A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”.
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện:
- 1 HS giải bài tập 3.
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập
Tuần 3: Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008 Tập đọc – kể chuyện : Tiết 7: Chiếc áo len I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phất,giường,phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm,dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm: lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dối mẹ, thì thào.... 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Nắm được diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau. B. Kể chuyện: 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt. 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học. . III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc A. KTBC: - 2HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi. + Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú? B. Bài mới. 1. GT bài: - GV giới thiệu chủ điểm. - GV giới thiệu bài tập đọc -> ghi đầu bài lên bảng. 2. Luyện đọc: a. GV đọc toàn bài - GV tóm tắt nội dung bài: - HS chú ý nghe. - GV hướng dẫn cách đọc. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - HS đọc tiếp nối từng câu + luyện đọc đúng. - Đọc từng đoạn trước lớp. - HS chia đoạn. - GV hướng dẫn đọc những câu văn dài. - 8 HS đọc đoạn nối tiếp. - HS giải nghĩa 1 số từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm: - Học sinh đọc theo nhóm 4. - 2 nhóm đọc tiếp nối nhau đoạn 1 + 4 - 2HS đọc nối tiếp đoạn 3 + 4. 3. Tìm hiểu bài: * HS đọc thầm đoạn 1: - Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào? - áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. * 1 HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm. - Vì sao Lan dỗi mẹ. - Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được. Tiết 3: Tập đọc –Kể chuyện * Lớp đọc thầm đoạn 3. - Anh Tuấn nói với mẹ những gì? - Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo....... * Lớp đọc thầm đoạn 4: - Vì sao Lan ân hận? - HS thảo luận nhóm – phát biểu. - Tìm một tên khác cho truyện? - Mẹ và 2 con, cô bé ngoan... - Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không? - HS liên hệ. 4. Luyện đọc lại: - 2 HS đọc lại toàn bài. - HS nhận vai thi đọc lại truyện ( 2nhóm ). - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất . - GV nhận xét chung. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc áo len theo lời của Lan. 2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ. - 1HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK. Lớp đọc thầm. - GV giải thích: + Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện. + Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai không giống y nguyên văn bản. b. Kể mẫu đoạn 1: - GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý. - 1HS đọc 3 gợi ý kể mẫu theo đoạn. 1HS kể theo lời bạn Lan. c. Từng cặp HS tập kể. - HS tiếp nối nhau nhìn gợi ý nhập vai nhân vật Lan. d. HS thi kể trước lớp. - HS nối tiếp nhau thi kể đoạn 1,2,3,4 - Lớp bình chọn. 3. Củng cố dặn dò : - Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 11: Ôn tập vê hình học A. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”... B. Các hoạt động dạy học: I. Ôn luyện: - 1 HS giải bài tập 3. II. Bài mới: * Hoạt động 1: Bài tập 1. Bài 1: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác. - HS nêu yêu cầu bài tập. a. ý a . GV yêu cầu HS quan sát hình SGK. - HS nêu cách tính - 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở - GV theo dõi, HD thêm cho HS dưới lớp. Giải Độ dài đường gấp khúcABCD là: 34 + 12 + 40= 86 (cm) Đáp số: 86 cm - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. b.ý b : GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS quan sát hình trong SGK. - GV lưu ý HS: Hìnhh MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác. Bài giải Chu vi hình tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86(cm) - GV nhận xét chữa bài. Đáp số: 86 cm 2. Bài 2: Củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. - HS nêu yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - GV yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài các đoạn thẳng. - HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng. - Cho HS làm bài vào vở. - HS tính chu vi hình chữ nhật vào vở. Bài giải Chu vi hình chữ nhật là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm) Đáp số: 10(cm) - GV nhận xét, sửa sai cho HS. 3Bài 3:Trong hình bên có: - HS nêu yêu cầu BT. - HS quan sát vào hình vẽ và nêu miệng: + Có 5 hình vuông. + Có 6 hình tam giác. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. 4. Bài 4: củng cố nhận dạng hình. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS quan sát hình vẽ. - GV hướng dẫn HS vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được, chẳng hạn:Hai hình tứ giác. + Ba hình tam giác. - HS dùng thước vẽ thêm đoạn thẳng để được: Hai hình tứ giác. - 1 HS lên bảng làm + lớp làm vào vở. - Lớp nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, sửa sai. III. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học.Củng cố về tính chu vi các hình. - Chuẩn bị bài sau. Tự nhiên xã hội Tiết 5: Bệnh Lao phổi I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. - Nêu nguyên nhân những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi. - Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị măc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời. - Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh . II. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong SGK trang 12,13. III.Các hoạt động dạy học. 1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK trang 12, 13 a. Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - HS hoạt động nhóm 4. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát H1, 2,3,4,5. GV: Yêu cầu các nhóm phân công 2 bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân sau đó đọc câu hỏi trong SGK: - Cả nhóm nghe câu hỏi – trả lời. - Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì? - Bệnh lao phổi có thể lây qua đường nào? - Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và với người xung quanh? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Lớp nhận xét bổ xung. * GV kết luận: Bệnh lao phổi là do bệnh lao gây ra, những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm bệnh... 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: a. Mục tiêu: Nêu được những việc làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi. b. Tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm.đôi. + GV nêu yêu cầu: - Các em thấy tranh nào nên làm thì em giơ tay,tranh nàokhông nên làm thì không giơ tay. - Học sinh bày tỏ ý kiến của mình. - Dựa vào tranh các em hãy kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi? - HS thảo luận các câu hỏi theo cặp và trả lời: Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít khói thuốc lá .... - Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi ? - Tiêm phòng lao phổi ... - Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ? - Vì trong nước bọt có đờm... Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét – bổ xung. Bước 3: Liên hệ - Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi? - Luôn quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh sáng chiếu vào nhà .... c. Kết luận (SGK) 3. Hoạt động 3: Đóng vai. a. Mục tiêu: Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời. Biết tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu có bệnh. b. Tiến hành: - Bước 1: Thảo luận nhóm đóng vai. + GV nêu tình huống: Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp ( viêm họng, phế quản, ho....) em nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám? - HS chú ý nghe và thảo luận nhóm để TLCH. + Khi được đi khám bệnh em sẽ nói gì với bác sĩ? - HS thảo luận câu hỏi theo nhóm. - HS nhận vai. đóng vai trong nhóm. Bước 2: Trình diễn. - Các nhóm trình bày trước lớp. - HS nhận xét xem các bạn đóng vai như thế nào .... c. Kết luận: Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ, để được đưa đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ chúng ta phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sỹ. IV. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học. Liên hệ thực tế. - Chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008 Thể dục Tiết 5: Tập hợp hàng ngang – dóng hàng - điểm số I. Mục tiêu: - Ôn tập – tập hợp đội hình hàng dọc , dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu HS thực hiện thuần thục những kỹ năng này ở mức chủ động. - Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “ tìm người chỉ huy ”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi. II. Địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: 5 – 6 phút - ĐHTT - GV nhận lớp – phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. x x x x x x x x x x x x - GV cho HS khởi động. - HS khởi động theo HD của GV + Chạy chậm 1 vòng quanh sân. + Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. B. Phần cơ bản. 20 – 23 phút - ĐHTL: 1. Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. x x x x x x 2. Học tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 10 phút + Cả lớp cùng thực hiện, cán sự lớp điều khiển. x x x x x x x x x x x x + GV giới thiệu, làm mẫu trước 1 lần – HS tập theo mẫu của GV. + HS tập theo tổ, thi giữa các tổ. 3. Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy. - GV nêu tên trò chơi – HS chơi trò chơi. C. Phần kết thúc. 5 phút - ĐHXL: x x x x x x x x x x - Đi thường th ... dòng. - HS chú ý nghe. + Câu tục ngữ: 2 dòng. - HS viết bài vào vở. 4. Chấm – Chữa bài. - GV thu bài chấm điểm. - Nhận xét bài viết. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Chính tả (tập chép) Tiết 6: Chị em I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Chép bài đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ học hát “chị em” (56 chữ). - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vấn dễ lẫn: tr/Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ăc/oăc. II. Đồ dùng dạy học: A. KTBC: - 3HS viết bảng lớp: Trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi. - Lớp viết bảng con: Trung thực. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài 2. Hướng dẫn nghe viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài thơ trên bảng phụ - HS chú ý nghe. - 2 HS đọc lại. + Người chị trong bài thơ làm những việc gì? - Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm.... + Bài thơ viết theo thể thơ gì? - Thơ lục bát. + Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ? - HS nêu. + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Các chữ đầu dòng. - Luyện viết tiếng khó: - Gv đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru... - HS luyện viết vào bảng con. + GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng. b. Chép bài. - HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở. - GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS. c. Chấm chữa bài. - GV đọc lại bài. - HS dùng bút chì soát lỗi - GV thu bài chấm điểm. - Nhận xét bài viết. 3. HD làm bài tập. a. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng làm. - Lớp đọc bài của mình – nhận xét bài của bạn. + Lời giải: Đọc ngắc ngứ Ngoắc tay nhau. - GV nhận xét kết luận. Dấu ngoặc đơn. b. Bài 3 - HS nêu yêu cầu BT. - GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS - HS làm vào nháp và 3 HS lên bảng. - Lớp nhận xét. + Chung. - GV nhận xét + Trèo, chậu. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật Tiết 3: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả I. Mục tiêu: - Học hình biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài hoa quả. - Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích. - Cảm nhận vẻ đẹp của các loại hoa quả. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị quả bưởi, chuối,na... + Hình gợi ý cách vẽ quả - HS: Mang theo quả, VTV III. Các hoạt động dạy học: 1. GT bài – ghi đầu bài. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi. + Tên các loại quả ? - Na, bưởi, chuối.... + Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại quả? - Dài, tròn .... + Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ? + Màu sắc của các loại quả? - GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng của một số loại quả. - Nêu yêu cầu, mục đích vẽ . b. Hoạt động 2: Cách vẽ quả. - GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự. - HS chú ý nghe - So sánh ước lượng chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy. + Bước 1: Vẽ phác hình quả - HS chú ý quan sát GV làm mẫu. Bước 2: Sửa lại hinh cho giống quả mẫu. - HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu. Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. c. Hoạt động 3: Thực hành - HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở TV. - GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . - HS nhận xét đánh giá bài của bạn - GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp. IV Củng cố – dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008. Toán Tiết 15: Luyện tập A. Mục tiêu: - Giúp HS: + Củng cố về cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút) + Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ). + Ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn. B. Các hoạt động dạy học: I. Ôn luyện: - 1HS làm lại bài tập 2. - 1HS làm lại bài tập 3. tiết 14 II. Bài mới. 1. Bài 1: Học sinh quan sát và trả lời được chính xác các đồng hồ chỉ (giờ phút) (chính xác đến 5 phút). - Gv dùng mô hình đồng hồ HD học sinh làm bài tập. - HS quan sát các đồng hồ trong SGK. - HS nêu miệng BT + Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Hình A: 6h 15 phút C: 9h kém 5’ B: 2h 30’ D: 8h - Gv nhận xét - Lớp nhận xét. 2. Bài 2: Củng cố cho HS về bài toán có lời văn. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Gv hướng dẫn HS phân tích và giải - HS phân tích và nêu cách giải - 1HS nên bảng và lớp làm vào vở. Bài giải 5 x 4 = 20 ( người) Đáp số: 20 người - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. 3. Bài 3: Yêu cầu HS chỉ ra được mỗi hình xem đã khoanh vào một phần mấy của quả cau và bông hoa. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS quan sát và trả lời miệng. - GV nhận xét - Lớp nhận xét. 4. Bài 4:Củng cố cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức. - HS nêu yêu cầu BT. - 3HS lên bảng + lớp làm bảng con 4 x 7 > 4 x 6 4 x5 = 5 x 4 28 24 20 20 - GV nhận xét III. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết 3: Kể về gia đình điền vào tờ giấy in sẵn I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình một người mới quen. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đơn xin nghỉ học III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2HS đọc lại đơn xin vào Đội - Lớp nhận xét. B. Bài mới: 1. GT bài ghi đầu bài. 2. HD làm bài tập a. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( đến lớp, quen...) - HS chú ý nghe. - HS kể về gia đình theo bàn (nhóm) - Đại diện các nhóm thi kể. - Lớp nhận xét,bình chọn. - GV nhận xét. VD: Nhà tớ chỉ có 4 người...Bố tớ là công nhân. Mẹ tớ là cô giáo ... b. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - 1HS đọc mẫu đơn. Sau đó mới đưa về trình tự của lá đơn. - GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung. - 2 đến 3 HS làm miệng bài tập. - GV thu bài – chấm điểm. - GV nhận xét bài viết 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tự nhiên xã hội Tiết 6: Máu và cơ quan tuần hoàn I. Mục tiêu: - Sau bài học HS có khả năng: + Trình bày sơ lựoc về cấu tạo và chức năng của máu. + Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. + Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn II. Đồ dùng dạy học. Các hình trong SGK (14 – 15) - Tiết lợn để lắng đọng trong ống thuỷ tinh. III. Các hoạt động dạy học. 1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận a. Mục tiêu: - Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ . - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. b. Tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và tiếp tục quan sát ống máu đã chống đông. Thảo luận theo câu hỏi. + GV yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận. + Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ? + Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào?... - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. c. GV kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu. - Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, huyết cầu đỏ hình dạng như cái đĩa lõm 2 mặt.... 2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. a. Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. b. Tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình 4 (15) và thảo luận theo cặp theo câu hỏi sau: + Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu? + Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực? + Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày két quả thảo luận. c. Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. 3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức” a. Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể. b. Tiến hành: - Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. - Bước 2: - HS chơi trò chơi. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. c. Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động. Đồng thời máu cũng có chức năng.... IV: Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Thủ Công: Tiết 4: Gấp con ếch (T1) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp con ếch. - Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học gấp hình. II. GV chuẩn bị: - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu. - Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy. - Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công. - Bút màu. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi. - HS quan sát, trả lời. + Con ếch gồm mấy phần? -> 3 phần: đầu, thân, chân. + Đặc điểm của các phần? + Phần đầu: có 2 mắt. + Phần thân: phình rộng dần về phái sau. + Phần chân: 2 chân trớc và 2 chân sau ở dưới thân. - GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch. - HS chú ý nghe. - 1 HS lên bảng mở dần con ếch gấp mẫu. - GV hỏi: + Nêu sự giống nhau của cách gấp bài này với bài " gấp máy bay đuôi rời" đã học ở lớp 2? - HS nêu. 2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. - Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. - GV thực hiện như ở bài trước. - HS quan sát. - Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước của ếch. - GV thực hiện. + Gấp đôi tờ giấy HV theo đường chéo được hình tam giác, gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra. - HS quan sát. + Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu. - HS quan sát. + Lồng 2 ngón tay cái vào giữa lòng hình kéo sang hai bên. - HS quan sát. + Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phái trên. + Gấp 2 đỉnh của hình vuông theo đường gấp dấu gấp - Bớc 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch. - Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác mở 2 đường gấp ra. - HS nghe - quan sát. - Gấp 2 cạnh bên - Lật ra mặt sau gấp phần cuối - Gấp đôi phân vừa gấp lên - Lật lên dùng bút tô 2 mắt con ếch. * Cách làm con ếch nhảy: - GV hướng dẫn . - GV treo tranh quy trình. - HS quan sát. - 1 -> 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát. -> GV uốn nắn những thao tác chưa đúng cho HS. * Thực hành: - GV tổ chức cho HS thao tác gấp con ếch như đã HD. - HS thực hành. IV. Củng cố - dặn dò: (2') - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: