Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiờu

Mọi người ai ai cũng phải biết tiết kiệm tiền của

+ Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. Phải biết tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động.

+ Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích tiền của, không lảng phí, thừa thải.

Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra

+ Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

II. Đồ dựng dạy học

- Bảng phụ ghi các thông tin

- Bìa xanh, đỏ, vàng cho 2 đội.

III. Cỏc hoạt động dạy học

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
	Ngày soạn : 02/ 10/ 09
	Ngày dạy : 05/ 10/ 09
Đạo đức (Tiết 7)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( tiết 1)
I. Mục tiờu
Mọi người ai ai cũng phải biết tiết kiệm tiền của
+ Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. Phải biết tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động.
+ Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích tiền của, không lảng phí, thừa thải.
Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra
+ Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
II. Đồ dựng dạy học
- Bảng phụ ghi các thông tin
- Bìa xanh, đỏ, vàng cho 2 đội.
III. Cỏc hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 4’
- Yờu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ SGK/9
- Em đó lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người xung quanh như thế nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc.
- 1 em trả lời.
Hoạt động 1: 10’-Tìm hiểu thông tin
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cặp 
- Yêu cầu học sinh đọc các thông tin sau:
+ ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo: ra khỏi phòng nhớ tắt điện.
+ ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiờu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận cặp và cho biết: Qua xem tranh và đọc, theo em cần phải tiết kiệm những gì?
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu học sinh trả lời
Hỏi: Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
Hỏi: Học tiết kiệm để làm gì?
+ Tiền của do đâu mà có?
+ Giáo viên nhận xét nêu kết luận
Tiểu kết: chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là sức tiết kiệm sức lao động.
Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao?
“ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đầy?”
- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm thảo luận theo cặp
- HS nêu ý kiến
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: 12’- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm phát bìa vàng, đỏ, xanh
+ Gọi 2 nhóm lên bảng 1 lần. Giáo viên lần lượt đọc 1 câu nhận định các nhóm nghe, thảo luận, đưa ra ý kiến. Gọi 3 lần (6 nhóm) lên chơi mỗi lần. Giáo viên đọc 3 câu bất kỳ trong các câu sau:
Các ý kiến:
1. Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm
2. Tiết kiệm là phải ăn tiêu dè xẻn.
3. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
4. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích
5. Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lý, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
6. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
7. Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
8. Tiết kiệm là quốc sách
9. Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm.
10. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét các kết quả của cả 6 đội đã hoàn thành.
+ Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Học sinh chia nhóm.
+ Học sinh nhận các miếng bìa màu.
+ Lắng nghe câu hỏi của giáo viên thảo luận, đưa ý kiến: nêu tán thành gắn biển xanh lên bảng, không tán thành gắn biển đỏ; phân vân: gắn biển vàng vào bảng
Câu
Đội 1
Đội 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ Học sinh nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả.
Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 tán thành.
Câu 1, 2, 9, 10 không tán thành.
+ Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lý, có ích, không sử dụng thừa thãi.
+ Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè sẻn.
Hoạt động 3: 6’- Em có biết tiết kiệm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi học sinh viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của.
+ Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến, giáo viên lần lượt ghi lại lên bảng.
Chốt lại: Nhìn vào bảng trên các em hãy tổng kết lại:
+ Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
* Vậy: tiết kiệm là một việt làm ngay
- Học sinh làm việc cá nhân viết ra giấy các ý kiến.
+ Mỗi học sinh lần lượt nêu 1 ý kiến của mình (không nêu những ý kiến trùng lập)
 + Học sinh trả lời.
+ Ăn uống vừa đủ, không thừa thải.
+ Chỉ mua thứ cần dùng.
+ Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm.
+ Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------
Tập đọc (Tiết 13)
TRUNG THU ĐÔC LÂP
I. Mục tiêu: HS yếu đọc hai dòng của bài
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- HS yêu mến và biết ơn các anh chiến sỹ đã không quản ngày đêm hay gian khó, bảo về đất nước bình yên cho các em yên tâm học hành, vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta những năm gần đây.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’- Chị em tôi
- Yêu cầu học sinh lên đọc và trả lời câu hỏi SGK
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
b1)Hoạt động 1: 15’- Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn. 
- GV kết hợp uốn nắn phát âm, giọng đọc cho học sinh.
- Luyện đọc từ khó, dễ sai.
- Yêu cầu đọc từ chú giải(SGK)
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
b2)Hoạt động 3: 10’- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và TL:
+ Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Giáo viên nói cho học sinh biết tết trung thu như thế nào?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? 
- Yêu cầu học sinh nêu ý 1
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai?
+ Vẻ đẹp có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nêu ý 2 và ý 3
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc cả bài.
- Nêu nội dung chính.
- Yêu cầu vài em nhắc lại nội dung.
b3)Hoạt động 3: 8’- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV gọi học sinh đọc đoạn 1
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
- Gọi học sinh đọc đoạn 3
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc
- BGK cùng giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Tổ chức luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm
- 2 em trả lời.
- 3 em tiếp nối đọc.
Đ1: Năm dòng đầu.
Đ2: Anh nhìn trăng... vui tươi.
Đ3: Phần còn lại.
- 1 em đọc.
- 2 em 1 cặp.
- 2 em.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc đoạn 2
+ Anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sống tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la.
Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quí, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng..)
ý1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- 1 em đọc đoạn 2.
+ Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Có những nhà máy lớn, những con tàu lớn, những công trình thủy điện.
Có nhiều điều hơn xưa nhiều. Các giàn khoan khí, xa lộ lớn nối liền các nước, những khu phố hiện đại mọc lên, có máy vi tính, cầu truyền hình..
+ Học sinh tự do phát biểu.
ý 2: Mơ ước của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
ý 3: Lời chúc của anh chiến sỹ với thiếu nhi.
- 1 em đọc cả bài.
- Nội dung chính: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ rất thương yêu em nhỏ, mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- 3 em nhắc lại.
- 1 em đọc
- Học sinh lắng nghe
- HS luyện dọc diễn cảm.
- 3 em đọc diễn cảm đoạn 2.
- Chọn đội đọc hay nhất.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ với các em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và trả lời câu hỏi. Đọc trước vở kịch ở vương quốc tương lai
--------------------------------------
Toán (Tiết 31)
LUYÊN TÂP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết củng cố về:
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 4’
Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào?
Thực hiện phép tính do giáo viên ra.
Chấm 1 số vở (BTH)
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Thực hiện: 30’
Bài 1: 
a) Giáo viên nêu phép cộng 2.416 + 5.164
- Gọi học sinh lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thử lại phép cộng?
- 2 em lên trả lời và thực hiện.
- 1 em lên thực hiện
 2.416 7.580
+ 5.164 - 2.416
 7.580 5.164
- Giáo viên nhận xét và nói:
Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng
b) học sinh tự làm (b) như mẫu (a)
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm và nêu cách đặt tính và thử lại.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- 3 em lên thực hiện và thử lại.
- Học sinh khác làm vào vở.
 35.462	69.108	 267.345
+ 27.519	 + 2.074	 + 31.925
 62.981	71.182	 299.270
Thử lại
 62.981	 71.182	 299.270
 - 27.519	 - 2.074	 - 31.925
 35.462	 69.108	 	 267.345
Bài 2: Giáo viên thực hiện như bài 1
b) Tính rồi thử lại
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và thử lại.
- Đại diện lên dán ở bảng lớp
- Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh hoàn thành vào vở bài tập.
- 3 nhóm.
- 3 em đại diện dán.
- Học sinh thực hiện vào vở
 4.025 	 5.019	 7.521 	Thử lại 3.713 	5.263	7.423
- 312 - 638	 - 98	 + 312	 + 638	 + 98
 3.713	 5.263	 7.423	 4.025	  ...  học sinh trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Giáo viên nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
2. Bài mới	
a) Giới thiệu bài:1’- Giáo viên dùng tranh giới thiệu.
b) Giảng bài:
- 1 học sinh lên trả lời.
- 1 em đọc phần bài học SGK.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: 10’-Tìm hiểu về con người Ngô Quyền
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kết quả làm việc giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Ngô Quyền là người ở Đường Lâm (Hà Tây)
- Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ.
- Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán.
- Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi.
- 2 -3 em nêu.
Hoạt động 2: 15’- Trận Bạch Đằng
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK đoạn “Sang đánh  hoàn toàn thất bại”, trả lời:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở trận địa nào?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
- 2 em đọc to – Cả lớp đọc thầm.
+ Ở tỉnh Quảng Ninh.
+ Trên cửa sống Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh và cuối năm 938.
+ Ngô Quyền chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. Quân Nam Hán đến cửa sống vào lúc thuỷ triều lên, nước dâng cao che lấp các cọc gỗ. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui nhử cho địch vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng ngàn cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc cái thì thủng, cái vướng cọc nên không tiến, không lùi được.
+ Kết quả của trận Bạch Đằng?
- Giáo viên yêu cầu nhiều em nhắc lại.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những em có trí nhớ tốt
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
+ 5 – 7 học sinh nhắc lại.
+ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: 5’- ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1 + Nhóm 2
+ Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
Nhóm 3 + Nhóm 4
+ Kết quả của chiến thắng Bạch Đằng đối với đất nước ta thời bấy giờ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh thảo luận.
+ Mùa xuân 939 Ngô Quyền xưng Vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
+ Các nhóm lên trình bày.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Em hãy kể lại trận quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- Kết quả chiến thắng Bạch Đằng như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
- Đọc phần bài học SGK/23
- Về nhà đọc bài + học phần bài học + trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Ngày soạn : 06/ 10/ 09
	Ngày dạy : 09/ 10/ 09
Luyện từ và câu (Tiết 14)
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI-TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
- Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa, tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng tên 1 số tên riêng Việt Nam
- Có ý thức khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lý Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ trang 68SGK. Nêu 1 ví dụ về tên người, 1 ví dụ về tên địa lý.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
Hoạt động 1: 10’
Bài 1: Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
- Gọi học sinh đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
Hoạt động 2: 20’
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
- Tìm những nơi em đã du lịch?
- 2 học sinh.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 4 nhóm - Đại diện nhóm dán phiếu trên bảng lớp.
- Hàng Bồ, hàng bạc, hàng gai, hàng thiếc, hàng hài, mã vĩ, hàng giầy, hàng cót, hàng mây, hàng đàn, phúc kiến, hàng than, hàng mã, hàng mắm, hàng ngang, hàng đồng, hàng nón, hàng hòm, hàng đậu, hàng bông, hàng bè, hàng bát, hàng tre, hàng giấy, hàng tre, hàng ga.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Bài ca dao cho em biết về 36 phố cổ của Hà Nội.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
* Tỉnh: 
+ Vùng Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình.
+ Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên...
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.
+ Vùng Bắc Trung bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
+ Vùng Nam Trung bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
+ Vùng Tây nguyên: Đăk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai.
+ Vùng Đông Nam bộ: Lâm đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai.
+ Vùng Tây Nam bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu giang...
* Thành phố thuộc trung ương, danh lam, thắng cảnh
+ Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
+ Vịnh Hà Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn kiếm, hồ Xuân Hương...
+ Núi Tam Đảo, núi Ba vì, núi Bà Đen, động Phong Nha, động Nhị Thanh.
* Di tích lịch sử 
Thành Cổ Loa, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Tên người và tên địa lý Việt Nam được viết như thế nào? Cho ví dụ
- Nhớ tên địa danh vừa tìm được.
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------
Toán (Tiết 35)
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHẾP CỘNG
I. Mục tiêu: Học sinh được
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng vào thực tế hàng ngày
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 4’
- Viết biểu thức có chứa ba chữ.
- Chấm 1 số vở (bài tập 3)
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài: 1’
b)Hoạt động 1: 10’
 Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Giáo viên treo bảng phụ kẻ sẵn như SGK.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a - b) + c và a + (b + c) điền vào bảng:
- 1 em lên bảng.
- 4 em lên sửa, các em sửa vào.
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 em lên thực hiện hoàn thành bảng như sau:
a
b
c
(a + b) + c
A + (b + c)
5
4
6
(5 + 4) + 6
 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6)
 = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20
 = 50 + 20 = 70
 35 + (15 + 20)
 = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51
 = 77 + 51 =128
 28 + (49 + 51)
= 28 + 100 = 128
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6
- Tương tự so sánh giá trị của các biểu thức còn lại
- Giá trị 2 biểu thức đều bằng 15
- Học sinh tự so sánh.
Giáo viên: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba
a + b +c = (a + b) + c = a + (b + c)
3. Hoạt động 2: 20’-Luyện tập
Bài 1
- Giáo viên nói bài này bỏ dòng a cột a, dòng 2 cột b.
- Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau hoàn thành bài tập
Bài 2: Hoạt động nhóm
- 1 em đọc đề.
- Tìm hiểu bài
+ Muốn biết cả ba ngày quĩ tiết kiệm đó nhận được bao nhiều tiền ta làm thế nào?
Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh thi điền nhanh.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Chẳng hạn
4.367 + 199 + 501 = 4.367 + (199 + 501) = 4.367 + 700 = 5.067
- 4 nhóm
- Đọc thành tiếng.
Giải
Cả ba ngày quĩ tiết kiệm đó nhận được là:
75.500.000 + 86.950.000 + 14.500.000 = 176.950.000
Đáp số: 176.950.000 đồng
- 2 em đọc to thành tiếng.
- 2 em lên bảng điền
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5 
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Em hãy nêu phép cộng có tính chất gì? Cho ví dụ
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------
 Địa lý (Tiết 7)
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh có khả năng: 
- Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- Mô tả nhà rông ở Tây Nguyên.
- Rèn luyện kỷ năng quan sát.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về buôn làng, các hoạt động, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Tây nguyên có những cao nguyên nào?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Giảng bài
- 1 em lên bảng trả lời.
- 1 em khác trả lời.
Hoạt động 1: 15’- Tây nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống
Giáo viên hỏi:
- Dân cư tập trung ở Tây Nguyên như thế nào? Nếu có là dân tộc nào?
- Khi nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường gọi đó là vùng gì? Tại sao lại gọi như vậy?
- Do khí hậu và địa hình tương đối khắc nghiệt nên dân cư tập trung ở Tây Nguyên không đông. Dân tộc Gia rai, Ba na, Xơ - đăng.
- Học sinh chỉ trên bản đồ vị trí các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
- Học sinh cả lớp theo dõi, quan sát, nhận xét bổ sung.
- Thường gọi là vùng kinh tế mới vì đây là vùng mới phát triển đang cần nhiều người đến khai hoang, mở rộng, phát triển thêm.
Giáo viên kết luận: Tây Nguyên vùng kinh tế mới là nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi thưa dân nhất nước ta. Nhưng dân tộc sống lâu đời ở đây là Gia rai, Ê đê.... với những phong tục tập quán riêng, đa dạng, những đều vì một mục đích chung xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
Hoạt động 2: 10’- Trang phục lễ hội
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Về nội dung trang phục và lễ hội của người dân Tây Nguyên.
- Giáo viên giao việc cho nhóm hoạt động.
- Yêu cầu học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
+ Lễ hội
Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Có một số các lễ hội như hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu... Các hoạt động trong các lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng...
- Học sinh cả lớp nhận xét bổ sung
Giáo viên: Hiện nay, bộ cồng chiêng của người dân Tây Nguyên đang được Việt Nam đề cử với UNESCO ghi nhận là di sản văn hoá. Đây là những nhạc cụ đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây.
IV. Củng cố dặn dò: 5’:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức về Tây Nguyên bằng sơ đồ:
Kết quả hoạt động tốt
Tây nguyên
Nhà rông
Trang phục lễ hội
Nhiều đân tộc cùng chung sống
- Học sinh đọc ghi nhớ (mục bạn cần biết)
- Về nhà học bài. Xem trước bài hôm sau.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_7_ban_dep_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc