I. Mục tiêu:
Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Làm quen với một số trích đoạn kịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’)
TẬP ĐỌC Tiết: 5 Ngày dạy: Bài: LÒNG DÂN I. Mục tiêu: Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể: - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. Làm quen với một số trích đoạn kịch. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu kết hợp trả lời câu hỏi. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 10’ 10’ 8’ v Hoạt động 1: Luyện đọc. 0 Mục tiêu: Biết đọc đúng một văn bản kịch. - Cho HS đọc lời mở đầu. - Đọc diễn cảm trích đoạn kịch. + Giọng đọc rõ ràng, rành mạch. + Thể hiện đúng tình cảm thái độ của nhân vật và tình huống kịch. - Hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch (chia làm 3 đoạn). - Kết hợp sửa lỗi cho HS đọc đúng các từ địa phương (hổng, thấy, tui, lẹ) giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài và giải nghĩa thêm 1 số từ khác (xẵng, giọng, tức thời). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn kịch. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 0 Mục tiêu: Hiểu nội dung phần 1 của vở kịch. - Tổ chức cho HS đọc thầm lại bài, trao đổi, thảo luận để tìm hiểu nội dung phần đầu màn kịch. + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? + Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ? + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? vì sao? - Tôn trọng ý kiến của mỗi em, đồng thời có thể nêu ý kiến của mình: * Chi tiết kết thúc phần một của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm- thắt nút. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 0 Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 HS đọc theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính cai); 1 HS làm người dẫn chuyện. - Tổ chức cho từng nhóm HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. - Yêu cầu HS thi đọc. - Một HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - Dò theo SGK. - Quan sát tranh. - Ba, bốn tốp HS (mỗi tốp 3 em). - Đọc từ theo sự hướng dẫn của GV. - Theo cặp. - 1 hay 2 HS đọc cả đoạn kịch. - Thảo luận nhóm đôi. - Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm. - Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay.làm như chú là chồng dì. - Tự do lựa chọn chi tiết mà mình thích. - 5 HS đọc theo 5 vai; 1 HS làm người dẫn chuyện ghi trong ngoặc đơn. - Chia nhóm và từng nhóm được phân vai. - 2 nhóm lên thi. 4. Củng cố: (3’) - Nêu nội dung chính của đoạn kịch. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn dò: Đọc trước phần hai của vở kịch “lòng dân” để chuẩn bị cho tiết sau. * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................. TOÁN Tiết: 11 Ngàydạy: Bài : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuyển một hỗn số thành phân số. Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số). Tích cực và ham thích học tập môn toán, có ý thức rèn luyện các phẩm chất để học tốt môn toán như cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính: a) b) - Nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 7’ 9’ 10’ v Hoạt động 1: Thực hành luyện tập bài 1. 0 Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách chuyển một hỗn số thành phân số. 0 Cách tiến hành: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài. - Nhận xét- sửa bài. - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. v Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập bài 2. 0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. - Muốn so sánh hai hỗn số 3 và 2 ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu thực hiện bài b; c; d tương tự như bài a. v Hoạt động 3: Luyện tập bài 3. 0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - Trong khi HS thực hiện,kiểm tra kết quả trung gian của HS trong quá trình tính. - Nhận xét- Sửa bài. - 1 HS nêu yêu cầu. - 3 HS lên bảng lớp, còn lại làm vào bảng con. - 2 HS. - 1 HS nêu yêu cầu. - Chuyển các hỗn số thành phân số rồi so sánh hai phân số vừa tìm được. - 1 HS lên bảng lớp làm bài. Cá nhân làm vào vở. + So sánh 3 và 2 3= ; 2 Mà nên 3 - Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. - Cá nhân làm bài vào vở. 4. Củng cố: (3’) - 3 HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. -Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung. - Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................. . = = = = & = = = = = CHÍNH TẢ Tiết: 3 Ngày dạy: Bài: NHỚ - VIẾT: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. Mục tiêu: Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh. Luyện tập về cấu tạo của vần, bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm đựợc quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. Trình bày sạch đẹp, cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 19’ 7’ v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết. 0 Mục tiêu: Nhớ- viết đúng, trình bày đúng. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần viết. - Đọc lại 1 lần chính tả. - Nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết số (80 năm). - Hết thời gian quy định. Đọc lại toàn bài chính tả một lượt. - Chấm sửa 7- 10 bài. - Nhận xét chung. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 0 Mục tiêu: Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình, nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. * Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình. - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét và chốt lại kết quả đúng. * Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của bài tập. Quan sát lại bài tập trên bảng mô hình và cho biết: + Khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ở đâu? Kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng, đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên). - 2 HS đọc thuộc lòng. - Dò theo SGK. - Gấp SGK, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài. - Soát lại bài. - Cặp HS đổi vở soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK. - Tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. - 1 HS đọc yêu cầu. + Dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến. 4. Củng cố: (3’) - Gọi 3 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà làm bài tập 2 vào vở. - Chuẩn bị tiết sau: “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . = = = = & = = = = KĨ THUẬT Tiết: Ngày dạy: Bài 2: THÊU DẤU NHÂN I. Mục tiêu: : Biết cách thêu dấu nhân. Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng dạy học: * GV: - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu lớn gấp 3 - 4 lần kích thước mũi thêu trong SGK). - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. * HS và GV: - Một mảnh vải trắng hoặc màu hình chữ nhật có kích thước 10cm x 15cm. - Chỉ thêu khác màu vải. - Kim thêu hoặc kim khâu. - Bút chì, thước kẻ, kéo. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 7’ 20’ v Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. 0 Mục tiêu: Biết cách nhận xét đặc điểm của thêu dấu nhân. 0 Cách tiến hành: - Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân. - Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Nhận xét- chốt lại. v Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 0 Mục tiêu: Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật, đúng quy trình. 0 Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 2 trang 20 nêu quy trình “ Vạch dấu đường thêu dấu nhân ”. - Nhận xét- chốt lại: * Thêu dấu nhân vạch dấu từ phải sang trái. Các điểm nằm thẳng hàng với nhau trên 2 đường. - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện vạch dấu thêu dấu nhân. - Yêu cầu HS đọc nội dung 2 kết hợp quan sát hình 3 và hình 4 a, b, c, d, e (SGK trang 21, 22) - Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu dấu nhân. - Hướng dẫn thêu trên mẫu. Khi hướng dẫn lưu ý HS một số điểm.(SGV) - Yêu cầu HS nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu như hình 5 (SGK trang 22). - Quan sát, uốn nắn. - Hướng dẫn nhanh lần hai các thao tác thêu dấu nhân. - Quan sát hình – Trả lời. - Nêu ứng dụng của thêu dấu nhân. - Nhóm đôi. - Đọc nội dung, thảo luận - Trả lời - 2 HS. - Cá nhân đọc thầm. -Vài HS. - Thực hiện theo thao tác của GV. - Thực hiện thao tác kết thúc. - Nhắc lại quy trình thêu. 4. Củng cố: (3’) - Vài HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) Chuẩn bị dụng cụ như sau: *Một mảnh vải trắng hoặc màu hình chữ nhật có kích thước 10cm x 15cm - Chỉ thêu khác màu vải. - Kim thêu hoặc kim khâu. - Bút chì, thước kẻ, kéo. Để chuẩn bị cho tiết thực hành tới. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . ............................................................................ ... từ chính xác trong nói, viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 3 HS lên làm bài tập 3; 4b; 4c. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 7’ 8’ 11’ v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 0 Mục tiêu: Biết sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa. - Nêu yêu cầu của bài tập 1. - Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK. - Dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to yêu cầu 2 HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp vào những ô trống. * Đáp án: Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 0 Mục tiêu: Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương. - Gọi HS đọc nội dung BT. - Giải thích từ cội (gốc) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội. - Hướng dẫn HS: 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa (có chung ý nghĩa) phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó. - Nhận xét và chốt lại: Nghĩa chung của 3 câu tục ngữ là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. v Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 0 Mục tiêu: Sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết đoạn văn. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - yêu cầu HS chọn khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả. - Nhắc HS: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. - Cho HS trình bày. - Nhận xét, bình chọn HS viết đoạn văn hay, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa. - Cả lớp đọc thầm nội dung BT. - Quan sát tranh. - 2 HS lên bảng làm vào phiếu cá nhân làm vào vở bài tập. - Lớp nhận xét. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc lại 3 ý đã cho. - Thảo luận nhóm. - 1 HS đọc. - Vài HS phát biểu dự định chọn khổ thơ mà mình yêu thích. - Cá nhân làm bài vào vở BT. - Tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố: (3’) - Thi đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT2. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Viết hoàn chỉnh đoạn văn để đạt chất lượng cao hơn. - Chuẩn bị tiết sau: “Từ trái nghĩa” * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . = = = = & = = = = TOÁN Tiết: 15 Ngày dạy: Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập củng cố về cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (Bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Nêu được các dạng toán điển hình. Cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Gọi HS nêu tên lại các dạng toán điển hình mà lớp 4 đã học. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 10’ 17’ v Hoạt động 1: Ôn tập về giải toán. 0 Mục tiêu: giúp HS ôn tập củng cố cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Nêu bài toán 1 vẽ sơ đồ tóm tắt như SGKvà hỏi: + Bài toán thuộc dạng toán nào? + Yêu cầu xác định các yếu tố (đặc trưng) của dạng toán. - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS tìm ra cách giải bài toán. + Giải bài toán thực hiện mấy bước? Nêu các bước? - Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện. - Bài toán 2 tương tự như BT 1. v Hoạt động 2: Thực hành. 0 Mục tiêu: HS giải được các bài tập. * Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài (vẽ sơ đồ, trình bày bài giải). - Gợi ý: Nêu dạng toán, xác định các yếu tố của dạng toán? Thực hiện giải? *Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nêu cách giải? - Nhận xét. * Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề toán. - Hướng dẫn phân tích đề toán. - Yêu cầu HS biết tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa HCN bằng cách đưa về bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (ở bài này là nửa chu vi 60m) và tỉ số của hai số đó (là )”. Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi. - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số. - Tổng 121, tỉ số . - 1 HS lên bảng giải, HS cả lớp làm vào vở nháp. - Bước 1: Xác định tổng, tỉ số, vẽ sơ đồ tóm tắt. - Bước 2: Tìm tổng số phần theo sơ đồ. - Bước 3: Tìm giá trị một phần. - Bước 4: Tìm số bé (hoặc số lớn) và suy ra số còn lại. - Vài HS nhắc lại. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở. - 1 HS đọc. - 1 HS vẽ sơ đồ, 1 HS giải, cả lớp làm vào vở. - 2 HS trình bày. - 1 HS đọc. - Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi và tóm tắt. - 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. - Theo dõi bài sửa của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 4. Củng cố: (3’) Nêu tên các dạng toán điển hình đã học. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập và bổ sung về giải toán. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . = = = = & = = = = = TẬP LÀM VĂN Tiết: 6 Ngày dạy: Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn. Yêu mến gắn bó với thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn tả cơn mưa. - Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Kiểm tra, chấm điểm 3 HS bài làm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. - Nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 16’ 10’ v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 0 Mục tiêu: Hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. - Yêu cầu HS đọc nội dung BT1. Nhắc HS: Chú ý yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn. - Yêu cầu HS trình bày. - GV chốt lại bằng cách treo bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn: + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay. + Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. - Yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn (trong số 4 đoạn đã cho). - Cho HS trình bày bài làm. - Nhận xét khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh rất hợp lí, tự nhiên các đoạn văn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT 2. 0 Mục tiêu: Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành 1 đoạn văn. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn HS: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài tả cơn mưa của bạn HS. Chuyển phần dàn ý đã chọn thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét chấm điểm 1 số đoạn viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động. - 1 HS đọc - cả lớp theo dõi trong SGK. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - Cá nhân làm vào vở BT. - Tiếp nối nhau đọc. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc. - Cá nhân làm bài vào vở BT. - Vài HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố: (3’) - Cả lớp bình chọn bạn viết được đoạn văn hay nhất. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa (với những bạn viết chưa đạt). - Đọc trước yêu cầu và những điều cần lưu ý trong TLV Luyện tập tả cảnh trường học. Quan sát trường học, viết những điều đã quan sát để chuẩn bị tốt cho bài tập. * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................. . . . = = = = & = = = = KHOA HỌC Tiết: 6 Ngày dạy: Bài: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. + Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì. Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. Có ý thức luôn giữ vệ sinh cá nhân. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trong SGK. - Học sinh sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? - Gọi 3 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét- Ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 7’ 10’ 9’ v Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. 0 Mục tiêu: học sinh nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. - Yêu cầu một số học sinh đem ảnh hồi nhỏ hay của trẻ em khác lên giới thiệu: (Mấy tuổi, đã biết làm gì?) v Hoạt động 2: Trò chơi “ai nhánh ai đúng?” 0 Mục tiêu: Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn. - Tổ chức hướng dẫn: Chia lớp thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi. - Ghi rõ nhóm nào xong trước nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, đưa đáp án. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. v Hoạt động 3: Thực hành. 0 Mục tiêu: học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. - Yêu cầu HS đọc thông tin trang 15 và trả lời câu hỏi. + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? - Nhận xét- Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất Cụ thể là: + Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. + Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. + Biến đổi về tình cảm,suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. - Thực hiện cá nhân. - 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp. - Chia thành nhóm 4. - Các nhóm tiến hành chơi. - Nhóm nào xong thì lắc chuông báo hiệu. - Làm việc cá nhân. - Vài học sinh trả lời. 4. Củng cố: (3’) - Nêu nội dung ghi nhớ bài. - Nhận xét tiết học. IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà học bài và ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giải đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Chuẩn bị tiết sau: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”. * Rút kinh nghiệm: = = = = & = = = =
Tài liệu đính kèm: