Tiết 2: Tập đọc THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau của bạn.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
- Nội dung: thương bạn muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3. Giáo dục HS lòng thương người, biết chia sẻ cùng bạn khi gặp hoạn nạn, đau buồn,.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 SGK
- Bảng phụ
TUẦN 3 Bài thứ 2 - Tuần 3 Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2009 Tiết 1: GDTT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN & Tiết 2: Tập đọc THƯ THĂM BẠN I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau của bạn. 2. Đọc hiểu: - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. - Nội dung: thương bạn muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống. 3. Giáo dục HS lòng thương người, biết chia sẻ cùng bạn khi gặp hoạn nạn, đau buồn,... II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 SGK - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động thầy Hoạt động trò 5’ 30’ 2’ 28’ 10’ 10’ 8’ 5’ A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình” và 1 HS trả lời nội dung bài thơ. - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới 1 Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ giới thiệu + Bức tranh vẻ cảnh gì? - GV giới thiệu ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Yêu cầu HS mở SGK trang 25, gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc - Gọi 2 HS đọc toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nêu có. - Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK - GV đọc mẫu lần 1: Chú ý giọng đọc b. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì? - Tìm hiểu nghĩa từ khoá: + Em hiểu “hi sinh” có nghĩa là gì? Đặt câu với từ đó. - Ghi ý chính đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy ban Lương rất thông cảm với bạn Hồng? + Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? + Nội dung đoạn 2 nói gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lờicâu hỏi: + Ở nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt? + Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng? + Em hiểu “bỏ ống” có nghĩa là gì? + Đoạn 3 nói ý gì? c. Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bức thư, yêu cầu HS theo dõi để tìm ra giọng đọc. - Gọi HS đọc toàn bài - Đưa bảng phụ, yêu cầu HS tìm cách đọc điễn cảm và luyện đọc đoạn văn. - Cho HS thi đọc diễn cảm giữ các nhóm. - Yêu cầu HS tìm nội dung bài. - GV nhận xét và ghi nội dung lên bảng: - Gọi vài HS đọc lại nội dung. C. Củng cố dặn dò - Hỏi: + Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người thế nào? + Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn khó khăn? + Để hạn chế phần nào lữ quét chúng ta cần phải làm gì? - Nhận xét tiết học - Nhắc nhở HS luôn có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn, khó khăn. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Nhận xét bài đọc của bạn - Quan sát tranh + Một bạn nhỏ đang ngồi viết thư và dõi theo khung cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt - HS đọc theo trình tự - 2 HS nối tiếp đọc toàn bài - 1 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe - Đọc thầm nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: + Bạn Lương không biết bạn Hồng từ trước. +Bạn lương viết thư để chia buồn với bạn Hồng + Ba bạn Hồng hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. + Là cái chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy sự sống cho người khác. VD: Chú em hi sinh trong trận đánh máy bay Mĩ. *Ý 1: Địa điểm và lí do viết thư của bạn Lương. - Đọc thầm trao đổi và trả lời + Hôm nay đọc báo ......ra đi mãi mãi. + Nhưng chắc .... nước lũ. Mình tin rằng ...... nỗi đau này. Bên cạnh Hồng ......như mình. * Ý 2: Lời động viên an ủi của Lương đối với Hồng. + Quyên góp ủng hộ đồng bao bị lũ lụt khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi lũ lụt. + Gửi toàn bộ số tiền bỏ ống mấy năm nay. + Dành dụm, tiết kiệm. *Ý 3: Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt. - Mỗi HS đọc 1 đoạn - 2 HS đọc lại toàn bài - Tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc “Mình hiểu .... như mình” - HS thi đọc diễn cảm giữ các nhóm. - HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có lời giải đúng. Nội dung: Bức thư cho thấy tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng khi bị đau thương mất mát. + Bạn Lương là người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động vết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mà mình có. - HS tự do trả lời. + Cần trồng rừng, bảo vệ rừng nhằm hạn chế lũ quét và sạt lở đất. & Tiết 2: Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc, viết một số số đến lớp triệu - HS được củng cố về các hàng, lớp đã học - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. II Đồ dùng dạy học: - Bảng các lớp hàng II Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động thầy Hoạt động trò 5’ 33’ 1’ 32’ 10’ 22’ 8’ 7’ 7’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập: Bài tập 4a, b,c. - Kiểm tra bài vở 1 số HS B. Bài mới: 1 Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu 2. Giảng bài: a. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu - GV treo bảng các hàng, lớp - GV vừa theo bảng vừa giới thiệu số 342 175 413 - Yêu cầu HS đọc số trên - GV hướng dẫn lại cách đọc - Viết một vài số khác cho HS đọc b.Thực hành: Bài 1: - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập - Yêu cầu viết các số mà bài tập yêu cầu - Yêu cầu HS kiểm tra các số mà bài tập yêu cầu - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số - Chỉ các số lên bảng và gọi HS đọc số Bài 2: - Yêu cầu HS nêu đề bài - Viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số Bài 3: - GV lần lượt đọc các số trong bài và 1 vài số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc - Nhận xét và cho điểm C. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học - Dặn HS về nhà làm các bài tập, hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn - HS lắng nghe - Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai - HS lắng nghe - HS đọc - HS đọc đề - 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào vở bài tập - Kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn - Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai - Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số - HS nêu đề bài - Đọc số - Đọc số theo yêu cầu của GV - 3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở - HS lắng nghe & Tiết 4: Thể dục (GV chuyên trách dạy) & Tiết 5 : Lịch sử NƯỚC VĂN LANG I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,... - Học sinh khá, giỏi biết: + Các tầng lớp của xã hội Văn Lang. + Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, ... + Xác định được trên bản đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ (SGK) - Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động - Phiếu thảo luận nhóm - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ III. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động thầy Hoạt động trò 5’ 30’ 2’ 28’ 7’ 8’ 7’ 6’ 2’ A. Bài cũ: - Gọi 2 HS nêu phần ghi nhớ bài học trước. - Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: - Cho HS trả lời: + Ngày 10- 3 âm lịch là ngày gì? - GV giới thiệu và ghi đầu bài: + Vua Hùng là người đầu tiên gây dựng đất nước lúc bấy giờ lấy tên là “Nước Văn Lang” 2. Giảng bài: * Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nuớc Văn Lang - Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Hãy đọc SGK xem lược đồ, tranh ảnh. Thảo luận nhóm đôi + Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? + Nước Văn Lang ra đời trong khoảng thời gian nào? + Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? + Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay * Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang - Hãy đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong XH vào sơ đồ (GV vẽ sẵn sơ đồ trên bảng phụ) Hỏi: + XH Văn Lang có mấy tâng lớp? + Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai? +Tầng lớp sau vua là ai?Có nhiệm vụ gì? + Người dân thường trong XH văn Lang gọi là gì? + Tầng lớp kém nhất trong XH văn Lang là tầng lớp nào? - GV kết luận chung. *Hoạt động 3: Đời sống vật chất của người Lạc Việt - Treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của Lạc Việt như SGK - Giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu thảo luận nhóm. Quan sát hình minh hoạ và đọc SGK - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp - Nhận xét, tuyên dương *Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt - Yêu cầu HS kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết C. Củng cố dặn dò: - Gọi vài HS đọc ghi nhớ - Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14 SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu phần ghi nhớ bài học trước. - HS nhận xét - HS trả lời: + Ngày giỗ tổ Hùng Vương - HS lắng nghe - Đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu + Nước Văn Lang + 700 năm TCN - 1 HS lên bảng xác định + Sông Hồng, sông Mã, sông Cả - HS lên bảng chỉ, cả lớp theo đõi nhận xét - HS làm việc theo cặp, cùng vẽ sơ đồ vào vở và điền, 1 HS lên bảng điền + 4 tầng lớp + Vua, gọi là vua Hùng + Lạc tướng và lạc hầu... + Lạc dân + Nô tì - Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS, thảo luận theo yêu cầu của GV - Đại diện nhóm lên dán kết quả - Thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến Sự tích bánh chưng, bánh dày - HS đọc ghi nhớ - HS lắng nghe để thực hiện. Bài thứ 3 - Tuần 3 Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2009 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc, viết các số đến lớp triệu - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Bài tập cần làm: Bài 1,2,3abc,4ab.. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 II. Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động thầy Hoạt động trò 5 ... sẵn đề bài phần Luyện tập. - SGK & VBT Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 33’ 1’ 32’ 8’ 2’ 22’ 7’ 15’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: + Tại sao cần phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật? - Gọi 2 HS đọc bài 1,2 - Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. 2. Giảng bài: * Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc lại bài “Thư thăm bạn”. - Cho HS thảo luận nhóm những câu hỏi sau: + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Theo em người ta viết thư để làm gì? + Đầu thư bạn Lương viết gì? + Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào? + Theo em, một bức thư cần có những nội dụng gì? GVKL: + Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc? * Ghi nhớ: (SGK) - Gọi vài HS đọc ghi nhớ. * Luyện tập: a) Tìm hiểu đề: - Gọi HS đọc đề bài. - GV gạch chân dưới những từ quan trọng trong đề: trường khác để tham hỏi, kể, tình hình lớp, trường em. - Cho HS thảo luận để làm vào giấy nháp: + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Đề bài xác định mục đích viết thư là gì? + Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? + Cần thăm hỏi bạn những gì? + Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? + Em nên chúc bạn, hứa hẹn với bạn điều gì? b) HS thực hành viết thư: - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư. - Cho HS viết, GV theo dõi giúp đỡ. - Gọi 1-2 HS đọc thư. - Cho HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm. C. Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét giờ học, biểu dương những HS viết thư hay. - Về nhà: viết tiếp để hoàn thành bức thư. - 1 HS trả lời câu hỏi - 2 HS đọc bài 1,2 - HS nhận xét - HS lắng nghe. - Một số HS đọc lại bài “Thư thăm bạn”. - Cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận theo nhóm. + Chia buồn cùng Hồng + Để thăm hỏi, động viên nhau, thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. + Chào hỏi và nêu mục đích viết thư. + Lương đã thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nổi đau của Hồng và bà con địa phương. Một bức thư cần có những nội dung: + Nêu lí do, mục đích viết thư. + Thăm hỏi người nhận thư. + Thông bào tình hình người viết thư. + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. + Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. + Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và tên. - Vài HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc đề bài. - HS thảo luận để làm vào giấy nháp: + Viết thư cho 1 bạn trường khác. + hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay. + Có thể xưng hô: bạn-mình, cậu-tớ. + Thăm hỏi sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn. + Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em. + Chúc bạn khoẻ, học giỏi. Hẹn thư sau. - HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư. - 1-2 HS đọc thư. - HS nhận xét - 2 HS đọc lại ghi nhớ. & Tiết 4: Khoa học VAI TRÒ CỦA VITAMIN CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất khoáng, chất xơ và vitamin - Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trang 14, 15 SGK - Phiếu học tập theo nhóm III. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động thầy Hoạt động trò 3’ 30’ 2’ 28’ 8’ 13’ 7’ 2’ A. Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ: + Em hãy cho biết những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng? + Chất béo đóng vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo ? + Thức ăn có chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc ở đâu? - Nhận xét cho điểm HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu: - GV đưa ra một số rau quả đã chuẩn bị và cho HS quan sát. - GV giới thiệu ghi đề bài. 2. Giảng bài: *Hoạt động 1: Những thức ăn chứa nhiều vitamin chất khoáng và chất xơ - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 14,15 SGK và trả lời câu hỏi: + Những thức ăn nào có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ? - Yêu cầu đổi vai để cả 2 cùng được hoạt động - Gọi 2 đến 3 HS thực hiên hỏi trước lớp - Nhận xét, bổ sung + Hỏi: Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ mà các em ăn hằng ngày? - GV ghi nhanh tên những loại thức ăn đó lên bảng *Hoạt động 2: Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ. - GV chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc phần bạn cần biết và trả lời câu hỏi sau: VD: Nhóm Vi-ta-min: + Kể tên một số vitamin mà em biết? + Nêu vai trò của các loại vitamin đó + Thức ăn chứa nhiều vitamin có vai trò gì đối với cơ thể? + Nếu thiếu vitamin cơ thể sẽ ra sao? Tương tự với nhóm chất khoáng và chất xơ. - Cho đại diện nhóm lên dán và trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. *Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm - Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS , phát phiếu học tập cho từng nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập - Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên bảng trình bày. Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Các thức ăn chứa nhiều vitamin chất khoáng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu? - Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và xem trước bài 7 - 3 HS lên bảng + Quan sát các loại rau quả mà GV đưa ra + Lắng nghe - Hoạt động cặp đôi - 2 HS thảo luận và trả lời - HS1 hỏi HS2 trả lời - 2 đến 3 cặp thực hiện + Thức ăn chứa nhiều chất khoáng và vi-ta-min: Sữa, pho mát, giăm bông, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu, + Thức ăn chứa nhiều chất xơ: bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống, - HS chia nhóm nhận tên và thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thoả luận ra giấy. - HS các nhóm cử đại diện trình bày - Các nhóm khác bổ sung - HS chia nhóm và nhận xét phiếu học tập - Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu học tập. - Đại diện của hai nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dán phiếu học tập lên bảng trình bày + Các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. & Tiết 5: ATGT&HĐTT An toàn giao thông: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU, RÀO CHẮN I. Yêu cầu: - HS biết tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn khi tham gia giao thông trên đường. - Phân biệt được cọc tiêu, rào chắn trên đường. - Có ý thức tham gia giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về vạch đưòng, cọc tiêu, rào chắn. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3’ 15’ 1’ 14’ 6’ 6’ 2’ 2’ A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS lên bảng nêu đặc điểm của biển báo cấm, nguy hiểm. - GV nhận xét, kết luận. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. 2. Giảng bài: * Vạch kẻ đường: - Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Vạch kẻ có tác dụng gì? + Có mấy loại vạch kẻ đường? + Vạch kẻ trên mặt đường có những vạch nào? + Mũi tên trên đường có tác dụng gì? * Cọc tiêu và tường bảo vệ: - Cho HS quan sát hình các cọc tiêu và trả lời câu hỏi: + Cọc tiêu đặt ở đâu trên đường? + Cọc tiêu có tác dụng gì? + Hình dạng cọc tiêu như thế nào? *Ghi nhớ: - Gọi vài HS nhắc lại phần ghi nhớ. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà: học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị cho tiết sau. - HS lên bảng nêu đặc điểm của biển báo cấm, nguy hiểm. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Gồm các vạch kẻ mũi tên và chữ viết để hướng dẫn điều khiển giao thông, nhằm đảm bảo an toàn cho người và xe đi lại. + Có 2 loại vạch kẻ đường: Vạch kẻ trên mặt đường, cụm mũi tên chỉ các hướng đi. + Vạch dừng xe, vạch dành cho người đi bộ qua đường, vạch dọc phân làn xe, vạch báo hiệu ô tô, xe máy đi chận lại, vạch chỉ các hướng đi trên đường. + Chỉ các hướng đi trên đường. - HS quan sát hình các cọc tiêu. + Đặt trên mép các đoạn đường nguy hiểm. + Chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường. + Tiết diện vuông, cao 60 cm, sơn trắng, đầu sơn đỏ. - Vài HS nhắc lại phần ghi nhớ. - HS lắng nghe. & Giáo dục tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Bước đầu nắm bắt được các nội quy của lớp, trường đề ra để thực hiện. - Biết tự đánh giá tình hình hoạt động của cá nhân, tập thể trong tuần học đầu tiên và nắm bắt kế hoạch hoạt động tuần tới. - Giáo dục học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật. II. Chuẩn bị: - Nội dung sinh hoạt III. Tiến hành: 1. Lớp trưởng nhận xét tình hình tuần qua: 2. Giáo viên nhận xét đánh giá tuần 3: a. Chuyên cần: - Duy trì sĩ số lớp đều đặn. Bên cạnh đó có một số em chưa chấp hành nghỉ học phải viết giấy phép (Chi, Hóa) - Tuyên dương những bạn chuyên cần (Đuôn, Quỳnh, Thái, Minh, ) b. Học tập: - Ngồi học trong lớp còn nói chuyện riêng, chưa chú ý nghe giảng: Sơn, Khanh, Hóa, Chi, Ai Rắc, - Bộ vở của HS được bao bọc và dán nhãn đúng quy định, một số em sách vở còn lôi thôi, chữ viết còn xấu,... - Học bài và làm bài ở nhà tương đối tốt (Quỳnh, Thái, Hoàn, Minh, Đuôn, Hào,...) . - Phát biểu ý kiến xây dựng bài chưa sôi nổi, tuyên dương các bạn: Đuôn, Quỳnh, Hào, dã có ý thức xây dựng bài tốt. c. Nề nếp, vệ sinh: - Nề nếp ra vào lớp tương đối ổn định, tự quản tương đối tốt. - Ban cán sự lớp đã đi vào hoạt động thực thụ và đã có hiệu quả song chưa thật cao lắm. - Sinh hoạt 15’ và giữa giờ nghiêm túc. - Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn. - Áo quần tương đối gọn gàng và sạch sẽ, bên cạnh đó có một số em áo quần còn bẩn. 3. Kế hoạch tuần 4: - Tiếp tục duy trì các mặt mạnh đã đạt được và khắc phục những điểm yếu. - Đi học chuyên cần, duy trì sĩ số đảm bảo 100% - Xây dựng nề nếp và kiểm tra bài đầu giờ. - Chú trọng công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân. - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, thẳng hàng, khi ra về cần đi thẳng ra đến cổng trường. - Tăng cường hơn nữa việc học bài và làm bài ở nhà. - Thực hiện tốt theo “5 điều Bác Hồ dạy” Hướng Tân, ngày tháng năm 2009
Tài liệu đính kèm: