Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2012

1. CHÀO CỜ TRONG LỚP

- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.

2. SINH HOẠT:

*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .

* GV nhận xét:

a. Về học tập:

- Tuyên dương: .

- Nhắc nhở, phê bình:

b. Lao động – Vệ sinh:

- Tuyên dương: .

- Nhắc nhở, phê bình: .

3. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TUẦN NÀY

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần 3
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012
Tiết 1 Hoạt động tập thể
1. Chào cờ trong lớp 
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. Sinh hoạt: 
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập: 
- Tuyên dương:..
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:...
- Nhắc nhở, phê bình:.
3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này ....
....
 _______________________
Tiết 2 Tập đọc
Thư thăm bạn
I- đích - yêu cầu
 1- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong bức thư.
 2- Nhận biết được bố cục cơ bản của một bức thư, tác dụng của từng phần trong bức thư.
 3- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ trong bức thư: Thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ 2-3’
 - Kiểm tra học thuộc bài: Truyện cổ nước mình.
H: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?
 2-Dạy học bài mới
 a-Giới thiệu bài 1-2’
 b-Luyện đọc đúng 10-12’
- Gọi 1 H đọc H:Bài được chia làm mấy đoạn? 
- Đọc thầm, xác định đoạn
*Đọc nối tiếp đoạn 
* Luyện đọc đoạn
 Đoạn 1: + HD phát âm: Thiếu niên
 + HD đọc đoạn 1: Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng
 - Đọc đoạn 1 theo dãy
 - Đoạn 2: + H/dẫn ngắt hơi: Câu 1: Mình...đơn/và ...thế nào/....
 + Giải nghĩa từ: xả thân
 + H/dẫn đọc đoạn 2: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng.
 - Đọc đoạn 2 theo dãy.
 Đoạn 3: + Giải nghĩa từ: Quyên góp, khắc phục
 + H/dẫn đọc đoạn 3: Ngắt nghỉ đúng.
 - Đọc đoạn 3 theo dãy
* Đọc nhóm đôi.
* Đọc cả bài: Đọc trôi chảy toàn bài, lưu ý thể hiện rõ tình cảm của bạn nhỏ qua bức thư.
- GV đọc mẫu
 c-Hướng dẫn tìm hiểu bài 10-12’
 H: Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
 Hồng đã bị mất mát, đau thương gì?
Em hiểu “hi sinh” nghĩa là gì?
GV ghi từ “hi sinh” lên bảng.
ịĐoạn 1 cho em biết điều gì?
Trước sự mất mát to lớn của bạn Hồng, bạn Lương sẽ nói gì?.
Gọi HS đọc to câu hỏi 2, câu 3
Nội dung đoạn 2 là gì?
H: ở nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt?
 Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
 ‘Bỏ ống” nghĩa là gì?
Đoạn 3 ý nói gì?
- Yêu cầu H đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư
H: Những dòng này có tác dụng gì?
 Nội dung bài thể hiện điều gì?
ịChốt nội dung bài
 d-Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
- Đoạn 1: Giọng trầm, buồn. Nhấn giọng: Xúc động, chia buồn
- Đoạn 2: Nhấn giọng : Tự hào, xả thân,...
- Đoạn 3: Nhấn giọng : Quyên góp, ủng hộ,.... 
- Đọc cả bài
- Nhận xét
- Đọc mẫu - Cho điểm
 3-Củng cố - dặn dò ( 2-4’)
- H:Qua bức thư, em hiểu bạn Lương là người ntn? 
 Em đã làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn?
- Nhận xét giờ học.
=>Rút kinh nghiệm:.......................
.
____________________________________
Tiết 3 	 Toán
 Tiết11.Triệu và lớp triệu ( tiếp)
 I- Mục tiêu: Giúp HS
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố về các hàng, lớp đã học
 - Củng cố bài toán về sử dụng thống kê số liệu
 - Vận dụng giải các bài tập liên quan
II- Đồ dùng
 Bảng các hàng lớp (đến lớp triệu)
III- Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3-5’)
- GV đọc các số: 327000; 3 000 000; 700 000 000 –HS làm bảng con
H: 327 000 gồm những hàng nào, thuộc lớp nào?
 Chữ số nào đứng ở hàng triệu trong số 3 000 000?
 Lớp triệu của số 700 000 000 là những chữ số nào?
 Hoạt động 2: Dạy học bài mới (13 - 15’)
 Hướng dẫn đọc và viết các số đến lớp triệu
- Treo bảng các hàng, lớp lên bảng
- Vừa nói, vừa viết vào bảng: Cô có số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm ngàn, 5 chục ngàn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
H: Em nào có thể lên bảng viêt số trên.
H: Em nào có thể đọc số trên?
- Nhận xét, chốt cách đọc
 + Cách số trên thành các lớp thì được 3 lớp: Lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.
 342 157 413
 + Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
- GV đọc minh hoạt: 342 157 413
- Đưa thêm 1 vài số: 125736098; 587302146
 Hoạt động 3: Luyện tập (17-19’)
Bài 1, 3 (8-10’)- KT: Đọc, viết số dựa vào các hàng đã cho.
 - Làm nhỏp
- Nhận xét ị chốt các đọc, viết số
Bài 2: (3-5’)- KT: Đọc các số có 7,8,9 chữ số.
 - HS làm vở
=> Nhận xét, lưu ý H các trường hợp có các hàng là chữ số 0.
Bài 4: (4-6’)- KT: Củng cố bài toán sử dụng bảng thống kê số liệu.
 - HS làm vở- Chữa bài.
H: Bảng trên cho em biết bậc nào có số học sinh đông nhất, bậc nào có ít học sinh nhất?-
* Dự kiến sai lầm: Bài 3 – HS viết số còn nhầm lẫn.
 Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- Gv: Viết số gồm 5 trăm triệu, 7 chục triệu, 2 triệu, 0 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 2 đơn vị.
 *Rút kinh nghiệm :...........................................................................................
 .........................................................................................................................
___________________________
Tiết 4 mĩ thuật
________________________________________
	Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Tiết 1 tiếng anh
_____________________________________
Tiết 2	 Toán
 Tiết 12. Luyện tập
I- Mục tiêu :Giúp HS 
 - Củng cố về đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố kỹ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
II- Đồ dùng dạy học :Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Làm bảng con
- Y/cầu H viết số:
 + Gồm 4 trăm triệu, 3 chục triệu, 9 triệu, 5 trăm nghìn , 8 chục triệu, 2 nghìn, 4 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
 + Gồm 9 trăm triệu, 2 chục 
 Hoạt động 2: Luyện tập ( 32- 34’)
Bài 1: (5-7’) - Làm nháp
ịChốt KT: Nêu cách đọc, viết các số đến lớp triệu.
Bài 2: (7-9’)
KT: Củng cố về đọc số và cấu tạo các hàng lớp của số.
- Nhận xét H đọc số, kết hợp H: Nêu các chữ số ở từng hàng của số?
 Số em vừa đọc gồm mấy trăm triệu, mấy chục triệu, ...mấy đơn vị?
ịChốt: Nêu cách đọc số có nhiều chữ số?
Bài 3: (7-9’) - Làm giấy nháp
ịChốt KT: Cấu tạo số
Bài 4: (8-10’) - Làm vở
ịChốt: Dựa vào đâu em nhận biết được giá trị số 5 ở mỗi số.
 * Dự kiến sai lầm: Viết số chưa chính xác ở phần c,d bài 3.
 Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2-3’)
- Nhận xét giờ học
*Rút kinh nghiệm:.
.
_______________________________
Tiết 3 	 Chính tả (Nghe - viết)
Cháu nghe câu chuyện của bà
I- Mục đích - yêu cầu
 - Nghe – viết đúng, đẹp bài thơ lục bát “Cháu nghe câu chuyện của bà”; lưu ý các từ ngữ : Trước, lưng, lạc đường, nước mắt, rưng rưng.
 - Luyện viết đúng tiếng có âm đầu ch/tr.
II- Đồ dùng: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học 
 1-Kiểm tra bài cũ ( 2-3’)
- G đọc: Khúc khuỷu, gập ghềnh - Viết bảng con
- Nhận xét bài viết trước
 2-Dạy bài mới
 a- Giới thiệu bài (1-2’)
 b- Hướng dẫn chính tả(10-12’)
- GV đọc bài thơ
H: Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
Bài thơ nói lên điều gì?
- GV đưa từ khó, viết bảng Tr/ước
H: Âm “trờ” được ghi bằng những con chữ nào?
Thực hiện tương tự với các từ còn lại: 
 L/ưng n/ước mắt
 L/ạc đường r/ưng r/ưng
- Viết bảng con
 c-Hướng dẫn viết chính tả vào vở (12-14’)
- H: Bài thơ thuộc thể thơ nào?
 Nêu cách trình bầy
- Nhắc nhở H cách cầm bút, để vở...
-Đọc bài cho HS viết. 
 d- Chấm, chữa (3-5’)
- Đọc soát lỗi - Tự soát, chữa lỗi
- Chấm = 10 bài
 e-Hướng dẫn làm BT ( 8-10’)
Bài 2: (a) - Làm vở
- Chấm, chữa bài
Bài 2: (b)
- Y/c H làm nháp
ịChốt lời giải đúng
 3- Củng cố - dặn dò	(1-2’)
 - Nhận xét bài viết của H, tuyên dương bài viết đẹp.
=>Rút kinh nghiệm:.......................
.
______________________________
Tiết 4 	 Luyện từ và câu
Từ đơn và từ phức
I- Mục đích - yêu cầu
 - Hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu, từ bao giờ cũng có nghĩa còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
 - Phân biệt được từ đơn và từ phức.
 - Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ.
II- Đồ dùng:
 - Bảng phụ viết sẵn câu văn ở phần “Nhận xét”
 - Từ điển TV, bút dạ, giấy
III - Các hoạt động dạy học
 1-Kiểm tra bài cũ (2-3’)
H: Dấu 2 chấm dùng để làm gì?
- Gọi H đọc lại BT2 của tiết trước. - 2 H đọc
 2-Dạy bài mới
 a/ Giới thiệu bài (1-2’)
 b/ Hình thành khái niệm (10-12’)
- Lớp đọc thầm, 1 H đọc to
- Ghi bảng: Nhận xét
- Đưa bảng phụ chép sẵn ví dụ
H: Mỗi từ được phân cách = 1 dấu gạch chéo. Vậy câu trên có bao nhiêu từ?
Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?
- Chia lớp theo nhóm 4, phát giấy và bút dạ, giao nhiệm vụ.
- Dựa vào bài làm của H, gv hỏi:
 +Từ chỉ gồm có 1 tiếng là những từ nào?
ị Chốt: Những từ chỉ gồm có 1 tiếng gọi là từ đơn.
 + Từ gồm 2 tiếng là những từ nào?
ị Chốt: Những từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là tức phức.
H: Theo em từ gồm mấy tiếng?
 +Tiếng dùng để làm gì? + Từ dùng để làm gì?
 + Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
ị Chốt KT: rút ra ghi nhớ
- H đọc ghi nhớ
 c/Hướng dẫn luyện tập (20-22’)
Bài 1: (8-10’) - Đọc yêu cầu
- Y/cầu H dùng bút chì tách từ, gạch 1 gạch dưới từ đơn, gạch 2 gạch dưới từ phức.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: (7-9’) - H làm vở
- H đọc nối tiếp các từ tìm được 
- Giới thiệu từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Yêu cầu H làm bài vào vở/
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: (4-6’)
- Đọc yêu cầu, mẫu
- Làm vở
- Chấm bài, chỉnh sửa từng câu của H (nếu sai)
 3-Củng cố -Dặn dò (2-4’)
- H: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ
 Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ
- Nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
=>Rút kinh nghiệm:.......................
.
__________________________________________________________________
	Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2012
 Tiết 1 Thể Dục
 Bài 6
I. Mục tiêu : Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay sau.YC đúng động tác, đúng khẩu lệnh 
 - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” .Yc biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ tương đối chủ động, hào hứng.
II. Đồ dùng dạy học : - Sân trương ,vệ sinh nơi tập 
 - Còi , 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ vẽ sân trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- Gv phổ biến nội dung , YC giờ học, chấn chỉnh đội hình đội ngũ, trang phục luyện tập. 
- Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh ”
2. Phần cơ bản 
a, Ôn đội hình đội ngũ
- Ôn quay sau
- Ôn đi đều đứng lại, vong phải vòng trái, đứng lại
- GV làm mẫu động tác – giảng giải – HS tập theo.
- HS tập luyện theo nhóm
- GV quan sát, giúp đỡ
b,Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ ... iến hành : HS quan sát hình SGK/12,13 và trả lời câu hỏi
 ? Nói tên các thức ăn giàu chất đạm có trong hình ?
 ? Kể tên các thức ăn có chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.
 ? Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 ? Nêu vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo ?
 - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày.
GV KL: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể, chất béo làm giàu nâưng lượng giúp cơ thể hấp thu các vi - ta – min
* Hoạt động 2: Xác định được nguồn gốc của các thức ăn có chứa chất đạm, 
thức ăn có chứa chất béo.
+ Mục tiêu: Phân loại được các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
 + Tiến hành: HS làm việc phiếu học tập.
 1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm, chất béo.
 - HS trình bày trước lớp.
 - GV KL: Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
___________________________________
Tiết 3	 Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I- Mục tiêu: H hiểu tác dụng của việc dùng lời nói, ý nghĩa của nhân vật để khắc hoạ tính cách và nói lên ý nghĩa câu chuyện.
 - Biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp.
II- Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn BT3/32 phần nhận xét
III- Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
? Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì?
? Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật.
? Hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện “Người ăn xin”
B-Bài mới 
1- Giới thiệu bài (1-2’): “kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật”
2- Hình thành khái niệm (13-15’)
Bài 1: ịG ghi: - H đọc thầm yêu cầu
 - 1 H đọc to
 - Làm nháp
 - H trình bày
 + Lời nói: “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”
 + ý nghĩ: Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát...nhường nào?
Cả tôi nữa...của ông lão
Bài 2: - H đọc yêu cầu - thảo luận nhóm
 - H trình bầy - nhận xét
ị Chốt: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thường yêu con người, thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão.
? Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé...?
Bài 3: GV: treo bảng phụ
 a-Tác giả dẫn lời trực tiếp: Dùng nguyên văn lời của ông lão thể hiện cách xưng hộ: Ông – cháu
 b-Tác giả thuật lại gián tiếp bằng lời kể của mình: tôi - ông lão
? Ta cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
? Có mấy cách để kể lại lời nói, ý nghĩ của n/vật?
- H đọc ghi nhớ S/32
3-Hướng dẫn luyện tập: (17-19’)
Bài 1: - H làm việc cá nhân
 - H trình bày
ịDùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời trực tiếp, 2 gạch dưới lời gián tiếp.
? Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lừi dẫn trực tiếp hay gián tiếp được đặt sau dấu: Phối hợp với dấu
ị Chốt: Cách dùng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Bài 2: - H đọc yêu cầu - làm nháp
 - H trình bày - nhận xét
 G nx, chữa bài
? Khi chuyển lời dẫn gián tiếp – trực tiếp cần chú ý gì?
Thay đổi từ xưng hô, đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu: kết hợp dấu “ ” hoặc dấu – 
Bài 3: (Tiến hành tương tự bài 2) 
 4-Củng cố – dặn dò (2 – 4’)
- Chốt ND bài - Nhận xét giờ học 
*Rút kinh nghiệm :..
__________________________________
Tiết 4	 Đạo đức
Vượt khó trong học tập
I. Mục tiêu: Giúp H hiểu
 - Trong việc học tập có rất nhiều khó khăn, chúng ta cần phải khắc phục, cố gắng học tốt.
 - Biết khắc phục khi gặp khó khăn thì học tập sẽ tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 - Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết, khắc phục và cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
 - Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn. 
 - Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.
II- Đồ dùng: Phiếu bài tập
III- Các hoạt động dạy học 
1-Kiểm tra bài cũ (2-3’)
 Trung thực trong học tập có lợi gì?
 2-Dạy học bài mới 29-31’
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện (10-12’)
 * Mục tiêu: Giúp H biết trong cuộc sống, mỗi người đều có khó khăn riêng, cách khắc phục những khó khăn ấy.
 * Cách tiến hành:
 - Kể câu chuỵên: “Một HS nghèo vượt khó”
 - Y/c H thảo luận nhóm đôi theo gợi ý.
 +Thảo gặp phải những khó khăn gì? Thảo đã khắc phục ntn? Kết quả học tập của bạn ra sao?
ịNhận xét, khẳng định ý đúng của HS
H: Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
 Nếu bạn Thảo không khắc phục khó khăn thì chuyện gì có thể xảy ra?
 Trong c/s , chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học
 tập chúng ta nên làm gì?
 Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
ịChốt: Trong c/s mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ đã có câu khuyên rằng “Có chí thì nên” 
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? (7-9’)
 * Mục tiêu: Giúp H biết cách giải quyết khi gặp khó khăn.
 * Cách tiến hành: Chia nhóm, phát phiếu BT, giao nhiệm vụ.
 - GV nhận xét, bổ sung
 H: Vậy khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân (6-8’)
 *Mục tiêu :Nêu những khó khăn trong H T và hướng giải quyết 
 *Cách tiến hành :
 -Yc mỗi H kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn ngồi cạnh nghe.
 - Gọi H nêu trước lớp.
 + Vậy bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập hay chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
ịKết luận: Nếu gặp khó khăn, chúng ta cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được
 Hoạt động nối tiếp 2-3’
VN tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó học tập của các bạn HS mà em biết.
_________________________________________
	Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
Tiết 1	 	 Tiếng anh
_________________________________
Tiết 2	 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết
I- Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết
 - Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
 - Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
II- Chuẩn bị: Bảng phụ
III- động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì? Cho VD
? Thế nào là từ đơn – từ phức? Cho VD?
B-Bài mới
 1- Giới thiệu bài (1-2’)
 2- Hướng dẫn thực hành (32 – 34’)
Bài 1: G ghi bảng thành 2 nhóm 
 Hiền ------- ác
- 1 H đọc yêu cầu - H đọc thầm
? Em hiểu “hiền dịu” nghĩa là gì?,..
ịGV giải nghĩa một số từ
Bài 2: G treo bảng phụ chữa bài
Bài 3: G giải nghĩa: +Hiền như đất
 +Lành như bụt +Dữ như cọp
Thương nhau như chị em ruột 
Bài 4: - H đọc thầm - thảo luận nhóm 2
 - H trình bày - nhận xét
ị G giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
C- Củng cố-Dặn dò: (2-4’)
 - Nêu một số từ thuộc chủ điểm “nhân hậu - đoàn kết”? 
- Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................
....................................................................................................
_____________________________
Tiết 3 	 Tập làm văn
Viết thư
I- Mục tiêu: 
 - H biết: +Mục đích của việc viết thư
 + ND cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
 - H viết được những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng ND, kết cấu, lời lẽ chân thành, tình cảm.
II- Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ
III- Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ: 
? Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
? Có mấy cách kể ? Lấy ví dụ
B-Bài mới: 
 1- Giới thiệu bài (1-2’)
 2- Hình thành khái niệm (13 – 15’)
- H đọc bài “Thư thăm bạn” 
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị mất cha
? Theo em người ta viết thư để làm gì?
- Để thăm hỏi, động viên nhau, thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm
? Đầu thư bạn Lương viết gì
 ? Lương thăm hỏi như thế nào?
? Lương thông báo với Hồng tên gì?
? Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
? Qua bức thư em nhận xét gì? về phần mở đầu, kết thúc
ịG chốt treo bảng phụ
- H đọc ghi nhớ S/34
3-Hướng dẫn luyện tập (17- 19’)
- GV chép đề- 1 H đọc to
? Đề yêu cầu gì?
? Cho ai, ở đâu?
? Mục đích viết thư là gì?
? Thư viết cho bạn cần xưng hô thế nào?
? Cần thăm hỏi bạn những gì?
? Kể cho bạn nghe những gì?
? Em nên chúc, hứa hẹn gì?
- H viết bài
- H trình bày, nhận xét
- G nhận xét, chữa
4-Củng cố (2-4’)
ịChốt ND bài - Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
....................................................................................................
_________________________________
Tiết 4	 	 Toán
Tiết 15.Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I- Mục tiêu: Giúp H:
 + Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (mức độ đơn giản)
 + Biết sử dụng 10 ký hiệu (10 chữ số) để viết số
 + Hiểu giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 - H biết vận dụng để giải quyết bài tập
II- Bảng phụ chuẩn bị: Viết sẵn ND BT1
III- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- G đọc: Điền dấu > < = vào
 1234513452 5678956798
 4 579 12000 7000 + 879 7879 
- H làm bảng
Hoạt động 2: Bài mới (13 – 15’)
Hoạt động 2.1: Đặc điểm của hệ thập phân 
- G đọc: 10 đ/vị = .....chục
 10 chục = .....trăm
 10 trăm = .....nghìn
 ...nghìn = 1 chục nghìn
 10 chục nghìn = ....chục nghìn
? Từ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền nó.
ịChính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân
Hoạt động 2.2: Cách viết số trong hệ thập phân.
? Hệ thập phân có ? chữ số, đó là những chữ số nào?
? Hãy sử dụng các chữ số đó để viết các số sau: 999 (G đọc) ; 2005 ; 685 402 793 
- H viết bảng
ịVới 10 chữ số ta có thể viết được mọi STN
? Hãy nêu g/trị của các chữ số trong số 999
ịGiá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 2.3: Luyện tập (17 – 19’)
Bài 1: Làm nháp.
- Kiến thức: Đọc số, viết số, giá trị của chữ số trong số.
Bài 2: - Làm vở
ị Chốt KT: Từ mỗi số ta có thể phân tích cấu tạo của số đó theo mẫu.
- Chấm, chữa bài
Bài 3: Làm vở.
ị Chốt: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số?
 Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào đâu?
* Dự kiến sai lầm: HS đọc số chưa chính xác ở số thứ 5 Bài 1
Hoạt động 2.4: Củng cố 
- Viết giá trị của chữ số 3 trong số 83 724 - Làm bảng con
- Nhận xét giờ học 
*Rút kinh nghiệm :..
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc