Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

TẬP ĐỌC

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
- Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.
a. Luyện đọc:
HS: Đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, sửa cách phát âm, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
? Hãy miêu tả những điều em biết về mỗi bức tranh ở từng đoạn một
+ Đoạn 1: Du khách đi trên Sa Pa có cảm giác như đi trong nắng, những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những cây âm âm, giữa cảnh vật rực rỡ sắc màu.
+ Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Thoắt cái  đen nhung quý hiếm.
? Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo  mây trời.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều màu sắc  liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe.
- Sương núi tím nhạt 
? Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà kỳ diệu của thiên nhiên
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
HS: 3 em đọc nối 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhẩm học thuộc lòng hai đoạn văn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học thuộc lòng 2 đoạn và đọc trước bài giờ sau học.
____________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Lên chữa bài về nhà.
+ Bài 1:
HS: Đọc đầu bài, quy nghĩ và làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) c) 
b) d) 
- 1 em lên bảng chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Kẻ bảng ở SGK vào vở.
- Làm ở giấy nháp rồi điền kết quả vào ô trống.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 4: tương tự như bài 3.
+ Bài 5:
HS: Đọc bài toán, tóm tắt, vẽ sơ đồ rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Chiều rộng
Chiều dài
? m
? m
8 m
32 m
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 – 20 = 12 (m)
Đáp số: Chiều dài: 20 m.
Chiều rộng: 12 m.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
___________________________
Khoa học
Thực vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng: 
	Hình trang 114, 115 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- Nêu bài học.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV nêu vấn đề.
- Chia nhóm.
- HS các nhóm đọc mục quan sát trang 114 SGK.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc như SGV.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi.
- Làm vào phiếu (Mẫu SGV).
=> Kết luận: SGV.
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu cho HS.
HS: Làm việc với phiếu học tập (mẫu phiếu SGV).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời câu hỏi.
? Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao
HS: Suy nghĩ trả lời.
? Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lý do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh
? Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường
=> Kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau học.	
_________________________________________________________________________________
Buổi chiều:
Chính tả
Ai nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ?
I. Mục tiêu:
1. Nghe – viết lại đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ”, viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
	2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn nghe – viết:
- HS lên chữa bài tập.
- GV đọc bài chính tả “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ”.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- Nói nội dung mẩu chuyện.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở
- Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
- Soát lỗi chính tả.
- Thu từ 7 đ 10 bài chấm điểm và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- 1 em đọc lại yêu cầu.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 1 số HS làm bài trên phiếu, lên bảng dán phiếu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải:
2a) tr: - trai, trái, trải, trại
- tràn, trán.
- trăng, trắng
đ Hè tới lớp chúng em sẽ đi cắm trại.
đ Nước tràn qua đê.
đ Trăng đêm nay sáng quá.
ch: 	- chai, chài, chải.
	- chan, chán, chạn.
	- chăng chẳng, chằng
đ Người dân ven biển làm nghề chài lưới.
đ Món ăn này rất chán.
đ Bọn nhện rất hay chăng tơ.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc thầm truyện vui, làm bài vào vở bài tập.
- 3 – 4 em lên bảng thi làm bài.
- GV hỏi thêm về tính khôi hài của truyện vui.
- Cả lớp và GV chốt lời giải đúng:
nghếch mắt, Châu Mỹ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và viết lại bài cho đẹp.
___________________________
tiếng việt (BS)
Luyện viết bài 29
Phân biệt tr/ch , êt/êch
I. Mục tiêu:
1. Nghe – viết lại đúng chính tả.
	2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch , êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ rộng, Vở luyện viết lớp 4 tập hai.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn viết
- HS lên chữa bài tập.
- GV nêu yêu cầu.
- GV theo dõi ,nhận xét ,sửa chữa chung.
- 3 HS lên bảng viết lại chữ: u,ư
- Cả lớp tập viết vào vở nháp.
- HS nhận xét bài viết trên bảng.
3. Thực hành viết:
- GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm cho những HS viết chưa đẹp.
- GV nhắc nhở các em phải giữ đúng khoảng cách giữa các tiếng trong câu,khoảng cách giữa các con chữ trong một tiếng.
- HS tập viết theo yêu cầu của GV.
- HS tự viết bài vào vở.
4. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: chọn tr/ch điền vào chỗ trống để tạo từ.
...ong ...ẻo, ...ống ...ải, ...ập ...ững, ...ỏng ...ơ, ...ơ ...ọi, ...e ...ở, ...en ...úc, ...úm ...ím, ...òn ...ĩnh.
- 2 hs lên bảng.
Trong trẻo, trống trải, chập chững, chỏng trơ, trơ chọi, che chở, chen chúc, chúm chím, tròn trĩnh.
Bài 2: Ghi lại 4 từ:
a. Chứa tiếng có êt:..............................
b. Chứa tiếng có êch:..........................
- 1 hs lên bảng.
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giòơ học.
____________________________
toán (bs)
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Đồ dùng học tập:
	- VB Toán 4 tập 2.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Lên chữa bài về nhà.
Bài 1(VBT toán 4 tập 2 T.67): Viết tỉ số vào ô trống:
- HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
a
3
2m
4kg
3lít
4giờ
1m2
b
8
8m
5kg
9lít
7giờ
3m2
Tỉ số của a và b
Tỉ số của b và a
Bài 2( VBT toán 4 tập 2 T.67): Hai túi gạo cân nặng 54kg. Túi thứ nhất nặng bằng túi thứ hai. Hỏi mỗi túi nặng bao nhiêu kg gạo?
Túi thứ nhất
Túi thứ hai
54 kg
? kg
? kg
- GV hướng dẫn.
- Nhận xét, chữa bài của hs
- 1 HS lên bảng, dưới lớp làm VBT.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 (phần)
Túi thứ nhất nặng là:
54 : 9 x 4 = 24 (kg)
Túi thứ hai nặng là:
54 - 24 = 30 (kg)
	ĐS:	Túi thứ nhất 24 kg
	Túi thứ hai 30 kg
Bài 3( VBT toán 4 tập 2 T.67): Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Tổng
360
392
1692
11256
Tỉ số
1 : 7
5 : 9
19 : 17
123 : 45
Số thứ nhất
Số thứ hai
- GV hướng dẫn hs làm bài.
- HS làm vào VBT
Bài 4( VBT toán 4 tập 2 T.68):
- 1 hs lên bảng, lớp làm vào VBT.
Bài giải
Diện tích hình vuông là:
3 x 3 = 9 (m2)
Diện tích hình chữ nhật là:
3 x 5 = 15 (m2)
Tỉ số của dt hình vuông và dt hcn là:
9 : 15 =
ĐS: 
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học.
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện c ... đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng.
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông.
e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
=> Kết luận chung: SGK.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
_________________________________
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Phiếu khổ to ghi dàn ý.
	- Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước.
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết.
- 1 số HS làm vào giấy khổ to.
- Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét.
- Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo.
VD: Dàn ý tả con mèo.
1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
b) Hoạt động chính của con mèo:
- Hoạt động bắt chuột:
+ Động tác rình:
+ Động tác vồ:
c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo.
- GV chấm mẫu 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà lập dàn ý cho tả con vật khác.
______________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
HS lên chữa bài tập.
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp.
- HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
738
?
? 
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất: 820.
	Số thứ hai: 82.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 
(840 : 4) x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số: Đoạn đầu: 315 m.
Đoạn sau: 525 m.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
___________________________________
Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 116, 117 SGK.
	- Sưu tầm cây thật sống ở những nơi khô cạn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
Gọi HS nêu bài học.
+ Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
HS: Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm.
- Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
- Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
=> Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của 1 số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
- GV nêu yêu cầu và nêu các câu hỏi cho HS:
HS: Quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi:
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước
- Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
? Tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của nó trong trồng trọt
HS: Nêu ví dụ.
- Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: Lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng.
- Giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn.
- Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây chóng lớn.
- Khi quả chín cây cần ít nước hơn.
+ Ngô, mía,  cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc.
+ Vườn rau, hoa tưới đủ nước thường xuyên.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc kết luận.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
______________________________
Buổi chiểu:
Tiếng việt (bs)
Luyện tập: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Phiếu khổ to ghi dàn ý.
	- Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà.
	- Sách bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước.
+ Bài 1: Sắp xếp các đoạn văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành bài văn miêu tả con gà trống.
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc kỹ các đoạn văn, suy nghĩ và 1 số em phát biểu ý kiến.
a. Chú gà trống có bộ lông vàng lấp lánh dưới ánh dưới ánh mặt trời thật đẹp. Đầu chú hình hột xoài, mắt chú nhỏ cỡ cài nút áo. Mỏ của chú cứng và trên đầu có một cái mào đỏ thắm trông rất đẹp. Chân gà trống có móng sắc và đôi cựa to khoẻ. Đôi khi nghịch ngợm, chú cũng đá nhau với các chú gà trong xóm em.
b. Để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, mẹ em nuôi một đàn gà. Trong đàn gà, em thích nhất là chú gà trống.
c. Em rất quý chú gà trống nhà em vì chú vừa đẹp, vừa oai vệ và dũng mãnh. Chính vì có gà trống gáy sáng mà em biết dậy sớm để đi học đúng giờ. Em xem chú gà trống của mình như người bạn thân thiết và hàng ngày chăm sóc chú chu đáo. Em cho chú ăn thóc và dọn chuồng sạch sẽ để gà trống mau lớn khoẻ.
d. Hàng ngày chú gà trống của em đánh thức cả xóm dậy với tiếng gáy quen thuộc. Khi chú gáy, cổ phình lên ngực ưỡn ra phía trước và vỗ cánh phành phạch oai vệ như một chàng võ sĩ. Tiếng gáy của gà trống vừa vang lên, mọi người đều thức giấc. Anh công nhân chuẩn bị sửa soạn tới xưởng, bác nông dân chuẩn bị ra đồng. Còn chúng em cũng thức giấc để sửa soạn đi học.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng là: b – a – d – c.
+ Bài 2: Sắp xếp những phần sau theo thứ tự hợp lí để toạ thành đoạn thân bài miêu tả một chú chim Chích Bông.
a. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc cứ nhảy liên liến.
b. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ Chích Bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.
c. Chích Bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Chích Bông tuy nhỏ bé nhưng ai cũng quý.
d. Chẳng những Chích Bông xinh xẻo là bạn của trẻ em mà Chích Bông còn là bạn của bà con nông dân.
e. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên là nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong gốc đất hay trong thân cây vừng mảnh dẻ ốm yếu.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng là: c – a – b – e – d.
- Cả lớp đọc kỹ các đoạn văn, suy nghĩ và 1 số em phát biểu ý kiến.
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
_______________________________
Toán (bs)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Toán 4 tập hai.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
HS lên chữa bài tập.
- Làm các bài tập của bài 145. VBT – Tr73
+ Bài 1 (VBT – T.73)
Tổng hai số là 150. Tìm hai số biết:
a. Tỉ số của hai số đó là 
b. Tỉ số của hai số đó là 
- GV nhận xét
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm VBT.
Bài giải
a. Tổng số phần bằng nhau là:
6 + 4 = 10 (phần)
Số lớn là:
150 : 10 x 6 = 90
Số bé là:
150 – 90 = 60
ĐS: số lớn là 90
Số bé là 60
b. Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số lớn là:
150 : 5 x 3 = 90
Số bé là:
150 – 90 = 60
ĐS: số lớn là 90
Số bé là 60
+ Bài 2 (VBT – T.74)
Hiệu hai số là 20. Tìm hai số biết:
a. Tỉ số của hai số đó là 6 : 2
b. Số lớn gấp 3 lần số bé.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm VBT.
Bài giải
a. Hiệu số phần bằng nhau là:
6 - 2 = 4 (phần)
Số lớn là:
20 : 4 x 6 = 30
Số bé là:
30 – 20 = 10
ĐS: số lớn là 30
Số bé là 10
b. Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Số lớn là:
20 : 2 x 3 = 30
Số bé là:
30 – 20 = 10
ĐS: số lớn là 30
Số bé là 10
+ Bài 3: Viết tỉ số vào ô trống:
a
3
10
6
2
b
5
20
10
6
Tỉ số a và b
Tỉ số b và a
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 hs lên bảng, lớp làm VBT.
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
_________________________________
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung:
	a. Ưu điểm:
	- Nhìn chung ý thức đạo đức của lớp tương đối tốt, đi học đúng giờ, trang phục đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
	- ý thức học tập có tiến bộ. Một số em chăm chỉ học tập.
	b. Nhược điểm:
- ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt.
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm sẵn có.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
- Nhận xét của BGH:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 2 buoi tren ngay.doc