Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 I. MỤC TIÊU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,bênh vực kẻ yếu ,xoá bỏ áp bức ,bất công .

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* GDQTE: Bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1.Thể hiện sự cảm thông ( biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn).

2. xác định giá trị (nhận biết được vẻ đẹp của nhữnh tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).

3. Tự nhận thức về bản thân( biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh häa SGK

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN1
 Ngày soạn: 16/08/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 I. MỤC TIÊU
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,bênh vực kẻ yếu ,xoá bỏ áp bức ,bất công .
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDQTE: Bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1.Thể hiện sự cảm thông ( biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn).
2. xác định giá trị (nhận biết được vẻ đẹp của nhữnh tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).
3. Tự nhận thức về bản thân( biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng).	
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh häa SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra sách vở phục vụ môn học ( 5')
2. Bài mới (30')
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (lượt 1)
+ YC HS đọc chú giải (lượt 2)
+ YC HS đọc tốt hơn (lượt 3)
- HD HS ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc những câu dài:
+ Năm trước / ......của bọn nhện /Sau đấy /....mất đi ,/ còn lại ...ngheo túng /....Mấy bận .....đánh em / Hôm nay .....bắt em/ 
+ Đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC HS đọc đoạn 1,trao đổi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
? Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
 - Gọi HS đọc đoạn 2+kết hợp trả lời câu 2 SGK.
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
? Tất cả những chi tiết trên cho ta biết điều gì ? 
- Gọi HS đọc đoạn 3+kết hợp trả lời câu 3 SGK.
? Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
? Lời nói và cử chỉ đó cho em biết Dế Mèn là ngươì thế nào ?
? Nội dung chính của phần còn lại là gì?
- Qua câu truyện tác giả muôn nói với chúng ta điều gì?
- Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa em thích hình ảnh nào nhất?
d. Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- YC 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1, 2
? YC HS tìm ra những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn này?
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò (5')
- Nhắc lại nọi dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS để sách vở cho GV kiểm tra
- Lắng nghe
- 1 HS khá đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện 
(3 lượt)
Đoạn 1: Từ đầu bay được xa 
Đoạn 2: Tiếp ăn thịt em 
Đoạn 3: còn lại 
+ 2-3 HS luyện đọc
+ Lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 2 HS đọc toàn bài
+ 2 HS đọc đoạn 1
+ Lớp đọc thầm
- 2 HS đọc – Lớp đọc thầm.
Ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò 
- Gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội .
- Hs nêu
Ý 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò 
- Thân hình nhỏ bé lại gầy yếu ,cánh mỏng như cánh bướm non,ngắn chùn chùn .
- Hs nêu.
- 1 HS đọc đoạn 3 của bài.Cả lớp đọc thầm
- Ý 3:Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Lời nói : " Em đừng sợ ...bắt nạt kẻ yếu "
- Cử chỉ : Xoè cả hai càng ra ,dắt Nhà Trò đi .
- Là ngươì có tấm lòng nghĩa hiệp ,dũng cảm ,không đồng tình với những kẻ độc ác ,cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu.
* Nội dung : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu ,xoá bỏ áp bức bất công.
- Hs tự nêu.
- 3 HS đọc – Lớp nhận xét, bổ sung tìm ra cách đọc hay .
- Nhấn giọng ở các từ ngữ:tỉ tê ,nhỏ bé ,gầy yếu ,bự những phấn ,ngắn chùn chùn ,thui thủi ốm yếu .
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- 3-5 HS thi đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
*********************************
TOÁN 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I. MỤC TIÊU
 - Ôn tập về đọc và viết số trong phạm vi 100 000.
 - Biết phân tích cấu tạo số
 - Ôn tập về chu vi của một hình.( Làm dược bài 1;bài 2 Bài 3: a,viết được 2 số; b dòng 1)
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Bảng phụ
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC (5')
 - Kiểm tra sách vở ,đồ dùng học tập .
2. Bài mới (30')
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c bài
- YC HS tự làm bài tập vào vở .
- Nhận xét, ghi điểm
- GV củng cố về số tròn chục ,tròn trăm ,tròn nghìn và giúp HS nắm được mối quan hệ về giá trị của hai số liền kề trên tia số . 
 Bài 2
- Gọi HS đọc y/c bài
- GV hướng dẫn HS nhận xét chữa bài ( nếu sai ) 
- GV củng cố lại cách đọc ,viết ,phân tích số trong phạm vi 100 000 .Nhằm giúp HS nắm vững và cấu tạo của các hàng ,lớp trong số .
Bài 3
- Gọi HS nêu y/c bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV hướng dẫn HS nhận xét ,chữa bài 
- GV củng cổ về cách phân tích số ,viết tổng thành số .
 3. Củng cố, dặn dò(5')
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh và chuẩn bị bài “Ôn tập các số đến 100.000”
- Lắng nghe
- HS nêu y/c bài
- HS tự làm bài vào vở .
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc y/c
- 1 HS lên bảng chữa 
- Lớp so sánh đối chiếu với bài trên bảng - nhận xét bổ sung. 
- 1 HS nêu y/c bài
- 2HS lên bảng làm bài .
a. 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 80 + 2
b. 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
 600 + 200 + 3 = 623
- Nhận xét chữa bài .
- Lắng nghe
********************************
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( T1)
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- Nêu được ý nghĩa của việc trung thực trong học tập.
*GDQTE: - Quyền được học tập của các em trai và em gái.
 - Trung thực trong học tập là thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK ®¹o ®øc
- C¸c mÈu chuyÖn, tÊm g­¬ng vÒ sù trung thùc
Iv. CÁC Ho¹t ®éng d¹y häc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu(3')
Giới thiệu chung về môn đạo đức 4
2. Bài mới (30')
a. Giới thiệu bài
b. HĐ 1: Xử lí tình huống, đóng vai
- GV y/c HS quan sát tranh, đọc tình huống trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi
? Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?
? Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao?
- Y/c các nhóm đưa ra ý kiến.
? Theo em hành động nào là thể hiện sự trung thực?
? Trong học tập chúng ta có cần phải trung thực không?
* GVKL: Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực => thể hiện lòng tự trọng, được mọi người yêu quý.
c. HĐ 2: Làm việc cá nhân( BT 1- SGK)
- Gọi HS đọc y/c bài.
- Y/c HS làm bài cá nhân
- Nhận xét.
d. HĐ 3: Thảo luận nhóm(BT 2- SGK)
- GV nêu ra các ý kiến,y/c HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ
+ Hoa đỏ: tán thành
+ Hoa xanh: không tán thành
- GV tiến hành đưa ra các ý kiến
- Giải thích lí do mình chọn.
* GVKL:- Các ý kiến đúng là: b,c
 - Ý kiến sai: a
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 4
3. Củng cố, dặn dò(5')
- Nhận xét tiết học
- Về nhà sưu tầm những tấm gương về chủ đề bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết 2.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh và đọc tình huống.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm đưa ra ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 2 HS nêu y/c bài.
- HS làm bài sau đó đưa ra ý kiến của mình.
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe 
- HS giơ thẻ bày tỏ ý kiến.
- HS trả lời
- Nhận xét câu trả lời.
- Lắng nghe
- 4 HS đọc.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Ngày soạn: 17/08/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 20 tháng 8 năm 2013 
TOÁN 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân,chia số có năm chữ số với ( cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100.000
- Làm được bài tập 1(cột 1); 2a; bài 3( dòng 1,2); bài 4b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC(5')
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2, 4
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới (30')
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
+ Gọi HS nêu YC các bài tập .
+ GV hướng dẫn chung .Lưu ý HS thực hiện cách nhân chia theo cột dọc + YC HS tự làm bài tập vào vở .
+ GV quan sát theo dõi , hướng dẫn 1 số HS yếu .
+ Thu 1 số vở để chấm .
c. Hướng dẫn HS chữa bài 
Bài 1 ( cột 1)
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm
- GV củng cố cho HS kĩ thuật tính nhẩm.
Bài 2a
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3 ( dòng 1,2)
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Hướng dẫn HS chữa bài ,YC HS nêu cách so sánh 1 số cặp số trong bài .
- Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 4b 
- Gọi HS lên bảng làm 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5 ( Hướng dẫn HS về nhà làm)
3. Củng cố – dặn dò(5')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài “Ôn tập các số đến 100000 TT”
- 2 HS lên bảng làm ; Lớp làm vào giấy nháp
- Nhận xét
+ HS nối tiếp nhau nêu YC các bài tập 
+ HS theo dõi.
+ HS tự làm bài tập vào vở .
- 2 HS lên bảng chữa bài .
7000 + 2000 = 9000 8000 : 2 = 4000
9000 – 3000 = 6000 3000 x 2 = 6000
- Lớp so sánh đối chiếu bài làm của mình với bài làm trên bảng .
+Nhận xét sữa chữa ( nếu sai )
- 2 HS lên bảng làm bài
 4637 7035 325 25968 3
 8245 2316 x 3 19 8656
12882 4719 975 16
 18
 0
- Nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- 2HS lên bảng chữa. 
4327 > 3742 28676 = 28676
5870 < 5890 97321 < 97400
- HS nêu miệng cách so sánh .
- 1 HS lên bảng làm
92678, 82697, 79862, 62978
- Nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- Lắng nghe và thực hiện.
************************
CHÍNH TẢ( NGHE -VIẾT)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
 - Nghe – viết chính xác, viết đẹp đoạn văn: “ Một hôm ...vẫn khóc ”.Không măc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ BT2a hoặc b hoặc BT do GV soạn.
 - Có ý thức viết đúng ,đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	
 - Bài tập 2b viết trên giấy khổ to
 ... t ở người”
+ 2 HS lên bảng trả lời
+ Lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
+ HS quan sát tranh thảo luận, trao đổi theo cặp .
+ Đại diện các cặp nêu ý kiến 
+Lớp nhận xét,bổ sung.
- Lắng nghe
+ Vài HS đọc mục bạn cần biết SGK 
+ Lớp đọc thầm-1 số HS nêu ý kiến 
 Lớp thống nhất : Là quá trình cơ thể lấy thức ăn ,nước uống và thải ra môi trờng các chất cặn bã .
+ Chia nhóm ,nhận đồ dùng .
+ Thảo luận và hoàn thành sơ đồ .
+ Đại diện các nhóm lên trình bày .
+ Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau ,trao đổi tham gia vẽ .
+ Đại diện các nhóm lên trình bày .
+ Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
- Lắng nghe
*******************************&****************************
Ngày soạn: 20/08/2013
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với ông thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- Làm được bài tập 1( Mỗi ý làm một trường hợp); bài 2( 2câu); bài 4 ( chọn 1 trong 3 trường hợp).
- Rèn cho Hs tính cẩn thận khi làm toán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ chép sẵn bài 1a,b ;bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC(5')
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 
+ Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới(30')
a.Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1: Tính giá tri của biểu thức 
(Mỗi ý làm 1 trường hợp)
- GV treo bảng phụ chép sẵn bài 1a
? Bài y/c tính giá trị của biểu thức nào?
? Làm thế nào để tính được GTCBT 6 x a với a = 5?
- GV y/c HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
 Bài 2 ( 2 câu)
- Gọi HS nêu y/c bài
- Y/c HS tự làm bài
- Lưu ý HS : đối với những bài toán có 2 dấu phép tính trở lên ,ta cần thực hiện các phép tính cho đúng . 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4
- Gọi HS nêu y/c bài.
? Nhắc lại cách tính chu vi hình vuông?
? Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi hình vuông là bao nhiêu?
- Ta gọi chu vi hình vuông là P. Ta có P = a x 4
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò(5')
- Hs nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Các số có sáu chữ số”
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp nhận xét ,bổ sung.
- Lắng nghe
+ 2 HS đọc YC
- .6 x a
+ Lớp tự làm vào vở bài tập
- Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30.
- 3 HS lên bảng làm
- Nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
a,Với n=7 thì 35+3 x n = 35+3 x 7 = 56
b,Với y = 9 thì 37x ( 18 : y)
 = 37x ( 18 : 2 ) = 333 
- 2 HS nêu .
- 2 HS nhắc lại
- .là a x 4
- HS đọc công thức tính chu vi hình vuông.
- 1HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở.
a. Chu vi của hình vuông là:
3 x 4 = 12 ( cm)
- Lắng nghe
*************************
ĐỊA LÍ
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên , phương hướng,tỉ lệ , kí hiệu của bản đồ .
* HS khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
- Bồi dưỡng cho Hs lòng ham mê tìm hiểu địa lí Việt Nam
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC	
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Một số loại bản đồ :bản đồ thế giới ,bản đồ hành chính ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định(5')
2. Bài mới(30')
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu về bản đồ 
* Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo lãnh thổ từ lớn đến bé (thế giới ,châu lục ,Việt Nam ).
- YC HS đọc tên các bản đồ trên .
- YC HS chỉ kết hợp nêu miệng phạm vi ,lãnh thổ của các loại bản đồ trên bảng .
- GV nhận xét ,tiểu kết .
? Theo em bản đồ là gì ?
* GV kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định .
- GV Yc HS quan sát H1,2 SGK và chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm ,đền Ngọc Sơn trên lược đồ .
- GV nhận xét ,đánh giá .
- YC HS đọc thầm mục I SGK thảo luận ND sau :
? Ngày nay muốn vẽ được bản đồ ,ngươì ta phải làm ntn?
? Tại sao vẽ về đất nước Việt Nam mà bản đồ H3 SGK lại vẽ nhỏ hơn bản đồ ĐLVN?
c. Tìm hiểu về 1 số yếu tố của bản đồ 
* Mục tiêu : HS nắm được một số yếu tố của bản đồ: tên ,phương hướng,tỉ lệ ,kí hiệu của bản đồ .
+YC HS quan sát bản đồ trên bảng, đọc thầm ND SGK thảo luận các ND sau :
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
? Trên bản đồ các hướng Đông, Tây ,Nam ,Bắc được quy định ntn?
? Bảng chú giải H3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì ?
-Nêu 1số yếu tố của bản đồ .
* GV nhận xét kết luận : Một số yếu tố của bản đồ là: Tên bản đồ ,phương hướng,tỉ lệ bản đồ ,kí hiệu bản đồ .
d. Thực hành vẽ 1 số kí hiệu của bản đồ 
* Mục tiêu : HS thực hành vẽ được 1 số kí hiệu của bản đồ
+YC từng cá nhân HS quan sát bảng chú giải trong SGK và 1 số bản đồ khác hãy vẽ 1 số kí hiệu của các đối tượng địa lí : đường biên giới quốc gia ,núi ,sông ...
+YC HS thực hành vẽ các kí hiệu trên giấy nháp .
- GV nhận xét ,đánh giá ,tiểu kết .
3.Củng cố – dặn dò(5')	
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- 1số HS thực hiện YC của GV.
- 3-4 HS trình bày miệng kết quả:
- Bản đồ châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt trái đất -các châu lục .
- Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất .
- Bản đồ Việt Nam thể hiện 1bộ phận nhỏ của bề mặt trái đất -nước Việt Nam 
- Lắng nghe
- Vài HS nêu -Lớp nhận xét .
- Lắng nghe
- Làm việc cặp đôi, quan sát ảnh, kết hợp đọc SGK trao đổi, thảo luận YC của GV .
+ 2-3HS lên bảng thực hành chỉ .
+ Lớp nhận xét .
- HS đọc SGK thảo luận YC của GV .
- 1số HS nêu ý kiến -Lớp nhận xét ,bổ sung 
-Vì tỉ lệ bản đồ H3-SGK nhỏ hơn tỉ lệ bản đồ ĐLVN
- Quan sát thảo luận nhóm bàn .
+Đại diện các nhóm nêu ý kiến .
+Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1số HS lên bảng thực hành chỉ các
 hướng Đông, Tây ,Nam ,Bắc trên bản đồ 
- Lớp theo dõi ,nhận xét .
- Lắng nghe
+HS quan sát bản đồ ,nhận biết ý nghĩa các kí hiệu .
- HS vẽ các kí hiệu vào giấy
- Lắng nghe
************************************
TẬP LÀM VĂN
 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT 1, mục III)
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật ( BT2 , mục III).
- HS yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ SGK.
 - Giấy khổ to +bút dạ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC(5')
? Bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải kể chuyện ở điểm nào ?
+GV nhận xét cho điểm 
2. Bài mới(30')
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn tìm hiểu VD 
Bài 1
+ Gọi HS đọc YC bài tập 1 .
+GV chia nhóm (6 nhóm ) YC các nhóm thảo luận ,làm bài tập 1.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo KQ bài tập .
 GV tiểu kết rút ra ND phần ghi nhớ .
Bài 2
+ Gọi HS đọc YC bài tập 1 .
+ Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi 
+GV nhận xét đến khi có câu trả lời đúng .
 GV tiểu kết : Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động ,lơì nói,suy nghĩ ...của n/v.
+Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
c. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
+ Gọi HS đọc YC bài tập 1.
+YC HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:
? Bà nhận xét về tính cách của từng cháu ntn?Dựa vào căn cứ nào mà bà có nhận xét như vậy ?
? Theo em nhờ đâu mà bà có nhận xét như vậy .
 GV nhận xét ,bổ sung kết luận câu trả lời đúng . 
 Bài 2
+ Gọi HS đọc YC bài tập .
+YC HS thảo luận nhóm (bàn ) về tình huống để trả lời câu hỏi .
? Nếu là người biết quan tâm đến 
người khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?
? Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?
 GV kết luận về 2 hướng kể chuyện trên.
3. Củng cố – dặn dò(5')	
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Kể lại hành động của nhân vật”
- 2 HS trả lời.
+ Lớp nhận xét ,bổ sung.
- Lắng nghe
+ 1 HS nêu YC - Lớp đọc thầm .
+ Các nhóm thảo luận ,thực hiện YC bài tập 1 làm vào giấy khổ to .
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán KQ và trình bày .
+Lớp nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe
+ 1 HS nêu YC -Lớp đọc thầm .
+ Các nhóm thảo luận ,thực hiện YC của GV .
+ Đại diện các cặp trình bày .
+ Lớp nhận xét bổ sung .
- Lắng nghe
+ 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK.
+ 2 HS nêu YC - Lớp đọc thầm .
+HS nối tiếp nhau trả lời ,mỗi HS 1 n/v.
+Lớp nhận xét bổ sung .
- Lắng nghe
+ 2 HS nêu YC -Lớp đọc thầm .
+ HS thảo luận trong nhóm .
+ Đại diện các nhóm trình bày .
+Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Lắng nghe
- Lắng nghe
********************************
SINH HOẠT TUẦN 1
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 1.
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 2.
 - Hs có ý thức phát huy những ưu điểm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. CHUẨN BỊ.
- Nội dung sinh hoạt.
III. LÊN LỚP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Lớp tự sinh hoạt:(10')
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp(10')
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ chưa hiệu quả, một số bạn còn gây mất trật tự như:...............
- Nề nếp ra vào lớp tương đối tốt. - -Về học tập: Đa số các em có ý thức học tập, hăng hái phát biểu ý kiến. Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn học còn trầm và không làm bài tập ở nhà:.....................................................
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà :.............................................
- Vệ sinh : 
 + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 +Vệ sinh cá nhân của một số em chưa tốt: ...........................................
3) Phương hướng tuần tới (7')
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt .
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ(8')
- GV quan sát, động viên HS.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT VÀ KÍ DUYỆT
.........................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_nam_hoc_2013_2014.doc