Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Đạo đức: Biết ơn thầy cô giáo (T2)

I, Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Hiểu: + Công lao của các thầy, cô giáo đối với học sinh.

 + Học sinh phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II, Đồ dùng dạy học:

III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ 2. 01.12.2008
Đạo đức: Biết ơn thầy cô giáo (T2)
I, Mục tiêu: Giúp học sinh: 
1. Hiểu: + Công lao của các thầy, cô giáo đối với học sinh.
 + Học sinh phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II, Đồ dùng dạy học: 	
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Báo cáo kết quả sưu tầm (Bài tập 4 – 5 SGK) (15’)
* Mục tiêu : HS trình bày các câu thơ,ca dao ,tục ngữ đã sưu tầm được nói về thầy giáo ,cô giáo.
+ YC HS làm việc theo nhóm
+ Phát giấy, bút cho các nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào giấy, trên các chuyện đã sưu tầm được, ghi những kỉ niệm khó quen của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại.
+ Yêu cầu các nhóm dán bảng các kết quả.
+ Nhận xét, củng cố lại: “Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?”.
3. HĐ2: Thi kể chuyện (17’)
* Mục tiêu : Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo thông qua các câu chuyện các em kể.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Cử 5 HS làm ban giám khảo phát cho mỗi thành viên 3 tấm giấy màu xanh, đỏ, vàng để đánh giá.
+ Các em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?
+ Nhận xét " Kết luận.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Làm việc theo nhóm.
+ Nhận đồ dùng.
+ Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
+ Cử đại diện đọc các câu ca dao tục ngữ.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả.
+ 1 số HS đọc các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện đã sưu tầm được.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải.
+ Làm việc theo nhóm.
+ HS trong nhóm lần lượt kể cho bạn trong nhóm nghe câu chuyện mà mình chuẩn bị.
+ Đại diện các nhóm lần lượt thi kể chuyện.
+ Ban giám khảo đánh giá.
Đỏ: Rất hay, Vàng: Bình thường, Xanh: Chưa hay.
+ HS khác nhận xét, cảm nhận bày tỏ về nội dung các câu chuyện.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ
 (Theo Tạ Duy Anh)
I, Mục tiêu: Giúp HS: 
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đứa trẻ khi chơi thả diều.
 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Tranh minh họa SGK.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Chú Đất Nung” trả lời các câu hỏi SGK.
+ Nhận xét, cho điểm
B. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài (1’)
* HĐ1: Luyện đọc (12’)
+ Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng nếu có cho từng HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải
+ Giúp HS biết ngắt, nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm trong câu.
+ Biết nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu sau:
+ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài – giọng vui, tha thiết, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời.
* HĐ2: Tìm hiểu bài (15’)
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Vậy đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Chơi thả diều đã đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Gọi HS đọc câu mở bài và kết bài.
+ Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* HĐ3: Đọc diễn cảm(8')
+ Nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn, có thể chọn đoạn sau:
“Tuổi thơ tôi vì sao sớm”
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Tổ chức cho HS đọc toàn bài
+ Nhận xét và cho điểm HS.
+ Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
+ Nhận xét, bổ sung ghi nội dung lên bảng.
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc bài theo từng đoạn (3 lượt).
Đoạn 1: Từ đầu sao sớm.
Đoạn 2: Còn lại
+ 2 HS đọc
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè/như gọi thấp xuống những vì sao.
- Tôi đã ngửa cổ suốt một thời gian mới lớn từ trời/ hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi/ Bay đi!”
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1 HS đọc cả bài.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Bằng tai và bằng mắt.
ý1: Vẻ đẹp của cánh diều.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm đẹp huyền ảo như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một, bạn đã ngửa cổ chờ đơi, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin, “Bay đi diều ơi! Bay đi”.
ý2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và ước mơ đẹp
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm.
+ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn
+ Lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp.
+ Tìm và phát hiện ra những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn này đó là: Nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 4-5 HS tham gia thi đọc.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1+2 HS đọc toàn bài.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán: Tiết 71 Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.
 - áp dụng để tính nhẩm.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi HS tính nhẩm:
320 : 10; 3200 : 100; 32000 : 1000
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung (nếu sai).
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2.HĐ1: Giới thiệu phép chia 320:40 (7’) (Trường hợp cả SBC, SC đều có 1 chữ số 0 tận cùng)-12'
+ Viết lên bảng phép chia 320 : 40. Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia.
+ Khẳng định các cách tính trên đều đúng, nhưng hướng dẫn HS làm cách sau cho tiện lơi: 320 : (10 x 4)
+ Vậy 320 : 4 = ?
+ Em có nhận xét gì về kết quả phép chia 320 : 40 và 32 : 4
+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 42; của 40 và 4.
+ Nhận xét, nêu kết luận. Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4
+ Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 320 : 40 có sử dụng tính chất vừa nêu.
+ Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
3. H2: Giới thiệu phép chia
32000:400 (5’)
(Hướng dẫn tương tự như trên)
4. HĐ3: Luyện tập (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1+2: 2 HS đọc yêu cầu
+ Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Củng cố lại cách chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 cho HS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa.
+ 2 HS lên bảng làm bài
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Suy nghĩ sau đó nêu cách tính của mình. Ví dụ: 320 : (8x5); 320:(10x4); 320 : (2 x 20)
+ 1 HS lên bảng thực hiện phép tính
+ Lớp nhận xét, bổ sung
320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4
 = 8
320 : 40 = 8
+ Đều có kết quả là 8
+ Nếu cùng xóa chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4.
+ Vài HS nhắc lại
+ 1 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ Tự làm bài tập ở vở bài tập
+ 2 HS đọc 
+ 4 HS lên bảng chữa
+ Đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau
+ Nhận xét, bổ sung bài của bạn
+ 1 HS đọc - 1 HS lên bảng giải
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Giải
a, Nếu mỗi toa chở 20 tấn hàng thì cần số toa: 
180 : 20 = 9 (toa)
b, Nếu mỗi toa chở 30 tấn hàng thì cần số toa: 
180 : 30 = 6 (toa)
Đáp số: a, 9 toa; b, 6 toa
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: Nhà Trần và việc đắp đê
I, Mục tiêu: Giúp học sinh :
 -Biết được nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt.
 - Do có hệ thống đê điều tốt, nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần hát triển, nhân dân no ấm.
 - Bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Bản đồ TNVN
	- Phiếu học tập
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Gọi HS lên bảng trả lời
+ Nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước?
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2.HĐ1: Tìm hiểu điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta (12’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp
+ Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nội dung sau: 
- Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì?
- Sông ngòi nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông.
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ta?
+ Nhận xét, tiểu kết lại.
3. HĐ2: Tìm hiểu việc nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt(10')
+ Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm thảo luận nội dung sau:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
+ Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
4. HĐ3: Tìm hiểu công cuộc đắp đê của nhà Trần(12')
+ Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi nội dung sau:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Nhận xét, tiểu kết " Rút ra phần ghi nhớ SGK.
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đọc SGK – Trao đổi trả lời câu hỏi
+ Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông là chủ yếu.
+ 1 số HS lên chỉ 1 số con sông trên bản đồ và nêu:
- Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã..
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng, nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống của nhân ... nhớ SGK.
+ 2 HS nối tiếp đọc từng phần.
+ Lớp đọc thầm.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời.
+ Đại diện một số cặp nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
a, Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy - trò.
- Thầy Rơ-nê rất yêu học trò.
- Lu-ipa-xtơ là một học sinh ngoan, lễ phép.
b, Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thù - địch.
- Tên sĩ quan phát xít hách dịch, xấc xược.
- Cậu bé rất yêu nước, căm ghét bọn xâm lược.
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+ HS dùng bút chì gạch chân các câu học SGK.
+ 1 số HS đọc câu hỏi.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học;Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Phân tích cấu tạo của một bài văn miêu tả đồ vật (mở bài, thân bài, kết bài và trình tự miêu tả).
 - Hiểu tác dụng của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, xen kẽ giữa lời tả với lời kể.
