Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí

I - MỤC TIÊU:

- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

- Củng cố thêm về hàng và lớp.

II- CHUẨN BỊ

- Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ: Triệu & lớp triệu

- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

- GV nhận xét, đánh giá ghi điểm

3. Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai TUẦN 3 
Ngày dạy 06/9/2010
TẬP ĐỌC
TIẾT 5: THƯ THĂM BẠN 
I - MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc giọng đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông , chia sẽ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II – CHUẨN BỊ:
- Tranh minh học bài đọc.
- Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi:Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ý nói gì? 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
3.1. Giới thiệu bài: Thư thăm bạn.
3.2. Luyện đọc và đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+ Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
+ Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
* Tìm hiểu bài:
- GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
- Các hoạt động cụ thể:
+ Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
+ Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? (không. Lương chỉ biết bạn Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.)
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (để chia buồn với Hồng )
Tìm những từ cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? (Hôm nay đọc báo Tiền phong, mình rất xúc động biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi)
Tìm những câu thơ cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? (Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ.
* GDMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hại môi trường thiên nhiên.
Lương khuyên Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương banỗi đau này.
Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. )
Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? (Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi ngườinhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ tên người viết thư)
3.3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (từ đầu cho đến chia buồn với bạn)
- GV đọc mẫu
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
Đọc 6 dòng đầu.
- Đọc đoạn còn lại.
- 3 học sinh đọc 
4. Củng cố: 
Bức thư cho em điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng.(Giàu tình cảm, biết giúp bạn)
5. Tổng kết dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
TOÁN
TIẾT 11 : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
II- CHUẨN BỊ
- Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Triệu & lớp triệu
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét, đánh giá ghi điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3.1. Giới thiệu: Triệu & lớp triệu (Tiếp theo)
3.2. Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết số
- GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 342 157 413
- GV cho HS tự do đọc số này
- GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): 
+ Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, sau này HS sẽ làm thao tác này bằng mắt).
+ Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số
3.2. Hoạt động 2: Thực hành
- Bài tập 1:HS viết số tương ứng vào vở. 
- Bài tập 2:GV yêu cầu một vài HS đọc. 
- Bài tập 3: GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng sau đó HS kiểm tra chéo nhau. 
- Bài tập 4: (Khá, Giỏi): GV cho HS tự xem bảng. Sau đó cho HS trả lời trong SGK.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS thi đua đọc số
HS làm bài
HS làm bài
HS làm bài và kiểm tra chéo 
HS nêu
HS sửa bài
4. Củng cố : 
- Nêu qui tắc đọc số ?
- Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết & đọc số theo các thăm mà GV đưa.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Làm bài trong VBT
LỊCH SỬ
TIẾT 3: NƯỚC VĂN LANG 
I- MỤCTIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về nhàn nước Văn Lang: Thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
- HS khá, giỏi: Biết các tầng lớp XH của nước Văn Lang: Nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu, . . .; Biết được những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: Đua thuyền, đấu vật, . . ; Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. 
II –CHUẨN BỊ:
- Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ .
- Bảng thống kê ( chưa điền )
Sản xuất
Ăn
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
Lúa
Khoai
Cây ăn quả
Ươm tơ dệt vải
Đúc đồng: giáo mác, mũi tên , rìu , lưỡi cày
Nặn đồ đất
Đóng thuyền
Cơm, xôi
Bánh chưng, bánh giầy
Uống rượu
Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức , búi tóc hoặc cạo trọc đầu .
- Nhà sàn
- Quây quần thành làng
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 - Khởi động: Hát
2 - Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Giới thiệu: 
2.2.Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . 
- Giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN .
2.3 Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung ) 
Hùng Vương
Lạc hầu,
 Lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
2.4. Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của ngườ Lạc Việt .
- GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
2.5. Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? 
- GV kết luận .
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ 
trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
- HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
- HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên .
- HS trả lời, HS khác bổ sung .
3. Củng cố, dặn dò : Chuẩn b: bài “Nước Âu Lạc
CHÍNH TẢ
TIẾT 3 : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Nghe-Viết)
I - MỤC TIÊU 
- Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; Biết trình bày đúng các dòng thơ luc bát, các khổ thơ. 
- Làm đúng Bài tập 2b
II – CHUẨN BỊ
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2b.
- Vở BT Tiếng Việt, tập 1
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Cháu nghe câu chuyện của bà 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3.1. Hoạt động 1: 
- Giới thiệu bài
- Giáo viên ghi tựa bài.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
* Hướng dẫn chính tả: 
- Một HS đọc lại bài thơ.
- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: mỗi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng. 
* Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài
- Giáo viên đọc cho HS viết 
- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
3.3. Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
3.4. Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 2b
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên giao việc : HS làm vào vở sau đó thi làm đúng. 
- Cả lớp làm bài tập 
- HS trình bày kết quả bài tập 
- BT 2b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? 
Triển lảm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung học tập
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết học tuần 
Thứ ba
Ngày dạy 07/9/2010
KHOA HỌC
TIẾT 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I-MỤC TIÊU:
-Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và một số thức ăn có nhiều chất béo.
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, D, K, E.
II- CHUẨN BỊ
- Hình trang 12, 13 SGK.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Đậu nành (Đậu tương)
x
2
Thịt lợn 
x
3
Trứng 
x
4
Thịt vịt 
x
5
Cá 
x
6
Đậu phụ 
x
7
Tôm 
x
8
Thịt bị 
x
9
Đậu Hà Lan 
x
10
Cua, ốc
x
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Mỡ lợn
x
2
Lạc
x
3
Dầu ăn
x
4
Vừng (mè)
x
5
Dừa
x
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: 
2. Kiển tra bài cũ: 
Có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào? Chất bột đ ... Từ cách vẽ hoa lá, yêu cầu hs nêu cách vẽ con vật.
- Chốt:Các bước vẽ con vật:
+ Vẽ phác hình chung.
+ Vẽ chi tiết các bộ phận.
+ Sửa chữa chỉnh hình cho hợp lí và vẽ màu cho đẹp.
3.4. Hoạt động 3:Thực hành 
-Yêu cầu HS thực hành vẽ con vật các em đã chọn.
-Lưu ý: xếp hình vẽ vào giấy cho cân đối; vẽ cảnh thêm cho sinh động; chọn màu phù hợp.
-Quan sát gợi ý, hướng dẫn những hs còn lúng túng.
3.5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Nhận xét theo các tiêu chí:
+Con vật được chọn phải phù hợp.
+Cách xếp hình.
+Hình dáng con vật ( rõ đặc điểm, sinh động)
+Các hình phụ phải phù hợp nội dung.
+Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đệm nhạt)
- Xem tranh, ảnh.
- Nêu các ý kiến quan sát được.
- Nêu tên và mô tả con vật HS định vẽ.
- Nêu lại các bước vẽ hoa lá.
- Nêu các bước vẽ con vật.
-Nhắc lại các bước vẽ con vật.
- Thực hành vẽ theo hướng dẫn những con vật HS đã chọn.
Thứ sáu
Ngày dạy 10/9/2010
THỂ DỤC
TIẾT 6 : ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I- MUC TIÊU:
- Củng cố nâng cao kĩ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu học sinh nhận biết đúng hướng vòng, làm quen với kĩ thuật động tác.
-Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu: rèn luyện và nâng cao tập trung chú ý và khả năng định hướng cho học sinh, chơi đúng luật, hào hứng, trật tự khi chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: còi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
- Trò chơi: Làm theo khẩu lệnh
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
2.1.Ôn quay đằng sau :
- Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
- Tập trung lớp, củng cố. GV điều khiển . 
- Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. GV làm mẫu động tác chậm, vừa làm vừa giảng giải kĩ thuật động tác.
- Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc. GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS. 
2.2. Trò chơi vận động
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. GV cho HS tập hợp theo hình thoi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
- GV củng cố, hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
- HS tập hợp thành 4 hàng.
- HS chơi trò chơi. 
- HS thực hành làm theo mẫu.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- HS chơi.
- HS hát và vỗ tay
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 6 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT 
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) về chủ điểm :Nhân hậu- Đoàn kết. (BT2, BT3, BT4)
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
II- CHUẨN BỊ:
- Từ điển, SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Từ đơn và từ phức
- Tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì ?
- Nêu ví dụ câu sau : Lớp / em / học tập / rất / chăm chỉ (và hỏi số từ ở câu)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3.1. Hoạt động1: Giới thiệu 
- Chúng ta đã đựoc học một tiết luyện từ và câu nói về lòng nhân hậu , đoàn kết 
- Hôm nay chúng ta tiếp tục mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết .
3.2.Hoạt động 2: Luyện tập
 * Bài tập 1: 
a) Tìm các từ có tiếng hiền .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tra tự điển, tìm chữ với vần iên.
 b) Tương tự tìm chữ a vần ac có thể tìm thêm bằng trí nhớ .
 - Giáo viên giải thích các từ học sinh vừa tìm có thể cho vài em mở từ điển để giải thích từ.
* Bài tập 2:
- Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy đã viết sẵn bảng từ câu bài tập 2. Thư ký làm nhanh nhóm nào làm xong dán bài trên bảng lớp .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt lại và xếp đúng các bảng từ trên bảng phụ .
* Nhân hậu:
+ nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ.
+ tàn ác ,hung ác ,độc ác
* Đoàn kết :
+ cưu mang, che chở, đùm bọc.
+ đè nén , áp bức,chia rẽ.
* Bài tập 3:
- Giáo viên gợi ý.
- Phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của từ khác trong câu để tạo thành câu có nghĩa hợp lý.
* Bài tập 4:
- Giáo viên gợi ý.
- Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ em phải hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ .
- Mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết .
- 2 học sinh đọc yêu cầu cả ví dụ.
- Thi đua nhóm xem nhóm nào tìm nhiều tiếng nhất sẽ thắng.
- Hoạt động nhóm, thư ký ghi lại.
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài .
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- 2 hoc sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài theo nhóm .
- Thư ký điền nhanh vào bảng các từ tìm được.
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh làm vào sách.
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm 
- Giải thích các câu thành ngữ.
- Cả lớp nhận xét .
4.Củng cố - Dặn Dò.
- Tìm thêm các từ thuộc chủ điểm trên .
- Nhận xét tiết 
- Chuẩn bị bài: Từ ghép & từ láy
TOÁN
TIẾT 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân .
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
- Vở bài tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Khởi động: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Dãy số tự nhiên
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét, đánh giá ghi điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3.1.Giới thiệu: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
3.2. Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = .. 1 nghìn
- Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
- GV chốt
- GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
- Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
- Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
- GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
- Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
- GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
- Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
- GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
3.4. Hoạt động 3: Thực hành
- Bài tập 1:
GV đọc số, HS viết số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị.
- Bài tập 2: Cho HS làm theo mẫu. 
- Bài tập 3: Viết giá trị chữ số 5 của 2 số.
Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng
HS làm bài tập
Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Vài HS nhắc lại
10 chữ số
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- HS nêu ví dụ
Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. - Vài HS nhắc lại. 
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS sửa
4. Củng cố 
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- Làm bài trong VBT. 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 6 : VIẾT THƯ 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư; nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thứ ( ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.
II- CHUẨN BỊ:
- 1 phong bì, tem.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: HS hát 1 bài hát.
2. Bài cũ: Kể lại hành động, lời nói của nhân vật
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
3.1. Giới thiệu: 
Trong tuần 3 ta đã học về viết thơ. Trong tiết học hôm nay, các em viết thơ cho người thân.
3.2. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
- Cho HS đọc đề bài.
- Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ.
3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
3.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
- Phân tích yêu cầu đề bài.
- Cho HS thực hành viết thư.
- Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
- Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nhắc yêu cầu viết thư.
- Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư. (ghi nhớ viết thư)
- Viết thư cho người bạn ở xa.
- Gạch chân yêu cầu.
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Thực hành viết thư.
- Phần đầu thư:
+ Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
+ Chào hỏi người nhận thư.
- Phần chính: 
+ Nêu mục đích lí do viết thư: 
+ Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện.
+ Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
- Phần cuối thư:
+ Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
+ Ghi tên người gởi phía trên thư.
+ Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email)
- Chuẩn bị bài : Cốt truyện
SINH HOẠT LỚP TUẦN 3:
I. NHẬN XÉT TUẦN 3:
- Các tổ báo cáo về các mặt giáo dục.
GV nhận xét chung: Đa số thực hiện tốt các mặt giáo dục, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp trường sạch, . . .
- Bên cạnh còn một số HS thực hiện chưa tốt như quên đồ dùng học tập, đi trể nghỉ học có phép, . . . .
-Tuyên dương HS thực hiện tốt.Nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt.
- Kiểm tra đồ dùng học tẩp của HS.
- Sinh hoạt HS theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường, khai giảng năm học mới. 
II. KẾ HOẠCH TUẦN 4:
- Thực hiện tốt các mặt giáo dục .
- Nhắc HS thực hiên tốt tháng ATGT, thực hiện nha học đường.
- Thông báo các khoản thu.
* Biện pháp:
- Thường xuyên nhắc nhở HS dữ vệ sinh trường lớp, cá nhân.
- Tổ chức HS kiểm tra chéo.
- Cho HS ôn bài hát Quốc ca.
- Dặn dò.


Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2010_2011_tran_trung_tri.doc