Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Thể dục

BÀI 57

I. Mục tiêu

- Ôn và học mới một số nội dung tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các động tác.

- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.

II. Địa điểm: Sân thể dục

Phương tiện: Dây nhảy, cầu đá

III. Các hoạt động dạy học

 1. Phần mở đầu: T nhận lớp, phổ biến mục đích, yêu cầu giờ học.

Thực hiện cơ bản đúng động tác khởi động, ôn bài TDPT chung

 2. Phần cơ bản

a, . Môn tự chọn: Đá cầu

- Ôn chuyền bóng bằng mu bàn chân: HS tập theo nhóm 6 em

- Học chuyền cầu theo nhóm 2H

- Tập theo đội hình 2 -4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách 2 – 3m, trong mỗi hàng cách nhau tối thiểu 1,5 m.

- HS: Một em cầm cầu khi có hiệu lệnh xuất phát, người cầm cầu tung lên, đá chuyền cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân sang bạn đứng đối diện. Bạn đứng đối diện có thể đứng một chỗ hoặc di chuyển để chuyền cầu ngay cho bạn.

- T: Quan sát HS chơi, sửa động tác cho HS

b. Nhảy dây: Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.

- HS: Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang

-HS: Thi nhảy giữa các tổ.

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Nghỉ ốm
Đ/C Lí dạy thay
-----------------------------------o0o-------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009
Nghỉ ốm
Đ/C Lí dạy thay
-----------------------------------o0o-------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2009
Thể dục
BÀI 57
I. Mục tiêu 
- Ôn và học mới một số nội dung tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm: Sân thể dục
Phương tiện: Dây nhảy, cầu đá
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Phần mở đầu: T nhận lớp, phổ biến mục đích, yêu cầu giờ học.
Thực hiện cơ bản đúng động tác khởi động, ôn bài TDPT chung
 2. Phần cơ bản
a, . Môn tự chọn: Đá cầu
- Ôn chuyền bóng bằng mu bàn chân: HS tập theo nhóm 6 em
- Học chuyền cầu theo nhóm 2H
- Tập theo đội hình 2 -4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách 2 – 3m, trong mỗi hàng cách nhau tối thiểu 1,5 m.
- HS: Một em cầm cầu khi có hiệu lệnh xuất phát, người cầm cầu tung lên, đá chuyền cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân sang bạn đứng đối diện. Bạn đứng đối diện có thể đứng một chỗ hoặc di chuyển để chuyền cầu ngay cho bạn.
- T: Quan sát HS chơi, sửa động tác cho HS
b. Nhảy dây: Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 
- HS: Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang
-HS: Thi nhảy giữa các tổ.
- Lớp cùng T biểu dương tổ có cá nhân nhảy tốt
 3. Phần kêt thúc.
-T cùng H hệ thống bài.
H đi đều và hát, chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy.
-T nhận xét giờ học, giao bài về nhà cho HS.
-----------------------------------o0o-------------------------------
Tập đọc
TRĂNG ƠI!... TỪ ĐÂU ĐẾN?
 (Trần Đăng Khoa)
 I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ. Biết ngắt, nghĩ đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại: “Trăng ơi !... từ đâu đến” với giọng nhạc nhiên, thân ái, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là sự khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ là một giả định của tác giả về trăng, để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh họa nội dung bài học ở SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-1H đọc bài Đường đi Sa Pa, trả lời câu hỏi 3: (Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng kỳ diệu của thiên nhiên ?
1H đọc thuộc lòng đoạn 3, trả lời câu hỏi 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ? 
1H nêu nội dung bài
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
a, Luyện đọc: T : bài thơ có 6 khổ, các em nối tiếp đọc từng khổ.
H nối tiếp đọc 6 khổ thơ, lặp lại 3 lượt, xen kẽ.
- Sau lần 1,2: Luyện đọc từ khó: lửng lơ, hành quân
- Sau lần 3: Luyện đọc câu khó: Trăng ơi !...từ đâu đến!
- Sau lần 4: Chú giải từ : diệu kỳ
-H luyện đọc theo nhóm 2 và tìm hiểu giọng đọc toàn bài (Bài đọc với giọng thiết tha, đọc câu Trăng ơi...từ đâu đến với giọng hỏi đầy ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, dàn trải ở khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm; từ đâu đến ?, hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn )
-T đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
- H đọc 2 khổ thơ đầu: + Trăng được so sánh với những gì ? (Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá)
+ Tại sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh ? (Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi)
- H đọc 4 khổ thơ tiếp theo: Trong 4 khổ thơ tiếp theo vầng trăng gắn bó với một đối tượng cụ thể, đó là những gì, những ai ?(Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, chú bộ đội, đường hành quân, góc sân, những đồ chơi - những sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương)
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước như thế nào ? (Yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước trăng không có nơi nào sáng hơn đất nước em )
c, Hướng dẫn H đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- 3H nối tiếp đọc 6 khổ thơ. H nêu lại giọng đọc, cách đọc toàn bài thơ.
 -Thi đọc diễn cảm 3 khổ đầu của bài thơ
-H đọc thầm và nêu cách đọc, nhấn giọng và ngắt nhịp. 
- T đọc mẫu
 – H luyện đọc diễn cảm trong nhóm 2 
- T yêu cầu một vài nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
- H nhẩm học thuộc lòng bài thơ, thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ trước lớp.
 3. Củng cố, dặn dò : T: bài này muốn nói với em điều gì ?
H nêu nội dung bài, T chốt lại, ghi bảng: Ca ngợi vẻ đẹp diệu kỳ của trăng, thể hiện những tình cảm tha thiết, những khám phá độc đáo của nhà thơ đối với trăng.
-T: Hình ảnh thơ nào trong bài là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất ?
T nhận xét giờ học 
-----------------------------------o0o-------------------------------
Toán:
LUYỆN TẬP (T1- trang 151)
I. Mục đích, yêu cầu 
Giúp H rèn kỹ năng giải toán. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó (dạng với m > 1 và n > 1)
II. Các hoạt động dạy học 
Bài cũ: 
HS: nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ:
- Vẽ sơ đồ
- Tìm hiệu số phần bằng nhau
- Tìm hai số
Luyện tập
*Bài tập 1: H nêu cầu bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu gì ?
- H vẽ sơ đồ vào vở, 1H lên vẽ sơ đồ trên bảng
- H nêu các bước giải và giải vào vở.
1H lên bảng giải. Lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
8 – 3 = 5 (phần)
Số bé là :
85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là:
85 + 51 = 136
Đáp số: Số bé : 51
 Số lớn: 136
*Bài tập 2: 1H đọc bài toán. H thảo luận theo nhóm 2 tìm ra cách giải bài toán.
Các bước giải:
- H vẽ sơ đồ. 
- Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 – 3 = 2 (phần)
- Tìm số bóng đèn màu: 250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
- Tìm số bóng đèn trắng: 625 – 250 = 375 (bóng)
Có nhóm có các cách giải khác.
H làm bài vào vở, 1H làm bảng lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
T chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 3: H nêu bài toán. 
T: Muốn biết mỗi lớp trồng bao nhiêu cây cần biết gì ? (Mỗi người trồng bao nhiêu cây ?).
Muốn biết mỗi người trồng bao nhiêu cây, ta làm gì ?
H nêu các bước giải, H giải vào vở, 1H giải vào giấy, đính lên bảng lớp.
Bài giải:
Số học sinh lớp 4A hơn số học sinh lớp 4B là:
35 – 33 = 2 (học sinh )
Mỗi học sinh trồng số cây là:
10 : 2 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng được số cây là:
5 x 35 = 175 (cây)
Lớp 4B trồng được số cây là:
5 x 33 = 165 (cây)
Đáp số: 4A: 175 cây
 4B : 165 cây
*Bài tập 4: H dựa vào sơ đồ ở sgk, lập bài toán theo nhóm 6, các nhóm đọc đề toán trước lớp. 
Nhóm giải bài toán vào giấy, đính lên tường và trình bày bài toán theo nhóm.
 3. Củng cố, dặn dò : 
-H nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
- T nhận xét giờ học . Dặn H về làm bài ở vở bài tập và học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------o0o-------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I. Mục đích, yêu cầu 
- Tiếp tục ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học ở các tuần 24, 25.
- Tự tìm tin, tóm tắt các tin đã nghe, đã đọc.
II. Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập
1 số tin cắt từ báo TNTP
III. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài :
T : Theo các em, tóm tắt tin tức nhằm mục đích gì ?
H trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1, 2: Tóm tắt bản tin.
- 2H nối tiếp đọc nội dung bài tập 1, 2. Quan sát tranh minh hoạ ở 2 bản tin.
-T yêu cầu H: Chọn 1 trong 2 bản tin a hoặc b để tóm tắt, Sau đó đặt tên cho bản tin em chọn tóm tắt.
- H nói về tin mình chọn.
-H làm bài vào vở, 2H làm trên phiếu khổ rộng, đính trên bảng lớp và trình bày.
-H nối tiếp đọc bài làm của mình.
-Lớp cùng T nhận xét 2 bài trên phiếu, bổ sung những ý H còn thiếu.
 Kết quả:
 a, Khách sạn treo: Để thoả mãn ý thích của những người thích nghỉ ngơi ở những chỗ lạ, tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13m.
 Khách sạn trên cây sồi: Tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển, có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13m dành cho những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ. Giá một phòng nghỉ khoảng hơn sáu triệu đồng một ngày.
 b, Khách sạn cho súc vật: Ở Pháp có một khu cư xá dành cho súc vật đi du lịch cùng với chủ. 
 Nhà nghỉ cho khách du lịch bốn chân: Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp đã mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
 Súc vật theo chủ đi du lịch nghỉ ở đâu ?: Để có chỗ nghỉ cho súc vật theo chủ đi du lịch, ở Pháp có một phụ nữ đã mở một khu cư xá riêng cho súc vật.
*Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập. 
- T kiểm tra những mẫu tin H mang đến lớp.
- Một vài H nối tiếp nêu những mẫu tin mình sưu tầm được.
-H làm việc cá nhân, tự tóm tắt nội dung bản tin.
-Một số H nêu kết quả. Đọc bản tin, sau đó đọc phần tóm tắt.
-T nhận xét, bổ sung cách tóm tắt của H . Tuyên dương cho điểm những em điểm tốt.
 3. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học : Quan sát trước một con vật nuôi trong nhà để chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
-----------------------------------o0o-------------------------------
Khoa học
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục đích, yêu cầu : H biết:
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học : 
Hình trang 114, 115 sgk
Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò, 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi.
Các cây đã gieo vào lon sữa.
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Thí nghiệm: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm: Thực vật cần gì để sống?
- H đọc mục quan sát sgk để biết cách làm.
+ Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò đã chuẩn bị trước lên bàn
+ Quan sát hình 1, thực hiện theo hướng dẫn ở sgk.
+ Đối với hai cây dùng keo trong suốt để bôi vào 2 mặt lá
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4 là gì ?
-T hướng dẫn H làm phiếu theo dõi sự phát triển của các cây đậu.
- T: Yêu cầu HS tiếp tục chăm sóc cây đậu hàng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được vào phiếu theo dõi.
-T: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào ?
-T k ... iấy khổ rộng để H lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật (Bài tập phần Luyện tập)
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 – 3 H đọc phần tóm tắt tin tức các em đã tóm tắt trên báo Thiếu niên tiền phong hay báo Nhi đồng (Bài tập3 - Tiết TLV trước)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần Nhận xét
- 1 H đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu Con Mèo Hung, suy nghĩ, phân đoạn bài văn, xác định nội dung chính của mỗi đoạn, nêu nhận xét về cấu tạo của bài.
- H phát biểu ý kiến
- T: chốt lại nội dung cầu nhớ: Bài văn có 3 phần, 4 đoạn:
+ Mở bài (đọan 1): Giới thiệu con mèo được miêu tả trong bài
+ Thân bài (đoạn 2): Tả hình dáng con mèo
 Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
+ Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo
3 . Phần ghi nhớ:
- 3 – 4 H đọc nội dung phần ghi nhớ
- T yêu cầu H đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ
 4. Phần luyện tập
- H đọc yêu cầu của bài
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H . Nhắc H :
+ Nên chọn lập dàn ý cho một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt.
+ Nếu trong nhà không có vật nuôi thì nên chọn tả con vật nuôi mà em biết.
+ Tham khảo bài văn mẫu Con Mèo Hung để nắm được dàn ý 
- H lập dàn ý cho bài văn. T phát giấy riêng cho một vài H 
- H đọc dàn ý của mình, T nhận xét.
- Chọn 1 -2 dàn ý tốt viết lên giấy khổ rộng, dán lên bảng lớp.
Chẳng hạn:
+Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian ...)
+Thân bài: 
1. Tả ngoại hình của con mèo.
a. Bộ lông	e. Cái đuôi
b. Cái đầu	g. Đôi mắt
c. Hai tai	h. Bộ ria
d. Bốn chân
2. Hoạt động chính của con mèo
a. Động tác bắt chuột
- Động tác rình
- Động tác vồ
b. Hoạt động đùa giỡn của con mèo
Kết bài: Cảm nghĩ chung về con mèo
 5. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học . Yêu cầu H về nhà sữa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả con vật nuôi.Dặn H về nhà quan sát ngoại hình, hoạ động của con vật nuôi
------------------------------------o0o-------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 152)
I. Mục đích, yêu cầu 
-Giúp H rèn kỹ năng giải các bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”
II. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Luyện tập
* Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài toán. H làm tính vào giấy nháp. Lên bảng điền kết quả.
Hiệu hai số
Tỉ của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
* Bài tập 2: H nêu bài toán, nêu các bước giải:
- Xác định tỉ số
- Vẽ sơ đồ
- Tìm hiệu số phần bằng nhau
- Tìm mỗi số
Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất: 820
 Số thứ hai: 82
*Bài tập 3: HS: Tự đọc bài toán, traođổi trong nhóm đôi và: 
Các bước giải:
- Tìm số túi gạo cả hai loại
-Tìm số gạo trong mỗi túi
- Tìm số gạo mỗi loại
Bài giải:
Số túi cả hai loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số ki-lô-gam gạo nếp là:
10 x 10 = 100 (kg)
Số ki-lô-gam gạo tẻ là:
220 – 100 = 120 (kg)
Đáp số: Gạo nếp: 100 kg; Gạo tẻ: 120 kg
* Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài toán. Thảo luận theo nhóm 2 tìm các bước giải:
- Vẽ sơ đồ minh hoạ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tính độ dài mỗi đoạn đường.
- H giải vào vở. 1 H lên bảng chữa bài.
- T chấm chữa.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học . Dặn H về nhà làm bài tập.
------------------------------------o0o-------------------------------
Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục đích, yêu cầu 
- Sau bài học, H biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thức tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học : Hình trang 116, 117 sgk
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nới khô hạn, nơi ẩm ướt hoặc dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
* Mục tiêu : Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Cách tiến hành :
+ B1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- HS: Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá thật) của những cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các bạn trong nhóm sưu tầm.
- HS: Cùng nhau làm phiếu ghi lại nhu cầu về nước của các cây đó
Phân loại các cây thành 4 nhóm và gián vào giấy khổ to hoặc tờ báo: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
+ B2: Hoạt động cả lớp: Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình. Sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
* Mục tiêu : Nêu một số ví dụ về cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.
* Cách tiến hành : T yêu cầu H quan sát các hình trang 117 sgk và trả lời câu hỏi: Vào giai đoạn nào của cây lúa cần nhiều nước? (lúa mới cấy, lúa đang làm đồng) 
T yêu cầu H tìm ví dụ khác
T có thể cung cấp thêm cho H : 
VD: Cây ăn quả, lúc còn non cần tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh. Khi quả chín, cây cần ít nước hơn.
Vườn rau, vườn hoa cần được tưới nước thường xuyên.
T kết luận: Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của cây mới có thể đạt được năng suất cao.
4. Củng cố, dặn dò : 
- H đọc mục bạn cần biết. 
- T nhận xét giờ học 
------------------------------------o0o-------------------------------
Buổi chiều
Tiếng Việt: 
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Mục đích, yêu cầu 
Tiếp tục giúp H luyện tập cách quan sát con vật, miêu tả được hình dáng hoạt động của con vật: ngan, chó, mèo
II. Các hoạt động dạy học : Tranh ngan, chó, mèo...
III. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Luyện tập
- T ghi đề bài: Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoạii hình, hoạt động, thói quen của con vật nuôi mà em yêu thích.
-H đọc đề bài, suy nghĩ, quan sát tranh kết hợp những hình ảnh quen thuộc từ con vật nuôi trong gia đình để tả.
3. Hướng dẫn H làm bài
- T : Trước hết các em quan sát tranh, kết hợp liên tưởng đến những hình ảnh quen thuộc về đặc điểm, hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật mà em yêu thích và chọn tả. 
- Dựa và cách tả của bài “Con Mèo Hung” để làm. Có thể tả theo trình tự.
+ Tả hình dáng: bộ lông, cái đầu, cái tai, 4 chân...
+ Tả thói quen hoạt động của con vật.
4. Viết bài:
- H viết nháp dàn ý ra nhapsau đó viết vào vở
- HS: nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp.
-T nhận xét, bổ sung,chữa những chỗ chưa hợp lí trong bài làm của HS
- Tuyên dương những em có đoạn văn, bài văn hay.
5. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học, nhắc những HS viết chưa hoàn chỉnh hoặc chưa đạt yêu cầu về nhà viết tiếp.
 ------------------------------------o0o-------------------------------
Toán:
BỒI DƯỠNG TOÁN
I. Mục đích, yêu cầu 
- Giúp H trung bình, yếu tiếp tục luyện tập dạng tán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ, hiệu và tỉ. Giúp H giỏi giải các bài tập toán nâng cao.
II. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Luyện tập
1. Bài dành cho H trung bình, yếu
Tổng của hai số là 96. Nếu giảm số thứ nhất đi 7 lần thì được số thứ hai. Tìm hai số đó.
H đọc bài toán và nêu các bước giải:
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm hai số.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
7 + 1 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
96 : 8 x 7 = 84
Số thứ hai là:
96 – 84 = 12
Đáp số: Số thứ nhất: 84
 Số thứ hai: 12
Dũng và Hùng sưu tầm được 80 cái tem. Số tem Dũng sưu tầm bằng số tem của Hùng. Hỏi mỗi bạn sưu tầm được bao nhiêu con tem.
H vẽ sơ đồ. Nêu các bước giải.
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm giá trị của mỗi phần
- Tìm số tem mỗi bạn sưu tầm được
\2. Bài dành cho H khá, giỏi.
Năm nay tuổi bố bằng một nửa tuổi con. Biết rằng bố hơn con 30 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ?
H đọc bài toán, suy nghĩ: bài toán có dạng gì? (Tổng và hiệu).
T hướng dẫn H để H hiểu: một nửa số tuổi của con bằng tuổi bố.
Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 2 = 5 (phần)
Tuổi của bố là: 30 : 5 x 7 = 42 (tuổi)
Tuổi con là: 42 – 30 = 12 (tuổi)
Đáp số: Bố: 42 tuổi
 Con: 12 tuổi
	3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học 
 ------------------------------------o0o-------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 25
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần 29
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
- Tham gia hoạt động ngày 26 – 3 một cách có ý thức
- Tuy nhiên một số em chưa ngoan: Phương Lâm, Thanh Hải, Đức Cường.
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Phương Thảo, Dương Hải, Đình Tuấn, Ngọc, Hoàn.
- Đồ dùng học tập đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số em thường không mang theo đến lớp
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn
 e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 30
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
b. Học tập: 
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở bạn yếu
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
-Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. 
- Tăng cường phụ đạo thêm môn toán vào các buổi học thứ hai.
----------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 29 2 buoi.doc