 - Biết lập dàn ý tả đồ vật theo yêu cầu.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Bút dạ + giấy khổ to.
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung trình tự miêu tả chiếc xe đạp 
của chú Tư.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm trabài cũ: (4’)
 Gọi HS trả lời:
+ Thế nào là miêu tả?
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Phân tích cấu tạo một bài văn miêu tả đồ vật (15’)
Bài 1: Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung.
+ YC HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
a, Tìm phần mở, thân bài, kết bài trong bài văn “Chiếc xe đạp của chú Tư”.
c, Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm làm câu b, d vào giấy.
+ Nhận xét, chốt lại lời trả lời đúng.
+ Phần thân bài chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự.
+ Tả bao quát chiếc xe.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
+ Nói về tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe.
HĐ2:Luyện tập lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật(18')
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
+ YC HS tự lập dàn ý vào vở.
+ Đi quan sát, giúp đỡ những HS yếu.
+ Gọi HS đọc bài của mình.
+ Đánh giá, nhận xét.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ 2 HS đọc to – Lớp đọc thầm.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và trả lời câu hỏi.
+ 1 số HS đại diện các cặp nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Mở bài: Trong làng tôi của chú.
- Thân bài: ở xóm vườn Nó đá đó.
- Kết bài: Đám con nít của mình.
+ Tác giả quan sát xe đạp bằng
- Mắt nhìn: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng,  cành hoa.
- Tai nghe: Khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai.
+ Chia nhóm, nhận đồ dùng.
+ Thảo luận nhóm, thư kí ghi ý kiến thảo luận vào giấy.
+ Đại diện các nhóm lên dán kết quả và trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm.
+ Tự làm bài vào vở.
+ 3-5 HS đọc
+ HS khác bổ sung vào dàn ý của bạn còn thiếu chi tiết và phù hợp với thực tế.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Tuần 15
I, Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.
- áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải toán.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 	
1. HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
T: Tổ chức cho HS thực hành làm bài tập vào vở.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1748 : 76	1682 : 58	75480 : 75
Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:
a, 1653 : 57 x 402
b, 3196 : 68 x 27
c, (4450 – 3026) : 178
d, (4725 x 12) : 105
Bài 3: Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222, số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này. Tìm số bị chia.
Bài 4: Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia đó có thương là 123 và số dư là 44.
2. HĐ2: Chấm, chữa bài:
+ Thu vở để chấm.
+ Nhận xét, sửa những lỗi sai mà HS mắc phải
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 6.05.12.2008
Toán: Tiết 75 Chia một số có 2 chữ số (tiếp theo)
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.
 - áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính 
7895 : 83; 9785 : 79
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia (13’)
a. Phép chia 10105 : 43
+ Viết bảng phép chia trên.
+ YC HS thực hiện rồi đặt tính, tính.
+ Theo dõi HS làm bài.
+ YC vài HS nêu cách thực hiện phép tính của mình trước lớp.
+ Nhận xét, hướng dẫn HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
b. Phép chia 26345 : 35
+Hướng dẫn HS làm tương tự như trên
+ YC HS nêu cách thực hiện tính
+ Nhận xét, hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
3. HĐ2: Luyện tập (22’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1: Đằt tính rồi tính:
+Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
+ Hướng dẫn HS nhận xét kết quả bài làm của bạn.
+ Giáo viên nhận xét, củng cố lại kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.
Bài 2: Giải toán:
 +Gọi HS đọc đề bài
Tóm tắt
1 giờ 15 phút: 38 km 400m
1 phút: ? m
+ Nhận xét, đánh giá chung.
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ 1 HS đọc lại phép tính
+ 1 HS lên bảng làm bài
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ HS nêu cách tính của mình
 10105 43
 150 235
 215 
 00
+ 1 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ HS nêu cách tính của mình
 26345 35
 184 752
 095 
 25
+ Tự làm bài tập vào vở bài tập
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ 4 HS lên bảng tính
+ Lớp tự làm vào vở
+ Đối chiếu, nhận xét kết quả bài làm trên bảng của bạn.
+ 2 HS đọc đề
+ Lớp tóm tắt và giải 
+ 1 HS lên bảng chữa
+ Đổi vở để kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
+ Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400 m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là:
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 7.06.12.2008
Tập làm văn: Quan sát đồ vật
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí: bằng nhiều cách
 - Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng loại.
 - Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Học sinh chuẩn bị đồ chơi.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (5’)
+ Gọi HS đọc dàn ý tả: “Chiếc áo của em”
+ Nhận xét, khen ngợi cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HĐ1: Tìm hiểu ví dụ (12’)
Bài 1: + Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
+ Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
+ YC HS tự làm bài.
+ Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS (nếu có).
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
+ Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
+ Nhận xét, tiểu kết " Rút ra bài học SGK.
3. HĐ2: Luyện tập (22’):Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập một dàn ý tả đồ chơi mà em thích.
+ Gọi HS đọc yêu cầu – Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp.
+ YC HS tự làm bài. Giáo viên đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
+ Gọi HS trình bày.
+ Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS (nếu có)
+ 2 HS đọc dàn ý của mình
+ Lớp nhận xét.
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
+ Lớp đọc thầm
+ 1 số HS giới thiệu.
 Ví dụ:
- Em có một chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+ HS tự làm bài.
+ 3 HS trình bày kết quả quan sát.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ 1 số HS nêu ý kiến – Lớp bổ sung
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý
- Quan sát theo một trình tự hợp lý.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật khác cùng loại.
+ Vài HS đọc phần ghi nhớ – Lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ Tự làm vào vở
+ 3-5 HS trình bày
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : Cắt,khâu, thêu sản phẩm tự chọn(tiết 1)
I,Mục tiêu : Giúp HS:
+Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu,thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩn tự chọn của HS.
II,Đồ dùng dạy học :- Tranh quy trình của các bài trong chương.
 -Mẫu khâu ,thêu đã học.
III,Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A,Bài cũ :(3')
+Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B,Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*HĐ1:GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I(10' )
+GV YC HS nhắc lại các mũi khâu,thêu đã học( khâu thường,khâu đột thưa,khâu đột mau,thêu móc xích,thêu lướt vặn.
+GV nhận xét,sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cách khâu ,thêu đã học.
*HĐ2:HS thực hành làm sản phẩm tự chọn:(25' )
+GV nêu YC thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm.
+GV tổ chức cho HS thực hành
+GV đi quan sát,nhắc nhở ,giúp đỡ HS lúmg túng.
+1 số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu,khâu thường,khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường,khâu đột thưa,khâu đột mau,thêu móc xích,thêu lướt vặn.
+Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
+HS lựa chọn sản phẩn để thực hành .
+HS vận dụng những kiến thức đã học về cắt,khâu ,thêu để thực hành.
 C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề
Giới thiệu tham quan di tích lịch sử quê hương.Chăm sóc giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ.
I, Mục tiêu: 
- Giới thiệu và tổ chức cho HS tham quan di tích lịch sử Lam Kinh .Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương.
- Biết bảo vệ, giữ gìn,chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương. 
 II, Nội dung :
Bước 1 : Tổ chức :
+GV giới thiệu vài nét về di tích lịch sử Lam Kinh để HS nắm được.
+Chia lớp thành 2 nhóm .
+GV tổ chức cho HS sưu tầm về những mẫu chuyện nói về Lê Lợi ,Lê Lai những vị anh hùng của quê hương .
+Kể những việc mà các em đã làm để bảo vệ,chăm sóc nghĩa trang.
Bước 2: Cách tiến hành: 
+GV tổ chức cho HS đi tham quan di tích lịch sử Lam Kinh tại địa phương để HS nắm được:
-Hiểu thêm về những người con anh hùng của quê hương.
-Cảnh đẹp của quê hương,Di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
+HS kể lại những hoạt động mà các em đã tham gia để chăm sóc,giữ gìn nghĩa trang.
+GV nhận xét buổi tham quan ,nhắc nhở HS .
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T15 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc