Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 3 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 3 (Bản đẹp 2 cột)

LỊCH SỬ

Bài 3: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

I. Mục tiêu : Sau bài học, HS nêu được:

 - Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938.

 - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

 - Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.

II. Chuẩn bị : - GV : - Phiếu học tập của HS.

 HS : Xem trước bài trong sách.

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 3 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 	: – 9 - 2006 
Ngày dạy	: Thứ ba ngày tháng 9 năm 2006
TOÁN.
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về:
	- Đọc, viết các số đến lớp triệu.
	- Củng cố kĩ năng nhận biết tính giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
	- Có ý thức tự giác làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác và trình bày sạch.
II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 và 3.
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ : Sửa bài tập luyện thêm.
- Gọi 3 HS lên bảng sửa bài mà GV giao về nhà.
- Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
3. Bài mới : - Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Củng cố kiến thức đã học.
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ôn lại cách đọc, viết số, giá trị của từng chữ số trong số. 
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
HĐ2 : Thực hành
- GV cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1,2,3 và 4.
Bài 1: - Yêu cầu HS viết theo mẫu vào phiếu.
- Gọi lần lượt 2 em lên bảng thực hiện.
- Sửa bài, yêu cầu HS đổi vở chấm đúng/sai theo đáp án GV sửa ở bảng.
Bài 2 : - Yêu cầu HS làm miệng.
- Đọc các số sau : 32 640 507 ; 8 500 658 ; 830 402 960;
85 000 120 ; 178 320 005 ; 1 000 001.
(GV chú ý theo dõi và sửa khi HS đọc chưa đúng)
Bài 3 :- Gọi 1-2 em đọc đề. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Đáp án: Các số viết được :
 	a) 613 000 000 ; 	b) 131 405 000
	c) 512 326 103 ;	d) 86 004 702
	e) 800 004 720.
Bài 4 :- Yêu cầu HS tự làm bài.
Đáp án: Giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau :
a)715 638 : Giátrị của chữ số 5 là 5 000.
b) 571 638 : Giátrị của chữ số 5 là 500 000.
c) 836 571 : Giátrị của chữ số 5 là 500.
- Yêu cầu HS trả vở và sửa bài.
4.Củng cố :- Chấm một số bài, nhận xét – Nhấn mạnh một số bài HS hay sai..
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về nhà làm bài luyện thêm, chuẩn bị bài:”Tiếp theo”.
Hát
3 em lên sửa, theo dõi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Từng bàn thực hiện.
- Nghe bạn trình bày và bổ sung thêm.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân.
- Đổi vở chấm đúng / sai.
- Từng cá nhân đọc trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm bài vào vở.
- Sửa bài nếu sai.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài tập về nhà.
LỊCH SỬ
Bài 3: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS nêu được:
	- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938. 
	- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
	- Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị : - GV : - Phiếu học tập của HS.
 HS : Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết.
2.Bài cũ : Kiểm tra bài 2.
H: Nước Aâu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Aâu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó?
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1:Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà thôn tính  sống theo luật pháp của người Hán”.
H: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đạo phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: “Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.”
- Gọi 1 nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét các ý kiến của HS, ghi các ý kiến đúng lên bảng để hoàn thành bảng so sánh như sau:
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận huện của PKPB
Kinh tế
Độc lập tự chủ
Bị phụ thuộc, phải cống nạp
Văn hoá
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
- GV kết luận : Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chínhsách áp bức bóc lột tàn khốc của nhân dân ta vô cùng cực nhọc. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. 
HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- GV phát phiếu học tập cho từng cá nhân HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK và điền các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp. 
- GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê sau:
Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248
 Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542
Khởi nghĩa Lý Bí
Năm 550
Khởi nghĩaTriệu Quang Phục
Năm 722
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 766
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm 938
Khởi nghĩa Bạch Đằng
H: Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
H: Mở đầu cho cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ?
H: Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho nc ta?
H: Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
4.Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK/14
 	 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: -Về nhà học bài, chuẩn bị bài 4.
Trật tự.
 Luân , Thanh
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Học sinh đọc thầm.
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản.
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, dẵn gỗ trầm; xuống biền mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khia thác san hô để cống nạp.
+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải thep phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
- Từng nhóm 6 em thảo luận và điền kết quả vào phiếu.
- 1 em thực hiện đọc phiếu trước lớp, lớp theo dõi. 
- Mỗi HS tự làm phiếu của mình dựa vào SGK.
- 1 em lên bảng sửa bài, dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi.
- 1-2 em nhắc lại.
- HS nhận phiếu.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 HS nêu, HS khác theo dõi và bổ sung.
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
- Là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
- Vài em đọc, lớp theo dõi,
- Lắng nghe. 
- Nghe và ghi bài.
LUYÊN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục đích yêu cầu:
 - HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu.
	- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
 - HS : Vở bài tập, SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định: Chuyển tiết
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
H: Nêu ghi nhớ trong bài “Dấu hai chấm”.
- 1 em làm lại bài 1 ý a.
- 1 em làm lại bài 2.
HĐ1: Tìm hiểu bài.
a. Nhận xét:
- GV gọi 1 em đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét SGKõ.
- Cho nhóm 4 em thảo luận những yêu cầu sau :
1. Chia các từ đã cho thành 2 loại theo mẫu :
Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn).
Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
2. Theo em :
- Tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì ?
- Cử đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV chốt lời giải :
+ Ý 1:
* Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn) : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
* Từ chỉ gồm 2 tiếng (từ ghép) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Ý 2 :
- Tiếng dùng để cấu tạo từ :
Có thể dùng một tiếng để tạo nên 1 từ . Đó là từ đơn.
Cũng có thể phải dùng từ hai tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.
- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa. 
b. Rút ra ghi nhớ.
 Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
 Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
HĐ2: luyện tập.
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài ở bảng theo đáp án gợi ý sau :
Rất / công bằng, / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng ... : 
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài cho cả lớp.
Đáp án: Ví dụ : Đặt câu với mỗi từ sau :
* Aùo ba em ướt đẫm mồ hôi.
* Bác Tứ được thưởng huân chương.
4.Củng cố: - Gọi 1HS đọc lại ghi nhớ .
- Tuyên dương những em học tốt.
- Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: - Về học thuộc ghi nhớ và học thuộc lòng câu đố, chuẩn bị bài sau.
Trật tự.
- Mở sách vở lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 em đọc. 
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Hoạt động nhóm bàn 3 em.
- Đại diện nhóm lên bảng chữa bài.
- Theo dõi, sửa bài trên phiếu nếu sai.
- 3-4 HS lần lượt đọc ghi nhớ trong SGK..
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài nếu sai.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài nếu sai.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài nếu sai.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
-Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận. 
ĐẠO ĐỨC: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
	I MỤC TIÊU
Trong việc học tập có rất nhiều khó khăn ,chúng ta cần phải biết khắc phục khó khăn,cố gắng học tốt
Khi gặo khó khăn và biết khắc phục ,việc học tập sẽ tốt,mọi người sẽ yêu quý.Nếu không chịu khó việc học tập sẽ bị ảnh hưởng
Trước khó khăn phỉ biết sắp xếp công việc,tìm cách giải quyết,khắc phục để vượt qua khó khăn
Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn
Biết cách khắc phục khó khăn trong học tập
 II ĐÒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy ghi bài tập cho mỗi nhóm,sgk
 III HOẠT ĐỌNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt đọng dạy
Hoạt động học
 1. Oån định :hát
-2- Kiểm tra bài cũ
-H: Chúng tya càn làm gì để trung thực trong học tập?
-H: Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
-H: Hãy nêunhững hành vi của bản thân en mà em cho là trung thực?
 3.Bài mới: GTB GV GHI ĐỀ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
_Gv cho hs Làm việc cả lớp
_Gv đọc câu chuyện kể”Một hs nghèo vượt khó”
_Gv yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
Thảo gặp phải những khó khăn gì?
Thảo đã khắc phục như thế nào?
Kết quả học tập của bạn thế nào?
_Gv cho hs trả lời câu hỏi và khẳng định:
Bạn Thảo gặo nhiều khó khăn trong học tạp như:nhà nghèo,bố mẹ bạn luôn đau yếu,nhầ bạn xa trường.
Thảo vẫn cố gắng đến trường,vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ.
Thảo vãn học tốt đạt kết quả cao,làm giúp bố mẹ,giúp cô giáp dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
+H: Trước những khó khăn Thảo có chịu bó tay ,bỏ học không?
+H: Nếu bạ Thaỏ không khắc phục được khó khăn thì chuyện gì có thể xảy ra?
+H: Vậy trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng ,khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
+H: Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
 Trong cuộc sống ,mỗi người đèu cónhững khó khăn riêng.Để học tốt,chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt qua những khó khăn thử thách.Tục ngữ đã có câukhuyên rằng:”Có chí thì nên”
*Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
_Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm
+Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập sau:
BÀI TẬP
 Khi gặp bài tập khó ,theo em cách gíải quyết nào là tốt,cách giải quyết nào chưa tốt?(Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt ,dấu(_) vào cách giải quyết chưa tốt).Với những cách giải quyết không tốt ,hãy giải thích 
1 Nhờ bạn gỉng bài hộ em
1 Chép bài giải của bạn 
1Tư ïtìm hiểu ,đọc thêm sách vở tham khảo để làm.
1 Xem sách giải và chép bài giải
1 Nhờ người khác giải hộ
1 Nhờ bố mẹ,cô giáo,người lớn hướng dẫn
1 Xem cách giải trong sách rồi tự giải lại
1 Để lại chờ cô giáo sửa
1 Dành thêm thời gian để làm
_Gv tỏ chức cho hs làm việc cả lớp
+Yêu cầu 2 hs lên bảng điều khiển các bạn trả lời:
1 bạn lần lượt nêu từng cách giải quyết và gọi đại diện một nhóm trả lời.
1 bạn khác sẽ ghi kết quả lên bảng theo 2 nhóm: (+) và(_)
Yêu cầu các nhóm khác ghi nhận xét và bổ sung sau mỗi câu.
+Gv nhận xét,đọng viên các kết quả làm việc của hs.
+Yêu cầu các nhóm giăi thích các cách gỉi quyết không tốt.
_Gv kết luận:Khi gặpkhó khăn trong học tập ta phải tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
*Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
_Gv cho hs làm việc cặp đôi
+Yêu cầu mỗi hs kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạnh nghe,nếu khó khăn chưa được khắc phục thì cùng nhau giải quyết.
_Gv cho hs làn việc cả lớp:
+Yêu cầu một vài hs nêu lên khó khăn và cách giải quyết
+Yêu cầu hs khác gợi ý thêm ù cách giải quyết(nếu có)
+H: Vậy bạn đã biết cách khắc phục khó khăn trong học tập chưa?Trước khó khăn của bạn bè ta có thể làm gì?
_Gv kết luận :Khi gặp khó khăn nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được.Và chúng ta cần giúp đỡ bạn bè vượt khó.
4.Củng có dặn dò: Nhận xét
_Gv yêu cầu hs về nhà tìm hiểu nững câu chuyện vượt khó của các bạn hs
_Yêu cầu hs tìm hiểu xung quanh những gương bạn bè vượt khó mà em biết
Trinh , Sơn , Quân
_Hs lắng nghe
_2 hs và trả lời câu hỏi
__Hs đại diện cho nhóm mình trả lời câu hỏi.Mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 câu hỏi,sau đó các nhón khác bổ sung nhận xét.Lần lượt các nhóm đều trả lời
-Bạn Thảo õ khắc phục và tiêp tục đi học
_Bạn có thể bỏ học
_Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn và tiếp tục đi học
Giúp ta học cao và có kết quả tốt
-2,3 hs nhắc lại
_Hslàm việc nhóm
_Các hs làm việc,đưa ra kết quả:
Dấu +: câu a,c ,f, g,I
Dấu _: câu b,d,e,h
_Lắng nghe
_Hs giải thích
2,3 hs nhắc lại
_Hs làm việc theo cặp đôi
_Trước khó khăn của bạn ta có thể giúp đỡ đôïng vên bạn.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng nói:
	- biết kể tự nhiên bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc,có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người vời người.
Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
 2. Rèn kĩ năng nghe:
	- Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 
II. Chuẩn bị : - Gv : và Hs sưu tầm một câu chuyện nói về lòng nhân hậu: truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổån định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Yêu cầu một Hs kể lại câu chuyện “ Nàng tiên ốc “
3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện
- Yêu cầu 1 Hs nêu yêu cầu bài .
- Gv gạch chân những từ trọng tâm của đề giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh lạc đề: 
* kể lại một câu chuyện em đã được nghe( nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
- Yêu cầu HS nêu những câu chuyện mà mình sưu tầm , mang đến lớp.
- Gọi 4 Hs nêu các gợi ý trong SGK;
Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu.
Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu?
Kể chuyện .
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện?
*Lưu ý: Các ví dụ trong sách chỉ là để giúp các em hiểu được biểu hiện của lòng nhân hậu, các em nên kể những câu chuyện ngoài SGk thì mới được tính điểm cao.
* Truyện về lòng nhân hậu : truyện cổ tích, truyện các danh nhân, truyện thiêú nhi, truyện ngụ ngôn
* Hướng dẫn HS giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại yêu cầu 3 – Gv hướng dẫn dàn bài kể chuyện ( đã viết sẵn ) như trong sgk và lưu ý nhắc` nhở HS :
 + Trước khi kể, em cần giới thiệu tên truyện. Em đã được nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc nó ở đâu.
+ kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kềt thúc
HĐ2 HS thực hành kể chuyện , trao đổi vể ý nghĩa câu chuyện.
* GV lưu ý cho HS : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn câu chuyện như trong sách.
a) Kể chuyện theo nhóm:
+ Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Gọi HS xung phong thi kể câu chuyện trước lớp.
- Sau khi kể xong, nêu ý nghĩa câu chuyện mà mình vửa2 kể	
- GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp.
4. Củng cố:	
 - Khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bịbài kể chuyện tiếp theo
Hát
 Giang 
- 1 em nhắc lại đề.
- Theo dõi quan sát.
- Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- Lắng nghe.
Trình bày các câu chuyện mà mình sưu tầm được .
- 4 Hs nêu yêu cầu trong sách, các HS khác theo dõi trong sách.
- HS theo dõi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Một vài HS thực hành giới thiệu câu chuyện của mình.
- HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- HS kể chuyện theo nhóm bàn.
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS xung phong thi kể chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_thu_3_ban_dep_2_cot.doc