Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 đến 33

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 đến 33

TẬP ĐỌC: Tiết 57:

 ĐƯỜNG ĐI SA PA.

I, Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.

- H.s yếu và trung bình đọc và trả lời câu hỏi 1,2. Khá giỏi đọc diễn cảm hiểu nội dung bài

II, Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về cảnh Sa Pa.Bảng phụ.

 

doc 77 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc: Tiết 57:
 Đường đi sa pa.
I, Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.
- H.s yếu và trung bình đọc và trả lời câu hỏi 1,2. Khá giỏi đọc diễn cảm hiểu nội dung bài
II, Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về cảnh Sa pa.Bảng phụ.
III, Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1, Kiểm tra:
- Đọc bài Con sẻ. Nêu ý nghĩa của bài ?
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài;
 a, Luyện đọc;
- Gọi H.s khá đọc bài
- Chia đoạn: 3 đoạn.
- Tổ chức cho H.s đọc đoạn.
- G.v sửa đọc kết hợp giúp H.s hiểu nghĩa một số từ.
-YC H.s đọc chú giải
- G.v đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
- Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh trong mỗi đoạn của bài?
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. 
- Hãy nêu chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
 + Những đám mây trắng nhỏ
 + Những bông hoa chuối
 + Những con ngựa nhiều màu sắc...
 + Nắng phố huyện...
 + Sự thay đổi mùa nhanh chóng...
- Vì sao tác giả gọi sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự thay đổi mùa rất lạ lùng hiếm có.
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
+ Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp sa Pa.
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- G.v hướng dẫn H.s tìm được giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho H.s luyện đọc thuộc lòng và diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND chính của bài?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- H.s đọc bài, nêu ý nghĩa.
- 1 H.s đọc cả bài.
- H.s chia đoạn.
- H.s đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- H.s đọc chú giải
- H.s đọc trong nhóm 3.
- 1 vài nhóm đọc bài.
- H.s chú ý nghe G.v đọc mẫu.
- H.s đọc và nêu ý kiến.
- H.s nêu các chi tiết.
- H.s đọc và nêu ý kiến.
- H.s nêu suy nghĩ của mình.
- Luyện đọc thuộc lòng, diễn cảm
- H.s tham gia thi đọc thuộc lòng và diễn cảm.
- H.s nêu nội dung bài.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Toán
Tiết 141: Luyện tập chung.
I, Mục tiêu:
- Giúp H.s: Ôn tập cách viết tỉ số của hai số. Rèn kĩ năng giải toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- H.s yếu và trung bình làm bài 1,3. Khá giỏi làm tốt các bài tập trong sách.
II, Đồ dùng dạy học:
- HS: Vở nháp, bảng phụ.
III, Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra:
- Yêu cầu H.s làm lại BT 4/149
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/149: - Cho H.s nêu yêu cầu.
- Củng cố về cách viết tỉ số của hai số.
- Yêu cầu H.s viết tỉ số.
a, = ; b, = ; c, = ; 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2/149: - Cho H.s nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn H.s xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu H.s trình bày bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3/149: - Cho H.s nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của bài.
Đáp số: Số thứ nhất: 945
 Số thứ hai: 135.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4/149: - Cho H.s nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn H.s xác định yêu cầu của bài.
- Nêu các bước giải bài toán.
Đáp số: Chiều rộng: 50 m.
 Chiều dài: 75 m.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5/149: - Cho H.s nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn H.s xác định yêu cầu của bài.
Đáp số: Chiều dài: 20 m.
 Chiều rộng: 12 m.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- 1 H.s chữa bài.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s viết tỉ số của a và b:
- H.s chữa bài trên bảng.
- Lớp nhận xét
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài vào vở.
- H.s trình bày bài bảng.
- Lớp nhận xét.
- H.s đọc đề bài, xác định yêu cầu bài.
- H.s trình bày bài bảng.
- Lớp nhận xét.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s nêu các bước giải bài toán.
- H.s trình bày bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s giải bài toán.
- H.s trình bày bài trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Lịch sử
Tiết 29: Quang trung đại phá quân thanh.
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
- Quân Quang trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quânTây Sơn. Nắm được công lao của Nguyễn Huệ đánh bài quân Thanh bảo vệ đất nước và nền độc lập.
- H.s yếu và trung bình nắm được ý nghĩa của bài. Khá giỏi biết tường thuật lại trận đánh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh ( 1789)
- Phiếu học tập của H.s.
III, Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra :
- Mục đích của nghĩa quân Tây sơn tiến ra Thăng Long?
-Thuật lại việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
- G.v trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
a Diễn biến trận Quang Trunh đại phá quân Thanh.
- Tổ chức cho H.s làm việc với phiếu học tập.
- Yêu cầu điền sự kiện còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm.
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân
 (1789)..........
+ Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789).......
+ Mờ sáng ngày mồng 5..............
- Nhận xét, bổ xung.
b, Quyết tâm và tài nghệ của vua Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Qua trận đánh, em thấy Quang Trung là người thế nào?
- G.v: Ngày nay cứ mồng 5 Tết ở gò Đống Đa, nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ cuộc tấn công này.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài? Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu ý nghĩa.
- H.s chú ý nghe.
- H.s làm việc với phiếu học tập.
- Một vài H.s nêu lại toàn bộ nội dung phiếu đã hoàn chỉnh.
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- H.s nêu nhận xét của mình.
- H.s có thể kể vài câu chuyện về sự kiện lịch sử này.
- H.s nêu nội dung bài.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Chính tả: Tiết 29:
Nghe – viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...
I, Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài ai đã nghĩ ra các số 1,2,3,4,... và viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
- Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, êt/ êch.
- H.s yếu và trung bình viết đúng bài văn. Khá giỏi viết sạch đẹp và làm tốt các bài tập.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
III, Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra:
- Kiểm tra vở viết của H.s.
2, Dạy bài mới:
a Hướng dẫn H.s nghe – viết:
- G.v đọc bài viết.
- Gọi H.s đọc lại đoạn viết.
- Nêu nội dung của mẩu chuyện?
- Giải thích các chữ số 1,2,3,4,... không phải do người A rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn học ấn Độ khi sang Bát đa ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số 1,2,3,4,...
- Lưu ý H.s cách viết một số chữ dễ viết sai.
- G.v đọc cho H.s nghe- viết bài.
- Thu một số bài, chấm, chữa lỗi.
b Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Gọi H.s nêu yêu cầu.
- G.v gợi ý H.s: thêm dấu thanh để tạo tiếng có nghĩa.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải:
+ tr: trại, trảm, tàn, trấu, trăng, trân
+ ch: chài, chăm, chán, chậu, chặng, chẩn, 
Bài 3: Gọi H.s nêu yêu cầu. 
- Điền từ vào mẩu chuyện:
- Yêu cầu H.s điền từ.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu sự khôi hài của mẩu chuyện.
3, Củng cố, dặn dò:
- Khen ngợi H.s viết đúng đẹp.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
- H.s nghe G.v đọc đoạn viết.
- H.s đọc lại bài cần viết.
- H.s nêu lại nội dung.
- H.s nghe - đọc viết bài.
- H.s tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài vào vở.
- H.s trình bày bài.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài vào vở, 1 H.s làm bài vào bảng phụ.
- H.s trình bày bài.
- Đọc mẩu chuyện hoàn chỉnh.
- Nêu tính khôi hài của chuyện.
- H.s nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Toán
 Tiết 143: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I, Mục tiêu:
- Giúp H.s biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- H.s yếu và trung bình làm được bài tập 1. Khá giỏi làm tốt các bài tập trong sách.
II, Đồ dùng dạy học:
- H.s : Vở nháp
III, Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra :
- Viết tỉ số của a và b với a = 9, b = 6.
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Bài toán:
a, Bài toán 1:
- G.v nêu bài toán, gợi ý H.s phân tích đề.
- G.v hướng dẫn H.s giải bài toán theo các bước:
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 -3 = 2
+ Tìm giá trị của một phần: 24 : 2 = 12
+ Tìm số bé:12 x 3 = 36 
+ Tìm số lớn.: 36 + 24 = 60.
- Lưu ý: Có thể gộp bước 2 và bước 3.
b, Bài toán 2:
- G.v nêu đề toán.
- Hướng dẫn H.s giải bài toán.
- Yêu cầu H.s nêu lại các bước giải bài toán.
Hiệu số phần bằng nhau là: 
 7 – 4 = 3 (phần)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 12 : 3 x 7 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 + 12 = 40 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 40 m
 Chiều rộng: 28 m.
c, Thực hành:
- Rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
Bài 1/ 151: Cho H.s đọc đề bài.
- Hướng dẫn H.s giải bài toán.
+ Số thứ nhất: 82.
+ Số thứ hai: 205.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nêu lại các bước giải bài toán.
Bài 2: Cho H.s đọc đề bài.
- Hướng dẫn H.s giải bài toán.
Đáp số: Con: 10 tuổi.
 Mẹ: 35 tuổi.
Bài 3:
- Hướng dẫn H.s nắm chắc yêu cầu của bài.
- Lưu ý:Số bé nhất có ba chữ số là 100.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- Hs viết.
- Đọc đề toán xác định yêu cầu đề.
- Giải bài toán theo hướng dẫn.
- H.s làm nháp, chữa bài.
- H.s nêu: Hiệu hai số là 24; tỉ số giữa hai số là: .
- H.s đọc đề toán.
- H.s giải bài toán.
- H.s trình bày bài.
- H.s nêu khái quát lại các bước giải.
- Lớp nhận xét.
- H.s đọc đề bài.
- H.s xác định hiệu tỉ số của hai số.
- H.s giải bài toán. 
- H.s đọc đề, xác định dạng toán.
- H.s giải bài toán.
- H.s trình bày bài.
- Lớp nhận xét.
- H.s đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- H.s xác định số bé nhất có ba chữ số
- H.s gải bài toán.
- H.s nêu ý kiến.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Luyện từ và câu: Tiết 57:
Mở rộng vốn từ: Du lịch – thám hiểm.
I, Mục tiêu:
- ... àm bài tập 2, 1 em làm bài tập 4 trong tiết MRVT: Lạc quan- Yêu đời.
2. Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC tiết học
2.2, Phần nhận xét
- Gọi H.s đọc yêu cầu bài 1,2
- Gọi 1 em đọc bài Con cáo và chùm nho 
-Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Câu hỏi Để làm gì?
- Trạng ngữ có tác dụng gì?
- Bổ xung ý nghĩa mục đích cho câu.
2. 3, Phần ghi nhớ:
2.4, Phần luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi H.s đọc yêu cầu bài tập
- Bài yêu cầu gì?
- G.v nhận xét, chốt ý đúng.
+ Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,
+ Vì Tổ quốc,
+ Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ,
Bài tập 2: Gọi H.s đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì?
- G.v chốt lời giải đúng
+ Để lấy nước tưới cho ruộng đồng,
+ Vì danh dự của lớp,
+ Để thân thể khoẻ mạnh,
Bài tập 3
- Yêu cầu H.s làm bài cá nhân
- Lời giải: a)Để mài cho răng mòn đi,
 b) Để tìm kiếm thức ăn,
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi H.s đọc ghi nhớ.Dặn đặt 4 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Nhận xét tiết học. Về xem lại bài tập đã làm
-1 em làm bài tập 2, 1 em làm bài tập 4 
- Nghe, mở sách
- 2 em đọc nội dung bài 1-2
- 1 em đọc bài Con cáo và chùm nho
- H.s nêu ý kiến.
- H.s nêu ý trả lời.
- 3 em đọc ghi nhớ
- 1 em nêu ví dụ minh hoạ ghi nhớ
- H.s đọc yêu cầu, làm bài vào nháp
- Trao đổi bài tự đánh giá
- Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- Lần lượt đọc bài làm
-1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, tự làm bài cá nhân: tìm trạng ngữ chỉ mục đích
- Lần lượt đọc bài làm
- Chữa bài đúng vào vở
- Lớp đọc thầm yêu cầu bài tập
- H.s làm bài cá nhân vào vở
- 2 em chữa bài trên lớp
-2 em đọc lại ghi nhớ.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Kể chuyện: Tiết 33:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I- Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời có nhân vật, ý nghĩa.
 - Hiểu cốt chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa, nội dung câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng nghe:Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 - H.s yếu và trung bình biết kể câu chuyện chính xác. Khá giỏi kể hay và nêu ý nghĩa truyện.
 II- Đồ dùng dạy học:
 - Một số truyện viết về những người vượt qua khó khăn, lạc quan. Bảng lớp viết đề bài.
 - Bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện
 III- Hoạt động dạy học
Hoạt động của tthầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
- Gọi H.s kể: Khát vọng sống, nêu nội dung chính, nêu ý nghĩa của chuyện
2.Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: 
- G.v kiểm tra việc chuẩn bị bài của H.s 
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
2.2, Hướng dẫn H.s kể chuyện
a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài
- G.v gạch dưới các từ ngữ Tinh thần lạc quan, yêu đời,được nghe,được đọc.
- Gợi ý 1,2 là chuyện ở đâu ?
+ Chuyện trong SGK( Ngắm trăng,Khát vọng sống)
- Gợi ý 3 là truyện ở đâu?
+ Chuyện trong sách, báo
- Gọi H.s giới thiệu tên chuyện
b)H.s thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức thi kể chuyện
- G.v nhận xét, đánh giá và chọn H.s kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- Các câu chuyện kể trong tiết học mang chủ đề gì? Chủ đề về Lạc quan- Yêu đời
- Dặn H.s chuẩn bị nội dung tiết sau:
- Về nhà sưu tầm chuyện về một người vui tính mà em biết .
- 2 học sinh nối tiếp kể: nêu ý nghĩa truyện
- H.s đưa ra các chuyện đã sưu tầm
-1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm
- 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý
- Lần lượt nhiều em giới thiệu chuyện đã đọc hoặc đã sưu tầm.
- Chia nhóm thực hành kể trong nhóm
- Lần lượt nhiều em kể chuyện, nêu ý nghĩa của chuyện
- Mỗi tổ cử 2 em thực hành thi kể trước lớp sau đó nêu ý nghĩa của chuyện.
- Lớp bình chọn bạn kể hay
- H.s nêu ý nghĩa chủ đề.
- Sưu tầm chuyện về một người vui tính mà em biết.
 Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tập làm văn: Tiết 66: 
Điền vào giấy tờ in sẵn
I- Mục tiêu:
- Hiểu các yêu cầu trong thư chuyển tiền
- Biết điền nội dung cần thiết vào 1 mẫu thư chuyển tiền
- H.s yếu và trung bình biết điền đúng theo mẫu. Khá giỏi biết điền và hướng dẫn các bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thư chuyển tiền cho từng H.s. Bảng phụ kẻ nội dung bài 2
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Gọi H.s nêu bố cục bài văn miêu tả con vật 
-1 em đọc mở bài trong bài văn tiết trước.
2. Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC tiết học
2.2, Hướng dẫn H.s điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền
Bài tập 1:
- Gọi H.s đọc yêu cầu bài 1
- Tình huống của bài là gì?
- G.v treo bảng phụ chép sẵn nghĩa của từ viết tắt, từ chuyên dụng của ngành bưu điện.
+Nhật ấn: Dấu ấn trong ngày của bưu điện.
+Căn cước: Giấy chứng minh nhân dân.
+Người làm chứng: Người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
- Hướng dẫn H.s cách điền vào mẫu thư
- Gọi H.s đọc bài làm
- G.v nhận xét, bổ xung.
Bài tập 2
- Gọi H.s đọc yêu cầu bài 2
-Bà sẽ viết gì khi nhận tiền và thư chuyển tiền này?
- G.v hướng dẫn viết mặt sau thư chuyển tiền
- G.v thu một số bài, nêu nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài học này giúp em điều gì?
+ Biết cách viết nội dung thư chuyển tiền khi cần thiết.
- G.v nêu nhận xét tiết học, dặn H.s đọc kĩ cách viết để thực hiện khi cần.
- 2 em nêu bố cục bài văn miêu tả con vật - 1 em đọc mở bài trong bài văn tiết trước.
- Nghe, mở sách
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- Điền nội dung đúng vào thư chuyển tiền
- Quan sát, nắm các từ. 
- 2 em đọc trên bảng
-2 em đọc 2 mặt mẫu thư, lớp làm nháp
- Lần lượt đọc bài làm
- Nhận xét, bổ xung bài làm của bạn 
- 1 em đọc bài 2, lớp đọc thầm
- Viết yêu cầu mặt sau thư chuyển tiền
- Nghe G.v hướng dẫn, làm bài vào nháp
Nghe nhận xét
- 2-3 em đọc bài làm
- H.s nêu ý kiến.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Toán: Tiết 165:
Ôn tập về đại lượng (Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Quan hệ giữa các đợ vị đo thời gian Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo thời gian
- Giải bài toán có liên quan đến thời gian..
- H.s yếu và trung bình làm các bài 1,2,4. Khá giỏi làm nhanh và tốt các bài trong sách.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ( nội dung bài 1)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
- Kể các đợn vị đo khối lượng đã học?
2- Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn học sinh ôn tập:
Bài 1/171: Gọi H.s đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Đọc nối tiếp kết quả?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Gọi H.s đọc yêu cầu bài.
Viết: 420 giây =.......phút.( 7 phút )
 3 phút 25 giây = ..... giây.( 205 giây )
 thế kỷ = ..... năm.( 5 năm )
-Yêu cầu học sinh nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên?
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp để chữa bài.
Bài 3/172: Gọi H.s đọc yêu cầu bài.
- Để điền được dấu vào ô trống ta phải làm gì?
- 5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút
 = 300 phút + 20 phút
 = 320 phút 
Bài 4/172: Gọi H.s đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu H.s đọc bảng thống kê một số hoạt động của Hà.
- G.v nêu lần lượt câu hỏi cho H.s trả lời trớc lớp.
Thời gian Hà ăn sáng là:
7 giờ - 6 giờ 30 phút = 30 phút.
- Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ.
- G.v nhận xét, chữa bài.
Bài 5/172: Gọi H.s đọc yêu cầu.
- Muốn tìm đợc khoảng thời gian dài nhất ta phải làm thế nào?
+ Đổi ra cùng đơn vị đo là phút , sau đó so sánh.
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
- G.v nhận xét, chữa bài.
3 Củng cố dặn dò:
- Kể tên các đơn vị đo thời gian và các mối quan hệ giữa các đơn vị đó?
- Về nhà xem lại bài.
- 2 Học sinh nêu.
- H.s đọc yêu cầu.
- 6 học sinh nối tiếp đọc.
- 1H.s đọc 1 phép tính đổi. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- H.s đọc yêu cầu.
- H.s nêu ý kiến.
- Làm tiếp phần còn lại của bài.
- H.s đọc yêu cầu bài.
- 2 H.s lên bảng
- Cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài bảng, nhận xét.
- H.s đọc yêu cầu.
- 1 H.s lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
- Chữa bài, lớp nhận xét
- H.s đọc yêu cầu bài.
- 1H.s lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
- Chữa bài, lớp nhận xét
- H.s nêu mối quan hệ.
- H.s nghe và chuẩn bị.
Khoa học
Tiết 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
I. Mục tiêu: Sau bài học H.s biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nhĩa về chuỗi thức ăn.
- H.s yếu và trung bình nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn. Khá giỏi thể hiện bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy học: Hình 132, 133 SGK. Giấy Ao, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: 
- Nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên?
2- Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Các hoạt động:
a, HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc cả lớp.
- G.v nêu yêu cầu H.s quan sát hình 1 trang132 SGK:
- Thức ăn của bò là gì? ( cỏ )
- Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
+ Cỏ là thức ăn của bò.
- Phân bò đợc phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ? ( chất khoáng.)
- Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
+ Phân bò là thức ăn của cỏ.
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát giấy bút
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa cỏ và bò bằng chữ
B3:Trưng bày sản phẩm.
* Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK- 132)
b, HĐ2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
* Mục tiêu : Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành
B1: làm việc theo cặp 
- Quan sát hình trang 133 và trả lời câu hỏi:
- Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Cỏ, thỏ, cáo. xác chết đang bị phân huỷ
-Chỉ, nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ?
+ Cỏ làthức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh, nhờ có thức ăn vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng lại trở thành thức ăn cho cỏ và các cây khác.
B2: Làm việc cả lớp.
- Các nhómm báo cáo kết quả.
* Kết luận: SGK- 133.
3.Củng cố dặn dò::
- Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn?
- Nhận xét giờ học.
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm vẽ và trình bày.
- Đại diện trình bày trước lớp. 
- Lớp nhận xét ý kiến.
- Các nhóm cử nhóm trởng điều khiển cả nhóm.
- H.s vẽ sơ đồ mối quan hệ.
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 H.s đại diện nhóm lên báo cáo KQ
- H.s làm việc theo cặp.
- Đại diện lên trình bày.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- H.s tự lấy ví dụ và nêu.
Đạo đức: Tiết 33: Dành cho địa phương.
Hoạt động tập thể
Sơ kết hoạt động tuần 33
 Phương hướng hoạt động tuần 34.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo giao an lop 4 chuan theo kien thuc ki nang.doc