Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 3 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 3 - Hà Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của tỉ số.

- Biết đọc, viết tỉ số của 2 số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của 2 số.

- Giáo dục HS làm toán nhanh, thành thạo, yêu thích toán học.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 3 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Thể dục §. MÔN TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG”
(Tiết 55)
I. Mục tiêu: 
 -Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Trò chơi “Dẫn bóng ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
 - Giáo dục HS tính nhanh nhẹn. 
II. Địa điểm – phương tiện: 
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”ø tập môn tự chọn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 .Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động: Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân. 
 -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên của sân tập một hàng dọc :120 – 150m.
-Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Ôn nhảy dây. 
2 .Phần cơ bản:
 -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung của môn tự chọn, một tổ học trò chơi “dẫn bóng ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng.
 a) Môn tự chọn :
 ØĐá cầu : Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 TTCB : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa trước bàn chân chạm đất, trọng âtm dồn vào chân trước. Tay cùng bên với chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. 
 Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hứơng cầu rơi để tâng cầu lên 
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn cho hs. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 ØNém bóng: 
 TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay hơi co ở khuỷu, hai cẳng tay hướng chếch sang hai bên. Một tay cầm bóng, mắt nhìn theo bóng. 
 Động tác:Tung bóng lên cao qua đầu từ tay này sang tay kia và bắt bóng (bằng một hoặc hai tay), sau đó tung ngược trở lại. 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khe chân 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Trò chơi vận động: 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi : “Dẫn bóng ”. 
 -GV nhắc lại cách chơi.
 Cách chơi : Khi có lệnh xuất phát, em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng, dùng tay dẫn bóng về vạch xuất phát, rồi trao bóng cho số 2. Em số 2 vừa chạy vừa dẫn bóng về phía trước rồi đặt bóng vào vòng tròn, sau đó chạy nhanh
 về phía vạch xuất phát và chạm tay vào bạn số 3, số 3 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít lỗi đội đó thắng. 
 Những trường hợp phạm quy:
 -Xuất phát trước khi có lệnh. Không đập bóng hoặc dẫn bóng mà ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách người quá 2m. 
 -Chưa nhận được bóng hoặc chạm tay của bạn thực hiện trước đã rời khỏi vạch xuất phát. 
 3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học thự chọn : đá cầu, ném bóng ”.
 -GV hô giải tán.
6 – 10phút
1 phút
1 phút 
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 phút 
18 – 2phút
9-11 phút 
2 – 3 lần
 2 phút 
3 phút 
1 phút 
9 – 11 phút 
9- 11 phút 
4 – 6 phút
 1 phút 
2 – 3 phút
1 – 2 phút 
1 phút
- Đội hình 3 hàng dọc
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 GV
 - HS ôn tập các động tác của bài thể dục 

- Đội hình 3 hàng dọc
€€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
-HS hô “khỏe”.
 -----------------------------------------------------------------
Toán: §. GIỚI THIỆU TỈ SỐ
(Tiết: 137)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của tỉ số.
- Biết đọc, viết tỉ số của 2 số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của 2 số.
- Giáo dục HS làm toán nhanh, thành thạo, yêu thích toán học.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
-H: Nêu đặc điểm của hình thoi?
-H: Nêu công thức tính chu vi, diện tích: hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài 4/SGK
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b) Giảng bài:
° Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
- Giáo viên nêu ví dụ và vẽ sơ đồ minh họa bài toán .
-H: Coi mỗi xe là 1 phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế?
-H: Số xe khách bằng mấy phần.
- Giáo viên vẽ sơ đồ theo phân tích như trên bảng: 
 5 xe
Xe tải : 
Xe khách:
 7 xe
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- HS: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
- HS: Chu vi hình vuông = a x 4
Diện tích hình vuông= a x a
Chu vi hình hình chữ nhật = (a+b) x 2
Diện tích hình chữ nhật = a x b
Diện tích hình thoi = (n x m): 2 
- Bài giải: 
Nửa chu vi hình chữ nhật:
56 : 2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10(m)
Diện tích hình chữ nhật:
18 x 10 = 180(m2)
Đáp số: 180m2
- HS nghe
-Học sinh nghe và nêu lại bài toán.
+ Số xe tải bằng 5 phần như thế.
+ Số xe khách bằng 7 phần.
- Giáo viên giới thiệu:
-H:Tỉ số của số xe tải và số xe khách là: 5 : 7 hay 
-H: Tỉ số này cho biết gì?
-H: Tương tự tỉ số của số xe khách và số xe tải là bao nhiêu?
-H: Đọc như thế nào?
-H: Tỉ số này cho biết gì?
Học sinh nghe giảng
+ Học sinh đọc: Năm chia bảy hay năm phần bảy.
+ Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
+ Tỉ số của xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay 
+ Học sinh đọc: Bảy chia năm hay bảy phần năm.
+ Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải.
° Giới thiệu tỉ số a : b hay (b khác 0):
- Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn nội 
dung như phần SGK.
- Giáo viên hỏi học sinh:
-H: Số thứ nhất là 5, số thứ hai là 7: hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu?
-H: Số thứ nhất là 3, số thứ hai là 6, hỏi tỉ
 số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
-H: Số thứ nhất là a, số thứ hai là b. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
Số thứ nhất
Số thứ hai
Tỉ số của số thứ nhất và số thưa hai
5
7
 5: 7 hay 
3
6
3: 6 hay 
a
b(khác 0)
a: b hay 
+ Tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là: 5 : 7 hay 
+ 3 : 6 hay 
+ Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là:
 a : b hay 
- Giáo viên nêu tiếp: Biết a = 2 m; b = 7m. Vậy tỉ số của a và b là bao nhiêu?
- Giáo viên nhắc học sinh khi viết tỉ số của 2 số chúng ta không viết tên đơn vị nên trong bài toán trên ta viết tỉ số của a và b là 2 : 7 hay không viết là 2m : 7 m hay m.
c) Luyện tập:
Bài 1: Viết tỉ số của a và b, biết:
- Là 2 : 7 hay 
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài như SGK
- Gọi 4 em lên bảng làm. Học sinh khác 
làm vào vở. 
- GV và HS cùng chữa bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm bài 4 em lên bảng.
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài (SGK)
 Giáo viên hướng dẫn tương tự bài 3
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi chữa bài như sau:
- Giáo viên nhận xét ghi điểm ghi điểm.
- 4 em thực hiện. Dưới lớp làm vào vở
a) a = 2, b = 3 tỉ số của a và b là:
2 : 3 hay 
b) a = 7, b = 4 tỉ số của a và b là:
7 : 4 hay 
c) a = 6, b = 2 tỉ số của a và b là: 
6 : 2 hay 
d) a = 4, b = 10 tỉ số của a và b là:
4 : 10 hay 
- 1 em đọc đề bài SGK
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vở
Giải
Số bạn của cả tổ là:
5 + 6 = 11 (bạn)
a) Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là: 5 : 11 = 
b) Tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả tổ là: 6 : 11 = 
	3. Củng cố, dặn dò:
- Gợi ý bài về nhà:
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề, sau đó GV gợi ý:
a) Tỉ số của hai số là: 2 : 8
b) Tỉ số của số bút xanh và bút đỏ là: 
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên vẽ sơ đồ minh họa bài toán và hướng dẫn cách giải
Tóm tắt:
 ? bò	Tìm số bò ta làm thế nào? (20 : 4 1)
Số trâu: 	Hay 20 
Số bò:	
 20 con
- Củng cố: H: Muốn tìm tỉ số của a và b (với b khác 0) ta làm thế nào?
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập 2; 4 và chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó(trang 147).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử: §. NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG 
(Tiết: 28)	 (NĂM 1786)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh nêu được:
- Sơ lược diễn biến cuộc tấn công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- Giáo dục HS lòng tự hào sự chiến thắng nghĩa quân Tây Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập cho học sinh.
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
-H: Mô tả lại một số thành thị ở nước ta của thế kỉ XVI- XVII?
-H:Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b) Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp:
- Giáo viên treo lược đồ lên bảng và trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đằng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh
Hoạt động 2: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn dựa theo câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS mô tả
- Đông người, buôn bán sầm uất, chứng tỏ ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
- HS nghe
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
Lược đồ nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
-H: Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào?
-H: Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
-H: Kết quả cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ?
-H:Ýnghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long như thế nào?
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên sơ kết lại.
- Gọi học sinh kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn diệt họ Trịnh.
- GV cho lớp nhận xét ghi điểm.
+ Quyết định tiến quân ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
+ Nghe tin đó, Trịnh Khải đứng ngồi không yên. Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn. Trịnh Khải tức tốc triệu quần thần bàn kế giữ kinh thành.
+ Quân thuỷ và bộ tiến như vũ bão về Thăng Long
+ Trịnh Khải phất cờ lệnh quân nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến
+ Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh.
+ Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
- 2 em kể lại.
Hoạt động 3: Cho HS đóng vai theo nội dung từ đầu đếntrói nộp cho quân Tây Sơn.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên đóng vai
- GV nhận xét tuyên dương
- Học sinh các nhóm phân vai, tập đóng vai.
- Cho 1, 2 nhóm học sinh đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
- Về nhà học thuộc lòng bài (phần ghi nhớ). 
- Chuẩn bị bài: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) SGK/trang 60- 63.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------
Chính tả: §. ÔN TẬP (Tiết 2)
(Tiết: 28)
I. MỤC TIÊU:
- (Nghe – viết) đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Giáo dục HS luyện viết chữ đẹp, yêu quý cái đẹp,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ba tờ giấy khổ to để 3 học sinh làm BT/2 (ý a, b, c)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1 . Bài cũ:
- GV kiểm tra vở viết chính ta.û
1.Giới thiệu bài:
- Trong thiên nhiên, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Hoa giấy cũng vậy. Hoa giấy có vẻ đẹp như thế nào? Các em sẽ được biết qua bài chính tả hôm nay.
2. Học sinh nghe: Viết chính tả bài: Hoa giấy:
- GV đọc bài Hoa giấy
-H: Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nở rất nhiều?
-H: Em hiểu “Nở tưng bừng” nghĩa là thế nào?
-H: Đoạn văn có ý gì hay?
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn và đọc cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết.
- Soát lỗi, thu bài, chấm.
- GV nhận xét ghi điểm
3. Ôn luyện về các kiểu câu kể:
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
-H: Bài 2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
-H:Bài 2b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào?
-H: Bài 2c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào?
a) Kể về các hoạt động:
(Câu kể Ai làm gì?)
b) Tả các bạn...
(Câu kể Ai thế nào?)
c) Giới thiệu từng bạn...
(Câu kể Ai là gì?)
- GV nhận xét ghi điểm
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- HS nghe
- HS nghe
+ Nở hoa tưng bừng, lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân.
+ “Nở tưng bừng” là nở nhiều, có nhiều màu sắc rõ rệt, mạnh mẽ như bừng lên một không khí nhộn nhịp, tươi vui.
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sặc sỡ của hoa giấy.
- Bông giấy, rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc hơi lên, lang thang, giản dị, tản mát,...
- Viết chính tả theo lời đọc của giáo viên.
- HS đổi chéo vở chấm bài
- 2 em đọc yêu cầu (SGK).
+ Câu kể Ai làm gì?
+ Ai thế nào?
+ Câu kể Ai là gì?
- Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn Nam đá cầu, các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa bạn em thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
- Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hòa thì bộc tuệch, thẳng ruột ngựa. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi. Hoa thì điệu đà, làm đỏm. Thuý thì ngược lại lúc nào cũng thấy rất lôi thôi.
- Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em: em tên là Bích La. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiệp là học sinh giỏi cấp quận. Bạn Thanh Huyền là học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Bạn Dung là ca sĩ của lớp.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm lại BT3 vào vở. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập tiết 3.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
-------------------------------------------------------------
Khoa học: §. ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
(Tiết: 55)	(Tiết: 1)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng.
- Củng cố các kĩ năng: quan sát, làm thí nghiệm.
- Củng cố các kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến phần vật chất và năng lượng.
- Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với thành tựu khoa học kĩ thuật, lòng hăng say khoa học, khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC:
- Sử dụng tất cả các đồ dùng của những tiết trước.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
-H: Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b) Giảng bài:
Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ bản:
- Giáo viên lần lượt cho học sinh trả lời câu hỏi SGK.
1. So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS nêu:
- 1 HS khác nêu
- HS nghe
1. Học sinh thảo luận đi đến trả lời đúng như sau:
Câu hỏi
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Không 
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
Nhìn thấy bằng mắt thường
Không nhìn thấy bằng mắt thường. 
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không 
Không
Có
° Giáo viên nhận xét, ghi điểm cho từng nhóm:
2. Điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp:
NƯỚC Ở THỂ LỎNG	ĐÔNG ĐẶC 	NƯỚC Ở THỂ RẮN
NGƯNG TỤ NÓNG CHẢY
HƠI NƯỚC	BAY HƠI	NƯỚC Ở THỂ LỎNG
3. Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?
4. Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
5. GV cho HS quan sát H2 SGK
5. Giải thích tại sao bạn trong H. 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?
6. Câu hỏi 6 SGK/111
- Mỗi khi HS trả lời câu hỏi GV cho lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn chứng minh được:
3. Là do sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.
4. Nguồn nhiệt: Mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
- HS quan sát và trả lời:
5. Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
- HS quan sát H3 trả lời
6. Không khí nóng hơn ở xoay quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bộc còn lạnh hơn so với cốc kia.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm.
- Giáo viên ghi câu hỏi sẵn vào phiếu.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Ví dụ: Bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
+ Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
+ Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
+ Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+ Sự lan truyền âm thanh.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố bài học: Hỏi HS trả lời các kiến thức cơ bản của bài học.
- Về nhà học bài tiết sau: Ôn tập (Tiếp theo).
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_thu_3_ha_van_hung.doc