I. MỤC TIÊU
- HS nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập, biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
HSK- G biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- HS xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Giáo dục HS quý trọng và học tập tấm gương vượt khó trong cuộc sống.
KNS: Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập ; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Các mẩu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Thế nào là trung thực trong học tập? Trung thực trong học tập có tác dụng gì?
- HS K-G: Em hãy nêu những biểu hiện của trung thực trong học tập.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
TUẦN 3 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ ------------------------------------------------------------- Buổi chiều Tiết 5: LUYỆN CHỮ Bài 2: Cánh diều tuổi thơ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS viết đủ nội dung bài viết Cánh diều tuổi thơ. - HS viết đúng, đẹp theo mẫu. - HS có ý thức rèn chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở luyện viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Hướng dẫn viết: 34’ - Yêu cầu HS đọc đoạn viết bài Cánh diều tuổi thơ. . Nêu nội dung bài viết? - GV yêu cầu HS tìm và viết một số từ ngữ khó trong bài. - GV chú ý HS 1 số nét cơ bản (móc xuôi, móc 2 đầu, nét chữ h, g và chữ hoa: â, h,...) - Yêu cầu HS nhìn kết hợp nghe GV đọc để viết. Lưu ý cho HS tư thế ngồi và cầm bút. - GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm. - GV chấm- đánh giá. - 2 HS đọc. - HS nêu. - HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con. - HS chép bài. 3. Dặn dò: 1’ - Nhận xét lớp học. Chuẩn bị bài sau Việt Nam. ----------------------------------------------------------------- Tiết 6: TIẾNG VIỆT* Luyện tập về dấu hai chấm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố cho HS nắm chắc tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - HS nhận biết được tác dụng của dấu hai chấm trong văn cảnh cụ thể. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nội dung luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’ - Nêu tác dụng của dấu hai chấm. - HS K-G: Lấy VD tương ứng với mỗi tác dụng của dấu hai chấm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. HD làm bài: 32’ Bài 1: HĐ cá nhân Đánh dấu x vào ô trống trước câu sử dụng dấu 2 chấm để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Tôi đang đứng trên sân trường, bỗng có tiếng gọi: - Mau ra coi, An ơi! Phượng nở rồi. Gà cất tiếng gáy: trời đã sáng. Một bạn bảo tôi: “ Cậu làm trọng tài cho chúng mình nhé!” Vườn nhà Hà có đủ loại cây: mận, táo, ổi, mía,... - Yêu cầu HS làm phiếu 3 phần đầu, HS K-G làm cả bài. GV giúp đỡ HSTB. - GV chữa bài, chốt kiến thức. Củng cố về dấu hai chấm. Bài 2: HĐ nhóm đôi Nêu tác dụng của dấu 2 chấm trong các câu sau: a, Người con gái vẫn còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê- ki- ma nở, từ quê miền Đất Đỏ”. b, Họ hỏi: - Tại sao các anh phải làm như vậy? c, Vùng Hòn với đủ những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, măng cụt,... d, Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! e, HS K-G: Mà cũng có chỉ một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản. - GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi phần a, b, c. HS K-G làm thêm phần e. - Chữa bài. Củng cố tác dụng của dấu hai chấm. Bài 3: HĐ cá nhân Ghi dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: “Bác nhìn khắp lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi - Các chú có khỏe không? - Thưa Bác khỏe ạ! Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi - Các chú có biết đền thờ ai đây không? Một chiến sĩ đứng gần thưa với Bác - Đền thờ một ông vua ạ! Rồi Bác ân cần dặn mọi người “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. Củng cố sử dụng dấu hai chấm. Bài 4: HĐ cá nhân Viết một đoạn trong câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bề”, trong đó có sử dụng dấu hai chấm. - Một lần dùng để giải thích. - Một lần dùng để dẫn lời nhân vật. - GV yêu cầu HS làm vở, HS K-G làm đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn. - GV hướng dẫn HSTB. - Chấm, chữa bài và nhận xét. Củng cố sử dụng dấu hai chấm vào viết đoạn văn. - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS làm bài vào phiếu, HS K-G làm cả bài. - Chữa bài. - HS đọc bài. - HS làm bài nhóm đôi. - 1 nhóm làm bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày – Lớp nhận xét. - HS đọc bài. - HS làm bài, HSTB lên bảng điền dấu hai chấm. - Chữa bài. - HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài. - HS làm vở, HS K-G viết đoạn văn hấp dẫn. - Chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: 3’ - GV tóm tắt bài. - Nhận xét lớp học. -------------------------------------------------------------------- Tiết 7: TOÁN* Đọc, viết, so sánh các số có nhiều chữ số I. MỤC TIÊU - HS củng cố cách đọc (BT 1), viết (BT 2, 3), so sánh (BT 4) các số có nhiều chữ số. - Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh số có nhiều chữ số. - Vận dụng làm tốt bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nội dung luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài : 1’ 2. Hướng dẫn luyện tập: 32’ Bài 1: HĐ cả lớp Đọc các số sau: 248 536 305 ; 120 026 700 ; 100 000 001 - GV yêu cầu HS đọc các số, HS K-G lấy VD các số và đọc. - Lưu ý: tách số thành các lớp từ phải sang trái rồi đọc số ở từng lớp kèm theo tên lớp. - GV hướng dẫn HSTB đọc. Củng cố đọc số có sáu chữ số. Bài 2: Trao đổi cặp Viết tổng thành số a. 50 000 000 + 7 000 000 + 300 000 + 500. b. 200 000 + 5 000 + 6000 + 50 + 9. c. 70 000 + 3. - Nêu cách làm? - Lưu ý HSTB: Có thể dựa vào thứ tự các hàng từ hàng cao nhất trong số để viết số hoặc cộng tổng. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài. - Chữa bài, nêu cách làm nhanh hơn? Củng cố viết số dựa vào tổng. Bài 3: HĐ cá nhân Viết thành số, biết số đó gồm: a. 5 triệu, 4 trăm nghìn, 7 nghìn, 2 trăm và 4 đơn vị. b. 2 trăm triệu, 8 chục nghìn, 9 nghìn, 3 trăm và 6 chục. c. 10 triệu, 1 chục và 9 đơn vị. - Nêu cách làm? - Lưu ý HSTB: Có thể dựa vào thứ tự các hàng từ hàng cao nhất trong số để viết số hoặc cộng. - GV yêu cầu HS làm phần a, b, HS K-G làm cả bài. - Chữa bài và nêu cách làm nhanh nhất. Củng cố viết số. Bài 4: HĐ cá nhân Xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 56 389; 56 839; 65 938; 65 893 - Nhấn mạnh cách so sánh số có nhiều chữ số. - GV yêu cầu HS làm vở, HS K-G làm thêm BT5. - Chữa bài, nêu cách so sánh. Củng cố so sánh các số có nhiều chữ số. Bài 5: HS K-G Cho các chữ số 3, 1, 7 a) Hãy viết tất cả các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số khác nhau. Có tất cả bao nhiêu số? b) Sắp xếp các số viết được theo thứ tự từ bé đến lớn. c) Tính tổng các số đó. 3. Củng cố dặn dò: 3’ - Nhấn mạnh cách đọc, viết, so sánh số có nhiều chữ số. - HS đọc bài. - HS đọc số, HS K-G lấy thêm VD và đọc. - Nhận xét. - HS đọc bài. - HS K-G nêu cách làm. - HS trao đổi cặp làm bài. - Chữa bài. - HS đọc bài. - HS K-G nêu cách làm. - HS làm bài phần a, b, HS K-G làm cả bài. - Chữa bài. - HS đọc bài. - HS làm vở, HS K-G làm thêm BT 5. - Chữa bài. - HS K-G trao đổi và làm bài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: 4D ĐẠO ĐỨC Bài 2: Vượt khó trong học tập (tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập, biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. HSK- G biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - HS xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Giáo dục HS quý trọng và học tập tấm gương vượt khó trong cuộc sống. KNS: Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập ; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Các mẩu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’ - Thế nào là trung thực trong học tập? Trung thực trong học tập có tác dụng gì? - HS K-G: Em hãy nêu những biểu hiện của trung thực trong học tập. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Các hoạt động: 30’ HĐ 1: Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó. - GV giới thiệu. - HS nghe. - GV kể chuyện. - Qua câu chuyện của bạn Thảo, em hiểu thế nào là gặp khó khăn trong học tập? - 1 - 2 HS tóm tắt lại câu chuyện. - HS K- G nêu ý hiểu của mình về khó khăn trong học tập. HĐ 2: Thảo luận theo nhóm (Câu hỏi 1 – 2 SGK trang 6). - GV chia nhóm, cho HS thảo luận câu 1, 2 SGK. - GV ghi tóm tắt các ý lên bảng. GV kết luận về sự khắc phục khó khăn vượt qua trong học tập của em Thảo trong câu chuyện. - HS thảo luận nhóm 4. câu hỏi 1, 2 - Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến – lớp bổ sung. - HS nghe. HĐ 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu hỏi 3 - SGK). - Gọi HS đọc câu hỏi 3, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. - GV ghi tóm tắt lên bảng. - Kết luận cách đánh giá tốt. - HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi 3. - Đại diện nhóm trình bày. HS trao đổi, đánh giá cách giải quyết. HĐ 4: Làm việc cá nhân (BT1). - GV yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. - HS nêu cách chọn. - HSK- G nêu lí do chọn cách giải quyết đó. GV kết luận: a, b, đ là cách giải quyết tích cực. . Qua bài học hôm nay chúng ta rút ra được điều gì? - HS phát biểu – cho HS đọc ghi nhớ SGK. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị cho tiết sau. ------------------------------------------------------------- Tiết 2: TẬP ĐỌC Người ăn xin Ơ I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3). HS K-G trả lời được câu hỏi 4 và rút ra được nội dung bài đọc. - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện. - HS học tập tấm gương về lòng nhân hậu. KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK thực hiện trong phần Giới thiệu bài. - Bảng phụ ghi đoạn 2, 3 hướng dẫn đọc diễn cảm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. KTBC: 3’ - GV yêu cầu HS chọn 1, 2 đoạn trong bài Thư thăm bạn và đọc. - HS K-G nêu câu hỏi phù hợp nội dung đoạn bạn vừa đọc cho bạn trả lời. B. BÀI MỚI: 33’ 1. Giới thiệu bài: bằng tranh 2. Luyện đọc: - GV yêu cầu HS đọc bài và chia đoạn. - GV yêu cầu HS đọc nối đoạn. - GV yêu cầu HS tìm và đọc những từ ngữ khó đọc trong bài. - Hướng dẫn HS đọc đúng kết hợp giải nghĩa từ khó SGK. - Nhắc HS nghỉ hơi dài sau chỗ có dấu chấm lửng , đọc đúng những câu cảm thán - GV đọc diễn cảm toàn bài: thể hiện sự thương cảm. 3. Tìm hiểu bài: * Hình ảnh ông lão ăn xin: ? Câu 1 SGK. Già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sư ... “Thư thăm bạn” trả lời các câu hỏi sau: - 1 HS đọc SGK, lớp theo dõi. . Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? . Theo em người ta viết thư để làm gì? . Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì? . Theo em nội dung bức thư cần có những gì? - HS K- G nêu dựa vào ghi nhớ - lớp nhận xét . . Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc? - GV chốt lại. - Phần mở đầu: địa điểm, thời gian viết, lời chào hỏi. - Phần kết thúc: ghi lời chúc, lời hứa. HĐ 2: Ghi nhớ - 2 - 3 HS đọc SGK. HĐ 3: Luyện tập * Tìm hiểu đề: - Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề. - 1 HS đọc yêu cầu của SGK, lớp theo dõi. . Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? . Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần xưng hô như thế nào? . Cần thăm hỏi bạn những gì? . Cần kể cho bạn nghe tình hình gì ở trường, lớp? - HS trao đổi và nêu những nội dung cần kể trong thư. * Thực hành viết thư: - GV yêu cầu HS viết thư vào vở, HS K- G cần dùng những từ ngữ sao cho tình cảm... - GV bao quát chung, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Gọi một số HS chữa bài. - Chấm một số bài và nhận xét. - HS làm vở. - Chữa bài. 3. Củng cố , dặn dò: 3’ - Cho HS nhức lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. Dặn dò HS tiếp tục hoàn chỉnh bức thư. - Chuẩn bị bài sau Cốt truyện. ----------------------------------------------------------------- Tiết 2: TOÁN Viết số tự nhiên trong hệ thập phân I. MỤC TIÊU - HS biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. Yêu cầu tối thiểu: Bài 1, 2, 3 (Viết giá trị chữ số 5 của hai số). HS K-G hoàn thành các bài tập. - HS nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - HS tự giác, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ kẻ bảng như bài tập 1. - Bảng lớp viết sẵn bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’ - 1 HS lên viết dãy số tự nhiên, dưới lớp 1 HS nêu đặc điểm của dãy STN. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Các hoạt động: 32’ a. HD HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân: 12’ - GV giới thiệu: Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ 10 đơn vị ở 1 hàng hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. - Với mười chữ số 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9 có thể viết được mọi số tự nhiên GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. b. Thực hành: 20’ Bài 1: HĐ cả lớp - Gọi HS nêu yêu cầu. Treo bảng phụ. - Hướng dẫn HS làm mẫu - GV yêu cầu HS làm bài, hướng dẫn nêu cấu tạo số rồi đọc số. - GV nghe, nhận xét- đánh giá. Củng cố đọc, viết, phân tích cấu tạo các số. Bài 2: HĐ cá nhân - Hướng dẫn HS quan sát mẫu - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. Hướng dẫn HSTB. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Chấm bài, chốt cách viết thành tổng. Lưu ý: viết chữ số 0. Củng cố phân tích các số thành tổng. Bài 3: Trao đổi cặp - Hướng dẫn HS chọn 2 số, trao đổi cặp và nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số. - Yêu cầu HS K- G tự hỏi và nêu giá trị của chữ số bất kì trong số. - Nhận xét, cho điểm. Củng cố giá trị của các chữ số trong số. - HS đọc, nhận biết. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn... - 2 -3 HS nêu lại. - HS nêu KL- SGK - HS nêu yêu cầu - HS K- G làm mẫu. - 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét chữa - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát và nhận xét mẫu. - HS tự làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài theo cặp. - HS nối tiếp nêu. - HS K- G hỏi và nêu giá trị của chữ số bất kì trong số. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Cho HS thi: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4 viết thành các số có 4 chữ số. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. ------------------------------------------------------------------ Tiết 3: KHOA HỌC Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. I. MỤC TIÊU - HS biết được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. - HS kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. - HS có ý thức chăm sóc sức khoẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ tr 14, 15 thực hiện trong HĐ 1. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’ - Hãy cho biết nhữngloại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Các hoạt động: 30’ HĐ 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 SGK và nói cho nhau biết tên các loại thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. - HS trao đổi cặp và nói cho nhau biết về các loại thức ăn. - Gợi ý: Bạn thích ăn những món ăn nào chế biến từ thức ăn đó? - Một số cặp nói trước lớp. - Nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt * Tiến hành hoạt động cả lớp. - Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ? - GV nhận xét. - HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ kể 1 đến 2 loại thức ăn. - Nhận xét. HĐ 2: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Đặt tên cho các nhóm là nhóm vi- ta- min, nhóm chất khoáng, nhóm chất xơ và nước, sau đó phát giấy cho từng nhóm. - HS làm việc theo nhóm, nhận tên và thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy. - Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau: * Ví dụ về nhóm vi- ta- min: * Ví dụ về câu trả lời của nhóm vi- ta- min: + Kể tên 1 số vi- ta- min mà em biết? + ... vi- ta- min là: A, B, C, D + Nêu vai trò của các loại vi- ta- min đó? + Thức ăn chứa nhiều vi- ta- min có vai trò gì đối với cơ thể? + Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao? ................................ + Vitamin A giúp sáng mắt, Vitamin D giúp xương cứng và cơ thể phát triển, Vitamin C giúp chống chảy máu chân răng, Vitamin B kích thích tiêu hoá,... + Thức ăn chứa nhiều vi- ta- min rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. + Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ bị bệnh. - Sau 7 phút gọi 3 nhóm dán bài của mình lên bảng và 3 nhóm cùng tên bổ sung để có phiếu chính xác. - Đại diện đọc phiếu, lớp bổ sung cho nhóm bạn. GV kết luận và mở rộng về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Các thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu? - GV chốt lại. - HS K-G: Các thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?. ----------------------------------------------------------- Buổi chiều Tiết 5: TOÁN* Luyện đọc, viết, so sánh các số có nhiều chữ số. Dãy số tự nhiên I. MỤC TIÊU - HS củng cố đặc điểm dãy số tự nhiên và viết số trong hệ thập phân; đọc, viết, cách so sánh, xếp thứ tự số tự nhiên. - Rèn kĩ năng đọc, viết các số nhiều chữ số, nhận biết dãy số tự nhiên, đặc điểm của dãy số. - Vận dụng làm tốt bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Hướng dẫn làm bài: 35’ Bài 1: HĐ cả lớp Khoanh vào chữ cái đặt trước dãy số tự nhiên a. 1; 2; 3; 4; 5; 6 ;7 ;8 ;9 ;10 ; b. 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 ;7 ;8 ;9 ;10 c. 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 ;7 ;8 ;9 ;10; d. 0; 2; 4; 6; 8; 10; - GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài. Củng cố về dãy số tự nhiên. Bài 2: HĐ cá nhân Viết tiếp vào chỗ chấm a. 1; 3; 5; 7; ; ; b. 310; 315; 320; ; ; c. HS K-G: 987; 990; 993; ; ; - GV yêu cầu HS làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c. - Chữa bài, nêu quy luật của từng dãy số. Củng cố về dãy số. Bài 3: Trao đổi cặp Tìm số tự nhiên x, biết: a. x < 5 b. x < 8 và X là số chẵn c. HS K-G: 10 < x < 70 và X là số tròn chục - GV yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c. Củng cố tìm x Bài 4: HĐ cá nhân Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 90 0009 999 123 456123 456 56 86956 849 98 67889 989 45 87954 900 100 000 99 999 - HS điền dấu nhanh, nêu cách so sánh. Củng cố so sánh hai số có nhiều chữ số. Bài 5: HĐ cá nhân Cho các số sau: 7856; 7865; 7658; 7685. Hãy viết các số trên theo thứ tự: a. Tăng dần b. Giảm dần - GV yêu cầu HS làm vở, HS K-G làm thêm BT6. Giúp đỡ HSTB. Củng cố so sánh các số có nhiều chữ số. Bài 6: HS K-G Cho các chữ số 5; 0; 4; 6 a. Viết ba số chẵn có bốn chữ số có đủ các chữ số trên. Có tất cả bao nhiêu số chẵn như thế? b. Viết ba số lẻ có bốn chữ số có đủ các chữ số trên. Có tất cả bao nhiêu số lẻ như thế? - HS đọc bài. - HS làm bài. - Nhận xét. - HS đọc bài. - HS làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c. - Chữa bài, nêu quy luật của dãy số. - HS đọc bài. - HS trao đổi cặp làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c. - Chữa bài. - HS đọc bài. - HS làm bài, nêu cách so sánh. - HS làm vở. - Chữa bài, nêu cách làm. - HS K-G trao đổi và làm bài. 3. Củng cố dặn dò: 3’ - Nhấn mạnh nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: SINH HOẠT LỚP Kiểm điểm công tác tuần 3 I . MỤC TIÊU - Đánh giá những ưu, khuyết điểm có ở các mặt hoạt động trong tuần 3. - Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 4. - Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật. II . NỘI DUNG Ổn định tổ chức Lớp trưởng điều hành , từng tổ trưởng lần lượt lên báo cáo các ưu, khuyết điểm của các mặt hoạt động trong tuần : - Học tập . - Vệ sinh . - Ý thức đạo đức . - Hoạt động NGLL. - Các thành viên trong tổ ý kiến . - Bình bầu tổ xuất sắc : ......... 3. GVCN nhận xét chung. - Tuyên dương một số HS : ................................................................. - Nhắc nhở một số HS :....................................................................... . 4. Phướng hướng tuần 4 - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Thi đua học tập tốt , rèn luyện tốt. - Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, Đội. - Thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy TN - NĐ. - Duy trì tốt các nền nếp. Tiếp tục thực hiện tốt tháng ATGT. - Tích cực giúp đỡ các bạn HSY. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 15/10; 20/10; 30/10. 5. Văn nghệ Lớp phó văn nghệ điều hành: Hát các bài hát về mái trường mến yêu. --------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: