Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Toán (tiết 11)

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt)

I. MỤC TIÊU :

 - Giúp HS : Biết đọc , viết các số đến lớp triệu . Củng cố thêm về hàng và lớp . Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu .

 - Đọc , viết được các số đến lớp triệu ; dùng thành thạo bảng thống kê số liệu

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ hoặc tờ giấy to có kẻ sẵn các hàng , các lớp như ở phần đầu bài .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Triệu và lớp triệu .

 - Sửa các bài tập về nhà .

 3. Bài mới : (27) Triệu và lớp triệu (tt) .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 52 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Tập đọc (tiết 5)
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn , muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .
- Biết đọc lá thư lưu loát , giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba . Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư .
	- Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
	- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
	- Băng giấy viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Truyện cổ nước mình .
	- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” và trả lời câu hỏi : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
 3. Bài mới : (27’) Thư thăm bạn .
 a) Giới thiệu bài :
	Hôm nay , các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn . Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hòa Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Trong tai họa , con người phải yêu thương , chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu  với bạn .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  như mình .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
- Lương viết thư cho Hồng để làm gì ?
- Tìm những câu cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng .
- Tìm những câu cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng .
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 ( 6 dòng đầu ) .
- Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong .
- Để chia buồn với Hồng .
- Đọc đoạn còn lại .
- Hôm nay  mãi mãi .
- Chắc là  nước lũ ; Mình tin rằng  nỗi đau này ; Bên cạnh Hồng  như mình .
- Đọc những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư . Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ , cám ơn , hứa hẹn , kí tên , ghi họ tên người viết thư .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bạn Hồng thân mến  chia buồn với bạn .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? ( Lương rất giàu tình cảm . Lương đọc báo , biết hoàn cảnh của Hồng , đã chủ động viết thư thăm hỏi , giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn , khó khăn )
	- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? ( HS phát biểu )
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Đọc lại bài ở nhà .
Toán (tiết 11)
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS : Biết đọc , viết các số đến lớp triệu . Củng cố thêm về hàng và lớp . Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu .
	- Đọc , viết được các số đến lớp triệu ; dùng thành thạo bảng thống kê số liệu 
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ hoặc tờ giấy to có kẻ sẵn các hàng , các lớp như ở phần đầu bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Triệu và lớp triệu .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Triệu và lớp triệu (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và viết số 
MT : Giúp HS đọc , viết số thành thạo .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đưa bảng phụ đã chuẩn bị sẵn , yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra bảng lớp : 342 157 413 .
- Hướng dẫn thêm :
+ Tách số ra thành từng lớp .
+ Đọc từ trái sang phải .
- Đọc chậm cho HS theo dõi rồi đọc liền mạch .
Hoạt động lớp .
- Đọc số vừa viết . Có thể tự liên hệ với cách đọc các số có 6 chữ số đã học .
- Đọc lại , nêu lại cách đọc số :
+ Tách số thành từng lớp .
+ Tại mỗi lớp , dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Cho HS viết số tương ứng vào vở .
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ GV đọc đề bài .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Viết : 32 000 000 , 32 516 000 , 32 516 497 , 834 291 712 , 308 250 705 , 500 209 037 .
- Vài em đọc .
- Viết số tương ứng rồi kiểm tra chéo nhau .
- Tự xem bảng , sau đó trả lời các câu hỏi SGK . Cả lớp thống nhất kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách đọc , viết số đến lớp triệu . 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 11 sách BT .
Lịch sử (tiết 1)
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta . Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên .
	- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương . Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết .
	- Tự hào về lịch sử nước ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Nước Văn Lang .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm cách tính thời gian trong môn Lịch sử và xác định thời đại Văn Lang trên trục thời gian đó .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ trên tường và vẽ trục thời gian lên bảng .
- Giới thiệu trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên , phía bên trái hoặc phía dưới năm Công nguyên là những năm trước Công nguyên ; phía bên phải hoặc phía trên năm Công nguyên là những năm sau Công nguyên .
- Yêu cầu một số em dựa vào SGK xác định địa phận và kinh đô nước Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS điền đúng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Phát Phiếu học tập cho HS .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc SGK và điền vào sơ đồ còn trống các tầng lớp : Vua , lạc hầu , lạc tướng , lạc dân , nô tì .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS trình bày được đời sống của người Lạc Việt xưa .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt : sản xuất – ăn uống – mặc và trang điểm – ở – lễ hội .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc SGK để điền nội dung vào các cột cho hợp lí .
- Một vài em trình bày về đời sống của người Lạc Việt .
Hoạt động 4 : 
MT : Giúp HS nêu được một số tục lệ xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu câu hỏi : Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ?
- Kết luận .
Hoạt động lớp .
- Một số em trả lời .
- Cả lớp bổ sung .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Đạo đức (tiết 3)
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn .
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập .
	- Giấy khổ to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trung thực trong học tập .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Vượt khó trong học tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Xử lítình huống .
MT : Giúp HS giải quyết được các tình huống nêu ra trong bài học .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính :
a) Mượn tranh , ảnh của bạn để đưa cô giáo xem .
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà .
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau .
- Hỏi : Nếu em là Long , em sẽ chọn cách giải quyết nào ?
- Kết luận : Cách giải quyết ( c ) là phù hợp , thể hiện tí ... : (3’) Học hát bài : Em yêu hòa bình .
	- Cả lớp hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Em yêu hòa bình – Bài tập cao độ và tiết tấu .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hát kết hợp với động tác phụ họa .
MT : Giúp HS hát thuộc bài hát kết hợp với các động tác phụ họa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Chia lớp làm đôi , một nửa lớp hát , một nửa lớp gõ đệm theo tiết tấu lời ca .
- Hướng dẫn hát kết hợp với các động tác phụ họa .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Làm quen với bài tập nhạc
MT : Giúp HS đọc được các bài tập nhạc.
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Giới thiệu cho HS nhận biết các nốt DO , MI , SOL , LA trên khuông nhạc .
- Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ tay theo Bài tập tiết tấu trong SGK .
- Gọi HS nói tên nốt , GV đọc mẫu , HS đọc theo , ngón tay gõ theo phách .
Hoạt động lớp .
- Tập đọc đúng cao độ .
- Thực hiện bài “Luyện tập cao độ” SGK
 4. Củng cố : (3’)
	- Hát lại bài “ Em yêu hòa bình ” , vỗ tay hoặc nhún chân chuyển động theo nhịp .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Oân lại bài hát ở nhà .
Toán (tiết 15)
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về : đặc điểm của hệ thập phân ; sử dụng mười kí hiệu để viết số trong hệ thập phân ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể .
	- Tự nêu được giá trị mỗi chữ số trong một số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dãy số tự nhiên .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Viết số tự nhiên trong hệ thập phân .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nhận biết đặc điểm của hệ thập phân .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của hệ thập phân .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gợi ý HS nêu đặc điểm của hệ thập phân qua câu hỏi .
- Nêu : Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân .
Hoạt động lớp .
- Nêu :
+ Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số . Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó .
+ Với 10 chữ số , ta có thể viết được mọi số tự nhiên .
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Đọc số .
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ Nêu sẵn bài tập trên bảng .
Hoạt động lớp .
+ Viết số .
+ Nêu số đó gồm mấy chục nghìn , mấy nghìn , mấy trăm  
- Tự làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
+ Nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại các đặc điểm của hệ thập phân .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 15 sách BT .
Khoa học (tiết 6)
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN ,
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết vai trò của vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ .
	- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ .
	- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 14 , 15 SGK .
	- Giấy khổ to ; bút viết và phấn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vai trò của chất đạm và chất béo .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Vai trò của vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ .
MT : Giúp HS kể được tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ ; đồng thời nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều những chất này .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm đều có giấy khổ to .
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc ( ghi được nhiều tên thức ăn , đánh dấu vào các cột tương ứng đúng ) . 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Hoàn thiện bảng dưới đây : ( 8 phút )
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn .
Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trò của vi-ta-min , chất khoáng , chất xơ và nước
MT : Giúp HS nêu được vai trò của vi-ta-min , chất khoáng , chất xơ và nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
a) Vai trò của vi-ta-min :
- Đặt câu hỏi :
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết . Nêu vai trò của vi-ta-min đó .
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể .
- Kết luận : Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động ; nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể . Nếu thiếu vi-ta-min , cơ thể sẽ bị bệnh .
b) Vai trò của chất khoáng :
- Đặt câu hỏi :
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết . Nêu vai trò của chất khoáng đó .
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể .
- Kết luận : Mọt số chất khoáng như sắt , can-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể . Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống . Nếu thiếu các chất khoáng , cơ thể sẽ bị bệnh .
c) Vai trò của chất xơ và nước : 
- Đặt câu hỏi :
+ Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ ?
+ Hằng ngày , chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
- Kết luận : 
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa qua việc tạo thành phân , giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài .
+ Hằng ngày , chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước . Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể . Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa , chất độc hại ra khỏi cơ thể . Vì vậy , hàng ngày ta cần uống đủ nước .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài “ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ” .
Kĩ thuật (tiết 6)
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
	- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường .
	- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
	+ Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh có kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len , chỉ khâu .
	+ Kim khâu , thước , kéo , phấn vạch .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Khâu thường (tt) .
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp .
 3. Bài mới : (27’) Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu mẫu , hướng dẫn quan sát để nêu nhận xét .
- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải .
- Kết luận : Khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu , may các sản phẩm . Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo , cổ áo  hay đường thẳng như đường khâu túi đựng , áo gối  
Hoạt động lớp .
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau . Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải .
- Nêu ứng dụng của khâu mép vải .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Lưu ý :
+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải .
+ Uùp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau , xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược .
+ Sau mỗi lần rút kim , kéo chỉ , cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đừng khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi tiếp theo .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Quan sát hình 1 , 2 , 3 để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Lên thực hiện thao tác vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải .
- Quan sát hình 2 , 3 để nêu cách khâu lược , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Trả lời các câu hỏi SGK .
- 1 – 2 em lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn .
- Nhận xét .
- Đọc ghi nhớ SGK .
- Xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức rèn kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành .
	- Dặn về nhà tiếp tục thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_ban_moi_2_cot_chuan_kien_thuc.doc