Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Bản 2 cột hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Bản 2 cột hay nhất)

 TOÁN

TIẾT 91: KI - LÔ - MÉT VUÔNG

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

 - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki -lô mét - vuông.

 - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.

 - Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích: cm2: dm2; m2; km2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh, ảnh khu vườn, mặt hồ, khu rừng hay thành phố,.

III. PHÁT TRIỂN BÀI

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Bản 2 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
	Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2008
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 37: Bốn anh tài
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng có trong bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: ( Chú giải ).
	- Hiểu nội dung truyện: ( Phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ sgk phóng to (Nếu có); bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III. Phát triển bài
1. Giới thiệu chủ điểm.
- Học kì II học những chủ điểm nào?
- 5 chủ điểm: Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới.
- Chủ điểm đầu tiên học giúp chúng ta thấy được năng lực và tài trí của con người.
- Hs xem tranh ( Những bạn nhỏ tượng trưng cho hoa của đất đang nhảy múa).
2. Giới thiệu bài: Dựa vào tranh.
...Bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hợp nhau lại làm việc nghĩa.
3. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc. 
- Chia đoạn:
- 5 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần
- 5 Hs / 1lần.
 + Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 5 Hs đọc.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ (từ chú giải).
- 5 Học sinh khác đọc. 
- Đọc theo cặp:
- Mỗi bàn là một cặp đọc toàn bài.
- Đọc cả bài:
- 1 Học sinh đọc.
- Nhận xét?
- Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Phát âm đúng, đọc liền mạch các tên riêng; ngắt nghỉ hơi đúng chú ý một số câu văn dài nghỉ hơi tự nhiên: VD: Họ ngạc nhiên/thấy một cậu bé đang ...lên suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
- Đọc thầm đoạn 1 trả lời:
- Cả lớp
- Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng
+ Sức khoẻ: nhỏ người nhưng ăn một
như thế nào?
lúc hết 9 chõ xôi; 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ,có lòng thương dân có chí lớn, quyết trừ diệt cái ác.
- Nêu ý đoạn 1?
* ý 1: Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.
- Đọc lướt đoạn 2 và trả lời:
- Cả lớp:
- Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương Cẩu Khây?
- Thương dân bản, Cẩu Khây đã làm gì?
- ý đoạn 2:
- Đọc thầm 3 đoạn còn lại, trả lời:
- ...Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
-...lên đường diệt trừ yêu tinh.
* ý 2: ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khẩy.
- Cả lớp ;
- Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh cùng những ai?
- ...cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- ý của 3 đoạn:
* ý 3: Tài năng của 3 người bạn của Cẩu Khẩy.
- Đọc lướt toàn truyện, tìm ý nghĩa truyện?
ý nghĩa: Ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
c. Đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp 5 đoạn:
- 5 Hs đọc.
-Tìm giọng đọc diễn cảm:
- Toàn bài đọc giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2: 
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc. Cặp đọc.
- Gv cùng h/s nhận xét chung, ghi điểm.
4. Kết luận
	- Nêu nội dung toàn bài?
 	 Toán
Tiết 91: Ki - lô - mét vuông
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki -lô mét - vuông.
	- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
	- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích: cm2: dm2; m2; km2.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh, ảnh khu vườn, mặt hồ, khu rừng hay thành phố,...
III. Phát triển bài
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2;5;3;9?
- Một số học sinh nêu, lớp nx.
- Gv nx, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới: Bằng ảnh chụp..
2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông.
- Tổ chức Hs quan sát tranh:
- Cả lớp. 
- Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
- ...có cạnh dài 1 ki-lô-mét vuông.
- Cách đọc?
- Học sinh đọc... 
- Cách viết ?
- km2
 1 km2 = ? m2
1 km2 = 1 000 000 m2
3. Thực hành.
Bài 1. Gv kẻ bảng lên bảng lớp;
- Hs tự làm bài vào nháp, một số học sinh lên bảng chữa bài.
- Tổ chức cho hs trao đổi, NX , chốt bài làm đúng.
- Hs trình bày, nx, trao đổi bài; đọc lại nhiều lần. 
Bài 2. - Tổ chức học sinh tự làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng h/s NX, chữa bài, trao đổi cách đổi.
1km2 = 1000 000 m2 ; 1m2 = 100 dm2
1000 000 m2=1 m2; 5km =5000000m2
32 m2 49dm2 = 3249 dm2
2 000 000 m2 = 2 km2.
Bài 3. Tổ chức học sinh tự làm bài.
- Cả lớp tự làm bài voà vở. 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm bài.
Bài giải
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 ( km2).
Đáp số: 6 km2
- Gv cùng h/s NX, chữa bài.
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Gv tổ chức cho học sinh trao đổi yêu cầu bài: 
- Hs trả lời miệng bài toán:
a. ...40 m2.
b. 330 991 km2.
- Gv cùng hs nx, chốt lời giải đúng.
4. Kết luận
	- Nx tiết học. VN trình bày bài tập 1,4 vào vở.
Chính tả (Nghe - viết )
Tiết 19: Kim tự tháp Ai Cập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: s/x; iếc/iêt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. Phiếu cho học sinh làm bài tập 3a. 
III. Phát triển bài
1. ổn định tiết học.
2. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
3. Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
- Đọc bài Kim tự tháp Ai Cập:
- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai?
- 1 Hs đọc.
- Lớp đọc thầm toàn bài.
-...của các hoàng đế Ai Cập cổ đại.
- Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
- ...xây dựng toàn bằng tảng đá. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu, phòng chứa quan tài,...
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự taì giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp.
- Nêu từ khó dễ lẫn khi viết chính tả?
- Hs nêu....
- Gv đọc một số từ vừa tìm được?
- Một số hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
- Gv cùng học sinh nx, chốt từ viết đúng.
- Hs viết bài:
+ Gv nhắc nhở hs tư thế ngồi, cách trình bày bài,...
 - Hs thực hiện...
+ Gv đọc bài.
 - Hs gấp vở, viết bài.
+ Gv đọc bài:
- Lớp soát bài.
- Gv chấm bài: 5- 6 bài.
- Lớp đổi chéo vở soát bài.
- Gv cùng hs nx chung.
4. Bài tập.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv dán phiếu lên bảng, cùng hs làm rõ yêu cầu.
- Hs làm bài vào vở BT. Một số Hs lên bảng chữa bài (gạch từ sai). 
- Gv cùng hs nx, trao đổi chốt bài đúng: 
- Thứ tự: sinh vật; biết; biết; sáng tác; tuyệt mĩ; xứng đáng.
Bài 3a.
- Gv phát phiếu 2. 3 học sinh.
- Trình bày:
- Gv chốt bài đúng:
- Từ ngữ viết đúng chính tả:
Sáng sủa; sản sinh; sinh động
5. Kết luận
- NX tiết học. Nhớ các hiện tượng chính tả để viết đúng.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm vở BT, 2, 3 học sinh làm phiếu.
- Lớp trình bày miệng, một số học sinh dán phiếu. Lớp nx, trao đổi.
- Từ ngữ viết sai chính tả:
Sắp sếp; tinh sảo; bổ xung.
Khoa học
Tiết 37: Tại sao có gió?
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, Hs biết:
	- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
	- Giải thích tại sao có gió?
	- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình 6,7 sgk phóng to; chong chóng; hộp đối lưu; nến, diêm ...(TBDH).
III. Phát triển bài
A, Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả lại thí nghiệm đã làm để chứng minh không khí cần cho sự sống?
- 2,3 Hs trả lời. Lớp nx.
- G/v nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Dựa vào hình 1,2 sgk/74.
2. Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
	* Mục tiêu: làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
* Cách tiến hành: 
- Gv chia nhóm yêu cầu kiểm tra chong chóng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng kiểm tra báo cáo kết quả.
- Tổ chức cho h/s chơi ở sân:
- Nhóm trưởng điều khiển chơi.
- Tìm hiểu: Khi nào chong chóng quay, không quay, quay nhanh, quay chậm?
- Mỗi nhóm đứng thành 2 hàng, đứng quay mặt vào nhau, giơ tay cầm chong chóng lên cao(Nếu không có gió thì chạy). Bạn còn lại quan sát...
- Trình bày cả lớp:
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Tại sao chong chóng quay, quay nhanh hay chậm?
- Gv cùng lớp nx, trao đổi.
* Kết luận: Khi chạy không khí xung quanh chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
3. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió.
* Mục tiêu: Hs biết giải thích tại sao có gió.
* Cách tiến hành:
- ...Vì có gió, gió thổi mạnh chong chóng quay nhanh, gió thổi yếu chong chóng quay chậm.
- Tổ chức cho hs đọc mục thực hành sgk theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển hs đọc và thảo luận.
- Làm thí nghiệm:
- 1 nhóm lên thực hiện.
- Các nhóm khác quan sát, trao đổi trong nhóm mình kết quả thí nghiệm.
- Trình bày: 
- Phần nào của hộp có không khí nóng vì sao?
- Phần nào của hộp có không khí lạnh?
- TN chứng minh điều gì?
* Kết luận: H/S nêu
4. Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
* Cách tiến hành: 
- Đại diện các nhóm, lớp nx, trao đổi.
- Phần bên trái của hộp, không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ và bay lên cao.
- Phần bên phải của hộp, không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống.
- Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng, không khí chuyển động tạo thành gió.
- Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
- Gv dán tranh lên bảng.
- Lớp quan sát, kết hợp đọc mục bạn cần biết / 75.
Giải thích: Tại sao ban ngày gió thổi - từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Trình bày:
* Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày  ... c phục tình trạng thiếu nước ngập vào mùa mưa người dân làm gì?
* Kết luận: Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiếu đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo
4. Kết luận
- So sánh sự khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB (Về địa hình, khí hậu, sông ngòi đất đai)?
- ..Đất phù sa, ngoài ra còn có đất chua và đất mặn
- Làm việc theo nhóm.
- Lớp trưởng điều khiển lớp trao đổi 2 câu hỏi sách giáo khoa
-SôngMê Công, Sông Đồng Nai,Kênh Rạch Sỏi; Kênh Phụng Hiệp,
kênhVĩnh tế
- ...Có nhiều sông ngòi kênh rạch nên mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc.
- Sông Mê Công là 1 trong những sông lớn bắt nguồn từ TQ, chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông...2 nhánh sông Tiền và SHậu đổ ra biển bằng 9 cửa nên có tên là Cửu Long.
- Nhờ có Biển Hồ chứa nước vào mùa lũ
nên nước sông Mê Công lên xuống
điều hoà, nước lũ dầng cao từ từ, ít
gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống
- Mùa lũ người dân đánh bắt cá,nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.
- Xây dựng nhiều hồ lớn; đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho đồng bằng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
 Khoa học
Tiết 38 : Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
I. Mục tiêu: 
	Sau bài học, HS biết:
	- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
	- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Các hình sgk (phô tô) và các cấp gió( Chơi trò chơi)
	- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh, các cấp gió và thiệt hại do giông bão gây ra. Sưu tầm những bản tin thời tiết có liên quan.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao có gió?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nhận xét.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt độ ng 1: Một số cấp gió.
* Mục tiêu: - Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức học sinh đọc mục bạn cần biết sgk/ 76.
- Lớp đọc.
- Tổ chức học sinh quan sát hình sgk và đọc kênh chữ:
- Cả lớp đọc:
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi:
- Đố nhau từng cấp gió và tác động của cấp gió.
- Thảo luận trước lớp;
- 1 hs lên điều khiển lớp trao đổi, trình bày và nhận xét.
 * Kết luận: Gv chốt lại chung.
3. Hoạt động 2: Sự thiệt hai của bão và cách phòng chống bão.
	* Mục tiêu: - Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức hs quan sát và đọc sgk.
- Lớp quan sát hình 5,6. đọc mục bạn cần biết.
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
- Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão?
- Lần lượt hs trả lời, lớp nx trao đổi.
+ Liên hệ thực tế: (Làm theo nhóm 4).
- Qua hình ảnh ở tranh ảnh hs cùng gv sưu tầm được. 
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày kết hợp hình ảnh minh hoạ.
- Gv cùng hs nx, trao đổi.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/ 77.
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép hình vào chữ.
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về cấp độ của gió: Gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn lên chơi:
- Lớp thực hiện:
- Cách chơi: Chọn hình và chữ phù hợp gắn vào :
- Nhóm nào gắn nhiều đúng, đẹp là thắng cuộc.
- Tiến hành chơi:
- 6 Hs /1 lần chơi.
- Gv cùng hs nx, khen nhóm thắng cuộc.
5. Kết luận:
- Đọc mục bạn cần biết sgk/ 76,77.
- Nx tiết học. VN sưu tầm tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch và bầu không khí bị ô nhiễm.
 ơ
ơ
Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2009
Tập làm văn
Tiết38: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn
miêu tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Củng cố, nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
	- Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy và bút dạ.
III. Phát triển bài.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày mở bài của bài tập 2/10?
- 2,3 Hs đọc, lớp nx.
- Gv nx ghi điểm.
B, Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
2. Bài tập.
Bài 1:
- 1 Hs đọc nội dung đoạn văn Cái nón.
- Nêu 2 cách kết bài đã học?
- Mở rộng và không mở rộng.
- Đọc yêu cầu bài tập 1:
- 1 Hs đọc. Lớp tự suy nghĩ làm bài.a. + Đoạn kết: Má bảo...hết.
+ b. Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2. 
- 1 Hs đọc 4 đề bài.
- Chọn đề bài nào ?
- Lần lượt học sinh nêu.
- Hs tự viết đoạn kết bài theo cách mở rộng đề bài đã chọn vào vở. 
- Gv phát bút và giấy cho 2,3 hs:
- Làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt hs trình bày bài viết của mình. Dán phiếu. Lớp nx, trao đổi, chữa bài cho bạn.
- Gv nx, đánh giá, khen học sinh có bài viết tốt.
3. Kết luận: 
- Nx tiết học. VN hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở. Chuẩn bị giấy kiểm tra cho tiết sau.
Toán
Tiết 95: Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp hs: 
	- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
	- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Phát triển bài.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Tính diện tích hình bình hành biết: 
Độ dài đáy là 2dm, chiều cao là 25 cm?
- 1 Hs lên bảng, lớp làm nháp, nx ttrao đổi, chữa bài.
- Gv nx chốt bài đúng.
Đáp số: 500 cm2.
B, Giới thiệu bài luyện tập.
Bài 1. - Tổ chức hs trao đổi theo cặp.
- Gv vẽ hình lên bảng.
- Gv cùng hs nx, chốt bài làm đúng.
 A B E G
 D C K H
- Từng bàn thảo luận, nêu miệng kết quả, hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện: AB và DC; AD và BC
- H/S nêu cặp cạnh đối diện của hình bình hành EGHK.
Bài 2. Gv kẻ bài lên bảng.
- Lớp làm bài vào nháp, 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chốt bài làm đúng.
14 x 13 = 182( dm2)
23 x 16 = 368 (m2).
Bài 3. Gv giới thiệu cùng hs công thức tính chu vi hình bình hành:
- Nhiều hs nhắc lại:
P = ( a + b ) x 2. ( a và b cùng 1 đơn vị đo)
- Hs phát biểu thành lời: ...
- Yc Hs vận dụng công thức tính chu vi hbh.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. P = (8+3) x 2 = 22 (cm)
b. P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)
Bài 4. 
- 1 Hs lên điều khiển lớp trao đổi tìm ra cách giải bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm 1 số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
C, Kết luận:
- NX tiết học.Trình bày bài 2 vào vở.
Bài giải
Diện tích của mảnh đất đó là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2.
Kỹ thuật
 Tiết 19: Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
I. mục tiêu
- Học sinh biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.
- Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa
III. Phát triển bài.
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GV treo tranh , ra câu hỏi tìm ra lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Muốn reo trồng một loại cây nào ta cần những gì?
3. Hoạt động 2:GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc rau, hoa.
- GV nhắc nhở học sinh phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Trước hết phải có hạt giống , phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây, đất trồng
- 1 HS đọc mục 2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình dạng , cấu tạo cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để reo trồng , chăm sóc hoa , rau.
IV. Kết luận,
- GV tóm tắt những nội dung chính và bài học và yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- Nhận xét chung tiết học.
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp
Trò chơi: " Chạy theo hình tam giác"
I. Mục tiêu:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi: Chạy theo hình tam giác. 	
- Yêu cầu tập đúng, đều và đẹp, chơi trò chơi chủ động, nhiệt tình.
 - Yêu thích môn học.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho tập luyện bài RLTTCB và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
Nội Dung
Định lượng
Phơng pháp- tổ chức
I. Phần mở đầu
6 - 10 p
- ĐHTT:
- Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số.
 + + + +
G + + + + +
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung yc giờ học.
- Khởi động: Chạy chậm xung quanh sân. Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
 + + + +
- ĐHKĐ, TC.
II. Phần cơ bản.
18 - 22 p
1. Bài thể dục RLTT cơ bản:
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Gv nhắc lại cách thực hiện. 
- Cả lớp thực hiện: Gv điều khiển.
- ĐH: + + + +
 + + + +
 + + + + 
- Từng tổ luyện tập riêng, cán sự điều khiển.
2. Trò chơi: Chạy theo hình tam giác.
- Khởi động: Xoay các khớp.
- Gv phổ biến cách chơi , cho hs chơi thử. Hs nhắc lại cách chơi. Chơi chính thức.
- ĐH : x
 x x
 x x 
 x x 
- Nx các bạn chơi.
III. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Đi vòng tròn xung quanh sân, hít thở sâu.Gv cùng hs hệ thống lại bài.
ĐHTL: 
Sinh hoạt tuần 19
( Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần )
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp
Trò chơi: " Thăng bằng"
I. Mục tiêu:
	- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi: Thăng bằng. 	
- Yêu cầu tập đúng, thuần thục và đẹp, chơi trò chơi chủ động, nhiệt tình.
 - Yêu thích môn học.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho tập luyện bài RLTTCB và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
Nội Dung
Định lượng
Phơng pháp- tổ chức
I. Phần mở đầu
6 - 10 p
- ĐHTT:
- Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số.
 + + + +
G + + + + +
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung yc giờ học.
- Chạy chậm xung quanh sân theo nhịp hô của gv.
- Xoay các khớp: 
- Trò chơi: Chui qua hầm.
 + + + +
- ĐHKĐ,
II. Phần cơ bản.
18 - 22 p
1.ĐHĐNvà bài thể dục RLTTCB:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau.
- Gv nhắc lại cách thực hiện. 
- Cả lớp thực hiện: Gv điều khiển.
- ĐH: + + + +
 + + + +
 + + + + 
- Từng tổ luyện tập riêng, cán sự điều khiển.
2. Trò chơi: Thăng bằng.
III. Phần kết thúc.
- Đi vòng tròn xung quanh sân, thả lỏng, hít thở sâu.
- Gv cùng hs hệ thống lại bài. 
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học.
4 - 6 p
- Khởi động: Xoay các khớp.
- Gv phổ biến cách chơi , cho hs chơi thử. Hs nhắc lại cách chơi. Chơi chính thức.
- Chơi từng đôi và phân công trọng tài.
- Tổ trọng tài NX cuộc chơi.
- Vn ôn các động tác RLTTCB.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_ban_2_cot_hay_nhat.doc