Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Vũ Thị Thanh Hường

I. Mục tiêu

- Củng cố cho HS kỹ năng viết, đọc tỉ số, bài toán liên quan đến tổng và tỉ.

- HS nắm được dạng bài; cách trình bày bài toán chính xác, KH.

II. Đồ dùng dạy học

- SGK; Bảng phụ, phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học

1. KTBC? + Muốn giải bài toán tìm hai số, khi biết tổng và tỉ số, ta làm như thế nào?. 2 HS đọc kết quả bài tập, 3, 4 (149).

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: "Luyện tập chung"

 

doc 22 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2010
Mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
Tập đọc:
 Đường đi Sa Pa
I. Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu ND,: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài : “Hôm sau... cho đất nước ta"
II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ chi 2 đoạn cuối, đoạn 1
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC- 2 HS đọc lại bài "Con sẻ" và nêu ND bài
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: "Đường đi Sa Pa" trong chủ điểm "Khám phá thế giới"
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
- Gv chia bài thành 3 đoạn, HS đọc nối tiếp đoạn:
+ Đ1: "Xe chúng tôi... liễu rủ"
Đ2: "Buổi chiều... tím nhạt"
Đ3: Còn lại
- HS luyện đọc theo cặp (3')
- 1 HS đọc to cả bài
Gv đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ gọi tả cảnh đẹp Sa Pa
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi
? Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh?
Đ1: Đường lên chênh vênh, xung quanh là những đám mấy, cảnh cấy chuối rừng ra hoa, đàn ngựa..
Đ2: Tác giả bắt gặp những hoạt động của người dân tộc nơi đây
Đ3: Sự biến đổi của thời tiết Sa Pa -> cảnh vật cũng thay đổi theo
- HS nêu ý kiến của nhóm, HS khác NX: Bằng sự quan sát , liên tưởng, tác giả miêu tả rất chi tiết, rõ nét vẻ đẹp của con người, sự vật ở Sa Pa,
KL: Bằng sự quan sát ,liên tưởng, tác giả miêu tả rất chi tiết, rõ nét vẻ đẹp của con người, sự vật ở Sa Pa
- Những đám mây sà xuống... huyền ảo
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa
- Chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ
- Nắng phố huyện vàng hoe
- Sương núi tím nhạt
- Thoắt cái.. nồng nàn
? Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "Món quà kì diệu của thiên nhiên"
+ Vì nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp đặc sắc. 
c. Kết luận: + Nội dung của bài đọc là gì? 
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
* Hướng dẫn đọc diễn tả và HTL: 
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn. Học sinh nhận xét, giáo viên cho điểm 
+ Giọng nhẹ, tình cảm, thiết tha,... 
"Xe chúng tôi.... liễu rũ".
- Yêu cầu HS nhẩm thuộc bài đoạn cuối bài: 5' 
- Mời 3 - 5 HS đọc thuộc, diễn cảm, GV lấy điểm. 
+ "Hôm sau...đất nước ta". 
3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò HS về ôn bài; chuẩn bị cho bài sau
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kỹ năng viết, đọc tỉ số, bài toán liên quan đến tổng và tỉ. 
- HS nắm được dạng bài; cách trình bày bài toán chính xác, KH. 
II. Đồ dùng dạy học
- SGK; Bảng phụ, phiếu học tập. 
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC? + Muốn giải bài toán tìm hai số, khi biết tổng và tỉ số, ta làm như thế nào?. 2 HS đọc kết quả bài tập, 3, 4 (149). 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: "Luyện tập chung" 
. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1(149). 
- HS đọc đề bài. Yêu cầu làm việcnhóm đôi. 2 HS lên bảng thi viết các tỉ số trong bài 
- Lớp và giáo viên đối chiếu kết quả nhận xét 
? Tỉ số có ý nghĩa gì?
GV: Lưu ý trong viết tỷ số không viết kèm đơn vị (VD: 5m và 7m viết là 
Bài 1(149) Viết tỷ số của a và b, biết 
	a) 	 c)
	b) 	 d)
Bài 2(149) 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài và quan sát bảng?
? Bài đã cho biết gì? Hỏi gì?
? Có thể tìm số nào trước số nào sau?
- Học sinh làm bài vào VBT giáo viên phát phiếu cho 2 học sinh làm bài và dán kết quả.
? Số bé đựơc tìm bằng cách nào?
? Để biết kết quả đó đúng sai, ta làm như thế nào? 
Bài 2(149)Viết số thích hợp vào ô trống
Tổng 2 số
72
120
45
Tỉ số của 2 số
Số bé
12
15
10
Số lớn
60
105
27
Bài 3(149) 
- Học sinh đọc bài toán và tóm tắt:
?Bài toán cho biết, hỏi gì? Dạng bài tập nào?
?Tỉ số của bài tập đã biết là như thế nào?
Cả lớp làm bài 1 học sinh lên bảng giải bài toán
- Lớp và giáo viên nhận xét kết quả
? Muốn biết kết quả có đúng không ta làm như thế nào?
? Tỉ số có ý nghĩa như thế nào?
- HS đổi chéo VBTđể kiểm tra cho bạn.
Bài 3(149)
1080
?
?
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Tổng số phần bằng nhau là: 1+ 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 
Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945
Đáp số: 135; 945
Bài 4(149)
- Học sinh đọc bài toán và nhận xét
? Nửa chu vi hcn có ý nghĩa như thế nào?
? Vậy để giải bài tập ta cần mấy bước?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải bài tập. Lớp và giáo viên nhận xét góp ý
? Để tìm số đo chiều dài hcn, ta phải làm như thế nào?
- 1 HS đọc to kết quả BT.
125m
? m
? m
Bài 4(149)
Chiều rộng:
Chiều dài:
Tổng số phần bằng nhau là: 2+3=5 (phần)
Số đo chiều rộng hcn là: 125 : 5= 25 (m)
Số đo chiều dài hơn là: 125 -25 = 100 (m)
Đáp số: 25m; 100m
Bài 5(149)
- Học sinh đọc bài toán và nhận xét
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Tổng số đo chiều dài, chiều rộng được tính như thế nào?
? Vậy đây là dạng bài tập nào?
- Học sinh theo nhóm làm bài . 1 học sinh xung phong lên bảng chữa bài.
Bài 5(149)
Nửa chu vi của hcn là: 64 : 2= 32 (m)
Chiều rộng của hcn là:
( 32 -8) : 2 = 12 (m)
Chiều dài của hcn là:
32 - 12 = 20 (m)
Đáp số
3 Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
Thứ 3 ngày 30 tháng 3 năm 2010
Chính tả: 
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,...?
I/ Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,?”
- Tiếp tục rèn luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch; êt/êch. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, rõ ràng, KH, đúng chính tả, phát triển óc thẩm mĩ. 
II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi ND BT2; 3. 
III. Hoạt động dạy học 
1. KTBC:- 2. HS đọc kết quả bài tập (giờ viết trước). GV nhận xét bài viết. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4" 
b. Bài mới: Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc mẫu bài viết, cả lớp theo dõi trong sgk
? Dựa vào đâu, người ta tìm ra nguồn gốc của những số đó?
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng lớp viết dưới lớp viết ra nháp một số từ khó trong bài .
? Bài có những DTR nào?
- GV lưu ý học sinh cách trình bày bài
- GV gập sách, ngồi ngay ngắn viết bài
- GV đọc chậm từng câu
- GV đọc soát bài, học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn nhận xét.
- Thu và chấm 3 -7 bài tại lớp. Nhận xét bài viết
c) Luyện tập 
+ SGK
+ Năm 750 một người ấn độ mang đến bát đa một bảng thiên văn do người ấn độ làm ra.
ả rập, bát đa, dâng,quốc vương rộng rãi
+ Bát đa, ả rập, ấn độ
+3 lần / đi học
Bài 2a (104)
- Học sinh đọc yêu cầu quan sát. Cả lớp tìm nối từ theo yêu cầu rồi đặt câu với từ đó.
- Mời 2 học sinh lên bảng thi nối từ. lớp và giáo viên nhận xét chốt kết quả? khi nào dùng từ " Khi nào dùng từ chăng - trăng "?
Bài 2(104) HS tự tìm tiếng có nghĩa
3. Củng cố - dặn dò- GV nhận xét giờ học
Tin học
( GV chuyên dạy)
Toán
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I/ Mục tiêu- Giúp cho HS biết cách giải toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- Xác định được hiệu số và tỉ số của hai số đó
II/ Đồ dùng dạy học- Bảng phụ. SGK. phấn mầu
III/ Hoạt động dạy học
1. KTBC- 2 HS lên bảng chữa BT 4,5(149)? Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số có những bước làm nào?
2. Bài mới
a)Giới thiệu bài: "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"
b) Dạy bài mới
Bài toán 1: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là 3/5 Tìm hai số đó
- HS đọc bài toán và tóm tắt
? Bài toán cho biết gì ?Hỏi gì?
?Tỉ số cho biết điều gì?
? Từ tỉ số của bài toán, hãy tóm tắt bằng sơ đồ? Hiệu của hai số ứng với phần nào trên sơ đồ?
? Theo sơ đồ, có số lớn hơn số bé mấy phần?
? Phép tính?
- Gv : 24 đơn vị ứng với 2 phần bằng nhau trên sơ đồ. Muốn biết giá trị của 1 phần, ta làm như thế nào?
? Số bé (số lớn ) được tìm như thế nào?
Tỉ số nghĩa là : Số bé là 3 phần bằng nhau
Số lớn bằng 5 phần như thế
? 
? 
24
Số bé:
Số lớn:
Hiệu số phần bằng nhau là : 5 - 3 = 2 (phần)
Số bé là : 24 : 2 x 3 = 36
Số lớn là 24 + 36 = 60
Đáp số : Số bé 36; số lớn 60
? Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, cần mấy bước giải? Là những bước nào?
- Gv chốt các bước giải để tìm ra số lớn(số bé)
+ Vẽ sơ đồ đoạn thẳng
+ Tính hiệu số phần bằng nhau
+ Tìm số lớn (số bé)
Bài toán 2:
- Học dọc đề bài toán (SGK - 150)
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
?Chiều dài hơn chiều rộng 12m, nghĩa là như thế nào?
?Đây là dạng bài toán nào?
- 1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp làm vào VBT
+ Chiều dài hơn chiều rộng 12m
?m
+ Chiều dài bằng chiều rộng
12m
Chiều dài:
?m
Chiều rộng:
? 12 m ứng với mấy phần trên sơ đồ ? 
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng giải bài toán
? Số lớn (bé) được tìm như thế nào?
? So sánh các bước làm của 2 dạng bài tìm hai số biết tổng tỉ số, hiệu - tỉ số?
Hiệu số phần bằng nhau là : 7 - 4= 3 (phần)
Chiều dài HCN là : 12:3 x 7 = 28(m)
Chiều rộng HCN là : 28 - 12 = 16 (m)
Đáp số : 28m, 16m
HS nhận xét
c)Thực hành
Bài 1 (151)
- HS đọc yêu cầu bài toán và tóm tắt
? Bài toán đã cho biết gì? Hỏi gì?
? Tỉ số đó có ý nghĩa gì () dạng bài tập nào?
- HS làm bài theo BT mẫu. 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải bài toán. Lớp và giáo viên nhận xét KQ
? Số bé được tìm như thế nào?
? Muốn kiểm tra kết quả có đúng không ta làm như thế nào?
Bài 1(151)
? 
Tóm tắt 
? 
123
Số bé: 
Số Lớn: 
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (Phần)
Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82 
Số lớn là: 123 + 82 = 205
Đáp số: Số lớn: 205
 Số bé : 82	
Bài 2(151)
- HS đọc bài toán và tóm tắt
? Bài toám cho biết, hỏi gì?
?Dạng bài toán nào? tỉ số có ý nghĩa như thế nào?
- Cả lớp làm bài. 1HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét, GV chốt kết quả
? Kiểm tra lại tuổi mẹ, tuổi con?
? Nêu các bước giải bài toán? HS đổi chéo VBT để kiểm tra
Bài 2(151) 
Tóm tắt:
? tuổi
25 tuổi
Tuổi con:
Tuổi mẹ:
Hiệu số gần bằng nhau là: 7 - 2 = 5 (phần). 
Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi). 
Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi)
Đáp số: 
Bài 3(151)
- HS đọc đề bài và tự tóm tắt
- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh
- HS khác nhận xét bài. Gv chốt kết qủa
? Số lớn được tìm bằng cách nào?
? Bài toán gồm những bước giải nào 
- HS dọc to bài giải
Bài 3(151) 
Bài giải: Số bé nhất có ba chữ số là; 100 
Hiệu số phần bằng nhau là: 9 - 5 = 4 (phần). 
Số bé là: 100 : 4 x 5 = 125 
Số lớn là: 100 + 125 = 225
Đ/Số. 
3. Củng cố - Dặn dò- Gv nhận xét giờ học
Khoa học ... a tổ mình trong tuần vừa qua:
 + Đồng phục tương đối đầy đủ
 + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp. 
 + Vệ sinh lớp tốt.
 + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.
 3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục khôngcòn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chưa đầy đủ
- Nề nếp tự quản chưa có
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
+1 số em cần trấn chỉnh nền nếp xếp hàng ra vào lớp cũng như HĐmúa hát tập thể giữa giờ.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Nâng cao ý thức tự quản. 
 Thứ 7 ngày 3 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu: 
 Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
I. Mục đích yêu cầu 
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sử. 
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ BT 2; 3 (nhận xét); phiếu học tập BT4 (luyện tập). 
III. Hoạt động dạy học 
1. KTBC
- 2 HS làm lại BT 2; 3 
- 1 HS nêu KQ BT 4. -> (Tiết MRVT: Du lịch - thám hiểm) 
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài" Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị"
b) Phần nhận xét
Bài tập 1,2,3,4 (110; 111)
Bài tập
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu BT 1;2;3;4
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn trong BT1 và trả lời câu hỏi ở BT23;4
- HS lần lượt nêu ý kiến. HS khác nhận xét, GV chốt kết quả ở bảng
Câu nêu yêu cầu đề nghị
Lời của ai
Nhận xét
- Bơm cho cái bánh xe
Hùng
Bất lịch sự
- Vậy cho tôi
Hùng
Bất lịch sự
Bác ơi cho cháu
Hoa
Y/c lịch sự
? Theo em như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị
+ Lời yêu cầu phải phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, xưng hô hợp lý
? Tại sao lời nghị của Hùng bị từ chối?
c) Phần ghi nhớ
- ?Để yêu cầu được giúp đỡ mọi người khác thực hiện theo ta phải như thế nào?
- 3 HS đọc lại nô dung "ghi nhơ"HS khác nhẩm thuộc ND đó
Lời của cậu không thể hiện sự tôn tọng người khác
* Ghi nhớ : SGK (111)
d) Phần luyện tập
Bài 1(111)
- HS đọc yêu cầu BT
- HS trao đổi nhóm đôi và nêu ý kiến
? Để mượn bút, em sẽ nói như thế nào?
- HS khác nhận xét, đọc thể hiện ngữ điệu phù hợp
Bài 1(111) Chọn cách nói phù hợp
b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút
c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
Bài 2 (111)
- HS đọc yêu cầu và suy nghĩ cách trả lời
? Em chọn cách nói nào? Tại sao?
Kết luận: (b); (c); (d) đều lịch sự, (c), (d) có tính chất lịch sự cao hơn
Bài 2(111) Chọn cách nói phù hợp với người lớn
a) Không có từ xưng hô - bất lịch sự
b) Bác ơi, mấy giờ rồi ạ!
c)
=> lịch sự phù hợp
Bài 3(111)
- HS yêu cầu thảo luận nhóm (2 bàn)
? Tại sao câu đó giữ ? Không giữ được phép lịch sự?
- HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét
- Gv chốt kết quả, lưu ý sử dụng ngữ điệu phù hợp
Bài 3(111) So sánh cặp câu khiến
a) C1: Có từ xưng hô
 C2: Không có từ xưng hô, cộc lốc
b) C1: Có tính chất bắt buộc
C2: Nhẹ nhàng, tình cảm
c) C1: Cộc lốc
C2: Có từ xưng hô, ý tứ
d) C2: Có từ xưng hô, lịch sự
C1: Có tính chất ra lệnh
Bài 4: (112)
- HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào VBT
- Gv phát phiếu cho 3 HS làm bài
- HS nối tiếp đọc câu khiến vừa đặt- GV nhận xét 
- 3 HS dán kết quả, GV chấm điểm
Bài 4(112) Đặt câu khiến
a) Bố ơi, cho con mua sách nhé!
b) Bác cho cháu ngồi nhờ một lúc nhé!
3/Củng cố -dặn dò- HS nêu lại ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học
Toán: 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu - Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
- Rèn tính cẩn thận, KH, nhanh nhẹn, óc suy luận. 
II. Đồ dùng dạy học- SGK, bảng phụ, phấn màu. 
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC - 1 HS lên bảng làm BT4 (151). Cả lớp quan sát và nhận xét. 
? + Nêu các bước của bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số". 
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: "Luyện tập chung". 
b) Hướng dẫn HS làm bài; 
Bài 1 (152)
Bài 1 (152) viết số thích hợp vào ô trống. 
- HS đọc yêu cầu quan sát bảng: 
?+ Đề bài đã cho biết gì, yêu cầu làm gì? 
- HS đặt đề bài cho 2 phần BT. GV nhận xét. 
- Mời 2 HS lên bảng tính và điền kết quả. Cả lớp làm vào VBT. 
- Lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài: 
? + Cách tìm số bé, số lớn? 
?+ Tỉ số cho biết những gì? 
* KL: Đây là dạng bài toán đã cho biết rõ ràng về hiệu số và tỉ số. 
Hiệu hai số 
Tỉ số của hai số 
Số bé 
số lớn 
15
30
45
36
12
48
Bài 2 (152). 
- HS đọc đề bài và tóm tắt: 
? + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
? + Dạng bài toán nào? Tỉ số của hai số sẽ là bao nhiêu? tại sao? 
- HS làm bài. 1 HS lên bảng trình bày bài giải. 
- HS đối chiếu bài làm và nhận xét;: 
? + Muốn biết số lớn, số bé có giá trị như thế nào, ta cần làm gì? 
? + Dạng bài tập này có gì đặc biệt? Cách làm? 
* KL: Bài toán chưa biết rõ ràng tỉ số nên cần suy luận để tìm ra tỉ số.
Bài 2(152) 
?
Vì số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai. 
?
758
Số thứ nhất:
Hiệu số phần bằng nhau: 10 - 1 = 9 (phần). 
Số thứ hai là: 783 : 9 = 82
Số thứ nhất là : 82 + 738 = 820
Đáp số: 
 Bài 3 (152)
_ HS đọc đề bài và tóm tắt
? Bài toán cho biết, hỏi gì?
? Đây là dạng bài toán nào?
?Muốn biết số kg gạo ở mỗi loại ta cần biết gì?
?Làm thế nào để biết số kg gạo ở 1 túi?
- HS làm bài,1 em lên bảng giải bài toán
- Lớp và GV nhận xét kết quả
? Tại sao lại tìm được 1 túi gạo nặng 10kg?
? Muốn kiểm tra kết quả có đúng không, ta làm như thế nào?
- 3 HS đọc to bài giải
Bài 3(152)
Bài giải
Tổng số túi gạo là : 10 + 12 = 22 (túi)
Mỗi túi gạo nặng là : 220 : 22 = 10kg
Số gạo nếp nặng là : 10 x 10 = 100 (kg)
Số gạo tẻ nặng là : 12 x 10 = 120 (kg)
Đáp số:
Bài 4(152)
- HS đọc đề bài va quan sát sơ đồ
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
?Tỉ số có ý nghĩa như thế nào?
? Đây là dạng bài toán nào?
- HS làm bài,1 em lên bảng giải bài toán
- Lớp và GV nhận xét kết quả
? Tại sao quãng đường từ nhà đến hiệu sách lại được tính như vậy?
? Kiểm tra lại kết quả
Bài 4(152)
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là 5 + 3 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là :
840 : 3 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 - 315 = 525 (m)
Đáp số : 315(m)
 525 (m)
3/Củng cố - dặn dò? Bài học ôn cho em những kiến thức nào?
- GV nhận xét giờ học
Đạo Đức:
Luyện tập
I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông: Đó là cách tôn trọng bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người
- Học sinh biết bày tỏ thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông 
- Giúp học sinh biết tham gia giao thông an toàn
II. Đồ dùng dạy học- VBT phiếu học tập, thẻ màu
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC? Tại sao cần phải thực hiện đúng luật giao thông?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: "Tôn trọng luật giao thông" - Tiết 2. 
b. Thực hành: 
Hoạt động1: Trò chơi tìm hiểu biển báo giao thông. 
- GV chia lớp thành 5 nhóm và phổ biến luật chơi: HS quan sátBB GT (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nếu các nhóm cũng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT3 - SGK) 
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận 6 tình huống và cách giải quyết hợp lý nhất. 
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến:
- GV đánh giá kết quả từng nhóm. 
 Bài 3 (42) Em sẽ làm gì? 
a. Bạn nói thế không đúng: Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. 
b. Không được thò đầu, tay ra ngoài xe, rất nguy hiểm. 
c. Ném đất đá lên tàu sẽ gây nguy hiểm cho khách và hỏng tàu. 
d. Đề nghị bận dừng lại, nhận lỗi và giúp người bị nạn. 
đ. Không nên xúm lại xem vì sẽ gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến TK khi quan sát hiện trường đó. 
e. Lòng đường là nơi dành cho phương tiện GT khác, rất nguy hiểm. 
 Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn. 
? + Để hạn chế tai nạn GT, địa phương đã làm những biện pháp gì? 
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS. 
Bài 4 (42): Tìm hiểu, nhận xét về thực hiện lụât giao thông ở địa phương.
+ Phương tiện: 
+ Giao thông công cộng. 
+ ý thức người dân. 
 3. Củng cố - dặn dò: 
- 2 HS đọc lại "Ghi nhớ". 
- GV nhận xét giờ học. 
Tập làm văn: 
 Cấu tạo của bài văn Miêu tả con vật
I/ Mục tiêu- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ, ảnh phóng to một số vật nuôi trong nhà (chó, mèo, gà...) phiếu học tập
III/ Hoạt động dạy học
1. KTBC- 3 HS đọc lại bài tóm tắt tin các em đã đọc trên bào Thiếu niên Tiền Phong
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài:" Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật"
b) Dạy bài mới : phần nhận xét
Bài tập 1; 2; 3(112)
- HS đọc yêu cầu bài tập và ND của bài. Cả lớp đọc thầm lại bài văn và nhận xét
? Hãy chia đoạn bài văn?
? Xác định nội dung chính của mỗi doạn văn đó
- HS khác nêu ý kiến, bổ sung. GV chốt kết quả
Bài tập
MB: (Đ1) Giới thiệu con mèo được tả trong bài
TB: (Đ2) Tả hình dáng con mèo
(Đ3) - Tả hoạt dộng, thói quen của con mèo
KL:(Đ4) - Nêu cảm nghĩ về con mèo
c) Phần ghi nhớ
? Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
- 3 HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS học thuộc và nêu lại ND"ghi nhớ"
+ Bài gồm 3 phần: MB; TB; KL
* Ghi nhớ: SHK (113)
d) Phần luyện tập
- HS dọc yêu cầu của bài
- GV treo ảnh của một số con vật nuôi trong nhà
? Em chọn tả con vật nào? Tại sao?
- Yêu cầu HS dựa theo bài văn tả"Con mèo hung" để lập dàn ý chi tiết cho các phần
* Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (và, chim, chó, lợn, trâu, bò...)
-MB: Giới thiệu về con mèo. 
- TB: 1. Tả ngoại hình: 
+ Bộ lông, + Hai tai; + Cái đuôi. 
+ Cái đầu; + Bốn châu; + Đôi mắt; + Bộ ria. 
- Cả lớp làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS làm bài (7' - 8'). 
- HS lần lượt đọc dàn bài của mình. GV nhận xét 
- HS dán kết quả. GV chữa bài tốt nhất cho cả lớp quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm. 
- HS tự chữa, bổ sung trong bài của mình. 
2. Hoạt động chính của mèo 
a. HĐ bắt chuột: Động tác rình, động tác vồ.
b. HĐ đùa giỡn của mèo.
KL: Cảm nghĩ chung về con mèo. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
? + Nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật? 
- GV Nhận xét tiết học: yêu cầu học sinh về hoàn chỉnh dàn ý bài làm ở lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_vu_thi_thanh_huong.doc