Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Việt Hùng (Bản 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Việt Hùng (Bản 3 cột)

 I, Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát, đúng nhịp thơ, đúng giọng cả bài.

 - Hiểu một số từ mới: diệu kì.

 - Nội dung: Thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.

 - Học thuộc lòng bài thơ.

 + Đọc được từng khổ đến cả bài thơ.

 II, Đồ dùng: Tranh vẽ.

 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 15 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Nguyễn Việt Hùng (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29.
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010.
 Toán :( tiết 141) Luyện tập chung
 I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn tập cách viết tỷ số của hai số.
 - Rèn kỹ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.
 II, Đồ dùng: Bảng phụ.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài : 2’
2. Luyện tập: 
Bài 1/149:6’
- Củng cố cách viết tỷ số của hai số.
Bài 2/149: 8’
- HS biết vận dụng cách giải toán tổng – tỷ vào làm bài tập.
Bài 3/149: 8’
- HS vẽ đúng sơ đồ bài toán.
- Tìm được số thứ 1 và số thứ 2.
Bài 4/149: 8’
- HS vẽ đúng sơ đồ bài toán.
- Biết dựa vào cách giải toán Tổng – Tỷ để tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.
4. Củng cố - dặn dò: 3’
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Nêu yêu cầu?
Cho học sinh tự làm.
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
Gọi học sinh trình bày bài làm.
 Gv nxét- kết luận.
? Nêu cách viết tỷ số của hai số?
Gọi học sinh đọc bài.
? Bài cho biết gì? Hỏi gì?
Bài thuộc dạng toán nào? Xác định tổng – tỷ?
Nêu cách giải bài toán?
GV treo bảng phụ- Gọi hs nhận xét
GV nhận xét – kết luận.
Gọi hs đọc đề.
Cho hs tự giải.
GV quan sát – Hướng dẫn học sinh yếu.
? Bài toán hỏi gì? Thuộc dạng toán nào?
Nêu cách tìm số T1? Số T2?
GV nhận xét- Kết luận.
Gọi hs đọc đề.
Cho hs tự tóm tắt và giải.
GV quan sát- Chấm 1 số bài – Nhận xét.
? Bài toán hỏi gì?
 Thuộc dạng toán nào?
Con tìm chiều dài; chiều rộng của HCN như thế nào?
Gv nhận xét – Kết luận.
Nhắc lại cách giải toán tổng- tỷ?
GV nhận xét giờ.
1 hs
Làm cá nhân
1 hs làm bảng phụ
HS nêu, nhận xét
2hs nêu.
2 hs đọc bài.
 Hs nêu
Hs làm bài
1 hs làm bảng phụ
Hs khác nhận xét
2 học sinh
HS thảo luận nhóm đôi vẽ sơ đồ và giải
1 hs làm bảng phụ
HS nêu
Lớp nhận xét
2 hs
Hs giải
1 hs làm bảng phụ
HS trình bày.
Lớp nhận xét
1 học sinh.
 Tập đọc : ( Tiết 57 ) Đường đi Sa Pa.
 I, Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn. 
	- Hiểu các từ mới: Sa Pa, rừng cây âm âm, áp phiên,...
	- Hiểu nội dung bài:Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
 	 + Đọc được từng đoạn đến cả bài tập đọc.
 II, Đồ dùng: Tranh vẽ.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1,GT bài:3'
2,Luyện đọc:8'
-Đọc lưu loát,trôi chảy, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đúng giọng từng đoạn.
-Hiểu một số từ mới.
3,Tìm hiểu bài:12'
-Nắm được nội dung bài.
 + Đ1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
 + Đ2: Phong cảnh một thị trấn...
 + Đ3: Cảnh đẹp Sa Pa.
4,Đọc diễn cảm:7'
-Đọc diễn cảm,rõ ràng. Đúng giọng từng đoạn đến cả bài.
- HTL 2 đoạn cuối.
5, Củng cố-dặn dò:3'
Gv treo tranh giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.
Gọi hs đọc bài.
Bài chia làm mấy đoạn?
Gọi hs đọc nối tiếp và giải nghĩa từ:
? Sa Pa là địa danh ntn?ở đâu?
Con hiểu ntn là'' áp phiên chợ '' ?
Gv nxét- sửa.
Gv treo bảng phụ- hdẫn đọc câu dài.
Yêu cầu hs đọc nhóm, thảo luận cách đọc?
Gọi hs đọc và nêu cách đọc từng đoạn?
Gv nxét-hdẫn đọc.
Gv đọc bài.
? Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều con hình dung được về mỗi bức tranh ấy?
 Gv nxét- giảng.
Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
 Gv nxét- kết luận.
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là'' món quà tặng diệu kì '' của thiên nhiên?
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa ntn?
? Nêu nội dung bài văn?
 Gv nxét- giảng.
Gọi hs đọc lại 3 đoạn và nêu cách đọc hay từng đoạn?
Yêu cầu hs đọc nhóm 4- cử đại diện thi đọc.
Gv tổ chức cho hs thi đọc hay đoạn 3?
Gv nxét,đánh giá,tuyên dương.
Yêu cầu hs nhẩm 2đoạn cuối 3'.
Gọi hs đọc thuộc một đoạn và nêu dấu hiệu học thuộc?
 Gv nxét- đánh giá.
Nêu nội dung bài văn?
Gv nxét giờ.
1hs đọc bài.
2,3 hs trả lời.
Hs đọc nối tiếp ( HSHN) và giải nghĩatừ.
Hs đọc thể hiện.
Hs đọc nhóm.
Đại diện 3 nhóm đọc.Nxét-đọc lại.
Hs đọc thầm bài và
 thảo luận nhóm đôi trả lời.
Nxét ,bổ sung.
3,4 hs trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
2, 3 hs nêu nội dung bài.
3Hs đọc thể hiện.
Hs đọc nhóm.
3hs thi đọc-nxét.
Hs nhẩm bài.
Hs xung phong đọc thuộc đoạn2, 3. Nxét.
2hs trả lời.
Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010.
Tập đọc : ( Tiết 58 ) Trăng ơi...từ đâu đến?
 I, Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát, đúng nhịp thơ, đúng giọng cả bài.
	- Hiểu một số từ mới: diệu kì.
	- Nội dung: Thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
 	 + Đọc được từng khổ đến cả bài thơ.
 II, Đồ dùng: Tranh vẽ.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1, KT bài cũ. 3'
2,GT bài:2'
3,Luyện đọc:8'
-Đọc đúng nhịp thơ,trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Hiểu một số từ mới.
4,Tìm hiểu bài:12'
-Nắm được nội dung bài thơ.
 + Sân chơi, quả bóng, lời ru,...
5,Đọc diễn cảm:7'
-Đọc diễn cảm,rõ ràng, đúng nhịp, giọng bài thơ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
6, Củng cố-dặn dò:3'
? Đọc thuộc 2đoạn cuối bài'' Đường đi Sa Pa'' và nêu nội dung bài?
Gv treo tranh giới thiệu bài.
Gọi hs đọc bài.
Bài chia làm mấy khổ thơ?
Gọi hs đọc nối tiếp .
 Gv nghe, sửa lỗi phát âm.
Gv treo tranh- ? Con hiểu'' diệu kì'' nghĩa là gì?
 Gv nxét- giảng.
Yêu cầu hs đọc nhóm, thảo luận cách đọc?
Gọi hs đọc và nêu cách đọc từng đoạn?
Gv nxét-hdẫn đọc.
Gv đọc bài.
? Trong hai khổ đầu trăng được so sánh với những gì?
Tại sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
 Gv nxét- giảng.
Trong mỗi khổ thơ tiếp, vầng trăng được gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?
 Gv nxét- giảng.
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương,đất nước ntn?
 Gv nxét-giảng.
Gọi hs đọc bài và nêu cách đọc hay từng khổ thơ?
Yêu cầu hs đọc nhóm 4- cử đại diện thi đọc.
Gv tổ chức cho hs thi đọc hay bài thơ?
Gv nxét,đánh giá,tuyên dương.
? Con thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? Hãy đọc thuộc khổ thơ đó?
 Gv nxét- đánh giá.
Nhắc lại nội dung bài thơ?
 Gv nxét giờ.
1Hs .
Hs quan sát.
1hs đọc bài.
2,3 hs trả lời.
Hs đọc nối tiếp ( HSHN) .
Hs quan sát trả lời.
Hs đọc nhóm.
Đại diện 6 nhóm đọc.
Nxét-đọc lại.
Hs đọc thầm bài và
 thảo luận nhóm đôi trả lời- Nxét ,bổ sung.
3,4 hs trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
6 hs đọc, nêu.
Hs đọc nhóm.
3hs thi đọc-nxét.
Hs xung phong học thuộc từng khổ thơ, cả bài, nxét.
2hs trả lời.
Toán : ( Tiết 142 ) Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 I, Mục tiêu: Giúp hs:
 - Biết cách giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
 - Biết vận dụng vào làm tốt bài tập.
 + Nhận biết bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 II, Đồ dùng: Bảng phụ.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ : 3’
2. Giới thiệu bài: 2’
3. Làm quen với cách giải bài toán hiệu- tỉ.
a, Bài toán 1:7’
Số bé:
Số lớn:
b. Bài toán 2: 7’
- HS biết cách giải bài toán hiệu- tỉ.
 Chiều dài :
 Chiều rộng :
* KLuận:3’
4. Thực hành:
Bài 1/151:6’
- Hs biết vận dụng cách giải toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ của 2 số đó để giải bài toán.
Bài 2/151: 6’
- Hs xác định đúng bài toán hiệu – tỷ.
- Tìm được tuổi mẹ, tuổi con.
5. Củng cố- dặn dò:3’
Nêu giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
GV nêu bài toán 1 và ghi bảng.
? Bài toán hỏi gì? Biết gì?
Tỷ số cho biết gì?
Gv vẽ sơ đồ đoạn thẳng và hướng dẫn hs quan sát sơ đồ.
Hiệu là bao nhiêu?
? 24 gồm mấy phần bằng nhau?
 Số bé là mấy phần? Tìm như thế nào?
Tìm số lớn như thế nào? Vì sao?
GV nhận xét- Hướng dẫn hs cách làm
Gv ghi bảng bài toán 2.
Yêu cầu hs tự tóm tắt bài toán.
? Bài toán hỏi gì? Biết gì?
cho biết gì? Hiệu là bao nhiêu?
Con tìm chiều dài, chiều rộng HCN như thế nào? Vì sao?
( Gv gợi ý hs xác định số lớn, số bé)
 Gv nhận xét – ghi bảng
? Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đố?
Gv nhận xét- Kết luận.
Gọi hs đọc đề
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Thuộc dạng toán nào? 
Hãy xác định hiệu - tỷ; số lớn- sốbé?
Yêu cầu hs tt và giải bài toán.
Gọi hs trình bày bài làm.
 GV nhận xét – kết luận
Gọi HS đọc bài
Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán
? Bài toán hỏi gì? Biết gì?
Hãy xác định hiệu- tỷ; số lớn- số bé? ? Mẹ bao nhiêu tuổi? Con bao nhiêu tuổi? Con làm thế nào?
GV nhận xét – Kết luận.
Nêu cách giải toán : Tìm hai số khi biết hiệu – tỷ của hai số đó?
 Gv nxét giờ.
2 hs
Hs đọc
Hs nêu
Hs quan sát sơ đồ
Nêu
Nhận xét – Bổ xung
3 hs đọc
Hs tt, 1 hs tt bảng phụ
Hs nêu- nhận xét tt của bạn.
Hs nêu- Làm nhóm đôi, 1 nhóm làm bảng phụ
Lớp nhận xét
2-3 hs nêu bài làm.
2 hs nêu.
Hs đọc đề bài.
Hs nêu.
Hs làm bài
1 hs làm bảng phụ
Hs chỉ bảng trình bày, lớp nhận xét.
2 hs
Làm nhóm đôi-1 nhóm làm bảng.
Hs nêu
Lớp nhận xét 
2 hs
 LTVC: ( Tiết 57 ) Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm.
 I, Mục tiêu. Giúp hs:
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch - thám hiểm.
	- Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi: Du lịch trên sông.
	+ Biết được một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
 II, Đồ dùng. Bảng phụ.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Giới thiệu bài. 2'
2, Bài tập. 
Bài 1/105. 6'
- Hiểu được hoạt động ntn gọi là du lịch.
Bài 2/ 105. 6'
- Hiểu được thám hiểm là gì?
Bài 3/105. 8'
- Hiểu được ý nghĩa câu:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn''.
Bài 4/105. 10'
- Giải được câu đố về các sông lớn ở VN.
3, Củng cố- dặn dò. 3'
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gọi hs đọc bài tập 1.
Yêu cầu hs làm bài.
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
? Những hoạt động ntn gọi là du lịch?
 Gv nxét- giảng.
? Bài tập 2 yêu cầu con làm gì?
Theo con thám hiểm nghĩa là gì?
Người làm nghề thám hiểm luôn gặp khó khăn gì?
 Gv nxét- giảng.
? Nêu yêu cầu bài tập 3?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi giải nghĩa câu tục ngữ trên?
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
Con hiểu câu'' Đi một ngày đàng học một sàng khôn'' ntn?
Hãy nêu tình huống sử dụng câu đó?
 Gv nxét- giảng.
Gọi hs đọc bài tập 4.
? Nêu yêu cầu bài tập 4?
Gv chia nhóm- tổ chức trò chơi: Du lịch trên sông.
 Gv phổ biến cách chơi, luật chơi.
 Gv nxét- tuyên dương.
? Nhắc lại tên các con sông ở bài tập 4?
 ? Con hiểu ntn là'' du lịch'', '' thám hiểm'' ?
 Gv nxét giờ.
1 hs đọc.
Hs làm bài.
2,3 hs trả lời, nxét.
Hs nêu yêu cầu.
Hs nêu ý kiến.
Nhận xét, bổ sung.
Hs nêu yêu cầu.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời, nêu tình huống sử dụng. Lớp nxét.
1 hs đọc bài 4.
Hs nêu yêu cầ ...  Mục tiêu:
 - Giúp học sinh rèn kỹ năng giải toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó dạng với n > 1.
 - Biết vận dụng vào làm tốt bài tập.
 + Nhận biết được dạng toán hiệu - tỉ.
 II, Đồ dùng: Bảng phụ
 III,Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài : 2’
2. Luyện tập:
Bài 1/151: 7’
- HS xác định được dạng toán hiệu- tỉ.
- Tìm được số lớn, số bé.
Bài 2/151: 7’
- HS xác định được tỉ số.
- Tìm được số thứ nhất, số thứ hai.
Bài 3/151: 7’
- Xác định được dạng toán.
- Tìm được số gạo tẻ, gạo nếp.
Bài 4/151: 10’
- Đặt được đề toán & giải đúng bài toán hiệu - tỉ.
3. Củng cố- dặn dò: 3,
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gọi HS đọc bài
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Bài thuộc dạng toán nào?
Xác định hiệu – tỷ của bài toán?
Nêu cách giải?
GV quan sát- Hướng dẫn.
GV treo bảng phụ- Gọi hs đọc bài làm.
 Gv nxét- kết luận.
Yêu cầu hs tự đọc đề và giải.
Gọi hs đọc lại đề ?
? Bài toán hỏi gì? Thuộc dạng toán nào? Con tìm số thứ nhất, số thứ hai ntn? Vì sao ?
 GV nhận xét – Kết luận.
Gọi HS đọc bài 3.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Bài thuộc dạng toán nào?
Xác định hiệu – tỷ của bài toán?
Con tìm số gạo tẻ, gạo nếp ntn?
 Gv nxét-kết luận.
Yêu cầu hs quan sát tóm tắt đặt đề toán.
? Bài yêu cầu gì? Thuộc dạng toán nào? XĐ hiệu – tỷ?
GV quan sát – Hướng dẫn hs yếu.
Gọi hs trình bày bài làm
 Gv nhận xét – kết luận.
Nêu cách giải toán hiệu – tỷ?
2 hs đọc
HS nêu
HS làm bài
1 hs làm bảng phụ
HS đọc bài – Nxét
HS tự giải
1 hs làm bảng phụ
HS nêu cách làm.
Lớp nhận xét.
2 hs đọc
HS nêu
Hs làm bài
1 hs làm bảng phụ
HS trình bày bài làm.
Lớp nhận xét
2,3 hs đặt đề toán.
Hs trả lời, nxét.
Hs làm nhóm đôi.
1nhóm làm bảng.
Hs nêu cách làm, nxét.
1hs nêu.
Lịch sử: ( Tiết 29 ) Quang Trung đại phá quân Thanh. ( năm 1789 )
 I, Mục tiêu. Học xong bài này, hs biết:
	- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
	- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
	- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của khởi nghĩa Tây Sơn.
 II, Đồ dùng. Lược đồ khởi nghĩa, phiếu học tập. 
 ( Điều chỉnh nội dung: Mờ sáng mồng 5 tết....phục kích tiêu diệt thành nội dung đọc thêm. Bỏ câu hỏi 2/63. )
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Giới thiệu bài. 2'
2, Nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. 6'
- Biết được vì sao Ng - Huệ đánh quân Thanh.
3, Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. 18'
- Thuật lại được diễn biến của trận đánh.
4, Kết quả trận đánh. 7'
- Nắm được kết quả trận đánh.
5, Củng cố- dặn dò. 3'
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gv điều chỉnh phần nội dung bài- gọi hs đọc bài.
? Vì sao Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh?
 Gv nxét- kết luận.
Gv chia nhóm- phát phiếu học tập.
Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
 Gv quan sát- hdẫn.
Gọi từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Gv treo lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh- Yêu cầu hs chỉ lược đồ và thuật lại diễn biến của trận đánh đó?
 Gv nxét- giảng.
? Tìm chi tiết thể hiện quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung?
?Trận đánh thu được kết quả gì?
Nhận dân ta đã làm gì để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh?
 Gv nxét- giảng.
? Nhắc lại nguyên nhân, kết quả của trận Quang Trung đại phá quân Thanh?
 Gv nxét giờ.
1 hs đọc bài.
Hs trả lời cá nhân.
Nhận xét, bổ sung.
1 hs đọc phiếu học tập.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Hs quan sát lược đồ.
2,3 hs chỉ lược đồ thuật lại trận đánh, nxét.
2 hs nêu.
Hs trả lời cá nhân, nxét.
1 hs nhắc lại.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2010.
 TLV: ( Tiết 58 ) Cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
 I, Mục tiêu. Giúp hs:
	- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
	- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà.
	+ Nhận biết được bài văn miêu tả con vật.
 II, Đồ dùng. Tranh minh hoạ một số con vật.
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Giới thiệu bài. 2'
2, Phần nhận xét. 12'
- Nắm được nội dung mỗi đoạn văn.
3, Ghi nhớ. 5'
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
4, Bài tập. 12'
- Lập được dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.
5, Củng cố- dặn dò. 3'
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gọi hs đọc bài văn: Con Mèo Hung.
? Bài tập 2,3,4 yêu cầu gì?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo 3 câu hỏi trên.
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
? Bài văn trên gồm mấy đoạn?
Nội dung chính mỗi đoạn là gì?
Từ bài văn trên, nxét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
 Gv nxét- kết luận.
? Vậy bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Nêu nội dung từng phần?
 Gv nxét- kết luận.
? Phần luyện tập yêu cầu gì?
Gv treo tranh một số con vật.
? Nhà con nuôi những con vật nào?Con thích nhất con vật nào?
Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
Yêu cầu hs quan sát con vật mình thích và lập dàn ý chi tiết.
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
 Gọi hs đọc dàn ý đã lập.
 Gv nxét- bổ sung.
? Nêu bố cục bài văn miêu tả con vật?
 Gv nxét giờ.
1 hs đọc bài văn.
Hs nêu yêu cầu.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời, nxét- bổ sung.
Hs đọc phần ghi nhớ.
Hs nêu yêu cầu.
Hs quan sát tranh, nêu ý kiến.
Hs lập dàn ý.
Hs đọc dàn ý đã lập, nxét.
1 hs đọc lại ghi nhớ.
 Toán : ( Tiết 145 ) Luyện tập chung.
 I, Mục tiêu:
 - Giúp học sinh rèn kỹ năng giải toán: Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của hai số đó.
 - Biết vận dụng vào làm tốt bài tập.
 + Nhận biết được dạng toán tổng ( hiệu ) - tỉ.
 II, Đồ dùng: Bảng phụ
 III,Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài : 2’
2. Luyện tập:
Bài 1/152: 7’
- HS xác định được dạng toán hiệu- tỉ.
- Tìm được số lớn, số bé.
Bài 2/152: 7’
- HS xác định được tỉ số.
- Tìm được số thứ nhất, số thứ hai.
Bài 3/152: 7’
- Xác định được dạng toán.
- Tìm được số gạo tẻ, gạo nếp.
Bài 4/151: 10’
- Xác định đúng bài toán tổng - tỉ.
- Tính đúng độ dài mỗi đoạn đường.
3. Củng cố- dặn dò: 3’
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Bài thuộc dạng toán nào?
Xác định hiệu – tỷ của bài toán?
Nêu cách tìm số lớn, số bé?
GV quan sát- Hướng dẫn.
GV treo bảng phụ- Gọi hs đọckết quả.
 Gv nxét- kết luận.
? Nêu cách giải toán hiệu- tỉ?
Yêu cầu hs tự đọc đề và giải.
Gọi hs đọc lại đề ?
? Bài toán hỏi gì? Thuộc dạng toán nào? Tỉ số là bao nhiêu? Vì sao?
 Con tìm số thứ nhất, số thứ hai ntn? Vì sao ?
 GV nhận xét – Kết luận.
Gọi HS đọc bài 3.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Bài thuộc dạng toán nào?
Con tìm số gạo tẻ, gạo nếp ntn? Vì sao?
 Gv nxét-kết luận.
Gọi hs đọc đề bài.
Gv vẽ bảng sơ đồ.
? Bài yêu cầu gì? Thuộc dạng toán nào? XĐ tổng – tỉ?
GV quan sát – Hướng dẫn hs yếu.
? Con tính độ dài mỗi đoạn đường là bao nhiêu? Làm ntn?
Gv nhận xét – kết luận.
Nêu cách giải toán tổng ( hiệu ) - tỉ?
HS nêu
HS làm bài
1 hs làm bảng phụ
HS đọc bài – Nxét
HS tự giải
1 hs làm bảng phụ
HS nêu cách làm.
Lớp nhận xét.
2 hs đọc
HS nêu
Hs làm bài
1 hs làm bảng phụ
HS trình bày bài làm.
Lớp nhận xét
2,3 hs đọc đề toán.
Hs quan sát sơ đồ.
Hs trả lời, nxét.
Hs làm nhóm đôi.
1nhóm làm bảng.
Hs nêu cách làm, nxét.
2hs nêu.
Địa lí: ( Tiết 29 ) Thành phố Huế.
 I, Mục tiêu. Giúp hs biết:	
	- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.
	- Tự hào về thành phố Huế ( Được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
 II, Đồ dùng. Bản đồ VN, tranh ảnh về Huế. ( Bỏ câu hỏi 1/ 146).
 III, Hoạt động dạy học chủ yếu.
1, KT bài cũ. 3'
2, Giới thiệu bài. 2'
3, Thiên nhiên đẹp với công trình kiến trúc cổ. 15'
- Biết được các công trình kiến trúc cổ ở Huế.
- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô.
4, Huế thành phố du lịch. 12'
- Biết được vì sao ở Huế du lịch lại phát triển.
- Tự hào về thành phố Huế.
5, Củng cố- dặn dò. 3'
? Nêu các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gv treo bản đồ VN& lược đồ H1 SGK.
Yêu cầu hs chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ, lược đồ?
 Kể tên các con sông chảy qua thành phố Huế?
Kể tên các công trình kiến trúc cổ ở kinh thành Huế?
Con hãy giới thiệu về một công trình kiến trúc mà con biết?
 Gv nxét- giảng.
? Nêu đi thuyền trên sông Hương con có thể đi đến thăm những điểm du lịch nào của Huế?
Gv chia nhóm- phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về Huế- Yêu cầu các nhóm quan sát, mô tả lại những nét độc đáo của kiến trúc đó?
 Gọi từng nhóm chỉ tranh mô tả.
 Gv nxét- kết luận.
Con đã được đến thăm Huế chưa?
Con thích nhất cảnh đẹp nào ở Huế? Vì sao?
Vì sao Huế lại trở thành thành phố du lịch ?
 Gv nxét giờ.
1 hs nêu.
Hs quan sát bản đồ, lược đồ.
2,3 hs chỉ bản đồ, lược đồ trả lời- nxét.
Hs trả lời cá nhân, nxét- bổ sung.
2 hs nêu ý kiến.
Hs về nhóm quan sát tranh, thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm chỉ tranh mô tả, nxét.
Hs nêu ý kiến, nxét.
1 hs nêu.
Chính tả: ( Tiết 29 Ai đã nghĩ ra các chữ số1,2,3,4,...?
 I, Mục tiêu:
	- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết:Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...?
	- Viết đúng các tên riêng nước ngoài.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm ,vần dễ lẫn tr/ch, êt/ êch.
 	 +Biết chép lại bài chính tả.
 II,Đồ dùng:Vở ,bút.
 III,Hoạt động dạy học chủ yếu.
1,Giới thiệu bài:2'
2,Hướng dẫn nghe,viết:20'
-Nghe viết đúng chính tả.
-Trình bày đúng bài viết.
3,Bài tập.
Bài 2:6''
- Ghép được âm đầu tr/ ch với vần êt/ êch để tạo thành tiếng có nghĩa.
Bài 3. 6'
- Điền đúng các tiếng thích hợp vào ô trống để hoàn thiện mẩu chuyện.
4, Củng cố-dặn dò. 3'
Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
Gv đọc bài viết.
Gọi hs đọc lại bài viết.
Nêu nội dung đoạn văn?
Tìm và viết các tên riêng nước ngoài? 
Nêu cách viết?
Bài trình bày ntn thế nào?
Gv đọc bài viết.
Gv đọc lại bài viết.
Bài 2 yêu cầu con làm gì?
Gv treo bảng phụ ghi bài tập.
Yêu cầu hs tự làm bài.
 Gv treo bảng phụ- gọi hs đọc, nxét.
 Gv nxét-kết luận.
? Nêu yêu cầu bài 3?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi làm bài.
 Gv quan sát- hdẫn hs yếu.
Đọc mẩu chuyện: ''Trí nhớ tốt'' con đã điền?
 Gv nxét- kết luận.
Gv thu bài - nxét giờ.
Hs nghe.
1hs đọc bài.
Hs tìm,nêu,viết nháp-nxét.
Hs viết bài.
Hs đổi vở soát lỗi.
2hs nêu.
1 hs đọc bài.
Hs làm bài- 1hs làm bảng phụ.
Hs đọc bài làm-nxét.
Hs nêu yêu cầu.
Hs làm nhóm đôi.
2,3 nhóm đọc bài làm, nxét.
Hs thu vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nguyen_viet_hung_ban_3_cot.doc