Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Duy Bồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Duy Bồng

 Tiết 1: Đạo đức

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 1 )

 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:

 1. KT: Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.

 2. KN: Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

 * Tăng cường cho HS thảo luận và trình bày ý kiến.

 3. GD: Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 79 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Duy Bồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 3 
 Ngày soạn: 28/8/2010 Ngày dạy: Thứ hai, 30/8 2010 
 Tiết 1: Đạo đức 
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 1 )
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 1. KT: Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
 2. KN: Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 * Tăng cường cho HS thảo luận và trình bày ý kiến.
 3. GD: Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Hoạt động trên lớp:
ND&TG
Hoạt động của GV
H /đ của h/s 
A. KTBC:
(3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
2. Các HĐ:
* HĐ1: Kể chuyện: Một HS nghèo vượt khó: (5’)
* HĐ2: Thảo luận nhóm (CH 1 và 2 /T6 – SGK)
(8’)
*HĐ3: TL theo nhóm đôi 
(5’)
*HĐ4: Làm việc cá nhân (BT 1): (9’)
5. Củng cố :
(3’)
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
+ Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GTB – ghi bảng
*GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
- GV kể chuyện.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
 ò Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 ò Nhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Cho HS trình bày ý kiến 
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
* Cho HS trình bày ý kiến ngắn gọn
- GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
- GV nêu yêu cầu câu 3:
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng 
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/ Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/ Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/ Chép luôn bài của bạn.
d/ Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/ Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/ Bỏ không làm.
- GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
+ Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- NX chung tiết học – Liên hệ
- Chuẩn bị bài tập 2- 3 - 4 trong SGK/ 7
Trả lời nhận xét 
, bổ sung cho bạn 
- Nghe và theo dõi bài học 
 HS lắngnghe.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- HS TL theo nhóm đôi.
- ĐD nhóm trình bày 
- HS làm bài tập 1
- HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
- HS phát biểu
- 1- 2 HS đọc 
- Nghe
Tiết 2: Khoa học ( Bài 5) 
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 1. KT: Kể được một số thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 - Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
 - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo. 
 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, thảo luận, trình bày ý kiến ngắn gọn và chính xác.
 * Tăng cường cho HS nêu vai trò của chất đạm và chất béo.
 3. GD: GD cho HS biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân – Hàng ngày ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho-mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.
 - 4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.
 - HS chuẩn bị bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
(3’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
2. Các HĐ:
a. HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo
(10’)
b. HĐ 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo: (9’)
c. HĐ3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn”: (8’)
3.Củng cố- dặn dò:(3’)
+ Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ?
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài – Ghi bảng
§ Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ? (Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho-mát, gà.
Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc.)
- Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ? (Thức ăn chứa nhiều chất đạm là: cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, )
- Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày? (Thức ăn chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, lạc rang, đỗ tương, )
- GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy ? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.
Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, cảm thấykhi nào?
- Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ?
- Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.
Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 13.
Kết luận:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, . .. .
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K. TA giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, . . .
* Cho HS nhắc lại KL để các em nhớ.
§ Bước 1: GV hỏi HS.
+ Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ? (Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.)
+ Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ? (Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.)
- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé !
§ Bước 2: GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau:
- Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS.
- GV vừa nói vừa giơ tờ giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên những loại thức ăn vào giấy, sau đó các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào làm đúng nhanh, trang trí đẹp là nhóm chiến thắng..
§ Bước 3: Tổng kết cuộc thi.
Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình trước lớp.
- GV cùng 3 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp .
- Câu trả lời đúng là:
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa.
+ Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho-mát, thịt gà, cá, tôm.
+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu ăn, lạc, vừng.
+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ? (Từ động vật và thực vật.)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục: Bạn cần biết.
- HS trả lời
Nhận xét và bổ sung cho bạn .
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS nối tiếp nhau trả lời.
- Trả lời.
- HS lắng nghe.
-2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
Theo dõi cách chơI 
- Nhận đồ dùng học tập,
- Hoạt động trong nhóm.
- ĐD của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp.
Nghe
Nghe và ghi nhớ về nhà chuẩn bị 
Tiết 3  H.Đ.N.G.L.L
 ( Dành cho hoạt động đội) 
 Ngàysoạn29/8/2010 Ngày dạy: Thứ ba,31/8/ 2010
Tiết 3: Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 1. KT: Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố về các hàng, lớp đã học. Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng phân hàng, phân lớp để đọc đúng các số đến hàng trăm triệu. Làm đúng các bài tập.
 ** học sinh thực hiện được bài 3 ý (d+e) T16 sgk.
 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
 - Nội dung bài tập 1
III.Hoạt động dạy - học: 
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
(3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
 2. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu :
(8’)
4. Thực hành:
Bài 1: (5’)
Bài 2: (5’)
Bài 3: (7’)
ý (d+e)dành cho học sinh khỏ giỏi 
Bài 4:(7’)
5. Củng cố :
(3’)
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 10.
- Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
- GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- GV treo bảng các hàng, lớp lên bảng.
- GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
- Bạn nào có thể lên bảng viết số trên?
- Hãy đọc số trên?- NX
- GV hướng dẫn lại cách đọc:
 + Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp: lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số: 342 157 413
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
+ Vậy số trên đọc là: Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
- GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
- GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
- GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
*Lưu ý viết số theo đúng thứ tự cá ... tình hình người viết thư.
Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm 
+ Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ?
+ Phần Mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
 + Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Nhận xét và nhắc lại
a. Tìm hiểu đề 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gạch chân dưới những từ: trường khác để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em. 
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày.
- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng:
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
 ( viết thư cho một bạn trường khác )
+ Mục đích viết thư là gì? (Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay)
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? (xưng bạn – mình, cậu – tớ)
+ Cần thăm hỏi bạn những gì?(Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn) 
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình ? (Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em) 
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? (Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau)
b. Viết thư 
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư.
- Yêu cầu HS viết. 
* Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.
- Gọi HS đọc lá thư mình viết.
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời câu hỏi .
- 2 HS đọc .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 đến 5 HS đọc 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng 
- Thảo luận, hoàn thành nội dung.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và viết ra nháp.
- Viết bài.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Nghe
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu: 
 1. KT: Học sinh hát đúng và thuộc bài: Em yêu hoà bình. Tập biểu diễn trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ. 
 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng hát to, rõ ràng, đúng lời bài hát.
 * Tăng cường cho HS hát rõ lời, đúng giai điệu.
 3.GD: Qua bài hát GD cho HS lòng yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ, tranh ảnh P/C quê hương đất nước. Nhạc cụ thanh phách 
 - HS : SGK âm nhạc 4 
III. Các HD dạy học :
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:(3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
 2. Hát kết hợp gõ đệm: (15’)
3. Hát kết hợp động tác phụ hoạ: (13’)
4.Củng cố - dặn dò: (2’)
? Kể tên các nốt nhạc đã học? 
- Chữa BT2 (T4)
- GTB – Ghi bảng
- GV bắt nhịp cho HS hát bài hát một lần
 “ Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam.....
............. có đàn cò trắng bay xa”
- GV chia lớp thành hai nửa, một nửa lớp hat, một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
- Nghe, theo dõi và sửa sai cho HS
+ Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam . . . 
 x x x x x x x x x
 + Yêu từng . . . . . lớn
+ Yêu những . . .. . lời ca
+ .............................................bay xa
* Lưu ý cho HS những chỗ luyến trong bài hát.
- GV HD các động tác phụ hoạ:
+ ĐT1: Kiễng chân theo nhịp bài hát từ câu 1 đến câu 4. “ Em yêu hoà bình . . . . rộn rã lời ca”
+ ĐT2: Nghiêng người sang hai bên từ câu 5 đến câu 8. “Em yêu dòng sông . . . bay xa”
- Cho HS thực hành theo các động tác
- Theo dõi và sửa sai cho HS
* Tăng cường cho HS hát rõ lời.
? Cảm nghĩ của em về bài hát ?
- Nhận xét chung tiết học
- Giao bài tập về nhà - Dặn dò 
- Kể
- Hát
- HS hát – Gõ đệm
- QS
- Thực hiện
––––––––––––––––––––––––––––––
e Tiết 4: An toàn giao thông
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
 1. KT: Giúp HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn. HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe đạp ra đường phố. Biết những qui định của Luật GTĐB đối với người đi xđạp ở trên đường.
 2. KN: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
 3. GD: Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh ảnh minh họa một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai
III. Các HĐ dạy – học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:(3’) 
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
 2. Các HĐ:
 HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn:
(10’)
HĐ2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường:
(10’)
HĐ3: Trò chơi giao thông:
4. Củng cố: (2’)
- Có mấy nhóm biển báo giao thông? (5 nhóm)
- Nhận xét và đánh giá chung
- GTB – Ghi bảng
- GV nêu các câu hỏi:
+ ở lớp ta có bạn nào biết đi xe đạp?
+ Các em có thích được đi xe đạp không?
+ ở lớp có những ai đã tự đến trường bằng xe đạp?
+ Nếu em có một chiếc xe đạp . Xe đạp của các em cần phải như thế nào?
- GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý: 
+ Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?(Loại xe, cỡ vành xe, lốp xe, tay lái, phanh, xích, đèn, chuông . . .)
- Sau thời gian TL yc HS đại diện lểntình bày
- NX và phân tích cho HS hiểu độ cao của xe đạp người lớn và xe đạp của trẻ em.
KL: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh và đèn.
- HD HS q/s tranh và sơ đồ, y/c: 
+ Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng đi sai
+ Chỉ trong tranh những hành vi sai?
- Y/C đại diện nhóm phân tích, nhận xét trên tranh và sơ đồ 
- Nhận xét và tóm tắt ý đúng
VD: Không được lạng lách đánh võng
 ..................................................
- Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải như thế nào?
- Y/C các nhóm tiếp tục thảo luận và trình bày
- Ghi lại những ý kiến đúng:
VD: đi bên tay phải, đi sát lề đường, . . . . 
* Cho HS nhắc lại các qui định trên.
- GV treo sơ đồ trên bảng
- Gọi từng HS lên bảng lần lượt nêu các tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường,
+ Khi phải đi qua vòng xuyến,
+ Khi đi từ trong ngõ đi ra,
+ Khi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phảithì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng
- Nhận xét và có thể cho HS nêu lại.
- NX chung tiết học – Dặn dò HS thực hiện đi đúng luật giao thông.
- TL
- Nghe
- Nghe - TL
- QS
- TL nhóm
- TL
- Ngh
- Nhận phiếu
- Thực hiện
 –––––––––––––––––––––––––––
SINH HỌAT LỚP
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu: 
1. KT: Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu, đoàn kết. Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
2. KN: Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên. Làm đúng các bài tập.
 * Tăng cường cho HS tìm đúng các từ thuộc chủ đề.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài, làm bài. Vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của BT 1, BT 2, bút dạ.
- Bảng lớp viết sẵn 4 câu thành ngữ bài 3.
- Từ điển Tiếng Việt (Nếu có) hoặc phô tô vài trang cho nhóm HS.
III. Hoạt động trên lớp:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
2. HD làm bài tập:
Bài 1:(8’)
Bài 2:(8’)
Bài 3:(7’)
Bài 4:(10’)
5. Củng cố - dặn dò:(2’)
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập luyện tập đã giao.
- Nhận xét, cho điểm HS 
- Hỏi : Tuần này chúng ta đang học chủ điểm có tên là gì? Tên đó nói lên điều gì?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm vốn từ và cách sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm đang học .
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS sử dụng từ điển và tra từ.
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Hỏi HS cách tra từ điển.
- Yêu cầu HS có thể huy động trí nhớ của cả nhóm tìm từ sau đó kiểm tra lại trong từ điển xem mình tìm được số lượng bao nhiêu.
- Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Ví dụ : 
Từ:chứa tiếng hiền	Từ : chứa tiếng ác 
hiền dịu, hiền lành, hiền hậu, hiền đức, hiền hòa, hiền thảo, hiền thục, hiền khô, hiền lương, dịu hiền .	hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác ôn, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, tội ác, ác thủ, ác chiến, ác hiểm , ác tâm.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
- GV có thể hỏi lại HS về nghĩa của các từ vừa tìm được theo các cách sau:
Em hiểu từ hiền dịu ( ) nghĩa là gì? 
Hãy đặt câu với từ hiền dịu .
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm.
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Chốt lại lời giải đúng:
	+	–
Nhân hậu	nhân từ
nhân ái
hiền hậu
phúc hậu
đôn hậu
trung hậu	tàn ác
hung ác
độc ác
tàn bạo
Đoàn kết	cưu mang
che chở
đùm bọc	đè nén
áp bức
chia rẽ
- GV có thể hỏi về nghĩa của các từ theo 2 cách (ở BT 1) 
- Nhận xét, tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp.1 HS làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Chốt lại lời giải đúng.
a) Hiền như bụt (hoặc đất) 
b) Lành như đất (hoặc bụt)
c) Dữ như cọp. 
d) Thương nhau như chị em ruột.
- Hỏi: Em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao?
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gợi ý: Muốn hiểu được các tục ngữ, thành ngữ, em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS phát biểu (GV có thể gọi tiếp nối HS cho đến khi có câu trả lời gần đúng thì chốt lại) 
- Hỏi: Câu thành ngữ (tục ngữ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc các từ, thành ngữ, tục ngữ có trong bài và viết vào vở 1 tình huống có sử dụng 1 tục ngữ hay thành ngữ trên.
- 2 HS lên bảng thực hiện 
- 2 HS lên bảng chữa bài .
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Sử dụng từ điển 
- HĐ trong nhóm 
- Tìm chữ h và vần iên. Tìm vần ac.
- 1 HS viết từ do các bạn nhớ ra.
- Mở từ điển để KT lại.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc 
- Trao đổi và làm bài 
- Dán bài, nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc 
- HS tự làm bài.
- Nhận xét.
- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng.
- Tự do phát biểu: 
- 2 HS đọc 
- Lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi 
- Tự do phát biểu tiếp nối .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2010_2011_ngo_duy_bong.doc