Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2011 (2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2011 (2 cột)

Kể chuyện (Tiết 3 ):

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I . Mục tiêu:

 - Rèn kĩ năng nói:Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu.

Hiểu chuyện, trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa của truyện.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể và nhận xét đúng.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Sưu tầm 1 số chuyện viết về lòng nhân hậu.

 - Bảng lớp chép đề bài, bảng phụ chép gợi ý 3 trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học :

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2011 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 5:Thư thăm bạn
I. Mục tiêu
 - Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh.
 - Hiểu tình cảm người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .
 - Nắm tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi HS đọc bài: Truyện cổ nước mình
 và TLCH trong bài.
 - Nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: SGV(74) - Tranh SGK
2.Hướng dẫn luyện đọc 
 - Cho hs đọc toàn bài 
 ? Bài chia làm mấy đoạn ?
 - Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt).Kết hợp luyện phát âm, giải nghĩa từ.
- Cho hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi hs đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm bức thư
3.Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm - trả lời câu hỏi:
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
( Không . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP) 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì?( Để chia buồn với Hồng) 
+ Tìm trong bài những câu thể hiện Lương thông cảm với Hồng?
“ Hôm nay .mãi mãi”
+ Tìm trong bài những câu cho thấy Lương an ủi bạn Hồng? “ Chắc là Hồngnước lũ. Mình tin rằng theo gương banỗi đau này. Bên cạnh Hồng .như mình”
- Đọc những dòng mở đầu và kết thúc
- Nêu tác dụng của đoạn mở đầu và kết thúc bức
 thư ? (Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm thời gian viết thư , lời chào hỏi ...Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ , cám ơn hứa hẹn ...)
 - Nêu ý nghĩa của bài ? 
4.Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi HS thi đọc 
- GV nhận xét, tuyên dương 
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Em làm gì để giúp đỡ người khó khăn?
 - Nhận xét giờ học
 - Về nhà học và đọc bài sau
- 2 em đọc bài 
 - Nghe giới thiệu, mở SGK. Quan sát tranh.
 -1 em đọc + Lớp đọc thầm 
- Vài em nêu
- Nối tiếp nhau đọc 
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1 em đọc cả bài.
 - Theo dõi 
- 2 em trả lời
 - Lớp nhận xét
- 2 em nêu câu trả lời
 - Lớp nhận xét
- HS tìm - đọc những câu văn có nội dung theo yêu cầu.
 -2-3 HS nêu- vài em nhắc lại
- 1 em đọc 
 - 2 em nêu 
- 3 em nối tiếp đọc 
 - Luyện đọc cặp đôi 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất
Toán (Tiết 11):
Triệu và lớp triệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố thêm về hàng và lớp
 - Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng lớp kẻ như SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
 - Lớp triệu gồm mấy hàng?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2.Đọc ,viết số
 - GV kẻ bảng yêu cầu HS lên bảng viết 
 - GV cho HS đọc số đó.
 - GV hướng dẫn cách đọc
 - Cho HS nêu lại cách đọc 
*Chú ý : SGK/14
3.Thực hành.
Bài 1/ 15 Viết và đọc số theo bảng 
 - GV cho HS đọc yêu cầu 
 - Cho HS làm vào vở nháp.
- Gọi HS lên bảng đọc và viết các số 
- GV cùng HS nhận xét 
Bài 2/ 15 Đọc các số sau 
 - GV cho HS đọc yêu cầu 
 - Gọi vài HS đọc số
 - Nhận xét và sửa
Bài 3/15 Viết các số sau 
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS viết số vào vở.
- 10 250 214 ; 253 564 888 ; 400 036 105 ; 700 000 231
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
 - Chấm một số vở và nhận xét
Bài 4/15
 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cho HS tự đọc yêu cầu và trả lời 
 - GV Nhận xét 
C. Củng cố - Dặn dò:
 - Lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị gồm mấy hàng?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Về nhà ôn lại bài 
- Hát.
 - HS nêu miệng.
 - HS lên bảng viết số 
 - Lớp viết vào vở nháp
 -Vài HS đọc số vừa viết
 -3 HS nêu lại cách đọc 
 -2 HS đọc.
 - HS đọc yêu cầu 
 - HS làm vào vở nháp
 - 3 HS làm bảng 
- 1 HS đọc yêu cầu 
 -5 HS đọc
- 1 em
- HS làm bài
- Đổi vở kiểm tra
 - 2 HS lên bảng chữa bài
- 2 HS đọc 
 - HS nêu miệng câu trả lời
 - Lớp nhận xét thống nhất KQ 
 - Vài HS nêu 
Kể chuyện (Tiết 3 ):
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I . Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói:Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu.
Hiểu chuyện, trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa của truyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể và nhận xét đúng.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Sưu tầm 1 số chuyện viết về lòng nhân hậu.
 - Bảng lớp chép đề bài, bảng phụ chép gợi ý 3 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học : 
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể chuyện Nàng Tiên ốc 
 - Nhận xét và đánh giá
B . Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: SGV(81)
2.Hướng dẫn kể chuyện
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài
 - Ghi đề bài bảng lớp
- Cho HS gạch dưới các chữ chủ đề chính : Được nghe , được học , lòng nhân hậu 
 - Treo bảng phụ
 - Cho cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1 
- Cho HS giới thiệu câu chuyện của mình 
 - Yêu cầu đọc gợi ý 3 
b)Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện.
 - Cho HS kể theo cặp 
 - Thi kể chuyện trước lớp 
 - GV nhận xét tuyên dương
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể ? 
- Nhận xét biểu dương những em học tốt
 - Tập kể lại cho mọi người nghe
 - 1 em kể 
- Nghe giới thiệu, vài em giới thiệu chuyện sưu tầm.
 - 1 em đọc yêu cầu
 - 1 em gạch 
 - 4 em lần lượt đọc 4 gợi ý.
 - Lớp đọc thầm ý 1
 - Lần lượt nêu tên chuyện
 - Cả lớp đọc gợi ý 3, đọc dàn bài.
- Thực hiện kể theo cặp
 - Mỗi tổ cử 1- 2 cặp kể trước lớp rồi nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể.
 - Học sinh xung phong thi kể
 - Lớp bình chọn bạn kể tốt nhất
- 2 em nêu 
Chính tả (nghe - viết) 
Tiết 3: Cháu nghe câu chuyện của bà
I . Mục tiêu :
- Nghe-viết chính xác bài thơ : Cháu nghe câu chuyện của bà.Biết trình bày đúng , đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn(tr/ch,dấu hỏi/dấu ngã).
II . Đồ dùng dạy- học :
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III .Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi HS viết bảng lớp các từ ngữ có x/s : xuất sắc, năng xuất, sản xuất.
 - GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
 1.Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC
2. Hướng dẫn H/S nghe -viết
+ Giáo viên đọc bài thơ “ Cháu nghe câu chuyện của bà”. 
- Gọi Hs đọc lại bài thơ
 ? Bài thơ nói lên điều gì ? 
 - Nói về tình thương của 2 bà cháu với cụ già
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
- Yêu cầu HS tìm từ khó , dễ lẫn luyện viết .
 - Giáo viên đọc từng câu, cụm từ
 - Giáo viên đọc cả bài 
- Chấm 7-10 bài, nhận xét 
3. Hướng dẫn h/s làm bài tập
+ Bài tập 2( lựa chọn 2a)
 - Giáo viên nêu yêu cầu của bài
 - Treo bảng phụ
 - Cho HS làm bài vào vở 
 - Gọi HS làm bảng phụ 
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng : tre - không chịu -Trúc dẫu cháy -Tre - tre - đồng chí - chiến đấu - Tre 
 Trúc dẫu cháy,đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?( Cây trúc , cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn dáng thẳng)
C. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét bài viết và giờ học
 - Tự chữa lại các lỗi sai
 - 2-3 em viết bảng lớp 
- Nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa .
 - Theo dõi SGK 
- 1 em đọc lại 
 - Vài HS nêu 
 - Học sinh nêu
 - Học sinh luyện viết từ khó.
 - Học sinh viết bài vào vở
 - Soát lỗi 
 - Đổi vở tự soát lỗi cho nhau , nghe NX.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn. - Làm bài cá nhân vào vở.
 - 1 em lên làm vào bảng phụ.
 - Vài em đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
- H/s nêu
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 12: Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
 - Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số.
II . Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng bài 1 
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra :
 - Gọi HS đọc số : 120 231 105; 25 987 021.
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn lại các hàng các lớp
 - Nêu tên các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn?
 - Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số? ( 7, 8 hoặc 9 chữ số )
3.Thực hành.
Bài 1/ 16
 - GV kẻ bảng bài 1 
 - Cho HS làm bài 
 - Gọi HS lên bảng chữa
 - Nhận xét , sửa sai 
Bài 2/ 16 Đọc các số sau : 
 - Cho HS đọc yêu cầu 
 - GV viết số lên bảng : 32 640 507 ; 85 000 120 ; 8 500 658 ; 178 320 005 
- Nhận xét và sửa chữa 
Bài 3/ 16 Viết các số sau: 
- Gọi Hs nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm chữa bài . KQ:
a. 613 000 000 b. 131 405 000 b. 512 326 103 c. 86 004 702 
d. 800 004 720 .
Bài 4/16 Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau 
- Cho HS nêu yêu cầu
 - GV viết số lên bảng.
 - Nêu giá trị của chữ số 5?
- GV nhận xét và chữa bài
a. 5000 b. 500 000 c. 500
C. Củng cố- Dặn dò:
- Lớp đơn vị , lớp nghìn, lớp triệu gồm những hàng nào?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học 
-2 HS đọc.
 - Nhận xét và bổ xung
- HS nêu miệng.
 - HS nêu miệng.
- HS theo dõi 
- HS làm vào vở nháp
- 2 HS làm bảng lớp 
- HS đọc yêu cầu 
- Vài em đọc 
- 1 em
 - HS làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- 1em
- Theo dõi 
 - 4 HS miệng
 - Nhận xét 
- 2 em nêu 
Địa lý 
Tiết 3: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn(HLS)
I. Mục tiêu: Học xong bài HS biết:
 - Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội...
 - Dựa vào tranh ảnh bảng số liệu để tìm ra kiến thức
 - Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS
 - Tôn trọng truyền thống văn hoá ở HLS
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt...
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra: 
- Chỉ vị trí và nêu đặc điểm dãy Hoàng Liên Sơn?
- GV nhận xét 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của 1 số dtộc ít người 
 + Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Dân cư ở HLS như thế nào so với đồng bằng?( Dân cư ở HLS thưa hơn ở đồng bằng)
- Kể tên 1 số dân tộc ít người ở HLS?( Dân tộc Dao, Mông...
- Xếp các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao?( Dân tộc Thái, Dao, Mông)
- Người dân ở núi cao đi lại bằng? vì sao?( Chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa. Vì chủ yếu là đường mòn đi lại khó khăn
- Nhận xét và bổ sung
3. Bản làng với nhà sàn
*Hoạt động 2: Hdẫn quan sát tranh ảnh và TLCH
 - Bản làng thường nằm ở đâu?( Bản làng nằm ở sườn núi hoặc thung lũng)
- Bản có nhiều nhà hay ít?(Bản thường có ít nhà)
 - Vì sao 1 số dtộc ở HLS sống ở nhà sàn?( Họ ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ)
 - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?( Nhà sàn làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa ...)
- Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi với trước?
- GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời 
4. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
+ Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 4
Bước 1: Hdẫn HS dựa vào mục 3SGK tranh ảnh- trả lời :
- Nêu những họat động trong chợ phiên ?
 - Kể tên một số hàng hoá bá ... á trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ chép bài 1
III. Các hoạt động dạy - học:
A . Kiểm tra:
 Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên?
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Đặc điểm của hệ thập phân
- Mỗi hàng có thể viết được mấy chữ số?
 + Mỗi hàng có thể viết được 1 chữ số.
 - Để viết các số tự nhiên ta dùng bao nhiêu chữ số?
 + Để viết các số tự nhiên ta dùng 10 chữ số
 - GV kết luận: (SGK tr 20 )
3.Thực hành
Bài 1/ 20 Viết theo mẫu 
- Cho HS nêu yêu cầu 
- GV treo bảng phụ 
- Cho HS làm vở nháp
- Số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị?
Bài 2/20 Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu 
 - Cho HS nêu yêu cầu , mẫu 
 - Cho HS làm vở 
- GV chấm chữa bài.
 - Đáp án : 
 387= 300 +80 +7
 873 = 800 +70 +3
 4738 = 4000 +700 + 30 + 8
 10 837 =10 000 + 800 + 30 +7
Bài 3 / 20
 - Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu KQ
- GV cùng HS nhận xét 
KQ: 5 chục ; 5 trăm; 5 nghìn; 5 triệu
C. Củng cố - Dặn dò: 
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- 2 HS nêu.
- HS nêu 
- HS nêu
- Hai học sinh nêu lại kết luận
-1 em 
- Quan sát 
- HS hoàn thành bảng và đọc số
- 4 em nêu - Nhận xét 
- 2 em nêu 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 em chữa bài 
-1 HS nêu 
- Vài em nêu kết quả 
- 2 em nêu 
Luyện từ và câu 
Tiết 6: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết
I. Mục tiêu :
 1. Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu- Đoàn kết
 2. Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ đó.
II. Đồ dùng dạy- học : Từ điển Tiếng Việt
 - Bảng phụ chép sẵn bảng từ của bài tập 2
III .Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc ghi nhớ bài trước , nêu ví dụ 
 - GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài tập 1/ 33 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
 - GV hướng dẫn tìm từ trong từ điển
 - Gọi HS đọc các từ vừa tìm được 
 - GV ghi nhanh lên bảng
 - Nhận xét, chốt ý đúng
 a. Hiền dịu , hiền đức , hiền hậu , hiền hòa , hiền thảo ,... 
 b. Hung ác , ác nghiệt , ác độc , ác ôn , ác hại , ác khẩu ....
 - GV giải nghĩa nhanh các từ
+ Bài tập 2/ 33
 - GV treo bảng phụ
- GV chia nhóm cho HS là bài 
 - GVnhận xét , chốt lời giải đúng 
 - Gọi HS đọc bài làm đúng trên bảng phụ 
+ Bài tập 3/ 33
- Cho Hs đọc yêu cầu
 - GV gợi ý : Chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu 
- Yêu cầu trao đổi cặp 
 - GV chốt lời giải đúng
+ Bài tập 4/ 34
 - Gọi Hs đọc yêu cầu 
- Em hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ như thế nào?
 - Cho HS thảo luận theo cặp
 - Gọi HS phát biểu ý kiến 
 - GV và HS nhận xét ,chốt lời giải đúng 
 - Gọi HS nêu lại nội dung của từng câu thành ngữ.
C.Củng cố - dặn dò :
 - Hệ thống củng cố nội dung bài học 
 - Nhận xét giờ học
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
 - 1 em nêu ghi nhớ 
 - 1em nêu ví dụ
 - Nghe.
- 1em đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
 - H/s làm bài cá nhân
 - Vài em đọc các từ tìm được.
 - Lớp nhận xét
- HS nghe 
- 1em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
 - HS làm bài theo nhóm – 2 em đọc bài bảng phụ
- 1em đọc yêu cầu 
 -Trao đổi cặp , làm bài trên phiếu, vài em nêu kết quả. 
- Nhận xét 
- Học sinh làm bài đúng vào vở.
- 1em đọc yêu cầu 
- Lần lượt nhiều em nêu ý kiến
- Thảo luận cặp đôi
- Lần lượt nhiều em nêu
- Nghe.
Tập làm văn : 
Tiết 6: Viết thư
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường 1 bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức viết thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp chép đề văn
III. Các hoạt động dạy- học
 A. Kiểm tra bài cũ : Không.
 B .Dạy bài mới : 
1.Giới thiệu bài : SGV(93)
2. Nội dung : 
*Phần nhận xét
 - Cho HS đọc bài thư thăm bạn 
- GV nêu câu hỏi : 
+ Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì?( Để chia buồn cùng bạn Hồng)
+ Người ta viết thư để làm gì?( Để thăm hỏi, thông báo tin tức ...)
+ 1 bức thư cần có nội dung gì?
+ Qua bức thư đã đọc em có nhận xét gì?
- Mở đầu và kết thúc bức thư:
+Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian, xưng hô.
+Cuối thư: Ghi lời chúc, hứa hẹn , chữ kí 
và tên của bgười viết thư 
* Phần ghi nhớ : Cho HS đọc 
* Phần luyện tập : 
a)Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề bài 
 - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?( 1 bạn ở trường khác
- Mục đích viết thư làm gì?( Hỏi thăm và kể cho bạn về trường lớp mình.
- Cần xưng hô như thế nào? Thăm hỏi bạn những gì?
- Kể cho bạn những gì về trường lớp mình?
 - Cuối thư chúc bạn, hứa hẹn điều gì? 
 - Sức khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại 
b)Thực hành viết thư
 - Yêu cầu h/s viết nháp những ý chính
 - Gọi HS trình bày lá thư 
 - Cho HS viết bài vào vở 
- Khuyến khích h/s viết chân thực, tình cảm
 - GV chấm 3-5 bài - nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò : 
 - Nhận xét giờ học và biểu dương những em có bài hay
- Em nào chưa viết xong về nhà viết tiếp.
 - Nghe giới thiệu, mở sách
 - 1 HS đọc bài: Thư thăm bạn
- HS trả lời câu hỏi
- 3 em đọc SGK . Lớp đọc thầm.
- 1 h/s đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu của đề.
- Vài HS nêu 
- Làm bài ra nháp 
 - Trình bày miệng (2 em)
 - Cả lớp viết thư vào vở
- 1 em đọc lá thư 
Khoa học( 6) :
 Vai trò của Vi- ta- min , Chất khoáng và chất xơ.
I . Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể: 
 - Nói tên và vai trò các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ 
 - Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình 14, 15 sách giáo khoa ; bảng phụ dùng cho các nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Kiểm tra: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể?
 - GV nhận xét , cho điểm 
2 . Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài : 
 b . Các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
* Mục tiêu: Kể tên thức ăn chứa nhiều vitamin chất khoáng và chất xơ. Nhận ra nguồn gốc các thức ăn đó.
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức và hướng dẫn 
 - Chia lớp làm 3 nhóm - hướng dẫn học sinh làm bài
Bước 2: Các nhóm thực hiện đánh dấu vào cột.
Bước 3: Trình bày.
 - Gọi các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét , tuyên dương các nhóm thắng cuộc 
 Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
* Cách tiến hành:
B1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min.
 - Kể tên nêu vai trò một số vi-ta-min em biết ?
 Vitamin A, B, C, D
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể ?
 + Vitamin rất cần cho hoạt động sống của cơ thể nếu thiếu nó cơ thể sẽ bị bệnh
Ví dụ : 
 - Thiếu vitamin A bị bệnh khô mắt, quáng gà
 - Thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương ở trẻ
 - GV nhận xét và kết luận: SGV/ 44
B2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
 - Kể tên và nêu vai trò của một số chất khoáng mà em biết ?
 Sắt, can xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. 
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
 Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh
- GV nhận xét , kết luận : SGV/45 
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
? Tại sao chúng ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ 
- Chất xơ cần thiết để bộ máy tiêu hoá hoạt động qua việc tạo phân giúp cơ thể thải chất cặn bã
? Chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
 - Cần uống khoảng 2 lít nước. Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và giúp thải các chất thừa, độc hại ra ngoài
 - GV nhận xét và kết luận : SGV/ 45
3 . Hoạt động nối tiếp:
 - Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể?
 - Vận dụng bài học và chuẩn bị bài sau.
 - Hai học sinh trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
- 3 nhóm 
 - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả
 - Đại diện các nhóm treo bảng phụ và trình bày kết quả
 - Học sinh đánh giá và so sánh kết quả của các nhóm
- Học sinh kể
- 1-2 em nêu
- Cả lớp nghe 
- Học sinh nêu
- Vài em nêu 
- Cả lớp nghe 
- HS trả lời 
- Cả lớp nghe
- 2 em nêu 
**************************************************************************
Khoa học (5):
Vai trò của chất đạm và chất béo
I . Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể :
 - Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo
 - Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể
 - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và chất béo
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 12, 13 SGK ; phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Kiểm tra: Kể tên thức ăn có chất bột đường. Nêu nguồn gốc của chất bột đường
 - GV nhận xét cho điểm
2 . Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm , chất béo
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát hình 12-13 SGK và thảo luận về vai trò chất đạm chất béo , ở mục bạn cần biết 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Nói tên thức ăn giàu chất đạm có ở trang 12 SGK
 Thịt..., đậu..., trứng..., cá..., tôm..., cua...
 -Kể tên thức ăn có chứa chất đạm em dùng hàng 
ngày ?
-Tại sao cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể ...
- Nói tên thức ăn giàu chất béo trang 13/ SGK? 
 Mỡ..., dầu thực vật..., vừng, lạc, dừa
-Kể tên thức ăn chứa chất béo mà em dùng hàng 
ngày ?
 - Nêu vai trò của thức ăn chứa chất béo ?
 Chất béo giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ vi ta mim
- GV nhận xét và kết luận : SGV/40
 Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
* Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Phát phiếu học tập
 - Hướng dẫn học sinh làm bài
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp
 - Gọi học sinh trình bày kết quả
- GV nhận xét và kết luận: Các thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ thực vật và động vật 
3 . Hoạt động nối tiếp:
 - Chất béo và chất đạm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
 Vận dụng bài học vào cuộc sống.Chuẩn bị bài sau.
 - Hai học sinh trả lời
 - Lớp nhận xét và bổ xung
- Học sinh quan sát sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm
- 2 em trả lời 
 - Học sinh trả lời
- 2 em nêu
- HS tự nêu 
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài theo cặp vào phiếu.
 - Đại diện học sinh lên trình bày
 - Lớp nhận xét và chữa.
- Vài HS nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • doccac mon lop 4 tuan 3.doc