Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 4 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 4 - Hà Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

- Làm toán chính xác, nhanh, thành thạo.

- Giáo dục học sinh yêu thích toán học

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu bài tập, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28, Thứ 4 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu: §. ÔN TẬP ( TIẾT 3)
(Tiết: 55)
	I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi và thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”.
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
- Giáo dục HS luyện viết chữ đẹp, rèn tính cẩn thận.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
- Phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết ôn tập.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Kiểm tra những em còn lại, Gọi từng em lên bốc thăm sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi trong đoạn, bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-H: Em hãy nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, tìm nội dung chính của mỗi bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài
- Kết luận lời giải đúng.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- HS nghe
- HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra.
- 1 học sinh đọc yêu cầu (SGK).
+ Sầu riêng; Chợ tết; Hoa học trò; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Vẽ về cuộc sống an toàn; Đoàn thuyền đánh cá.
- 4 nhóm hoạt động, ghi các ý chính vào phiếu học tập.
- HS phát biểu chữa bài.
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng - loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết vùng trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ độc đáo của hoa phượng vĩ, một loài hoa gắn với tuổi học trò.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn
Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
4. Nghe- viết: Cô Tấm của mẹ
- Giáo viên đọc bài thơ, gọi học sinh đọc.
-H: Cô Tấm của mẹ là ai?
-H: Cô Tấm của mẹ làm những việc gì?
-H: Bài thơ nói về điều gì?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ dễ lẫn và viết bảng con rồi nhận xét đúng sai
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài, nhắc trình bày đúng theo bài thơ lục bát.
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi
- Giáo viên thu vở chấm, nhận xét. Ghi điểm
- 1 em đọc.
- Là bé.
- Bé giúp bà xâu kim , thổi cơm, lấy nước, bế em, học giỏi, 
- Bài thơ khen em bé ngoan, chăm làm giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ cha mẹ.
- Học sinh viết: ngỡ, xuống trần, đỡ đần, nết na.
- Học sinh viết bài.
5. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học các nội dung bài tập đọc đã học, xem lại các bài mở rộng vốn từ thuộc 
chủ điểm: Tài năng, sức khỏe, cái đẹp, dũng cảm. 
- Dặn HS xem trước bà:i Ôn tập tiết 4/ trang 97/TV2
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật: §. VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ LỌ HOA
(Tiết 28)	 
(Giáo viên Mĩ thuật dạy)
Toán: §.TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
(Tiết: 138)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Làm toán chính xác, nhanh, thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích toán học
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 1 em làm bài 2, 1 em làm bài 4/trang 147 rồi cho lớp chữa bài nhận xét ghi điểm:
2. Bài mới;
a) Giới thiệu bài;
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b) Giảng bài:
 + Giáo viên nêu bài toán:
- Tổng của 2 số là 96, tỉ số của 2 số là . Tìm hai số đó.
-H: Bài toán cho ta biết gì?
-H: Bài toán hỏi gì?
-H: Em hiểu tổng hai số là 96 nghĩa là gì?
-H:Tỉ số cho biết gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ như SGK.
-H: Muốn biết 96 gồm mấy phần ta làm thế nào?
-H: Muốn biết một phần có giá trị bao nhiêu ta làm thế nào?
-H:Tìm số bé ta làm thế nào?
-H: Tìm số lớn?
- Yêu cầu 1 em lên bảng giải.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
° Giải bài 2:
a)Tỉ số của bút đỏ và số bút xanh là: 
b)Tỉ số của bút xanh và số bút đỏ là: 
° Giải bài 4:
Tóm tắt:	20 con
Số bò: 
Số trâu: 
 ? con
	Giải:
Số trâu trên bãi cỏ là:
20 : 4 = 5 (con)
Đáp số: 5 con trâu
- HS nghe
- 1 em đọc bài toán 1(SGK)
+ Tổng của 2 số là 96, tỉ số của 2 số là .
+ Yêu cầu tìm 2 số đó.
+ Hai số cộng lại có tổng là 96.
+ Số bé 3 phần, số lớn 5 phần
- Gọi 1 em lên vẽ:
 ? 
Số bé: 
 ?	96
Số lớn: 
+ Lấy số phần của số bé cộng với số phần của số lớn: 3 + 5 = 8 (phần)
+ Lấy tổng chia cho tổng số phần bằng nhau: 96 : 8 = 12
+ Lấy giá trị một phần nhân 3: 12 3 = 36
+ Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số lớn: 12 5 = 60 hoặc 96 - 36 = 60
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
 Giá trị của 1 phần là:
96 : 8 = 12
 Số bé là: 12 x 3 = 36
 Số lớn là: 96 - 36 = 60
Đáp số: Số bé: 36
 Số lớn: 60
Bài toán 2: Gọi học sinh đọc bài toán 2 
- Giáo viên hướng dẫn tương tự bài toán
 1: 
Ta có sơ đồ sau:
	? q 
Minh:	 25 quyển
Khôi: 	 
 	? q
- Qua 2 bài toán trên, em nào có thể nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng.
- GV cho vài HS nêu lại các bước vừa nêu.
- 1 em đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên vẽ sơ đồ và giải.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là:
25 : 5 2 = 10 (quyển)
Số vở của Khôi là:
25 - 10 = 15 (quyển)
Đáp số: Minh: 10 quyển vở
 Khôi: 15 quyển vở
- Học sinh nêu: 
1.Vẽ sơ đồ minh họa bài toán.
2.Tìm tổng số phần bằng nhau.
3.Tìm giá trị một phần.
4. Tìm số bé.
5.Tìm số lớn.
- 2 HS nêu lại
c) Luyện tập:
Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu đề bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Gọi học sinh nêu lại các bước giải.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Lớp nhận xét, giáo viên chốt lại cách làm.
- Giáo viên xét ghi điểm
- 1 em đọc, học sinh cả lớp đọc thầm.
+Tìm 2số khi biết tổng và tỉ số của 2số đó.
- 1 em nêu to. Cả lớp nghe.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải
 Ta có sơ đồ:
Số bé: ___?___
Số lớn: __________?__________ 333 
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
2 + 7 = 9 (phần)
Giá trị của một phần là:
333 : 9 = 37
Số bé là: 37 2 = 74
Số lớn là: 333 - 74 = 259
Đáp số: Số bé: 74
 Số lớn: 259
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gợi ý bài làm ở nhà: Bài 2, 3:
Bài 2: Giáo viên tiến hành tương tự như BT1. 
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ minh họa lời giải.
- GV hướng dẫn các bước giải:
- GV nêu HS vẽ sơ đồ lời giải:
 ?tấn 
125 tấn
Kho 1: 
Kho 2: 
 ?tấn
-Tìm tổng số phần: (Số phần K1 + K 2)
- Tính giá trị của 1 phần (Tổng tấn thóc : tổng số phần)
- Rồi tìm số thóc của mỗi kho làm phép tính nhân, hoặc trừ.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài trước lớp.
-H: Tổng của 2 số là bao nhiêu?
-H: Số bé là mấy phần?
-H:Số lớn là mấy phần?
- Yêu cầu học sinh giải
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc to. Cả lớp đọc thầm.
+ Là 99 vì 99 là số lớn nhất có 2 chữ số.
+ 4 phần 
+ 5 phần.
Số lớn nhất có 2 chữ số là 99, vậy tổng của 2 số là 99
Ta có sơ đồ: 
 ?
Số bé: 99
Số lớn 
 ?
- Theo sơ đồ ta tìm tổng số phần bằng nhau 
 - Tìm giá trị 1 phần (tương tự như bài 2)	 
-H: Em hãy nêu lại các bước giải của bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
- GV dặn HS về nhà làm bài tập 2; 3 chuẩn bị bài: Luyện tập (trang 148)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện: §. ÔN TẬP (Tiết: 4)
(Tiết: 28)
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất, vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm.
- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
- Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp, tinh thần quả cảm.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
- Một số tờ phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ: Nhắc nhở HS cách ôn tập
2. Giới thiệu bài:
- Từ đầu học kì II chúng ta đã học những chủ điểm nào?
- Trong 3 chủ điểm ấy các em đã được học một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Tiết học này giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ đã học, luyện tập sử dụng các từ ngữ đó.
2.Giảng bài:
Bài 1, 2: Ghi các từ ngữ đã học trong tiết mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Người ta là hoa đất; vẻ đẹp muôn màu; những người quả cảm.
- Học sinh nghe.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm và kết luận.
- HS đọc yêu cầu đề bài SGK
- Lớp chia thành 6 nhóm. Học sinh hoạt động và trả lời đúng.
Chủ điểm: Người ta là hoa đất:
Từ ngữ
Thành ngữ, tục ngữ
Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài nguyên, tài trợ, tài sản.
- Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, dẻo dai,...
- Những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng,
- Người ta là hoa đất.
- Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mói tỏ.
- Khỏe như vâm (trâu, voi, hùm,)
- Nhanh như cắt (gió, chớp,)
- Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu:
Từ ngữ
Thành ngữ, tục ngữ
- Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh xinh, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt.
- Thùy mị, dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực,...
- Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ,
- Tuyệt vời, tuyệt diệu,
- Mặt tươi như hoa.
- Đẹp người đẹp nếp.
- Chữ như gà bới.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nếp đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Chủ điểm: Những người quả cảm:
Từ ngữ
Thành ngữ, tục ngữ
- Gan dạ, anh hùng, anh dũng, anh hùng, gan dạ, gan lì, táo bạo, quả cảm.
- Nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, bạc nhược.
- Tinh thần dũmg cảm. hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên,
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu:
- Gợi ý: Ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa.
- Yêu cầu học sinh làm bài:
- Lớp nhận xét, giáo viên chốt lại lời giải.
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống:
- 3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) - Một người tài đức vẹn toàn.
- Nét chạm trổ tài hoa.
- Phát hiện và bỗi dưỡng những tài năng trẻ.
b)- Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
- Một ngày đẹp trời.
- Những kỉ niệm đẹp đẽ.
c) - Một dũng sĩ diệt xe tăng.
- Có dũng khí đấu tranh.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
- GV dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập (Tiết 5) trang 97.
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------
Địa lí: (Tiết: 28) §. NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG 
 SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
	I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu được đặc điểm dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung: tập trung khá đông, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hòa thuận.
- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (các ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bảng phụ ghi câu hỏi.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- Gọi 1 em đọc thuộc lòng mục ghi nhớ SGK.
- Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung?
H:Nêu đặc điểm khí hậu đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
b. Tìm hiểu bài;
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc:
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
-H: So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn?
-H: So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam Bộ?
- Giáo viên: Dân cư ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS đọc thuộc lòng
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- HS nghe
- Học sinh quan sát và nhận xét.
+ Nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- HS nghe
-H: Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở duyên hải miền Trung?
+ Quan sát hình 1, 2 nhận xét trang phục phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh:
- Giáo viên: Đây là trang phục truyên thống của các dân tộc. Tuy nhiên để tiện cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, ngưòi dân thường mặc áo sơ mi và quần dài.
- GV cho HS nêu nhận xét
- GV nhận xét chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân:
+ Chủ yếu là người kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác sống bên nhau hòa thuận.
- Lớp quan sát hình 1 & 2 SGK
H: 1	H: 2
+ Người Chăm mặc váy dài có đai thắt ngang và khăn choàng đầu; người Kinh mặc áo dài cao cổ.
- Yêu cầu học sinh quan sát H3 à H8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình:
+ Hãy cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh và điền vào bảng.
- Giáo viên giải thích thêm:
- 6 em lần lượt đọc to trước lớp.
Học sinh lắng nghe, suy nghĩ, 4 em lên bảng tìm.
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
Ngành khác
-Trồng lúa.
-Trồng mía
-Trồng ngô
-Gia súc
- Bò
-đánh bắt cá
-Nuôi tôm
-Làm muối
+ Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm 
cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
+ Để làm muối, người dân (thường được gọi là diêm dân) đưa nước biển vào ruộng cát, phơi nước biển cho bay bớt hơi nước, còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng (láng xi măng) để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối động trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
- Giáo viên khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà học sinh đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông - ngư nghiệp.
Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
-H: Vì sao ở đây có những hoạt động này?
-H: Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung có các hoạt động:
 Hoạt động trồng lúa:
Hoạt động trồng mía lạc:
Hoạt động làm muối:
Hoạt động nuôi, đánh bắt thủy sản.
- Giáo viên nhấn mạnh: Mặc dù thiên nhiên ở đây thường gây bão lụt và khí hậu có phần khắc nghiệt, người dân đồng bằng duyên hải miền Trung vẫn biết vận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình
- Gv liên hệ GDBVMT: Nuôi trồng thủy sản cần BVMT không làm ô nhiễm dòng nước.
- GV cho lớp nhận xét tuyên dương.
- 4 nhóm hoạt động. Đại diện 4 nhóm dán ở bảng lớp.
+ Do gần biển, đất phù sa màu mỡ,
+ Nhóm 1: Do đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hâụ nóng ẩm.
+ Nhóm 2: Do có đất cát pha, khí hậu nóng.
+ Nhóm 3: Do nước biển mặn, nhiều nắng.
+ Nhóm 4: Gần biển, đầm, phá, sông ngòi. Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- HS nghe hoặc có thể trả lời câu hỏi khi GV hỏi.
	3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi vài em đọc thuộc mục ghi nhớ SGK.
- Giáo viên tổng kết bài, nhắc học sinh học thuộc bài. Chuẩn bị bài Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo) trang 141/SGK
- Giáo viên nhận xét tiết học.
________________________________________________________________________________
4556

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_thu_4_ha_van_hung.doc