K ĩ thuật ( Tiết 3): CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được dấu trên vải( vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô
* HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu đường cắt ít mấp mô
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu.
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm.
- Kéo cắt vải.
- Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước dẹt có chia cm).
K ĩ thuật ( Tiết 3): CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I/ Mục tiêu: - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được dấu trên vải( vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô * HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu đường cắt ít mấp mô II/ Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu. - Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm. - Kéo cắt vải. - Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước dẹt có chia cm). III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: . b)Hướng dẫn cách làm: *Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. -Gợi ý để HS nêu tác dụng của đường vạch dấu và các bước cắt vải theo đường vạch dấu. -GV: Vạch dấu là công việc được thực hiện khi cắt,khâu, may 1 sản phẩm. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong.Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch . * Hoạt động 2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật * Vạch dấu trên vải: -GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải. -GV đính vải lên bảng ,gọi HS lên vạch dấu. -GV lưu ý : +Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải. +Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt. +Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định. * Cắt vải theo đường vạch dấu: -GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b (SGK) kết hợp quan sát tranh quy trình để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. -GV nhận xét, bổ sung và lưu ý: +Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. +Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. +Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. +Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. +Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. -Cho HS đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. -Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS. -GV nêu yêu cầu thực hành: HS vạch 2 đường dấu thẳng , 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4cm. Cắt theo các đường đó. -Trong khi HS thực hành GV theo dõi,uốn nắn. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. -GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn: +Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong. +Cắt theo đúng đường vạch dấu. +Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa. +Hoàn thành đúng thời gian quy định. 4.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị,tuyên dương tinh thần học tập và kết quả thực hành. -GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập cắt vải theo đường thằng, đường cong -Bài sau : Khâu thường -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS quan sát sản phẩm. -HS nhận xét, trả lời. -HS nêu. -HS quan sát và nêu. -HS vạch dấu lên mảnh vải -HS lắng nghe. -HS quan sát. -HS lắng nghe. -HS đọc phần ghi nhớ. -HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. -HS chuẩn bị dụng cụ. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá sản phẩm của mình. -HS cả lớp. Toán Tự học (Tuần 3): LUYỆN TẬP VỀ VIẾT CÁC SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về dãy số tự nhiên.Lập được các dãy số có các số cho sẵn.Số liền trước, số liền sau. Đọc viết số. II.Chuẩn bị: Ghi đề bài ở bảng. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: Đặc điểm của dãy số tự nhiên 2.Bài mới: a)Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống: Cá nhân tự làm bài a) 216, 226,....,.......,...... Đối chiếu-Bổ sung b) 198, 199,......,.......,....... c) ......, 1 000,........, 1002,....... Bài 2: Viết số thích hợp vào chố trống để có 3-4 số tự nhiên liên tiếp: Cá nhân tự làm bài a) 99, 100,......,....... Đối chiếu-Bổ sung b)........,3 000, 3 001,...... Bài 3: Viết, đọc số sau biết: Cá nhân tự làm bài a)3 triệu, 4 trăm nghìn, 2 chục, 5 đơn vị Đối chiếu-Bổ sung b) 2 trăm triệu, 3 chục triệu c)Bốn trăm hai mươi bảy ngàn ba trăm năm mươi sáu. d) 4 tỉ, 5 chục triệu Bài4: Trong các dãy số sau dãy nào là dãy số tự nhiên Cá nhân tự làm bài a) 1,2, 3, 4, 5, 6, 7,... Đối chiếu-Bổ sung b)0,1,3 ,5, 7, 9..... c) 2,4,6,8,9.... d) 0,1,2,3,4,5,6.... 3. Dặn dò: Về nhà luyện đọc viết số Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 3) CHÍNH TẢ (Nghe – viết) THƯ THĂM BẠN (Hoà Bình mới như mình) I/ Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả và trình bày đoạn “Hoà bình mới như hình” - Làm đúng bài tậpđiền dấu hỏi hay ngã - Luyện viết chữ sạch, đẹp, bảng con II/ Đồ dùng dạy học: - Vở HS, bảng con III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả - Giáo viên đọc toàn bài viết - GV hỏi về nội dung bài : - Hỏi: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Yêu cầu HS phát hiện từ khó trong đoạn - GV bổ sung thêm – ghi bảng - Phân tích và hướng dẫn HS - GV nhận xét HĐ3: Đọc cho học sinh viết - GV đọc từng câu cho HS viết đến hết bài - Đọc lại cho HS soát lỗi HĐ4: Chấm chữa bài - Giáo viên chữa bài trên bảng. - Cho học sinh đổi vở chấm chéo bài. - Cho học sinh sửa lỗi chính tả - Thu vở chấm (HS yếu - TB) HĐ5: Luyện tập: Bài 1: Điền dấu hỏi, dấu ngã trên chữ in đậm trong đoạn văn sau: Môi hoa chi là một phần tư cua cái xa hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chi nghi đến cây, đến hàng, đến nhưng tán lá lớn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm. Bài 2: Tìm 1 từ bắt đầu bằng ch, 1 từ bắt đầu bằng tr và đặt câu với từ vừa tìm được. - Nhận xét tiết học. HS lắng nghe HS đọc bài : Thư thăm bạn. + HS mở SGK trang 25 + 1 em đọc đoạn bạn cần biết - An ủi, chia sẻ nỗi buồn với Hồng khi ba Hồng chết - HS nêu từ khó: Xúc động, lũ lụt, cứu người - Luyện viết từ khó - 1 HS lên bảng viết, ở dưới viết vào bảng con - 1 HS lên bảng viết bài, ở dưới viết vào vở - Soát lại bài - HS đổi chéo vở cho nhau dể soát lỗi - Chữa lỗi vào sổ tay Tiếng Việt - Làm bài tập Toán Tự học(Tuần 3): VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I/ Mục tiêu: - Củng cố đặc điểm của hệ thập phân - Giá trị của chử số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ viết bài 1, 3 II/ Các hoạt động dạy -học: Hoạt động thầy Hoạt động trò * HĐ1: Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng - Nhận xét * HĐ2: -Cho HS đọc yêu cầu bài 1/17VBT - Cho HS làm bài vào vở - Nhận xét * HĐ3: - Yêu cầu HS đọc đề bài 2 - Cho HS phân tích mẫu - GV nêu cách làm: GV đọc số, HS làm - Nhận xét * HĐ4: - Cho HS đọc đề bài 3 - Cho HS nhắc lại cách viết giá trị của chữ số trong một số - Nhận xét * HĐ5: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - HS làm, sửa bài - 1 HS đọc - 1 HS làm bảng,cả lớp làm vào vở ĐS: + 50843 có 50 nghìn, 8 trăm, 4 chục, 3 đơn vị + Mười sáu nghìn ba trăm hai mươi lăm có 16 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị - Sửa bài, nhận xét - 1 HS đọc - HS tự phân tích mẫu - HS làm vào bảng từng bài, 1 HS lên bảng - HS nhận xét từng bài - 1 HS đọc - 1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở - HS nhận xét, sửa Tiếng việt Tự học (Tuần 3): TỪ ĐƠN - TỪ PHỨC I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức, phân biệt được sự khác nhau giữa tiếng và từ - Phân biệt đúng từ đơn và từ phức II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động thầy Hoạt động trò HĐ1: Ôn tập H:Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ? H: Thế nào là từ phức? Cho ví dụ? - Cho học sinh ôn lại phần ghi nhớ và hoàn thành bài tập còn lại buổi sáng (nếu có) HĐ2: Luyện tập Bài 1: Tìm 3 từ đơn và 3 từ phức. Bài 2: Tìm các từ đơn, từ phức có trong đoạn thơ sau: Cháu nghe câu chuyện của bà Hai dòng nước mắt cứ oà rưng rưng Bà ơi! Thương mấy là thương Mong đừng ai lạc giữa đường về quê - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi - GV hướng dẫn HS cách làm bài - Gọi đại diện các nhóm trả lời - GV nhận xét chốt ý đúng Bài 3: Đặt câu với 1từ đơn và 1từ phức mà em vừa tìm được ở bài tập 1 - Hướng dẫn và gọi sửa bài, nhận xét HĐ3: Củng cố tuyên dương -Nhận xét tiết học - Học sinh trả lời - Đọc lại phần ghi nhớ SGK/28 - Giải quyết hết bài tập buổi sáng - HS đọc yêu cầu của đề - Sinh hoạt nhóm đôi tìm từ đơn từ phức - HS sửa bài + Từ phức: Câu chuyện, nước mắt, rưng rưng, giữa đường + Còn lại toàn bộ là từ đơn - HS tự đặt câu - HS làm miệng trước lớp - HS nhận xét Tập đọc (Tiết 5): THƯ THĂM BẠN I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư) II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 SGK - Bảng phụ III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi Nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc (2 lượt) - Gọi HS đọc chú giải - HS đọc theo nhóm 3. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có - GV đọc mẫu lần 1 b. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì? *GV liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. - Tìm hiểu nghĩa từ khoá - Ghi ý chính đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy ban Lương rất thông cảm với bạn Hồng? + Những câu văn nào cho thấy bạn Luơng biết cách an ủi bạn Hồng? + Ghi ý chính đoạn 2 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Ở nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để đ ... ruyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết HĐ5: Củng cố dặn dò - Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14 SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài - Ngày giỗ tổ Hùng Vương - Lắng nghe - Đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu + Nước Văn Lang + 700 năm TCN + 1 HS lên bảng xác định + Sông Hồng, sông Mã, sông Cả + HS lên bảng chỉ, cả lớp theo đõi nhận xét -HS làm việc theo cặp, cùng vẽ sơ đồ vào vở và điền, 1 HS lên bảng điền + 4 tầng lớp + Vua, gọi là vua Hùng + Lạc tướng và lạc hầu + Lạc dân + Nô tì - Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS, thảo luận theo yêu cầu của GV Đại diện nhóm lên diền kết quả - Thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến Sự tích bánh chưng, bánh dày Đạo đức ( Tiết 3): VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I/ Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. * Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy, bút cho các nhóm - Bảng phụ, bài tập - Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Tìm hiếu câu chuyện Làm việc cả lớp - Đọc câu chuyện kể “Một HS nghèo vược khó” - Yêu cầu HS thảo luận cập đôi trả lời câu hỏi + Thảo gặp phải những khó khăn gì? + Thảo đã khắc phục ntn? + Kết quả học tập của bạn thế nào? Cho HS trả lời câu hỏi Hỏi: Vậy trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì? KL: HĐ2: Em sẽ làm gì? - Làm việc theo nhóm + Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài tập - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp + Yêu cầu 2 HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời - GV kết luận HĐ3: Liên hệ bản thân - Cho HS làm việc cặp đôi: + Yêu cầu mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình và giải quyết cho bạn bên cùng nghe + KL: Gặp khó khăn, nếu chúng biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn HĐ4: Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS HS lắng nghe - 2 HS cặp đôi và trả lời câu hỏi - HS đại diện cho nhóm trả lời các câu hỏi: Mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 câu hỏi, sau đó các nhóm khác bổ sung nhận xét - Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học - HS làm việc theo nhóm - Các HS làm việc đưa ra kết quả: bông màu xanh đỏ - HS làm việc theo nhóm cặp đôi + Đại diện lên bảng kể Khoa học(Tiết 5): VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I/ Mục tiêu: - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo - Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi – ta – min A, D, E, K. II/ Đồ dùng dạy học:- Các hình minh hoạ trang 12, 13 SGK III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ Người ta cần có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào? + Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn. B. Bài mới: HĐ1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 12,13 SGK và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm? Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo? - Nhận xét, bổ sung + Hỏi: Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo mà các em ăn hằng ngày? - Kết luận: HĐ2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 13 - KL: + Chất đạm giúp đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cơ thể lớn lên + Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin: A, E, D, K * GV giáo dục HS cách lựa chọn thức ăn để đảm bảo sức khỏe. HĐ3: Trò chơi đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn + Thịt gà có nguồn gốc từ đâu? + Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu? - GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau: + Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồng hồ cho HS - Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút - Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình trước lớp + GV: Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ đâu? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết - Dặn HS về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. - HS trả lời - Làm việc theo yêu cầu của GV - HS nối tiếp nhau trả lời + Chất đạm: Cá, thịt lợn, thịt bò Còn chất béo: dầu ăn, mở lợn - 2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần bạn cần biết - Lắng nghe + HS lần lượt trả lời + Chia nhóm nhận đồ dung học tập chuẩn bị bút màu - 4 đại diện của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp - Có nguồn gốc từ động vật, thực vật Địa lý (Tiết 3): MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I/ Mục tiêu: Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thai, Mông, Dao Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu Và thường có màu sắc sặc sỡ + Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa. * Giải thích tại sao người dân ở HLS thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Làm việc cá nhân + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng? + Kể tên 1 số dân tộc ít người? - GV sữa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời * GV giáo dục HS về sự chịu khó để thích nghi với môi trường sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn. HĐ2: Làm việc theo nhóm - Dựa vào mục 2 SGK, tranh, ảnh về bảng làng HS trả lời các câu hỏi sau: + Bản làng thường nằm ở đâu? + Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? + Nhà sàn dược làm bằng vật liệu gì? + Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây? GV sữa chữa, hoàn thiện câu trả lời HĐ3: làm việc theo nhóm - Nêu những hoạt động trong phiên chợ - Kể tên 1 số hang hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? - Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong hoạt động có những hoạt động gì? - Yêu cầu HS đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, lễ hộicủa dân tộc * GV giáo dục HS sự phong phú, vẻ đẹp và tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. HĐ 4: Củng cố, dặn dò -HS đọc ghi nhớ. -Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - HS trả lời - HS trả lời - Nghe giảng - Ở sườn núi (thung lũng) Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc cả nhóm - Thổ cẩm, măng, mộc nhỉ Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - HS trình bày đặc điểm Khoa học( Tiết 6):VAI TRÒ CỦA VITAMIN , CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ I/ Mục tiêu: - Kể được tên các thức ăn có chứa nhiều chất khoáng, chất xơ và vitamin - Nêu được vai trò của thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: +Vi –ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trang 14, 15 SGK - Phiếu học tập theo nhóm III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ - Em hãy cho biết những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng? - Chất béo đóng vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhièu chất béo ? + Nhận xét cho điểm HS B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài + GV giới thiệu 1 số rau quả Đây là các loại thức ăn hằng ngày của chúng ta. Nhưng chúng ta thuộc nhóm thức ăn nào và có vai trò gì? HĐ2: Những thức ăn chứa nhiều vitamin chất khoáng và chất sơ - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 14,15 SGK và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ + Yêu cầu đổi vai để cả 2 cùng được hoạt động + Gọi 2 đến 3 HS thực hiên hỏi trước lớp - Nhận xét, bổ sung + Hỏi: Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ mà các em ăn hằng ngày? + GV ghi nhanh tên những loại thức ăn đó lên bảng HĐ3: Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất sơ - GV chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc phần bạn cần biết và trả lớp câu hỏi sau + Kể tên một số vitamin mà em biết? + Nêu vai trò của các loại vitamin đó + Thức ăn chứa nhiều vitamin có vai trò gì đối với cơ thể? + Nếu thiếu vitamin cơ thể sẻ ra sao? Tương tự với nhóm chất khoáng và chất sơ HĐ4: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ + Hướng dẫn HS thảo luận nhóm + Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS , phát phiếu học tập cho từng nhóm + Yêu cầu các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập + Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên bảng đọc. Gọicác nhóm khác nhận sét bổ sung Hỏi: các thức ăn chứa nhiều vitamin chất khoáng và chất sốc nguồn gốc từ đâu? + Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng HĐ5: Nhận xét tiết học tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết - Dặn HS về nhà xem trước bài 7 + Các tổ trưởng báo cáo các thành viên trong tổ đã tìm được 1 số loai thức ăn có chúa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất sơ + Quan sát các loại rau quả mà GV đưa ra + Lắng nghe - Hoạt động cặp đôi + 2 HS thảo luận và trả lời + HS1 hỏi HS2 trả lời + 2 đến 3 cặp thực hiện + HS chia nhóm nhận tên và thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thoả luận ra giấy + HS các nhóm cử đại diện trình bày + Các nhóm khác bổ sung + HS chia nhóm và nhận xét phiếu học tập + Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu học + Đại diện của hai nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Các thức ăn chúa nhiều vitamin, chất khoáng và chất sơ đều có nguồn gốc từ động vật thực vật
Tài liệu đính kèm: