KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Yêu thích môn kể chuyện, hứng thú trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Một số truyện về lòng nhân hậu, sách Truyện đọc lớp 4.
- HS: Một số truyện về lòng nhân hậu đã chuẩn bị từ trước.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC: THƯ THĂM BẠN Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc của bức thư) GD hs kĩ năng giao tiếp thể hiện sự cảm thông. Đồ dùng dạy - học: GV: - Tranh minh họa trong SGK, các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS luyện đọc. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình, trả lời câu hỏi : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào? - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (15 phút) - Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở những câu dài - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi 1HS đọc toàn bài - Đọc diễn cảm toàn bài, giọng trầm buồn, chân thành, thấp giọng khi đọc những câu thơ nói về sự mất mát, cao giọng ở những câu động viên Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút) - Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi: + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng. + Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng. + Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm (5 phút) - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 - Tổ chức thi đọc diễn cảm giữa 2 tổ C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? (KN thể hiện sự cảm thông) - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà đọc trước bài Người ăn xin. - 2HS đọc thuộc lòng, trả lời - lắng nghe - Lắng nghe - Đọc nối tiếp - Luyện đọc theo cặp - 1HS đọc toàn bài - Lắng nghe - Đọc thầm, trả lời các câu hỏi - Tìm giọng đọc - Luyện đọc diễn cảm - 2hs thi đọc diễn cảm - Trả lời - Lắng nghe Bổ sung: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 CHÍNH TẢ: NGHE – VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ Mục tiêu: Nghe - viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT(2) b. Có ý thức trình bày bài vở. Đồ dùng dạy - học: GV: Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2b HS: SGK, VBT Tiếng Việt Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Mời 1HS đọc cho 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các tiếng có vần ăn/ăngđã luyện viết trong tiết CT trước. - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết (20 phút) - Đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà, yêu cầu HS theo dõi - Gọi 1HS đọc lại bài thơ - Luyện viết một số từ khó: gậy, cái mỏi, lạc đường, dẫn, bỗng nhiên, nhòa, rưng rưng - Hỏi: Nội dung của bài thơ này là gì? - Lưu ý HS cách trình bày bài thơ lục bát, tư thế ngồi viết ) - Yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc từng cụm từ cho HS viết - Đọc lại cho HS soát bài - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau - Chấm chữa 7-10 bài, nêu nhận xét chung Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập CT ( 10 phút) Bài tập 2: - Nêu yêu cầu BT, chọn cho lớp bài 2b - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập (đặt dấu hỏi/dấu ngã) - Dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời HS của 3 tổ lên thi tiếp sức hoàn thành BT Triên lam, bao, ve canh, canh, khăng định, họa si, ơ, chăng - Nhận xét, biểu dương tổ làm đúng và nhanh nhất - Giúp HS hiểu ý nghĩa đoạn văn C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai về nhà luyện viết thêm - Dặn dò về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng chữ tr/ch . - 1HS đọc, 2HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp - Theo dõi trong SGK - Đọc bài thơ - Luyện viết từ khó - Trả lời - Lắng nghe - Viết vào vở - Soát bài - Từng cặp đổi vở soát lỗi - Lắng nghe - Lắng nghe - Làm vào vở bài tập - 3 tổ thi tiếp sức - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe Bổ sung: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC Mục tiêu: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ). Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2,BT3). Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ, giấy khổ to viết BT1 (Luyện tập), phiếu bài tập. HS: SGK, VBT Tiếng Việt Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, đặt 1 câu có dùng dấu hai chấm - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: Hoạt động 1: Phần Nhận xét (15 phút) - Gọi HS lần lượt đọc các yêu cầu trong phần Nhận xét - Phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận viết nhanh câu trả lời - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc - Nhận xét, kết luận về từ đơn và từ phức: Từ đơn là từ có một tiếng, từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ (5 phút) - Treo bảng phụ viết nội dung ghi nhớ, yêu cầu HS đọc - Hỏi: + Tiếng dùng để làm gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Từ dùng để làm gì? Hoạt động 3: Phần Luyện tập (10 phút) Bài tập 1: - Gọi HS đọc nội dung BT - Phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu thảo luận nhóm đôi gạch phân cách các từ trong 2 dòng thơ Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình đa mang. - Mời đại diện HS lên trình bày kết quả trên bảng - Nhận xét Bài tập 2: - Giải thích rõ yêu cầu của bài - Yêu cầu mỗi HS tìm trong từ điển và viết vào vở 3 từ đơn và 3 từ phức Bài tập 3: - Yêu cầu đặt câu với 1 từ đơn hoặc từ phức vừa tìm được - Gọi HS đọc câu vừa đặt, nhận xét C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Từ dùng để làm gì?Thế nào là từ đơn, từ phức? - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết MRVT Nhân hậu – Đoàn kết. - 1HS nêu tác dụng của dấu hai chấm và đặt câu - Lắng nghe - lắng nghe - Đọc yêu cầu - Làm việc theo nhóm - Trình bày - Lắng nghe - Đọc ghi nhớ - Trả lời - Đọc nội dung BT - Làm việc theo cặp - Trình bày - Sửa bài - Lắng nghe - Viết từ tìm được vào vở - Đặt câu - Đọc - Trả lời - Lắng nghe Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Mục tiêu: Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK). Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. Yêu thích môn kể chuyện, hứng thú trong học tập. Đồ dùng dạy - học: GV: Một số truyện về lòng nhân hậu, sách Truyện đọc lớp 4. HS: Một số truyện về lòng nhân hậu đã chuẩn bị từ trước. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài ( 10 phút) - Gọi 1HS đọc đề bài - Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài (được nghe, được đọc, lòng nhân hậu) - Gọi 4HS nối tiếp đọc gợi ý - Yêu cầu HS đọc thầm lại gợi ý 1, nêu những bài thơ, truyện đọc trong SGK được nêu làm ví dụ - Lưu ý HS: Nếu kể chuyện ngoài SGK sẽ được tính điểm cao hơn kể chuyện đã có trong SGK - Yêu cầu cả lớp đọc thầm gợi ý 3 nhắc HS cách kể chuyện: giới thiệu câu chuyện, kể chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc ; với những truyện khá dài, có thể kể 1,2 đoạn tiêu biểu Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( 20 phút) - Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp, kể xong mỗi truyện, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp: + Mời đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện và trả lời câu hỏi của các bạn về những chi tiết trong truyện + Dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC, viết lần lượt tên những HS tham gia thi kể, để cả lớp, nhận xét, bình chọn - Yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn bạn KC hay nhất. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhắc nhở những HS kể chuyện chưa đạt về nhà luyện thêm - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước tranh KC tuần 4. - 1HS kể - Lắng nghe - lắng nghe - Đọc đề bài - Xác định đúng yêu cầu của đề bài - Đọc 4 gợi ý - Nêu những bài thơ, truyện đọc làm ví dụ - Lắng nghe - Đọc thầm gợi ý, lắng nghe - Kể chuyện theo cặp - Đại diện HS thi kể trước lớp ( HS khá giỏi có thể kể chuyện ngoài SGK) - Nhận xét, bình chọn - Lắng nghe - Lắng nghe Bổ sung: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC: NGƯỜI ĂN XIN Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảmxúc, tâm trạng của nhân vật trong truyện. Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được câu hỏi 1,2,3) Đồng cảm, thương xót những người có hoàn cảnh khó khăn. Đồ dùng dạy - học: GV: - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS nối tiếp đọc bài Thư thăm bạn, trả lời câu hỏi SGK - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (15 phút) - Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở những câu dài, hiểu nghĩa các từ chú thích (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, chằm chằm), đọc đúng những câu cảm thán - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi 1HS đọc toàn bài - Đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật (cậu bé giọng xót thương, ông lão giọng xúc động) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút) - Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm: + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? + Cậu bé không có gì cho ông lão,nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã c ... của chất đạm và chất béo đối với cơ thể. Có ý thức ăn uống hợp lí, đủ chất. Đồ dùng dạy - học: GV: Hình trang 12,13 SGK; phiếu học tập. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1HS nêu tên 4 nhóm thức ăn và vai trò của chất bột đường - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hoạt động 1: Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo (15p) - Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK, trao đổi nhóm đôi kể tên các thức ăn, chứa nhiều chất đạm và chất béo, viết vào phiếu học tập - Tổ chức cho 3 tổ thi tiếp sức viết lên bảng các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo ( mỗi tổ cử 4 HS lên thi) - Nhận xét, kết luận tổ chiến thắng Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo (15p) - Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm đôi nêu vai trò của chất đạm và chất béo (làm vào phiếu học tập) - Mời đại diện các nhóm trình bày - Mời cả lớp nhận xét, bổ sung - Nhận xét, kết luận, nói rõ hơn về vai trò của chất đạm và chất béo cho HS hiểu - Lưu ý HS: Pho-mát và bơ là 2 loại thức ăn được chế biến từ sữa bò nhưng pho-mát chứa nhiều chất đạm còn bơ chứa nhiều chất béo C. Củng cố dặn dò: - Gọi một số HS nêu lại tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo, nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể - Dặn dò HS về nhà xem trước bài tiếp theo Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - 1HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Thảo luận theo cặp kể tên thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo - 3 tổ thi tiếp sức viết tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo - Lắng nghe, biểu dương - Thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập - Trình bày - Bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe - Trình bày tên và nêu vai trò của chất đạm, chất béo - Trả lời Bổ sung: Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011 KHOA HỌC: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ Mục tiêu: Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,), và chất xơ (các loại rau). Nêu được vài trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể. Có ý thức ăn uống hợp lí, đủ chất. Đồ dùng dạy - học: GV: Hình trang 14,15 SGK; bảng nhóm và phấn đủ dùng cho các nhóm. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo, nêu viai trò của chất đạm và chất béo - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ(15p) - Chia lớp thành 5 nhóm, phát bảng nhóm và phấn cho các nhóm - Hướng dẫn HS hoàn thiện bảng sau: Tên thức ăn Chứa vi-ta-min Chứa chất khoáng Chứa chất xơ Rau cải .. X X X - Yêu cầu các nhóm hoàn thiện bảng trên trong vòng 8 phút, nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu đúng vào các cột là nhóm chiến thắng - Mời các nhóm trình bày sản phẩm - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước (15p) - Hỏi: +Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó +Kể tên một số chất khoáng và vai trò của chúng đối với cơ thể. +Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn chứa chất xơ? +Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước?Tại sao cần phải uống đủ nước? - Nhận xét, kết luận C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà xem trước bài tiếp theo Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? - 2HS trả lời - Lắng nghe - Ngồi theo nhóm - Lắng nghe, quan sát - Các nhóm làm việc - Trình bày sản phẩm - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe Bổ sung: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 LỊCH SỬ: NƯỚC VĂN LANG Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. Yêu thích môn học, tự hào về lịch sử dân tộc. Đồ dùng dạy - học: GV: + Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập. + Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phóng to. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2hs trả lời câu hỏi: Muốn sử dụng bản đồ cần theo những bước nào? - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10p) - Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lên tường, vẽ trục thời gian lên bảng - Giới thiệu về trục thời gian - Yêu cầu HS dựa vào SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên lược đồ, xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian - Nhận xét, kết luận: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 trước CN, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (8p) - Phát cho mỗi cặp một phiếu học tập, yêu cầu HS đọc SGK điền vào khung sơ đồ các tầng lớ (vua,lạc hầu,lạc tướng, lạc dân, nô tì) - Mời đại diện nhóm trình bày trên bảng - Nhận xét, kết luận Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (12p) - Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK điền nội dung vào bảng thống kê về đời sống tinh thần và vật chất của người Lạc Việt - Mời đại diện các nhóm trình bày - Mời các nhóm khác bổ sung - Gọi 1HS mô tả về đời sống của người Lạc Việt - Hỏi: Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? - Kết luận C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: + Nhà nước văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào, ở khu vực nào trên đất nước ta? Ai là người đứng đầu? - Nhận xét tiết học, dặn d ò HS đọc trước bài Nước Âu Lạc. - 2hs trả lời - Lắng nghe - Quan sát - Lắng nghe - Xác định trên bản đồ - Lắng nghe - Làm việc theo cặp - HS khá giỏi trình bày - Lắng nghe - Làm việc theo nhóm - Trình bày - Bổ sung - Mô tả - HS khá giỏi trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Bổ sung: Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011 ĐỊA LÍ: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN Mục tiêu: Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS. Yêu thích môn học, thích khám phá những điều xung quanh về con người Việt Nam. Đồ dùng dạy - học: GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. HS: SGK Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1HS trình bày đặc điểm địa hình và khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người (10p) - Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, trao đổi nhóm đôi trả lời: + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? + Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn + Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? - Nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn(10p) - Yêu cầu dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời: + Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà? + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? + Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? + Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? - Nhận xét, kết luận Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục(10p) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời: + Nêu những hoạt động và một số hàng hóa bán ở chợ phiên + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS. Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? + Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong - Nhận xét, kết luận C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn d ò HS đọc trước bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - 1HS trả lời - Lắng nghe - Trao đổi, trả lời - Lắng nghe - Trả lời + HS khá giỏi trả lời - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe Bổ sung: Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011 KĨ THUẬT: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU Mục tiêu: Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. Cẩn thận, nghiêm túc trong khi thực hành. Đồ dùng dạy - học: GV: Mẫu một mảnh vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may; vật liệu và dụng cụ cần thiết (1 mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, kéo, phấn may. HS: SGK, 1 mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, kéo, phấn may. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2hs kể tên các vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu - Nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu(5p) - Giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu - Hỏi: Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu có tác dụng gì? - Nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (10p) - Yêu cầu HS quan sát hình 1a,b SGK, nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải - Đính mảnh vải lên bảng, thực hiện đánh dấu 2 điểm cách nhau 15cm và vạch nối 2 điểm để được đường thẳng; vạch dấu đường cong - Gọi 2HS lên thực hiện lại thao tác trên - Yêu cầu HS quan sát hình 2a,b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu - Thực hiện thao tác cắt vải theo đường dấu và gọi 1HS lên thực hiện lại - Lưu ý HS một số điểm trong khi vạch dấu và cắt Hoạt động 3: HS thực hành, đánh giá kết quả (15p) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nêu thời gian và yêu cầu HS thực hành - Tổ chức trưng bày sản phẩm - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của mình (Đối với những HS khéo tay: cắt được vải theo đường vạch dấu, đường cắt ít mấp mô) - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS - Dặn d ò HS chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho bài: Khâu thường. - 2hs trình bày - Lắng nghe - lắng nghe - Quan sát, nhận xét - Trả lời - Lắng nghe - Quan sát, nêu cách vạch dấu - Quan sát - 2HS lên thực hiện -1HS thực hiện - Lắng nghe - Trình bày dụng cụ - Thực hành - Trưng bày sản phẩm - Tự đánh giá sản phẩm - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: