Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 10 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 10 - Đinh Hữu Thìn

Tiết 47 : LUYỆN TẬP CHUNG

I- YÊU CẦU: Giúp HS củng cố về:

 - Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật. Tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phấn màu; bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 10 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứngày .tháng .năm 200
Tuần 10 
Tiết 46 : Luyện tập
I- Yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Rèn kỹ năng vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu; bảng phụ có kẻ ô mẫu , êke.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Nêu các bước vẽ hình vuông
- Vẽ hình vuông có cạnh là 4cm.
- Gv nhận xét bài vẽ của hs.
B- Bài mới
- 1 h/s nêu các bước vẽ
- 1 HS lên bảng vẽ theo tỉ lệ tăng gấp 3 lần. HS dưới lớp vẽ vào vở nháp.
 - hs dưới lớp kiểm tra bài bạn 
1- Giới thiệu bài: ( 2 phút)
- Nêu yêu cầu tiết học.
- HS ghi tên bài.
- hs mở SGK.
2- Luyện tập: ( 30 phút)
Bài 1: 
- Gọi h/s nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu h/s thực hành vẽ hình vào vở
- Yêu cầu h/s tự làm bài sau khi trả lời các câu hỏi:
+ Góc vuông là góc như thế nào?
+ Nêu độ lớn của góc nhọn, góc tù, góc bẹt so với góc vuông?
- Gọi h/s chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận bài đúng
 A
a/
 M
 B C
b/ 
 A B
 D C
- 1 h/s nêu yêu cầu
- H/s tự vẽ hình vào vở
- 4 h/s tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
2 h/s làm bảng, cả lớp làm vở
- HS lên bảng dùng êke kt xác suất một hai hình.
a/ Góc nhọn: ABM, MBC, AMC, ACB
Góc tù: BMC
Góc vuông: BAC
b/ Góc vuông: BAD, ADB, DBC
Góc nhọn: ABD, ADB, BDC, DCB
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a) AH là đường cao của hình tam giác ABC (S )
b) AB là đường cao của hình tam giác ABC (Đ )
 A
 B H C
Hỏi+ HS nêu lại thế nào là đường cao của tam giác.
 +Rút ra kết luận về đường cao trong tam giác vuông.
- GV đánh giá.
hs đọc yêu cầu
HS trả lời
HS nhận xét.câu trả lời
1 HS nêu lại thế nào là đường cao của tam giác.
* Tam giác vuông có 2 cạnh bên vuông góc là đường cao.
Bài 3:Cho đoạn thẳng AB = 3cm. Hãy vẽ hình vuông ABCD có cạnh là AB.
- GV nhận xét cho điểm
- Nêu lại các bước vẽ hình vuông
HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS đổi vở và nhận xét.
Bài 4:
Các hình chữ nhật đó là:ABCD, MNCD, ABMN
Cạnh AB song song với cạnh MN, và cạnh DC
=> Ba đường thẳng AB, MN, DC song song với nhau.
- GV nhận xét cho điểm
- hs xác định yêu cầu .
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS chữa bảng lớp.
Nhận xét bài làm trên bảng, đổi vở kiểm tra.
C- Củng cố- dặn dò: ( 3 phút)
Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
Thứngày .tháng .năm 200
Tiết 47 : Luyện tập chung
I- Yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
 - Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật. Tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Phấn màu; bảng phụ 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Nêu tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù trong hình vẽ sau:
 A B
 D C
B- Bài mới
- 2 h/s lên bảng nêu tên các góc
- H/s cả lớp làm bài vào nháp
- Nêu các đặc điểm của góc vuông, góc nhọn, góc tù
1- Giới thiệu bài: ( 2 phút)
Nêu yêu cầu tiết học.
HS ghi tên bài.
2- Luyện tập: ( 30 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
+ - 
 647096 273549
Tương tự với phần b. Kết quả là:
602 475; 342 507
- GV đánh giá.
- HS đọc yêu cầu. 
- Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy tính một phần.
- Đại diện dãy lên chữa bài.
- HS nhận xét.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Y/c Hs lên chữa bài.cả lớp làm vở
a) 6257 + 989 + 743
= 6257+ 743+ 989
= 7000 + 989
= 7989
b) 5798 + 322 + 4678
= 5798 + (322 + 4678)
= 5798 + 5000
= 10798
- Vận dụng những tính chất gì để tính thuận tiện nhất?
+ Tính chất giao hoán của phép cộng
+Tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đánh giá.
- hs đọc yêu cầu sau đó làm bài vào vở – - 2HS lên chữa bài.
- HS nhận xét.
- Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. 
Bài 3
- Gọi HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở. 
- Gọi 1 HS lên chữa trên bảng phụ.
Bài giải:
a) Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3cm, nên cạnh của hình vuông BIHC là 3cm.
b) Trong hình vuông ABCD, cạnh DC vuông góc với cạnh AD và cạnh BC. Trong hình vuông BIHC, cạnh CH vuông góc với cạnh BC và cạnh IH. Mà DC và CH là một bộ phận của cạnh DH. Vậy cạnh DH vuông góc với cạnh AD, BC, IH.
c) Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là: 3 + 3 = 6(cm)
Chu vi của hình chữ nhật AIHD là: 
(6+ 3) x 2= 18 (cm)
 Đáp số: 18cm. 
- Gv nhận xét đánh giá 
- HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở. 
- 1 HS lên chữa trên bảng phụ.
- HS đổi vở và nhận xét.
Bài 4
-Y/c hs xác định yêu cầu .
- Y/c HS làm bài vào vở. 
- Gọi1 HS chữa bảng lớp.
Bài giải:
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
(16 – 4 ) : 2 = 6(cm)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
6 + 4 = 10(cm)
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
10 x6 = 60(cm 2)
Đáp số: 60 cm2
- GV nhận xét cho điểm
-1 hs xác định yêu cầu .
- HS cả lớp làm bài vào vở. 
- 1 HS chữa bảng lớp.
Nhận xét bài làm trên bảng, đổi vở kiểm tra.
C- Củng cố- dặn dò: ( 3 phút)
Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
	Thứngày .tháng .năm 200
Kiểm tra giữa kì I
I/ Mục tiêu:
- Kiểm trả các kiến thức đã học trong đầu kì I
II/ Nội dung đề kiểm tra
	Thứngày .tháng .năm 200
Tiết 50 : Tính chất giao hoán
 của phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán cuả phép nhân để tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Bài1: Đặt tính rồi tính:
231 089 x 4
5365 x 7
Bài 2:Tính giá trị của biểu thức 4589 x a với
 a = 3
- GVnhận xét chấm điểm
B . Bài mới:
1- Giới thiệu bài: ( 2 phút)
Nêu yêu cầu tiết học.
2. Tính và so sánh giá trị của biểu thức:
 7 x 5 và 5 x 7 ( 10 phút)
- GV yc HS thực hiện tính và so sánh giá trị của biểu thức
- GV treo bảng phụ và yc HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức a x b và 
b x a
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8= 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- GV hoàn thành bảng để so sánh giá trị của a x b và b x a 
-GV nêu câu hỏi gợi mở để HS rút ra được nhận xét
àTa thấy, giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
 a x b = b x a
- GV giới thiệu: Tính chất giao hoán
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì không thay đổi
 - Yêu cầu h/s cho ví dụ về tính chất giao hoán
3. Luyện tập ( 20 phút)
Bài 1:Điền số thích hợp vào ô trống:
- Yêu cầu HS giải thích cách làm ( vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân )
- Gv kết luận bài làm đúng
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự làm bài
- GV lưu ý: Nên sử dụng tính chất giao hoàn để dễ dàng thực hiện phép nhân
7 x 853 = 853 x 7
- Yêu cầu h/s chữa bài
- Gv kết luận bài làm đúng
Bài 3: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- H/s tự làm bài
- Yêu cầu chữa bài và giải thích cách làm
Bài 4:
- gọi h/s đọc yêu cầu
- H/s làm bài vào sgk
- Nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân
- Khi nhân 1 số với 0 ta được kết quả như thế nào?
C. Củng cố dặn dò: ( 3 phút)
- Nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân và cho ví dụ minh họa
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS còn lại làm vào nháp
- HS nhận xét 
- HS làm việc cá nhân và nêu nhận xét
-Ta có : 7 x 5 = 35
 5 x 7 = 35
Vậy 7 x 5 = 5 x 7
- HS làm việc cá nhân
- HS phát biểu trước lớp
- HS nêu nhận xét
- HS phát biểu lại tính chất giao hoán và đọc ghi nhớ SGK
- HS lấy thêm ví dụ về tính chất giao hoán của phép nhân
- HS đọc đề bài
- HS tự làm
- Chữa bảng 
- Kết quả: 4, 7, 3, 9
- HS đọc đề bài
- HS tự làm 3 h/s làm bảng, cả lớp làm vở
- Chữa miệng
- kết quả:
a/ 6785; 5871
b/ 281841; 6630
c/ 184 872; 12 843
- 1 h/s làm bài
- Làm bài vào sgk
- 1 h/s chữa và giải thích cách làm
- 1 h/s đọc yêu cầu
- HS làm việc cá nhân
- Chữa miệng
- 2 h/s trả lời
Thứngày .tháng .năm 200
Tiết 49 : Nhân với số có một chữ số
I- Yêu cầu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân có sáu chữ số với số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu; bảng từ và bộ số, bộ dấu phép tính, bảng con.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Tính có đặt tính:
24 089 x 5
90 789 x 7
- Gv đánh giá.
- 2hs lên chữa bài. 
- Dưới lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài: ( 2 phút)
HS ghi tên bài
 hs giở SGK .
2 Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số 
( không nhớ). ( 10 phút)
 241324 x 2 = ?
- Gv viết bảng phép nhân, yêu cầu HS làm vào vở( cách làm tương tự như nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số đã học).
- Gọi I HS khá giỏi lên thực hiện trên bảng lớp
 241324 
 x 2 
 482648 
Bước 1: Đặt thừa số có nhiều chữ số lên trước số có 1 chữ số
Bước 2: Nhân lần lượt từ phải -> trái bắt đầu từ đơn vị -> hàng cao nhất . Ghi kết quả thẳng hàng với thừa số ban đầu:
 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
3 Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
 ( có nhớ). ( 10 phút)
Nêu vấn đề: Kết quả có nhớ thì làm thế nào?
=> Ví dụ: 136204 x 4= ?
Tiến hành như trên.
Lưu ý:
*Kết quả có nhớ thì nhớ sang kết quả hàng lớn hơn kề đó.
- I HS khá giỏi lên thực hiện trên bảng lớp ( Vừa thực hiện vừa nói to cách làm -“ đọc chính tả toán”). 
- HS nhận xét.
- Nêu v/d nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số. 
- HS xác định làm tương tự và thực hành.
4- Luyện tập: ( 10 phút)
Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- Y/c Hs làm bài tập 1.
- Gọi 3 hs lên bảng trình bày.
Đặt tính rồi tính:
 341231 214325 102426
 x 2 x 4 x 5
 682462 857300 512130
Nêu các bước thực hiện tính nhân.
- HS nêu yêu cầu 
- Hs làm bài tập 1.
- 3 hs lên bảng trình bày. Chữa phần phép nhân,
- HS nhận xét. 
Bài 2:Viết giá trị biểu thức ở mỗi ô trống:
 - Gọi HS nêu yêu cầu 
- Y/c Hs làm bài tập 2 bằng bút chì vào SGK.
- Gọi1 hs lên bảng chữa trên bảng phụ
m
2
3
4
5
201634 x m
403268
604902
806536
1008170
- HS nêu yêu cầu 
- Hs làm bài tập 2 bằng bút chì vào SGK.
- 1 hs lên bảng chữa trên bảng phụ .
- HS nhận xét
Bài 3: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 3
- Y/c Hs làm bài tập 3 vào vở.
- 2 hs lên bảng chữa và nêu thứ tự thực hiện phép tính
KQ
a) 321475 + 423507 x 2
= 321475 + 847014
= 1168489.
 b) 843275 – 123568 x 5
= 843275 – 617840
= 225435.
- HS nêu yêu cầu bài 3
- Hs làm bài tập 3 vào vở.
- 2 hs lên bảng chữa và nêu thứ tự thực hiện phép tính
- HS nhận xét 
Bài 4: - Gọi h/s nêu yêu cầu
- Bài chogì? Hỏi gì?
- Yêu cầu h/s làm bài
- Chữa bài
- Hs đọc đề bài, nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa.
- HS nhận xét, đổi vở chữa bài.
- Đáp số: 15620 quyển
C- Củng cố- Dặn dò: ( 3 phút)
- Cách thực hiện tính nhân với số có 1 c/s.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại các bước thực hiện tính nhân với số có 1 chữ số

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_10_dinh_huu_thin.doc