Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Biết đọc phn biệt lời cc nhn vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh lim, tấm lịng vì dn vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. Trả lời được CH trong SGK.

* KỸ NĂNG SỐNG:

- Xác định giá trị

- Tự nhận thức về bản thn

- Tư duy phê phán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh học bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bi cũ:

- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin v trả lời cu hỏi 2,3, trong SGK.

3. Bi mới:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012 
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. Trả lời được CH trong SGK.
* KỸ NĂNG SỐNG:
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
- Tư duy phê phán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh học bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3, trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Một người chính trực.
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc: 
- Cho HS chia đoạn
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
+Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
+Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
Các hoạt động cụ thể:
- Đoạn này kể chuyện gì ? 
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- Ý đoạn 1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? 
- Ý đoạn 2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Và có Vũ Tán Đường hầu hạ
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- Ý đoạn 3. Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nướcvới đất nước
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
 * Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- Vị quan nổi tiếng thời xưa.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	- GV đọc mẫu
	- Từng cặp HS luyện đọc 
	- Một vài HS thi đọc diễn cảm: “Một hôm  tiến cử Trần Trung Tá . ”
4. Củng cố: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 
5. Tổng kết dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Tre Việt Nam.
- Chia làm 3 đoạn
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
Hs đọc đoạn 1.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua 
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.
HS đọc đoạn 2.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. 
HS đọc đoạn 3.
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. 
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. 
- Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước.
- 4 học sinh đọc 
- HS nêu từ nhấn
- Luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc. 
TOÁN
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Giáo án, SGk.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức :
- Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng viết số:
Viết các số đều có bốn chữ số: 1,5,9,3
Viết các số đều có sáu chữ số: 9,0,5,3,2,1
- GV nhận xét - chữa bài - ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b. So sánh các số tự nhiên:
- Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
(?) Số 99 gồm mấy chữ số?
(?) Số 100 gồm mấy chữ số?
(?) Số nào có ít chữ số hơn?
(?) Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
123 và 456 ; 7 891 và 7 578
(?) Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó?
(?) Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau?
* Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
- Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
- Y/c HS so sánh hai số trên tia số.
c, Xếp thứ tự các số tự nhiên: 
- GV nêu các số:
7 698 ; 7 968 ; 7 896 ; 7 869
- Yêu cầu HS :
 + Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
(?) Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên?
- Nhận xét – sửa sai.
d. Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3:
- GV Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu cách so sánh.
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
- Hát, chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
1 539; 5 913; 3 915; 3 159; 9 351
 b. 905 321; 593 021; 350 912;
 123 509; 213 905.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS so sánh: 100 > 99 (100 lớn hơn 99)
 hay: 99 < 100 (99 bé hơn 100)
 + Số 99 gồm 2 chữ số.
 + Số 100 gồm 3 chữ số.
 + Số 99 có ít chữ số hơn.
*KL: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
- HS so sánh và nêu kết quả.
 123 7 578 
+ Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
+ So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng nào lớn thì tương ứng lớn hơn và ngược lại.
- HS nhắc lại.
- HS chữa bài vào vở.
- HS theo dõi.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 ...
+ HS tự so sánh và rút ra kết luận:
* Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
7 698 < 7 869 < 7 896 < 7 968
 7 968 ; 7 896 ; 7 869; 7 698
+ Số 7 968 là số lớn nhất, số 7698 là số bé nhất trong các số trên.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 1 234 > 999 35 784 < 35 790
 8 754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680
 17 600 = 17 000 + 600
- HS chữa bài vào vở
- HS tự làm bài theo nhóm
a. 8 136 ; 8 316 ; 8 361
b. 5 724 ; 5 740 ; 5 742
c. 63 841 ; 64 813 ; 64 831
- HS làm bài theo yêu cầu:
 a. 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 1 942
 b. 1 969 ; 1 954 ; 1 952 ; 1 890
- HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I. MỤC TIÊU:
 - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
 - Biết được để có sức khỏe tốt cần phải ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
 - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
KỸ NĂNG SỐNG:
 - Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn
 - Bước đầu tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình trang 16,17 SGK.
 - Các phiếu ghi tên hay ảnh các loại thức ăn.
 - Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua(nếu có điều kiện ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
 - Thiếu vi-ta-min ta sẽ như thế nào?
 - Thiều chất khoáng ta sẽ như thế nào?
 - Thiếu xơ và nước ta sẽ như thế nào? Mỗi ngày ta cần uống bao nhiêu nước?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
(?) Kể tên một số Vitamin mà em biết. Vi-ta-min có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
III. Bài mới
- Giíi thiệu bài, viết đầu bài lên bảng
1. Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món ăn.
(?) Tại sai chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món ăn?
(?) Ngày nào cũng ăn vài món cố định em thấy thế nào?
(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thị, cá mà không ăn rau, quả?
* Tổng kết, rút ra kết luận: (Tr. 17)
2. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế.
- Hãy nói nhóm tên thức ăn:
 (?) Cần ăn đủ?
 (?) Ăn vừa phải?
 (?) Ăn mức độ?
 (?) Ăn ít?
 (?) Ăn hạn chế?
* Tổng kết, rút ra kết luận:
=> Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ.
=> Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần ăn vừa phải.
=> Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ, không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.
3. Hoạt động 3: Trò chơi
* Môc tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Y/C H/s kể, vẽ, viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Lớp hát đầu giờ
- Nêu theo y/cầu của GV.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Tiến hành thảo luận 3 câu hỏi mà GV đưa ra.
+ Nêu được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Thảo luận nhóm đôi: Trước tiên nêu một số loại thức ăn mà các em thường ăn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
- H/s quan sát tháp d2 cân đối trung bình cho 1 người (Tr.17)
- Thảo luận nhóm đôi:
 + Quả chín theo khả năng, 10kg rau, 12kg LT.
 + 1500g thịt, 2500g cá và thuỷ sản, 1kg đậu phụ
 + 600g dầu mỡ, vừng, lạc.
 + Dưới 500g đường.
 + Dưới 300g muối.
- Báo cáo kết quả theo cặp (Hỏi - Trả lời).
- Nhận xét - bổ sung
- Chơi trò chơi: “Đi chợ”
- 2 em 1 cặp thi kể, viết tên các loại thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- Từng học sinh chơi sẽ giới thiệu những thức ăn và đồ uống mà mình đã lựa chọn trước lớp.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
T ... uyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
(?) Theo em thế nào là sự việc chính? 
- Yêu cầu HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhận xét bổ sung
- Hát đầu giờ.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS tìm hiểu ví dụ.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Đọc lại và làm theo y/c của đề bài. 
+ Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến các câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng ND và hấp dẫn nữa. 
*Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
*Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
*Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhên.
*Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò.
*Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
- Nhận xét - bổ sung.
2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em cốt truyện là gì?
- Nhận xét, bổ sung.
3. Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần.
- Nhận xét, bổ sung.
*Kết luận:
* Sự việc khởi nguồn cho các sự việc khác (là phần mở đầu của truyện).
* Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (là phần diễn biến của truyện).
* Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính (là phần kết thúc của truyện).
 II. Ghi nhớ:
 III. Luyện tập: 
*Bài tập 1:
Hãy sắp xếp các sự việc thành cốt truyện:
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương Hs.
*Bài tập 2:
- Nêu y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi kể theo thứ tự đã sắp xếp.
- Nhận xét đánh giá
D. Củng cố dặn dò:
(?) Câu chuyện “Cây khế” khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “L/tập XD cốt truyện”
+ Cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
 - HS đọc yêu cầu. 
 + Cốt truyện gồm có ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc
 - HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hs lên bảng sắp xếp băng giấy, lớp đánh dấu bằng chì vào vở bài tập.
* Kết quả:
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giầu có.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng ngươi anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
- Nhân xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tập kể trong nhóm 4.
- Thi kể trước lớp.
- Hs khác nhận xét bổ sung
- Về học thuộc phần ghi nhớ.
- Tập kể chuyện.
ĐỊA LÍ
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn đúc,...
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: Đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
- HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và HĐ xản xuất của con người; do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai tác khóng sản.
2.Kĩ năng:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Biết dựa vào hình vẽ kể tên thứ tự các công việc trong việc sản xuất ra phân lân.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
Yêu quý lao động
Bảo vệ tài nguyên môi trường.
GD BVMT:
 - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 +Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
 - Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản..
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
 - Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
 - Mô tả nhà sàn & giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
 - Người dân ở vùng núi cao thường đi lại & chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
 * GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK 
Người đân ở HLS thường trồng những cây gì? Ở đâu?
- GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
 1. Trồng trọt trên đất dốc
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
- Nhận xét về hoa văn & màu sắc của hàng thổ cẩm?
Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 2. Nghề thủ công truyền thống.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
- Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
- Cho HS dựa vào hình 3 mô tả lại quy trình sản xuất phân lân
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Ở địa phương có nghề thủ công nào?
Củng cố 
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
- HS đọc
- Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,... trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
- HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
- Làm ở sườn núi
- giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
- trồng lúa
- HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý:
- dệt vải, may thêu, đan lát, rèn, đúc,...
- Màu sắc sặc sỡ, hoa văn độc đáo..
- khăn, mũ, túi, thảm...
Đại diện nhóm báo cáo
HS bổ sung, nhận xét
HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
- a-pa-tít, đồng, chì, kẽm...
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân
- Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
- Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.. để làm nhà, đồ dùng. Măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn, Quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
- Đan sọt, lồng chim, ...
- HS trả lời
TOÁN
 GIÂY, THẾ KỈ
I-Mục tiêu:
	- Biết đơn vị Giây - thế kỷ.
	- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ.
	- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ.
II-Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, SGK, 1 đồng hồ có 3 kim, phân chia vạch từng phút, vẽ sẵn trục thời gian lên bảng như SGK
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III-Phương pháp:
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV-Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:
- Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS nêu bảng đơn vị đo khối lượng.
- HS thực hiện đổi:
8 kg = ....g
170 tạ = .yến
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
HĐ 1:Giới thiệu: Giây - thế kỷ:
*Giới thiệu giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ và chỉ kim giờ, kim phút trên đồng hồ.
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết :
1 giờ = 60 phút
 1phút = 60 giây
*Giới thiệu Thế kỷ:
- GV hướng dẫn HS nhận biết : 
1 thế kỷ = 100 năm
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một (thế kỷ I)
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ 2 (thế kỷ II)
- .
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ hai mươi mốt (thế kỷ XXI)
- GV hỏi thêm để củng cố cho HS.
HĐ2. Thực hành, luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc đề bài sau đó tự làm bài
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV nhận xét chung và chữa bài vào vở.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: 
(?) Bác Hồ sinh năm 1 890. Bác Hồ sinh vào thế kỷ nào? Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
(?) CM T8 thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
(?) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:( HDVN )
- GV y/c HS lên trả lời CH tương tự bài 3.
a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỷ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỷ nào? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
HĐ 3 : Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về làm BT (VBT) và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
8 kg = 8 000g
170 tạ = 1 700 yến
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi vào vở.
- HS theo dõi, ghi vào vở . 
- Lắng nghe, theo dõi.
- HS làm bài nối tiếp:
a. 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
 60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
 1/3 phút = 20 giây
 1 phút 8 giây = 68 giây
b.1 thế kỷ = 100 năm 5 thế kỷ = 500 năm
 100 năm = 1 thế kỷ 9 thế kỷ = 900 năm
 1/2 thế kỷ = 50 năm
 1/5 thế kỷ = 20 năm
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh vào thế kỷ thứ XIX. Bác ra đi tìm đường cứu nước thuộc thế kỷ thứ XX.
+ Thuộc thế kỷ thứ XX.
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ III.
- HS chữa bài vào vở
- Nêu y/c của bài tập.
a. Năm đó thuộc thế kỷ thứ XI. 
Năm nay là năm 2006. Vậy tính đến nay là 2006 – 1010 = 996 năm
b. Năm đó thuộc thế kỷ thứ X. Tính đễn nay là : 2006 – 938 = 1 067 năm
- HS chữa bài .
- Lắng nghe
- Ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2012_2013_ban_tich_hop_cac_mon.doc