Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT

I- Mục đích yêu cầu

· Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu , đoàn kết

· Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên

· Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ diểm

II- Đổ dùng dạy học:

· Giấy to kẻ sẵn, bút dạ

· Bảng lớp viết sẵn 4 câu thanh ngữ bai 3

 III- Các hoạt động dạy học :

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 5 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
TOÁN
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu :
	- Nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
	- Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
	- Học sinh cần dựa trên tia số để viết đúng số liền trước, liền sau số cho trước.
II. Chuẩn bị : GV và HS : Xem trước bài trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp
2.Bài cũ: “ Luyện tập”. 
HS1 : Viết số: 
4 triệu,2 trăm nghìn, 3 trăm và 2 đơn vị.
7 chục triệu, 5 triệu, 6 trăm nghìn, 4 nghìn và 2 chục.
HS2: Đọc và nêu giá trị của chữ số 3:
23 650 240; 630 210; 750 003 200.	
	* Nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Gọi HS nêu một vài số đã học -> Ghi các số HS nêu lên bảng và giới thiệu đó là các số tự nhiên. Cho 1 HS nhắc lại các số tự nhiên ghi trên bảng.
- Cho thêm một số ví dụ. Hướng dẫn HS viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé -> lớn bắt đầu từ số 0.
- GV giới thiệu : Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé -> lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
- Cho HS nhắc lại.
- GV cho HS lần lượt nhận xét từng dãy số trên bảng. HS kết luận đâu là dãy số tự nhiên.
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.
- Cho HS quan sát tia số trên bảng.
Kết luận : 	
 - Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.
 - Số 0 ứng với điểm gốc.
 - Kéo dài mãi tia số, ta sẽ có những điểm biểu thị các số càng lớn.
HĐ2 : Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
 * .Hệ thống hóa tính chất của dãy số tự nhiên : 
- HD HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
H: Khi thêm (hoặc bớt 1) vào bất kỳ số tự nhiên nào, ta sẽ có điều gì? Số tự nhiên nào bé nhất? Số tự nhiên nào lớn nhất?
Kết luận : 	
- Thêm 1 vào bất kỳ số tự nhiên nào, ta cũng được số tự nhiên liền sau nó. Không có số tự nhiên lớn nhất.
Bớt 1 ở bất kỳ số tự nhiên nào( khác 0), ta cũng được số tự nhiên liền trước số đó. Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
H: Nêu các số chẵn, số lẻ trên tia số? Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp thì hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
Kết luận : 	- Các số chẵn là các số chia hết cho 2.
	- Các số lẻ là các số không chia hết cho 2.
	- Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp thì hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
HĐ 2 : Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
6 7 ; 29 30 ; 99 100 ; 100 101 ; 1000 1001.
 Bài 2 : 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
11 12 ; 99 100 ; 999 1000 ; 1001 1002 ; 9999 10 000
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
- GV gọi HS nhận xét bài làm bài của bạn trên bảng,
sau đó cho điểm học sinh 
4 ; 5 ; 6 86 ; 87 ; 88 896; 897; 898
9; 10 ; 11 99 ; 100 ; 101 9998; 9999; 10000
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số .
a) 909; 910; 911; 912 ; 913; 914; 915; 916.
b) 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20.
c) 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 ; 21.
- Yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, về nhà làn bài luyện thêm ở VBT. Chuẩn bị bài :“ Viết số tự nhiên trong hệ thập phân”.
Hát.
Thu HIền
Cường
- Lắng nghe.
- Tự do phát biểu.( HS nêu: 15,20, 1, 1367, 0,)
- 1 em nhắc lại.
- 1 em nhắc lại.
- Thảo luận theo nhóm bàn và lần lượt nêu ra kết luận.
+ a) là dãy số tự nhiên.
+ b; c) không phải là dãy số tự nhiên. Vì b thiếu số 0, c thiếu dấu 
- Quan sát, theo dõi.
- Lắng nghe.
-Theo dõi.
- Từng cá nhân nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi và lắng nghe.
3-4 em nêu ý kiến trả lời.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Từng cá nhân thực hiện làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
-Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
-Ta lấy số đó trừ đi 1.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 -HS đ iền số , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau . Một số HS nêu đặc điểm của dãy số trước lớp.
a) Dãy các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909.
b) Dãy các số chẵn.
c) Dãy các số lẻ.
- Thực hiện sửa bài nếu sai.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT
Mục đích yêu cầu
Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu , đoàn kết
Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên
Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ diểm 
Đổ dùng dạy học:
Giấy to kẻ sẵn, bút dạ
Bảng lớp viết sẵn 4 câu thanh ngữ bai 3
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Oån đinh lớp : hát
Kiểm tra bài củ
Gọi 2 em lên bảng
Tiếng dùng để làm gi ? Từ dùng để làm gi ? cho ví dụ ?
Thế nào là từ đơqn, từ phức ? cho ví dụ 
Bài mới: GTB - Ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bai 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm, 
HS thảo luận ghi giấy - GV theo dõi
Trình bày theo yêu cầu GV
Từ chứa tiếng hiền
Từ chứa tiếng ác
Hiên diệu , hiền lành, hiền hậu, hiền đức, hiền hoà, hiền thảo, hiền từ, hiền thục ,hiền khô, hiền lương
Hung ác , ác nghiệt, ác độc, độc ác, ác ôn , ác hại , ác khẩu, ác liệt, ác cảm , ác mộng. Aùc thủ, ác chiến ..
GV có thể hỏi lại nghĩa của từ, câu vừa tìm
Bai 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu Hs làm bài trong nhóm
Gọi nhóm xongtrước trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung,
GV chốt lại
Nhan hậu
Nhân từ, nhân ái,hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu ,trung hậu
Tàn ác , hung ác , độc ác , tàn bạo
Đoàn kết
Cưu mang, che chở, đùm bọc
Đè nén , áp bức, chia rẽ
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS làm vào nháp, 1 em lên bảng viết
GV chốt lại
Hiền như bụt
Lành như đất
Dữ như cọp
Thương nhau như chị em ruột
GV hỏi em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao ?
HĐ 2 : hoạt động cá nhân
Bài 4 : GV hướng dẫn HS làm miệng 
GV hướng đẫn cho HS hiểu thế nào là nghĩa đen, bóng. HS làm miệng
4 Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học, HS về nhà học thuộc các từ vùa tìm trên
Về làm BT 4 VÀO VỞ
Dương, khương
2 em đọc nối tiếp
Đại diện nhóm trinh bày
Cả lớp theo dõi
Đọc nối tiếp
Đặt câu theo các từ bên , nối tiếp
Lắng nghe, bổ sung
Đọc nối tiếp
Làm nháp
Theo dõi , bổ sung
Đọc lại
HS trả lời tự do
Trả lời theo ý hs
Theo dõi, lắng nghe
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. Mục tiêu : Giúp HS:
	- Kể tên các thức ăn cóchứa nhiều vi –ta –min, chất khoáng và chất xơ .
	- Biết dược vai trò của thức an có chứa nhiều vi –ta –min, chất khoáng và chất xơ.
 - Xác định được nguồn goc cuả nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, khoáng chất và chất xơ.
II. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 14, 15 SGK, Phiếu học tập, giấy khổ to .
 - HS : Có thể mang một số thúc ăn thật như :Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Kiểm tra 3 HS.
H: Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ?
H: Chất béo có vai trò gì? kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo? 
H:Thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc ở đâu? .
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
* Mục tiêu: Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min ,chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. 
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm đều có giấy khổ to hoặc bảng phụ. 
Bước 2:
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi, quan sát.
Bước 3 : Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn .
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc .
- GV gợi ý HS hoàn thiện bảng dưới đây .
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa
Vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
ôác
thịt gà
cà chua
mướp
đậuđũa
..
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
HĐ2 : Tìm hiểu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước .
* Mục tiêu :Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng , hất xơ và nước . 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min 
H: Kể tên một số loại vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
H: HS có thể kể tên một số vi-ta-min (như :vi-ta-min A,B,C,D) và nói về vai trò của chúng ?
H: Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể ?
Kết luận :
 Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt dộng (như chất bột đường ). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh .
Ví dụ :
Thiếu vi-ta-min A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
Thiếu vi-ta-min D : mắc bệnh còi xương ở trẻ.
- Thiếu vi-ta-min C : mắc bệnh chảy máu chân răng,
Thiếu vi-ta-min B1: bị phù
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng.
H: Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
H: Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
Kết luận : 
 Một số chất khoáng như sắt caxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị mắc bệnh.
Ví dụ:
Thiếu sắt gây thiếu máu.
- Thiếu can xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
Thiếu I-ốt sinh ra bướu cổ.
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
H: Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
H: Hằng ngày chúnh ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
Kết luận : 
 Chất xơ không có giá tri dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài.
 Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
4.Củng cố : - Gọi 1 HS nhắc lại kết luận.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Xem lại bài, học thuộc kết luận, chuẩn bị bài 7.
Trật tự.
Liên
Vy
Yến
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Nhóm 6 em làm việc 
 Thời gian từ 8 -10 phút nhóm nào ghi được nhiều thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 2-3 em trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- HS cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi bài
KỸ THUẬT
 KHÂU THƯỜNG 
I. Mục tiêu :
HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
	 Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. Chuẩn bị :
 Gv : -tranh quy trình khâu thường.
Mũi khâu thường được khâu bằng len trên bìa, vải khác màu, và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
Vật liệu : Vải sợitrắng, len, kim khâu, thước
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ 	: 
H . Nêu thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải.
H . Nêu ghi nhớ của bài.
3.Bài mới	: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu khâu thường.
H. Khâu thường còn được gọi là gì ? (  là khâu tới, khâu luôn)
- Hướng dẫn Hs quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường.kết hợp quan sát H3a,3b trong sách.
H . Nêu nhận xét về mũi khâu thường?
- GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận:
+ Đường khâu ở mặt phải và trái giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và mũi khâu ở mặt trái giống nhau , dài bằng nhau, và cách đều nhau.
- H . thế nào là khâu thường?
-Gv chốt : Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt vải.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật 
1. Hướng dẫn một số thao tác kĩ thuật khâu, thêu cơ bản.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1 SGK và yêu cầu HS nêu cách cầm vải và cầm kim.
- Gv nhận xét và hướng dẫn theo SGK : cầm vải bên trái, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu. Tay phải cầm kim.
- Yêu cầu Hs quan sát tiếp hình 2a, 2b và nêu cách lên kim, xuống kim.
- Theo dõi Hs trình bày , chốt các ý và lưu ý một số điểm sau :
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trênvà chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.
+ Cầm kim chặt vừa phải.
+ Tránh để kim đâm vào ngón tay hoặc vào bạn bên cạnh.
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
- Treo tranh vẽ quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường .
- Yêu cầu HS quan sát H4 để nêu cách vạch dấu đường khâu.
- Theo dõi, chốt ý và hướng dẫn vạch dấu theo 2 cách: 
Dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu.
Dùng mũi kim gẩy một sợi vải cách mép 2cm, sau đó rút sợi vải đó ra để được đường dấ
- Yêu cầu Hs quan sát tranh quy trình. Nêu cách khâu và trả lời các câu hỏi về cách khâu thườngtheo đường vạch dấu.
- Yêu cầu Hs trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt hai lần thao tác kĩ thuật mũi khâu thường.
+ Lần đầu hướng dẫn chậm có kết hợp với giải thích.
* Bắt đầu khâu : Khâu từ phải qua trái. Lên kim tại điểm 1 rút kim, kéo sợi chỉ lên cho nút chỉ sát vào phía sau mặt vải.
* Khâu các mũi khâu đầu: Xuống kim tại điểm 2 , lên kim tại điểm 3 , xuống kim tại điềm 4, lên kim tại điểm 5 -> rút kim, kéo sợi chỉ lên.( h 5b)
* Các mũi khâu tiếp thực hiện tương tự như các mũi khâu đầu.
+ Lần hưóng dẫn thứ 2 nhanh hơn và toàn bộ các thao tác để HS hiểu và biết cách thực hiện quy trình.
H . Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì ?
khâu lại mũi bằng cách lùi lại một mũi và xuống kim.Nút chỉ ở mặt traiù đướng khâu bằng cách lật vải,sau đó luồn kim qua mũi khâu và rút chỉ lên để tạo thành vòng chỉ. Luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt để nút chỉ.
4.Củng cố : Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị :” Tiết 2”.
Trật tự
Thu Thảo
 Khánh
- Lắng nghe và nhắc lại .
 - Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và1-2 HS nhắc lại.
Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- Theo dõi hình trong sách và nêu cách cầm kim.
- nhắc lại các ý.
Trình bày cách lên kim, xuống kim.
Lắng nghe.
-HS cả lớp đọc thầm nội dung trong sách kết hợp quan sát tranh quy trình và trình bày các nội dung theo yêu cầu của Gv
Lần lượt nhắc lại các ý chính theo bàn.
- thực hiện nêu cách khâu .
- Lần lượt nhắc lại theo bàn.
- Vài em nhắc lại.
.
- Lắng nghe
- 1-2 em đọc phần kết luận, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_thu_5_ban_dep_2_cot.doc