt : ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độc đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
 * HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút).
II/ Đồ dùng dạy học:
- 17 Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 – 27 
+ 11 phiêu - Mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ từ tuần 19 – 27 
+ 6 phiếu - Mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có y/c HTL
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng sẵn ở BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: (5')
- Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm HKI
2 Kiểm tra tập đọc: (28') 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi 
- Cho điểm trực tiếp từng HS 
3 Tóm tắt bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm 
- Gọi HS đọc y/c 
- Nhóm xóng trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
* Bốn anh tài
- Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
- Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng 
Cọc, Lấy Tai Tác Nước, , Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò 
* Bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
- Nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
- Nhân vật: Trần Đại Nghĩa 
4. Củng cố dặn dò:(2') 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các bài tập đọc
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn b: Cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng 
* Bốn anh tài
- Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
- Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng 
Cọc, Lấy Tai Tác Nước, , Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò 
* ... y ý kiến. Dưới lớp nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi
- Nhóm cử đại diện lên trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận
- HS dự đoán kết quả từng tình huống 
- Nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe
- 1 – 2 HS đọc 
Khoa học (Tiết 56) : ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I/ Mục tiêu: Ôn tập về:
Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môt trường, giữ gìn sức khoẻ.
Điều chỉnh: Phần thực hành:
 1.Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng: Không yêu cầu học sinh sưu tầm
 2.Cắm một chiếc cộc gỗ : Thay thế bằng : Quan sát bóng cây theo thời gian trong ngày(sáng, trưa, chiều). Vì sao bóng của cây lại thay đổi? 
II/ Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị chung: 
Một số đồ dung phục vụ cho cac thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sang, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, 
Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sang, bong tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao đông sản xuất và vui chơi giải trí 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ: (5') 
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
HĐ1: Trả lời các câu hỏi ôn tập 
* Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng
* Các tiến hành: 
- GV cho HS làm cá nhân các câu hỏi 1, 2, trang 110 SGK và 3, 4, 5, 6 trang 111 SGK 
- Y/c 1 vài HS trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp 
+ Y/c HS tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
- Gọi HS các nhóm trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. Chú ý GV nhắc 1 HS nói tên nguồn nhiệt và vai trò của nó ngay 
HĐ2: Trò chơi đố bạn chứng minh được 
* Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát thí nghiệm 
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm chia lớp thành 3 – 4 nhóm. Mỗi nhóm đưa ra 5 câu thuộc lĩnh vự GV chỉ định. Mõi câu có thể đưa ra nhiều dẫn chứng, các nhóm kia lần lượt trả lời. Khi đến lượt nếu quá 1 phút sẽ mất lượt. mỗi câu trả lời đúng đựoc 1 điểm. Tổng kết nhóm nào trả lời đựoc nhiểu điểm hơn sẽ thắng. Nhóm nào đưa sai thì bị trừ điểm 
HĐ3: Triễn lãm 
* Mục tiêu: 
- Hệ thống lại những kiến thức về phần vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát thí nghiệm 
- Củng cố kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng 
- HS biết yêu thiên nhiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật 
* Cách tiến hành:
- Y/c các nhóm dán tranh, ảnh mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh 
- trong lúc các nhóm dán tranh ảnh, Gv cùng 3 HS làm ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá
- Cả lớp tham gia khu triễn lãm của từng nhóm 
- Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả 
- Nhận xét kết luận chung
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây 
- Lắng nghe
- HS ghép lại bảng sơ đồ ở các câu 1, 2 trang 110 vào vở để làm 
- Vài HS trình bày 
Kết quả:
Câu 5: Ánh sang từ đèn đã chiếu sang quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách 
Câu 6: không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệtt nên sẽ giữ cho cốc đuợc khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia 
- Hoạt động theo nhóm 
- HS các nhóm tiếp nối nhau trình bày 
+ Nội dung đầy đủ phong phú phản ánh các nội dung đã học 
+ Trình bày đẹp khoa học 
+ Thuyết minh rõ đủ ý gọn
+ Trả lời đựoc các câu hỏi đặc ra 
+ Có tinh thần đồng đội khi triễn lãm 
Kĩ thuật (Tiết 28) : LẮP CÁI ĐU (Tiết 2)
I.Mục tiêu: 
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu. Xe chuyển động được.
*Với học sinh khéo tay: Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Lắp cái đu. 
 b)HS thực hành:
 ØHoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu .
 -GV gọi một số em đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
 a. HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
 -HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
 -GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn .
 b. Lắp từng bộ phận
 -Trong quá trình HS lắp, GV nhắc nhở HS lưu ý:
 +Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
 +Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ.
 +Vị trí của các vòng hãm.
 c. Lắp cái đu
 -GV nhắc HS quan sát H.1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
 -GV tổ chức HS theo cá nhân, nhóm để thực hành.
 -Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
 Ø Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 +Lắp cái đu đúng mẫu và theo đúng qui trình.
 +Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn gàng vào trong hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe nôi”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS làm cá nhân, nhóm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-Cả lớp.
Hoạt động tập thể (Tuần 28) : YÊU QUÍ MẸ VÀ CÔ GIÁO
Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô
Nội dung: Tìm hiểu về Quyền và bổn phận trẻ em
aTìm hiểu về Quyền và bổn phận trẻ em
 +HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện của nhóm ghi ý kiến.
 +HS đại diện trình bày, các nhóm khác cùng thảo luận.
 +GV chốt ý, nhận xét và tuyên dương những nhóm báo cáo hay.
 b. Kể những việc làm giúp mẹ và làm vui lòng mẹ.
 +HS hoạt động cá nhân.
 +HS kể những việc làm giúp mẹ và làm vui lòng mẹ.
 +GV chốt ý và giáo dục HS lòng hiếu thảo. 
 c. Tổ chức văn nghệ:
 Mục tiêu: HS hát về mẹ và cô.
 Cách thực hiện:
 -Các nhóm đăng kí bài hát.
 -Chọn người giới thiệu chương trình.
 -HS các nhóm thể hiện bài hát của mình.
Chuẩn bị tuần đến:
 +HS Tìm hiểu về An toàn giao thông.
 +Học tập tốt dành nhiều điểm 10.
Toán Tự học (Tuần 28) : ÔN LUYỆN DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I/ Mục tiêu:
-Củng cố những kiến thức về công thức tính diện tích hình thoi 
-Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải bài toán có liên quan 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* HĐ1: Ôn tập
- Hoàn thành bài tập còn lại của buổi sáng (nếu chưa xong)
* HĐ2:Luyện tập
Bài 1: Điền vào bảng diện tích hình thoi ABCD
Đường chéo AC
17
cm
40
cm
8dm
48
dm
Đuờng chéo BD
12
cm
5cm
7cm
6m
Diện tích hình thoi
Bài 2: Tính diện tích hình thoi, biết 
a) Đường chéo thứ nhất dài 45cm, đường chéo thứ hai dài đường chéo thứ nhất?
b) Đường chéo thứ nhất dài 12cm, đường chéo thứ hai dài gấp đôi đường chéo thứ nhất?
Bài 3: Diện tích hình thoi là 42cm². Biết một đường chéo dài 6cm. Hỏi đường chéo kia dài bao nhiêu cm?
 * Lưu ý học sinh tích của hai đường chéo bằng diện tích nhân với 2. Sau đó học sinh mới tính đường chéo còn lại.
Bài 4:Dành cho học sinh giỏi, khá
N
M
O
Biết đường chéo của hình thoi MNPQ cắt nhau ở điểm O. Hãy vẽ hình thoi MNPQ (dựa vào 3 điểm M,N,O)
HĐ3: Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS làm VBT
- Trò chơi: “tiếp sức”
- Làm vở 
ĐS: 144 cm²
-Làm vào vở 
ĐS: 14 cm
-HS làm bài vào vở
-1 HS lên bảng vẽ 
Toán Tăng cường (Tuần 28):TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG 
 VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc, viết tỉ số của 2 số
- Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* HĐ1: 
- Hoàn thành bài tập còn lại của buổi sang (nếu chưa xong)
* HĐ2:Luyện tập
Bài 1: Trò chơi truyền điện “ Đọc tỉ số của 2 số”
- Giáo viên phổ biến luật chơi. 
- 1 em đọc số thứ nhất  số thứ hai 
- y/c 1 bạn đọc tỉ số của 2 số đó 
Bài 2: Tổng của 2 số là số bé nhất có 4 chữ số. Tỉ số của 2 số đó là . Tìm 2 số đó 
Bài 3: 
 Tổng của 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 2, 3, 5. Tỉ số của 2 số là . Tìm 2 số đó?
* Lưu ý học sinh số lớn nhất có ba chữ số và chia hết cho 2, 3, 5. Sau đó đưa về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 4:(Dành cho học sinh khá, giỏi)
 An đọc 1 quyển truyện dày 104 trang. Biết 1/3 số trang đã học bằng 1/5 số trang chưa đọc. Hỏi An đã đọc đựơc bao nhiêu trang và còn lại bao nhiêu trang 
HĐ3: Củng cố
- Nhận xét tuyên dương
- HS làm VBT
- Trò chơi: Truyền điện 
- Trả lời đúng: cả lớp vỗ tay 
HS làm vào vở 
- Số bé nhất có 4 chữ số: 1000 
+ Số bé: 375
+ Số lớn: 625 
HS làm vào vở 
- Số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 2, 3, 5là 990
+ Số bé: 396
+ Số lớn: 594 
-Đã học: 39 trang
-Chưa đọc 65 trang
Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 28) : ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu: 
-Luyện viết thành thạo bài văn miêu tả cây cối 
-Biết quan sát và viết bài văn miêu tả cây cối 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Ôn luyện về kiến thức văn tả cây cối 
- Y/c HS thảoluận nhóm 2: Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?
HĐ2: Ôn tập mở bài và kết bài của bài văn miêu tả cây cối
H: Hãy nêu mở bài, kết bài của bài văn miêu tả một loại cây em thích?
HĐ3:Quan sát và viết một bài văn miêu tả cây cối 
 Hoạt động cá nhân: Viết một bài văn miêu tả cây cối.
HĐ3 : Tổ chức trình bày trước lớp và bình chọn bài văn hay nhất 
-Yêu cầu đối với HS yếu trình bày câu mở đoạn hoặc một phần của bài văn .HS khá giỏi trình bày cả đoạn văn 
-GV nhận xét tuyên dương 
HĐ4: Nhận xét tiết học 
-Dặn : Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
- Cùng nhau ôn lại cách lập lại dàn bài tả cây cối
+ GV giới thiệu cây định tả 
+ Tả bao quát 
+ Tả từng bộ phận: Gốc, thân, cành, hoa (lá, quả), nắng, gió, chim  có liên quan đến cây 
+ Kết bài: nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em
-Từng học sinh trình bày mở bài, kết bài của bài văn miêu tả một cây mà em thích
- Dựa vào dàn bài đã xây dựng HS tự viết 1 bài văn miêu tả 1 loại cây các em thích. Sau đó đổi bài cho bạn cùng soát lỗi 
 HS trình bày miệng trước lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 28 sua.doc