Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

I. MỤC TIÊU

 Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của câu mở đầu, phần kết thúc bức thư).

 Giáo dục kĩ năng sống:

– Giao tiếp: ứng sử lịch sự trong giao tiếp

– Thể hiện sự thông cảm – xác định giá trị

– Tư duy sáng tạo

 Giáo dục bảo vệ môi trường:

- Tìm những cu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Lin hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gy ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiê

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh học bài đọc.

- Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.

Giáo dục kĩ năng sống:

 - Động não,trải nghiệm,trao đổi cặp đôi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN 
I. MỤC TIÊU
v Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. 
v Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của câu mở đầu, phần kết thúc bức thư).
 Giáo dục kĩ năng sống:
– Giao tiếp: ứng sử lịch sự trong giao tiếp 
– Thể hiện sự thông cảm – xác định giá trị
– Tư duy sáng tạo
 Giáo dục bảo vệ môi trường:
- Tìm những cu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Lin hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gy ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiê
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh học bài đọc.
- Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
Giáo dục kĩ năng sống:
 - Động não,trải nghiệm,trao đổi cặp đôi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
- Kiểm tra bài cũ : 
 - Giới thiệu bài mới. Thư thăm bạn.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến chia buồn với bạn.
+Đoạn 2: tiếp theo đến những người bạn mới như mình.
+Đoạn 3: phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+Tìm những câu bạn Lương rất thông cảm với bạn hồng?
+Tìm những câu thơ cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? 
- Lương khuyên Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo gương banỗi đau này.
- Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. )
+Nêu tác dụng của mỗi dòng thơ mở đầu và kết thúc bức thư.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (từ đầu cho đến chia buồn với bạn)
- GV đọc mẫu
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố-Dặn dò
Bức thư cho em điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng.(Giàu tình cảm, biết giúp bạn)
Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
-HS đọc cặp
-1 HS đọc lại
-HS theo dõi
- Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời.
- để chia buồn với Hồng 
 - (Hôm nay đọc báo . . . ba Hồng đã ra đi mãi mãi)
- Lương khơi gợi long tự hào,noi gương cha, làm cho Hồng yên tâm.
- Nêu rõ địa điểm thời gian,lời chào hỏi
- 3 HS đọc
- HS theo dõi
- HS đọc
- 2 học sinh đọc thi
TOÁN 
 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
v Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
v HS được củng cố về hàng và lớp.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết số
- GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 
342 157 413
- GV cho HS tự do đọc số này
GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): 
+ Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, sau này HS sẽ làm thao tác này bằng mắt).
+ Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- HS viết số tương ứng vào vở. 
Bài tập 2:
GV yêu cầu một vài HS đọc. 
Bài tập 3:
GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng sau đó HS kiểm tra chéo nhau. 
Bài tập 4: GV cho HS tự xem bảng. Sau đó cho HS trả lời trong SGK.
3 – Củng cố-dặn dò
Nêu qui tắc đọc số?
Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết & đọc số mà GV đưa.
Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thi đua đọc số
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS làm bài
- Viết số tương ứng vào vở.
- HS làm bài
- HS thực hiện
- HS làm bài và kiểm tra chéo 
- HS nêu
- HS sửa bài
- HS nêu
- Thực hiện yêu cầu
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO 
I. MỤC TIÊU
 v Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, ) chất béo (mỡ, dàu, bơ, ).
 v Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
 - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
 - Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 12, 13 SGK.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.“Vai trò của chất đạm và chất béo”
2- Phát triển bài.
- Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo 
- Ở hình trang 12 có những thức ăn nào giàu chất đạm?
-Hằng ngày em ăn những thức ăn giàu chất đạm nào?
-Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn những thức ăn giàu chất đạm?
-Ở hình trang 13 có những thức ăn nào giàu chất béo?
-Kể tên những thức ăn hằng ngày giàu chất béo mà em thích ?
-Thức ăn giàu chất béo có vai trò như thế nào?
Kết luận:
+ Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm ( thịt, cá, trứng, tôm, cua, ) chất béo (mỡ, dàu, bơ, ).
+ Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
- Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
- Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo 
-Chia nhóm phát phiếu học tập (Kèm theo)
3. Củng cố-Dặn dò
Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
- Quan sát hình 12, 13 SGK 
-Đọc mục “Bạn cần biết “
- Kể các loại thức ăn có . . . .
-Họp nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm phiếu, các nhóm khác bổ sung.
Thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2012
CHÍNH TẢ
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU
 v Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
 v Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập do giáo viên soạn .
II. CHUẨN BỊ:
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
 - Vở BT Tiếng Việt, tập 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
- Một HS đọc lại bài thơ.
- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: mỗi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài
- Giáo viên đọc cho HS viết 
- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 2b
Giáo viên giao việc : HS làm vào vở sau đó thi làm đúng. 
- Cả lớp làm bài tập 
- HS trình bày kết quả bài tập 
2b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? 
Triển lảm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
3 – Củng cố-Dặn dò
HS nhắc lại nội dung học tập
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết học tuần 
- HS theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm 
- HS viết bảng con 
- HS nghe.
- HS viết chính tả. 
- HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
- HS làm bài 
- HS trình bày kết quả bài làm. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 
I. MỤC TIÊU
v Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
v Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III), bước đầu làm quen với từ điển (hoạc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II. CHUẨN BỊ:
Từ điển 
Sách giáo khoa - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từ nào có một tiếng, từ nào có hai tiếng .
- Giáo viên cho học sinh xem xét và trả lời.
- Giáo viên kết luận .
* Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn 
* Từ phức là từ gồm nhiều tiếng
- Theo em tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì ?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và kết luận .
* Tiếng cấu tạo nên từ.Từ dùng để tạo thành câu .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
- Giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần phần ghi nhớ .
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
Mục tiêu: Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ.
Bài tập 1: 
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Đại diện nhóm trình bày từ nào một tiếng, từ nào hai tiếng và đọc to từ đó .
Bài tập 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển và ghi lại 3 từ đơn , 3 từ phức .
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh đặt câu.
Bài tập 3: 
- HS đặt câu với một từ đơn vàmột từ phức vừa tìm được . 
3 – Củng cố-Dặn dò
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ 
Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị bài “Mở rộng vốn tư” cho tiết học sau. 
- Nhóm thực hiện thảo luận .
- Học sinh đếm và nêu lên 
- Học sinh nhận xét 
- Nhiều học sinh nhắc lại
- Học sinh nhận xét và nêu theo ý mình.
- Nhiều học sinh đọc phần ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc .
- Cả lớp trao đổi và làm theo nhóm .
- Nhóm trình bày
- Học sinh tra từ điển.
- HS nối tiếp nhau làm bài của mình. 
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
v Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
v Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. CHUẨN BỊ:
	SGK - bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Kiểm tra bài cũ : 
- Gi ...  : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu số tự nhiên & dãy số
a. Số tự nhiên
Yêu cầu HS nêu vài số đã học, GV ghi bảng (nếu không phải số tự nhiên GV ghi riêng qua một bên)
GV chỉ vào các số tự nhiên trên bảng & giới thiệu
b. Dãy số tự nhiên:
Yêu cầu HS nêu các số theo thứ tự từ bé đến lớn, GV ghi bảng.
GV nói: Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên, dãy số nào không phải là dãy số tự nhiên
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, .
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, .
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, ..
+ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15
GV lưu ý: đây không phải là dãy số tự nhiên nhưng các số trong dãy này đều là các số tự nhiên (tránh cho HS hiểu lầm không phải là dãy số tự nhiên tức là các số đó không phải là số tự nhiên)
+ GV đưa bảng phụ có vẽ tia số
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về hình vẽ này.
- GV chốt
Hoạt động 2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- GV để lại trên bảng dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, .
- Thêm 1 vào 5 thì được mấy?
- Thêm 1 vào 10 thì được mấy?
- Thêm 1 vào 99 thì được mấy?
- Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì?
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và thực hành.
Bài tập 1:
- HS tự làm sau đó chữa bài. 
GV nêu câu hỏi để khi HS trả lời được ôn tập về
Bài tập 2:
- HS tự làm sau đó chữa bài. 
Bài tập 3:
- HS tự làm sau đó chữa bài. 
Bài tập 4:
- HS tự làm sau đó chữa bài. 
3-Củng cố-Dặn dò
- Thế nào là dãy số tự nhiên?
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài Viết số tự nhiên trong hệ thập phân cho tiết học sau. 
HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
HS nêu
Vài HS nhắc lại
- Là dãy số tự nhiên, 
- Không phải là dãy số tự nhiên 
- Không phải là dãy số tự nhiên 
- Không phải là dãy số tự nhiên 
- Không phải là dãy số tự nhiên 
- Đây là tia số
- Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số
- Số 0 ứng với điểm gốc của tia số
- HS nêu
- Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- HS làm bài
- HS sửa
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS trả lời
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT 
I. MỤC TIÊU
v Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng ) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết ( BT2, BT3, BT4 ), biết cách , mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
II. CHUẨN BỊ:
Từ điển SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
- Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: yêu cầu tìm từ cùng nghĩa với hiền và ác
Bài tập 2:
- Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm:
- Giáo viên chốt lại và xếp đúng các bảng từ trên bảng phụ .
* Nhân hậu :nhân ái ,hiền hậu,phúc hậu,đôn hậu,trung hậu, nhân từ.
+ tàn ác ,hung ác ,độc ác
* Đoàn kết : cưu mang, che chở, đùm bọc.
+ đè nén , áp bức,chia rẽ.
Bài tập 3:
Giáo viên gợi ý.
Bài tập 4:
Giáo viên gợi ý.
- Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ em phải hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ .
3. Củng cố-Dặn dò
- Tìm thêm các từ thuộc chủ điểm trên 
- Nhận xét chung tiết học. 
Chuẩn bị bài Từ ghép & từ láy cho tiết học sau. 

2 học sinh đọc yêu cầu cả ví dụ.
Thi đua nhóm xem nhóm nào tìm nhiều tiếng nhất sẽ thắng.
- Hoạt động nhóm, thư ký ghi lại. Vào bảng phụ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
2 học sinh đọc yêu cầu bài .
Cả lớp đọc thầm
Học sinh làm bài theo nhóm đôi.
2 học sinh đọc yêu cầu đề bài
Cả lớp đọc thầm 
Giải thích các câu thành ngữ.
Cả lớp nhận xét.
- HS nêu
Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ 
I. MỤC TIÊU
v Nắm chắc mục đích của việc viết thư nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (nội dung ghi nhớ).
 v Vận dụng kiến thức đã học viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
 Giáo dục kĩ năng sống:
- Giao tiếp:- ứng sử lịch sự trong giao tiếp – thể hiện sự thông cảm – tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1 phong bì, tem.
 Giáo dục kĩ năng sống:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới. Trong tuần 3 ta đã học về viết thơ. Trong tiết học hôm nay, các em viết thơ cho người thân.
2- Phát triển bài.
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
- Cho HS đọc đề bài.
- Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
- Phân tích yêu cầu đề bài.
- Cho HS thực hành viết thư.
- Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
- Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV.
3. Củng cố-Dặn dò
Nhận xét chung tiết học. 
Chuẩn bị: luyện tập phát triển câu chuyện.
HS đọc yêu cầu. 
HS nhắc yêu cầu viết thư.
Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư.
(ghi nhớ viết thư)
- Viết thư cho người thân ở xa.
- Gạch chân yêu cầu.
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Thực hành viết thư.
Ø Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Ø Phần chính: 
Nêu mục đích lí do viết thư: 
- Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Ø Phần cuối thư:
- Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
ĐỊA LÍ 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
v Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,...
v Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
v Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và tranh phụ của một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:
- Trang phụ: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phụ của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở.
- Nhà sàn : được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi. Hoàng Liên Sơn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
- Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
- Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
- Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3 – Củng cố-Dặn dò
 GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét chung tiết học.
Chuẩn bị bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn” cho tiết học sau. 
HS trả lời kết quả trước lớp
- Các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
- HS hoạt động cặp
Đại diện trình bày kết quả 
- HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
- HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
TOÁN 
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
v Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
v Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. CHUẨN BỊ:
	SGK - bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Giới thiệu bài.
- Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu bài mới.
2- Phát triển bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = .. 1 nghìn
- Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục, trăm, nghìn trong hệ thập phân .
*GV chốt
- GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
- Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
- Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
- Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
- GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
- Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
*GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV đọc số, HS viết số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị.
Bài tập 2:
Cho HS làm theo mẫu. 
Bài tập 3:
Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng
3. Củng cố –Dặn dò
Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên cho tiết học sau. 
- HS làm bài tập
- Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Vài HS nhắc lại
- 10 chữ số
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- HS nêu ví dụ
- Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu và làm bài
HS làm bài
HS sửa
- HS trả lời
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2012_2013_ban_tich_hop_cac_mon.doc