Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Củng cố các kiểu câu đã học và cách xác định CN -VN của câu kể , mở rộng vốn từ và luyện viết văn tả cây cối

- Viết được một bài văn tả cây cối theo y/c của đề bài và biết vận dung các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

- GD HS yêu mến cây cối, biết bảo vệ cây.

II.CHUẨN BỊ Hệ thống bài tập

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________________________
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên các nhân vật: Cô- péc- ních; Ga- li- lê.Bước đầu biết đọc với giọng kể rõ ràng , chậm rãi với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô- péc- ních; Ga- li- lê. 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học. 
 II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài học trong SGK; Chân dung hai nhà khoa học lớn: Cô- péc- ních; Ga- li- lê.- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi bài Ga- vrốt ngoài chiến luỹ.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. GVgiới thiệu bài và cho HS xem chân dung hai nhà khoa học lớn: Cô- péc- ních; Ga- li- lê.
2. Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: Cô- péc- ních; Ga- li- lê. - HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: thiên văn học, tà thuyết, chân lý
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: Nhà bác học Cô- péc- ních đã dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới
ý 2: Ga- li- lê bị xét xử.
ý 3: Nhà bác học Ga- li- lê bảo vệ chân lí.
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng )
4.Đọc diễn cảm
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài và nêu cách đọc.
- GV treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm đoạn 1
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
5. Củng cố bài
- Đọc toàn bài , nêu ND bài.
- Em thích nhất đoạn văn nào ? Vì sao?
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
-1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn. ( 3đoạn )
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
-HS luyện đọc theo nhóm đôi
-2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
-3 HS khá, giỏi nêu ý chính của 3 đoạn
- HS khá đọc và nêu ND bài.
-3 HS khá đọc nối tiếp 3 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
-HS nghe xác định giọng đọc
-HS thi đọc diễn cảm.
-1 HS khá đọc 
- 2,3 HS khá nêu ý kiến
____________________________________
TOáN
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được một số tính chất của HCN; hình thoi.
- Tính được diện tích của HCN, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
- Hoàn thành bài 1; bài 2; bài 3
II . Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích HCN, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu bài – ghi bảng
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1 : Cho HS đọc và xđ y/c của bài
- Y/c HS trao đổi cặp đôi tìm đúng, sai và giải thích tại sao?
- GV củng cốđặc điểm của HCN; HV
Bài 2 : HS đọc và xđ y/c của bài
-Y/c HS trao đổi cặp đôi nêu miệng. 
- GV củng cố đặc điểm của hình thoi
Bài 3 - Y/c HS tự làm bài sau đó chữa bài 
- GV củng cố cách tính diện tích các hình
Bài 4 . Dành cho HS khá giỏi làm thêm
- Gọi học sinh đọc bài , xác định yêu cầu phân tích bài toán trao đổi tìm cách giải 
- Tổ chức chữa bài , củng cố cách làm .
3.Củng cố bài : 
- Củng cố cách tính diện tích các hình đã học
- 4 HS nêu
- 1 HS đọc nêu y/c
- HS trao đổi cặp đôi tìm đúng, sai và giải thích tại sao?
- 1 HS đọc nêu y/c
- HS trao đổi nêu kq
- 1 HS lên bảng .
- HS nêu kq cách làm.
- 4 HS TB nhắc lại cách tính diện tích
- 1 HS đọc và phân tích đề
- HS trao đổi nêu cách làm 
-1 HS khá lên bảng chữa.
4 HS TB nhắc lại cách tính diện tích
_______________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng3 năm 2011
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Môn Tiếng việt
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố các kiểu câu đã học và cách xác định CN -VN của câu kể , mở rộng vốn từ và luyện viết văn tả cây cối 
- Viết được một bài văn tả cây cối theo y/c của đề bài và biết vận dung các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả
- GD HS yêu mến cây cối, biết bảo vệ cây.
II.chuẩn bị Hệ thống bài tập 
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các kiểu câu kể đã học . 
- Đặt 1 câu kể và x/đ CN - VN của câu kể đó .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. HD HS luyện tập
 Bài 1: Tìm 3 từ gần nghĩa với từ tài để điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
a) Anh- x tanh là một nhà bác học ..................................
b) Những người thợ mộc ........đẫ tạo nên những nét trạm trổ tinh xảo trên mài đình cong vút.
c) Xuân Bắc là một nghệ sĩ ............
Bài 2 : Xác định CN -VN của các câu kể sau 
a) Cái giàn mướp trên mắt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng.
b) Trước mặt Minh, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa trong gió.
c) Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
Bài 3: Dựa vào bài thơ " Vườn em " của Trần Đăng Khoa em hãy viết một bài văn tả vẻ đẹp của các cây trong khu vườn đó
- GV HD phân tích đề và lập dàn ý 
- Y/c HS viết bài 
- Thu một số bài - chấm - nhận xét
3. Củng cố bài .
- GV đọc mẫu cho HS nghe một số bài văn hay tả khu vườn nhà em.
- 2 HS nêu 
- 2 HS lên bảng viết câu đó 
- HS tự làm bài vào vở 
a) Cái giàn mướp trên mắt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng.
b) Trước mặt Minh, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa trong gió.
c) Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.
- HS đọc xác định y/c của đề
- HS tự làm bài
-3,4 HS đọc bài của mình
- HS nghe học tập cách viết
Môn toán
Luyện tập về giải toàn tìm phân số của một số
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng cách giải toán tìm phân số của một số
- HS làm được các bài toán dạng cơ bản và nâng cao
- GD ý thức tự giác tích cực học tập.
II.chuẩn bị
 - Hệ thống bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tìm phân số của một số
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. HD làm bài tập
Bài 1: Tính
a) x : b) + x 
Bài 2: Trên sân có 420 con gà; biết số gà trống bằng số gà trên sân. Hỏi số gà còn lại là bao nhiêu con?
Bài 3: Một mảnh vuờn hình chữ nhật có chiều dài là 72m; chiều rộng bằng chiều dài.
a)Tính diện tích mảnh vườn đó?
b) Người ta lấy diện tích để tròng cây cảnh. Hỏi diện tích trồng cây cảnh là bao nhiêu?
Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết:: < x < x 
 3. Củng cố bài
- GV chấm một số bài, chữa từng bài 
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- 2 HS nêu , 
- HS đọc xác định y/c , và làm vào vở .
- 1 HS lên chữa bài
- HS tự làm bài 
- HS trao đổi cặp đôi phân tích bài toán, tìm cách giải 
- HS làm bài 
- 1 HS lên giải bài 3
- 1 HS lên giải bài 4
- HS nêu ý kiến
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
CHíNH Tả (nghe - viết)
nhớ - viết :Bài thơ về tiếu đội xe không kính
I. Mục Đích yêu cầu
- Nhớ - viết đúng chính tả “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; biết trình bày dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. 
- Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các tiếng có âm đầu s/x.
- GD HS ý thức viết đúng chính tả, chịu khó hoạc thuộc lòng các bài thơ đã học.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b. Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ ngữ : không gian, bao giờ, dãi dầu, rõ rệt, khu rừng.y/c HS viết nháp 
B. Bài mới.	
1. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết:
- GVgọi HS đọc thuộc toàn bài chính tả trong SGk 1 lượt . - Yêu cầu HS nhớ và viết lại bài vào vở. - GV đọc lại toàn bộ bài chính tả một lượt. HS soát lại bài.
- GV chấm, chữa từ 7 đến 10 bài. 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 2 ( bài tập lựa chọn )
- GV chọn cho học sinh làm bài tập ( a ) .
- GV lưu ý HS : Tìm các từ chỉ viết s không viết x hoặc chỉ viết x không viết s.
- GV nhận xét, HD phân biệt x/s
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. HS khác nhận xét sửa chữa.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3.Củng cố bài : - Y/c HS lên bảng, thi tìm đúng, tìm nhanh từ bắt đầu bằng : xen/ sen; 	
- 2 học sinh viết lên trên bảng, cả lớp viết nháp
- HS nghe vá ghi nhớ các khổ thơ.
- HS viết bài 
- HS đổi vở, soát lỗi chính tả giúp nhau. có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. 
- HS đọc và xđ y/c của bài sau đó làm vào vở BTTV
- 2,3 học sinh dưới lớp đọc lại bài mình làm. 
- 1 Học sinh đọc toàn văn nội dung bài tập. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút gạch những từ không thích hợp.
- 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 2,3 Học sinh lên bảng, thi tìm đúng, tìm nhanh.
_________________________________________
Tập đọc
Con sẻ
I. Mục Đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; biết đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài học trong SGK; .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay - Lòng dũng cảm của Cô - péc- ních và của Ga- li- lê thể hiện ở chi tiết nào?
- Đọc một đoạn mà em yêu thích nhất. Vì sao?
B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài và cho HS quan sát tranh SGK
2. Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: chậm rãi, thảm thiết, dừng lại và lùi... 
 - HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: Tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: Hình ảnh con sẻ non gặp nạn
ý 2: Hành động dũng cảm cứu con của sẻ mẹ .
ý 3: Tình cảm kính phục của tác giả với con chim sẻ dũng cảm
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài. ...  : b) + x 
Bài 2: Trên sân có 420 con gà; biết số gà trống bằng số gà trên sân. Hỏi số gà còn lại là bao nhiêu con?
Bài 3: Một mảnh vuờn hình chữ nhật có chiều dài là 72m; chiều rộng bằng chiều dài.
a)Tính diện tích mảnh vườn đó?
b) Người ta lấy diện tích để tròng cây cảnh. Hỏi diện tích trồng cây cảnh là bao nhiêu?
Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết:: < x < x 
 3. Củng cố bài
- GV chấm một số bài, chữa từng bài 
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- 2 HS nêu , 
- HS đọc xác định y/c , và làm vào vở .
- 1 HS lên chữa bài
- HS tự làm bài 
- HS trao đổi cặp đôi phân tích bài toán, tìm cách giải 
- HS làm bài 
- 1 HS lên giải bài 3
- 1 HS lên giải bài 4
- HS nêu ý kiến
______________________________________________
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu về ngày 26 - 3
I.Muc đích
- giúp họ sinh hiểu được ý nghãi ngày 26- 3 hàng năm
- Biết được sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Rèn luyện và tu dưỡng để viết tiếp trang sử của Đoàn
II. Lên lớp
Hoạt động 1: GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: GV cho HS nêu những hiểu biết của mình về ngày thành lập Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh
Hoạt động 3: GV cung cấp thêm cho HS hiểu rõ
 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIấN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
 Mựa xuõn năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đó giành một phần quan trọng trong chương trỡnh làm việc để bàn về cụng tỏc thanh niờn và đi đến những quyết định cú ý nghĩa đặc biệt, như cỏc cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay cỏc ủy viờn của Đảng phụ trỏch cụng tỏc Đoàn. Trước sự phỏt triển lớn mạnh của Đoàn trờn cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viờn và một số địa phương đó hỡnh thành tổ chức Đoàn từ xó, huyện đến cơ sở. Sự phỏt triển lớn mạnh của Đoàn đó đỏp ứng kịp thời những đũi hỏi cấp bỏch của phong trào thanh niờn nước ta. Đú là sự vận động khỏch quan phự hợp với cỏch mạng nước ta; đồng thời, phản ỏnh cụng lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chớ Minh vụ cựng kớnh yờu - Người đó sỏng lập và rốn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chớnh trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bỏc Hồ cho phộp, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niờn Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đó quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với cụng tỏc thanh niờn) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niờn cộng sản Hồ Chớ Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phự hợp với yờu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cỏch mạng, Đoàn đó đổi tờn nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đụng Dương 
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niờn Dõn chủ Đụng Dương 
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niờn phản đế Đụng Dương 
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niờn cứu quốc Việt Nam 
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niờn Lao động Việt Nam 
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niờn lao động Hồ Chớ Minh 
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niờn cộng sản Hồ Chớ Minh 
Những thế hệ thanh niờn kế tiếp nhau đó chiến đấu anh dũng vỡ độc lập tự do của Tổ Quốc, vỡ chủ nghĩa xó hội đó liờn tiếp lập nờn những chiến cụng xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. 
__________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Biét rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối( đúng ý , bó cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,) Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng:
 bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cách dùng từ  cần sửa chung cho cả lớp. Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy – học:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu bài – ghi bảng
2. Nhận xét chung về bài làm của học sinh
Ưu điểm : đã xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Biết bố cục bài hợp lí
+ Có một số bạn có bài làm hay, câu văn sinh động.
Nhược điểm:
+ Trình bày bài chưa tốt, viết ẩu.
+ Một số bạn còn mắc nhiều lỗi chính tả khi làm bài.
+ Một số bạn sử dụng từ chưa tốt. 
3. Hướng dẫn chữa bài
Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.
- GV đi giúp đỡ HS yếu. 
4. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- Gọi một số em có bài hay đọc trước lớp. 
- Y/c HS nhận xét chỉ ra cái hay trong bài văn của bạn 5. Hướng dẫn viết lại đoạn văn
- Gợi ý HS viết lại các đoạn văn mắc nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ chưa tốt  
6.Củng cố bài :
- Nhắc lại cách viết bài văn tả cây cối.
+ HS lắng nghe GV nhận xét tự rút khinh nghiệm bài làm của mình
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi chữa bài vào vở BTTV
-3 – 5 HS đọc bài trước lớp.
- HS tự viết lại đoạn văn còn mắc lỗi.
- 2 HS nhắc lại
________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số
- Hoàn thành bài 1; bài 3
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu bài – ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- GV chữa bài trên bảng lớp, có thể hỏi lại học sinh về cách vẽ sơ đồ bài toán.
Bài 2: HS khá, giỏi làm
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 – 2 HS đọc bài làm của mình, sau đõ nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán.
 GVHD phân tích đề :
+ Tổng của hai số là bao nhiêu ?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu ?
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: HS khá, giỏi làm 
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Đọc sơ đồ và cho biết bài toán là dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu bài toán.
- Yêu cầu HS đọc các đề toán. GV nhận xét sau đó yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
3. Củng cố bài:
- Thu một số bài chấm - nhận xét sau dó cùng HS chữa bài
- 1 HS lên bảng làm bài, 
- HS đọc đề bài trong SGK và sau đó tự làm bài vào vở rồi đổi chéo cho nhau để kiểm tra lẫn nhau.
1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 4 HS lên bảng làm 4 bài ( HS TB làm bài 1; bài 3; HS khá giỏi làm hết các bài)vào vở
_____________________________________________
Khoa học
ôn tập vật chất và năng lượng (Tiếp)
I - mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng.
- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
-HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II-đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí
- Vở BT Khoa học 
III-các hoạt động dạy –học:
A.Kiểm tra:
 -Nêu VD về 1 vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài – ghi bảng
 2. Các hoạt động :
 HĐ3: Triển lãm 	
Bước 1: Các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
Bước 2: Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm. 
Bước 3: Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo, GV thống nhất với BGK về các tiêu chí đánh giá sản phẩm
Bước 4: Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày. BGK đưa ra câu hỏi
Bước 5: BGK đánh giá,HS trong nhóm đưa ra nhận xét.
- GV là người đánh giá nhận xét cuối cùng
3. Củng cố bài :
- Y/c HS tự làm các bài trong vở BT Khoa học tiết : Ôn tập vật chất và năng lượng 
-2 học sinh nêu ví dụ về vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt ( Mặt trời , bếp lửa , ngọn nến , bóng điện đang cháy ...)
-HĐ nhóm.
-Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS tự làm bài 
____________________________________________________
Tiếng Việt(TH)
Ôn tập về câu khiến 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Tiếp tục hướng dẫn học sinh củng cố về đặc điểm câu khiến , dấu hiệu và tác dụng của câu khiến đẻ từ đó vận dụng vào việc thực hành giao tiếp , đặt câu ...
- Có thái độ đúng khi sử dụng câu khiến trong từng trường hợp cho phù hợp với ngôi thứ 
ii. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập , vở BTTV
IIi.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về câu khiến .cách dặt câu khiến 
Hoạt động 2 : Tổ chức cho học sinh hoàn thành các bài tập trong VBT 
Hoạt động 3 : Luyện tập thêm để khắc sâu kiến thức 
Bài 1 : Hãy đặt 3 câu khiến , tương ứng với các tình huống sau :
a/ mượn bạn một cuốn truyện tranh .
b/ Nhờ chchị lấy hộ cốc nước .
c/ Xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà nhân dịp nghỉ hè .
Bài 2 : Đặt câu khiến theo yêu cầu dưới đây :
a/ Câu khiến có từ đừng ( hoặc : chớ , nên , phải ) ở trước động từ làm vị ngữ 
b/ Câu khiến có từ lên ( đi , thôi ) ở cuối câu .
c/ Câu khóên có từ Đề nghị ở đầu câu .
M: Đề nghị các bạn không nói chuyện riêng !
Bài 3 : hãy chuyển các câu kể sau thành câu khiến 
Mẹ về.
Thành đi đá bóng.
Củng cố bài
- Em đặt 1 câu khiến thể hiện phép lich sụ với người lớn trong 1 tình huống cụ thể 
3 HS nhắc lại 
- HS TB yếu tự hoàn thành các bài trong vở BTTV
- HS khá, giỏi làm bài tập luyện thêm.
- HS tự đặt câu sau đó nêu câu mình đặt . 3 HS lên viết câu theo 3 tình huống
- HS đặt câu theo các cách đặt câu khiến đã học
- HS tự làm theo mẫu HD của GV
- 2 HS tham gia: HS1 neu tình huống, HS2 đặt câu
________________________________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng 
trong tuần tới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 28
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 29
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt trọng tâm : Hướng tới kỉ niệm ngày26 tháng 3
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về đảng, vầ Bác Hồ, Đoàn TNCS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_nam_hoc_2010_2011_nguyen_dinh_suu.doc